Chiến hạm Nhật cập cảng Cam Ranh

12 Tháng Tư 201611:40 CH(Xem: 12628)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  13  APRIL 2016

Hai tàu chiến Nhật cập cảng Cam Ranh

Thư của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nhân sự kiện này

image058 

Ảnh trên:Hai chiến hạm Ariake và Setogiri của Nhật Bản từ cảng Subic  tiến vào cảng quốc tế Cam Ranh (ảnh chụp từ trang vnexpress). Ảnh dưới:Đường đi của chiến hạm và tàu ngầm Nhật Bản (mũi tên trắng). Mũi tên trắng dưới: đường đi của Hàng khôngMẫu hạm Mỹ. Căn cứ tàu ngầm Hải Nam và mạng lưới Phú Lâm, SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn (mũi tên đỏ). Mạng lưới căn cứ hải khôngquân Mỹ từ Philippines qua Singapore (mũi tên xanh).

Hai chiến hạm Nhật Bản hôm nay lần đầu tiên ghé thăm cảng chiến lược của Việt Nam, bắt đầu chuyến thăm kéo dài tới ngày 15/4, trong bối cảnh cả Hà Nội và Tokyo đang đối mặt với các thách thức của Trung Quốc trên biển.

Hai tàu hộ vệ này chở theo thủy thủ đoàn gần 500 người, trong đó có 54 học viên sĩ quan hải quân vừa tốt nghiệp.

Chuyến thăm của tàu chiến Nhật Bản được cho là nhằm mục đích “tăng cường quan hệ giữa hải quân các nước” và “để rèn luyện kiến thức và kỹ năng cần thiết thông qua quá trình đi biển dài ngày cho các học viên sĩ quan của Lực lượng tự vệ biển Nhật Bản”.

Tham dự lễ đón hai tàu chiến này có ông Fukada Hiroshi, đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật Bản tại Việt Nam. Tiếp tàu có đại diện các cơ quan chức năng của Việt Nam.

Trước khi tới Việt Nam, các tàu khu trục của Nhật đã tới thăm căn cứ hải quân Subic ở Philippines.

Nói về lý do vì sao đến Cam Ranh, chỉ huy trưởng đội tàu, đại tá Morishita Osamu cho hay vì Cam Ranh “nằm ở vị trí trung tâm của Biển Đông, là cảng biển tự nhiên tốt nhất trong khu vực và nơi đây vừa khánh thành cảng quốc tế”.

Tại buổi lễ đón biên đội tàu hộ vệ của Nhật Bản, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Fukada Hiroshi đã đọc thư của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani nhân sự kiện này.

Bức thư có đoạn viết: “Biển Đông phía trước mặt vịnh Cam Ranh là tuyến đường hàng hải quốc tế, nơi có nhiều tàu bè kể cả dân sự và quân sự qua lại 24/24 giờ trong suốt 365 ngày, là một “vùng biển tự do và rộng mở”, giữ vai trò thiết yếu đối với hòa bình và phồn vinh của khu vực. Để vùng biển “tự do và rộng mở” của Biển Đông tiếp tục là vùng biển hòa bình và an toàn trên nguyên tắc tự do hàng hải và luật pháp quốc tế là điều hết sức quan trọng đối với hòa bình và ổn định của toàn khu vực và thế giới”.

VOA 12.04.2016  Theo Japan Times, Tuoi Tre

26 Tháng Chín 2017(Xem: 10817)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12203)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10612)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12219)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 10936)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 10982)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?