Tầu khựa gia tăng kiên cố hải cứ chiến lược Châu Viên

12 Tháng Sáu 201611:39 CH(Xem: 12383)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 13  JUNE 2016

Tầu khựa gia tăng kiên cố hải cứ chiến lược Châu Viên

 

 

image023

Ảnh trên: Đá Châu Viên nhìn từ đảo Đá Đông A của Việt Nam. Ảnh dưới: Hải đồ minh họa của VĂN HÓA MAP

Mai Thanh Hải

 

Trong số 7 bãi đá Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam từ năm 1988-1989, đá Châu Viên là thực thể được Trung Quốc tập trung xây dựng thành đảo nhân tạo lớn nhất ở Trường Sa, từ cuối năm 2013.

 

Đá Châu Viên là một rạn san hô thuộc cụm Trường Sa của quần đảo Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam) cùng với đá Đông, đá Tây và rạn san hô chứa đảo Trường Sa Đông hợp thành cụm đá ngầm mà các nhà hàng hải quốc tế gọi là London Reefs (cụm rạn Luân Đôn).

 

image025

Các công trình quan trọng mà Trung Quốc xây dựng trái phép hoạt động từ cuối năm 2015 Ảnh: Mai Thanh Hải

Bãi đá nguyên bản có chiều dài tính theo trục đông - tây gần 6km, diện tích đạt 8 km2. Trừ một số hòn đá nổi lên ở phía bắc với độ cao 1,2-1,5 m so với mặt biển, đa phần diện tích đá Châu Viên chìm dưới nước.

Từ cuối năm 2013, Trung Quốc đã đưa hàng chục tàu vận tải biển cỡ lớn và máy móc, trang thiết bị ra nạo vét, bồi đắp, mở rộng bãi đá rộng gấp nhiều lần.

Cuối năm 2014, Trung Quốc tiếp tục đưa công binh, công nhân ra xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, sân bay, bến cảng và đặc biệt là các công trình đảm bảo hoạt động cho hệ thống ra đa tần số cao, kiểm soát không lưu, thông tin liên lạc…

 

image027

Ngọn hải đăng cao nhất trong các công trình trên bãi đá Ảnh: Mai Thanh Hải


image029

Rất nhiều hệ thống ra đa phục vụ mục đích quân sự, phòng không và kiểm soát bay Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Cuối tháng 5.2015, Bộ Giao thông Trung Quốc khởi công xây dựng và ngày 9.10.2015 đã đưa vào sử dụng 2 ngọn hải đăng với tên gọi Huayang và Chigua trên đá Châu Viên. Ngọn hải đăng Huayang có hình trụ, cao 50 m. Ngọn Chigua có hình nón trụ với kết cấu bê tông cốt thép, phát sáng trong phạm vi 22 hải lý và chu kỳ chớp là 8 giây.

 

Mới đây nhất, ngày 3.5.2016, tàu đổ bộ Côn Luân 998 của Hải quân Trung Quốc đã đưa đoàn Văn công Hải chính (Hải quân) hàng trăm người ra biểu diễn phục vụ binh sĩ và công nhân xây dựng Trung Quốc đang làm nhiệm vụ trên trên Đá Châu Viên.

 

image031

Nhà chỉ huy và ra đa tần số cao Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Hiện tại công tác mở rộng và xây dựng mới các công trình vẫn đang được tiến hành, trong tương lai diện tích tại Đá Châu Viên có thể càng rộng lớn hơn. Do là đảo lớn, có nhiều công trình đặc biệt nên phía Trung Quốc tập trung nhiều loại tàu chiến, hải cảnh, tàu cá bạc sắt để bảo vệ, cảnh giới không cho tàu thuyền các nước khác tiếp cận gần. Nếu vượt quá vành đai bảo vệ 20 km, các tàu Trung Quốc sẽ lao ra đâm ủi, cản phá.

 

image033

Một số công trình vẫn được xây dựng cạnh tháp ra đa Ảnh: Mai Thanh Hải

 

 

Trong chuyến công tác Trường Sa cuối tháng 5, đầu tháng 6.2016, PV Báo Thanh Niên đã ghi lại nhiều hình ảnh công trình mà Trung Quốc xây dựng trái phép trên đá Châu Viên.

Một số ngư dân Việt Nam đang đánh bắt thủy sản tại đảo Đá Đông A (điểm đảo của Việt Nam gần nhất Châu Viên) cho biết, nếu đi gần thêm, phía Trung Quốc còn cho xuồng cao tốc lao ra đẩy đuổi và binh lính trên xuồng chĩa súng đe dọa, uy hiếp… 

 

image035

Hệ thống cột ăng ten thu phát, nghe trộm Ảnh: Mai Thanh Hải

 

image037

Một số công trình ở phía nam đá Châu Viên Ảnh: Mai Thanh Hải


image039

Bộ đội đảo Đá Đông A trực canh trên đài quan sát Ảnh: Mai Thanh Hải

Mai Thanh Hải

(thực hiện)

06 Tháng Chín 2018(Xem: 10486)
Mặt trận Đông Hải liệt quốc