TsTrần Công Trục: Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để ra tay?

02 Tháng Hai 20165:36 CH(Xem: 19766)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 03 FEB  2016

image008

Tại sao Mỹ lại chọn quần đảo Hoàng Sa để ra tay?

 (GDVN) - Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa...

LTS: Xung quanh hành động bất ngờ của Hải quân Mỹ phái chiến hạm tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, Hoàng Sa ngày 30/1, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã gửi đến bạn đọc Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông về vấn đề này, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

The Wall Street Journal ngày 30/1 đưa tin, hôm qua Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ thông báo, cùng ngày Hải quân Hoa Kỳ đã phái chiến hạm tuần tra bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp từ 1974 đến nay).

Động thái này bất ngờ là vì lâu nay Mỹ chỉ tiến hành các hoạt động tương tự ở khu vực quần đảo Trường Sa, nơi tranh chấp phức tạp với 5 nước 6 bên yêu sách, trong đó Trung Quốc đang quân sự hóa nhanh chóng khu vực này bằng việc bồi đắp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, cản trở tự do hàng không hàng hải trong khu vực. Chưa bao giờ Mỹ có hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Hoàng Sa.

image011

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.

Theo tuyên bố của người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, hoạt động của tàu khu trục USS Curtis Wilbur (DDG 54) di chuyển bên trong 12 hải lý đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa vẫn nhắm mục tiêu thể hiện quyết tâm của Mỹ bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông.

Sự kiện này tác động, ảnh hưởng như thế nào đối với Biển Đông? Với tư cách là một bên liên quan trực tiếp, Việt Nam có bị tác động ảnh hưởng gì từ sự kiện này?

Hoa Kỳ đánh đồng quan điểm của Việt Nam với Trung Quốc và Đài Loan về tự do hàng hải ở Hoàng Sa là một sự hiểu lầm đáng tiếc

Lầu Năm Góc tuyên bố, hoạt động của tàu USS Curtis Wilbur nhằm thách thức các nỗ lực của cả ba bên tranh chấp, Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam muốn giới hạn các quyền hàng hải và quyền tự do xung quanh các thực thể địa lý mà họ yêu sách chủ quyền, bằng cách đòi nước khác phải xin phép hay thông báo trước khi đi qua không gây hại trong phạm vi 12 hải lý lãnh hải của các thực thể ở Biển Đông.

Đầu tiên cần phải lưu ý rằng, mục tiêu, đối tượng mà Mỹ muốn thách thức trong các hoạt động tuần tra bên trong phạm vi 12 hải lý một số thực thể ở Trường Sa và bây giờ là Hoàng Sa chỉ nhằm bác bỏ các "đòi hỏi quá mức" của các bên, mà cụ thể và điển hình nhất là Trung Quốc, đối với các vùng biển hiệu lực của các thực thể này, chứ không đề cập đến yếu tố CHỦ QUYỀN của các thực thể đó thuộc về quốc gia nào.

Câu hỏi đặt ra là, vậy yêu sách của Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan đối với các vùng biển hiệu lực xung quanh các thực thể ở Hoàng Sa khác nhau như thế nào? Cái nào phù hợp với Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) mà Hoa Kỳ đang cố gắng bảo vệ? Cái nào chống lại UNCLOS? Trả lời được những câu hỏi này sẽ tránh được những hiểu lầm đáng tiếc.

image013

Tàu khu trục USS Curtis Wilbur, ảnh: Military.com.

Thứ nhất, đối với Việt Nam, Luật Biển Việt Nam năm 2012 quy định rõ trong Điều 12 - Chế độ pháp lý của lãnh hải:

2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Còn Phần 3, Điều 21 UNCLOS về luật pháp và các quy định của quốc gia ven biển liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải:

1. Các quốc gia ven biển có thể THÔNG QUA CÁC LUẬT VÀ QUY ĐỊNH, phù hợp với các quy định của Công ước này và các quy định khác của pháp luật quốc tế, liên quan đến đi qua vô hại trong lãnh hải, đối với tất cả hay bất kỳ những điều sau đây: (....)

3. Các quốc gia ven biển có trách nhiệm cung cấp cho công chúng tất cả các luật và quy định đó.

4. Tàu nước ngoài thực hiện quyền đi qua vô hại qua lãnh hải phải tuân thủ tất cả các luật và quy định và các quy định quốc tế được chấp nhận chung liên quan đến việc phòng ngừa đâm va trên biển.

Như vậy có thể thấy rõ, Luật Biển Việt Nam không hề mâu thuẫn với UNCLOS, không hạn chế quyền đi qua vô hại của tàu nước ngoài trong lãnh hải 12 hải lý của mình bằng việc buộc các tàu này phải XIN PHÉP. 

Về việc tàu quân sự nước ngoài thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, điều này không những góp phần hỗ trợ các hoạt động đi qua vô hại trong lãnh hải Việt Nam của tàu nước ngoài được diễn ra thuận lợi và đúng luật, mặt khác còn bảo lưu quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam như Khoản 1 Điều 21 Phần 3 UNCLOS đã nêu. 

Trung Quốc thì ngược lại, họ đòi tàu nước ngoài khi đi qua 12 hải lý lãnh hải mà họ yêu sách (vô lý, phi pháp đối với Hoàng Sa, Trường Sa) phải XIN PHÉP nước này.

Thời báo Hoàn Cầu ngày 30/1 dẫn lời bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng, tàu thuyền quân sự nước ngoài muốn đi qua vô hại trong lãnh hải 12 hải lý (mà Trung Quốc yêu sách), phải được chính phủ Trung Quốc PHÊ CHUẨN.

image015

Bà Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc.

Rõ ràng đó là sự vi phạm trắng trợn Khoản 1 Điều 24 Phần 3 UNCLOS. Nội dung này quy định, các quốc gia ven biển không được áp đặt các yêu cầu đối với tàu nước ngoài mà trên thực tế nhằm từ chối hoặc làm suy yếu quyền đi qua vô hại.

Bởi vậy, thiết nghĩ Lầu Năm Góc không nên đánh đồng Việt Nam vào một nhóm với Trung Quốc, Đài Loan trong vấn đề quyền tự do hàng hải ở Hoàng Sa, Trường Sa để có hành động phản đối.

Việt Nam có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời Việt Nam cũng là thành viên UNCLOS, tuân thủ đầy đủ quy định của Công ước, bao gồm việc bảo đảm quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông. Trung Quốc thì đang làm ngược lại.

Tại sao Mỹ lại chọn Hoàng Sa để "ra tay"?

Như đã nói ở phần trên, Hoa Kỳ chỉ thách thức các "đòi hỏi quá đáng", yêu sách làm phương hại đến quyền tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông chứ không đứng về bên nào khi nói đến CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Biển Đông, cụ thể là 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Trường Sa là nơi 5 nước 6 bên có yêu sách. Quần đảo này lại án ngữ tuyến đường hàng hải huyết mạch toàn cầu và là nơi Trung Quốc đang quân sự hóa mạnh mẽ, đe dọa nghiêm trọng tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông thì Mỹ can thiệp là điều dễ hiểu.

Còn Hoàng Sa dưới góc nhìn của Mỹ là nơi tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc, Đài Loan và Việt Nam, không liên quan nhiều đến hoạt động hàng không, hàng hải, tại sao Mỹ lại lựa chọn làm đối tượng để thực hiện việc bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông lúc này?

Cá nhân tôi cho rằng, sở dĩ Hoa Kỳ chọn đảo Tri Tôn, Hoàng Sa để tiến hành tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải lúc này, ngoài khả năng có thể Mỹ đã phát hiện thấy Trung Quốc đang có động thái nào đó về mặt quân sự ở Hoàng Sa, Washington còn có mục đích phá vỡ mưu đồ của Trung Quốc hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.

Tạm gác lại câu chuyện chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, chỉ riêng việc ứng dụng và giải thích UNCLOS đối với 2 quần đảo này, Trung Quốc đã bộc lộ những mưu đồ nguy hiểm nhằm độc chiếm Biển Đông về mặt pháp lý.

Ngày 15/6/1996, Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS và ban hành quy định về hệ thống đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, bao gồm quần đảo Hoàng Sa.

Nước này tuyên bố xác định đường cơ sở của quần đảo Hoàng Sa bằng phương pháp vạch đường cơ sở thẳng chỉ áp dụng cho các quốc gia quần đảo, để nối liền 28 điểm nhô ra nhất của các đảo, đá, bãi cạn lúc nổi lúc chìm thuộc Hoàng Sa.

image017

Hình minh họa đường cơ sở Trung Quốc tự vẽ ở Hoàng Sa bằng cách "vận dụng" vô lý phương pháp xác định đường cơ sở thẳng, áp dụng cho quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS  do học giả Song Phan, Sydney, Úc đồ họa.

Bắc Kinh có thể đang nhăm nhe công bố đường cơ sở lãnh hải đối với quần đảo Trường Sa, bãi cạn Scarborough với cùng một thủ đoạn tương tự. Nếu điều này xảy ra mà không vấp phải sự ngăn cản nào, Trung Quốc có thể hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.

Vấn đề ở đây là, cả Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough không phải quốc gia quần đảo theo Điều 47 UNCLOS, chúng không có một đời sống kinh tế riêng, do đó không thể áp dụng quy chế xác định đường cơ sở thẳng để tính chiều rộng lãnh hải như các quốc gia quần đảo. 

Cả Hoàng Sa, Trường Sa hay bất kỳ thực thể riêng biệt nào trong 2 quần đảo này và Scarborough đều không đủ điều kiện hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS vì chúng không có đời sống kinh tế riêng.

Nói cách khác, dưới ánh sáng của Công pháp quốc tế, Hoàng Sa và Trường Sa không có đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải, không có lãnh hải chung cho cả quần đảo. Chỉ có một số thực thể thuộc 2 quần đảo này phù hợp với tiêu chuẩn của Điều 121 UNCLOS thì có lãnh hải riêng.

Tuy nhiên Trung Quốc lại đang tìm cách bẻ cong UNCLOS để đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough là những đối tượng họ yêu sách. Chỉ cần từ 3 điểm này, Trung Quốc vạch bán kính 200 hải lý là gần hết Biển Đông, bằng cách này Trung Quốc hòng hiện thực hóa đường lưỡi bò về mặt pháp lý.

Để ngăn chặn và phá tan âm mưu này, Hoa Kỳ không chỉ cho tàu, máy bay tuần tra ở Xu Bi, Vành Khăn của quần đảo Trường Sa, mà nay còn bắt đầu tuần tra ở Tri Tôn, Hoàng Sa.

Tất nhiên có thể giữa các nước lớn họ có những tính toán khác nữa, đặc biệt là khi Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh ảnh hưởng ngày càng gay gắt trong khu vực và trên Biển Đông.

Trung Quốc có thể vin cớ các hoạt động này của Hoa Kỳ để đẩy nhanh quá trình quân sự hóa ở Biển Đông. Nhưng dù Mỹ tuần tra hay không thì Trung Quốc vẫn sẽ cứ làm tới. Bằng chứng là 3 đường băng quân sự và 7 đảo nhân tạo khổng lồ họ mới bồi đắp ở Trường Sa hay việc điều chiến đấu cơ ra Phú Lâm, Hoàng Sa và nối dài đường băng quân sự...

Vấn đề chủ quyền và UNCLOS

Qua việc Mỹ cho tàu tuần tra bên trong 12 hải lý ở Tri Tôn, Hoàng Sa, một lần nữa chúng ta với tư cách một bên liên quan trực tiếp có chủ quyền đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cần nhận thức rõ ràng, tách bạch giữa vấn đề CHỦ QUYỀN với vấn đề áp dụng và giải thích UNCLOS ở Biển Đông.

image019

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter gần đây cũng đã giải thích rõ hoạt động tuần tra của tàu USS Lassen bên trong phạm vi 12 hải lý đá Xu Bi, Trường Sa, Khánh Hòa ngày 27/10 năm ngoái trong một bức thư trả lời thắc mắc của Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện John McCain.

Một số quan điểm cho rằng các hoạt động của Hoa Kỳ ở Biển Đông nhằm "thách thức yêu sách CHỦ QUYỀN" của Trung Quốc. Tuy nhiên điều này cần phải được hiểu chính xác là, Mỹ đang phá tan âm mưu của Trung Quốc hiện thực hóa đường lưỡi bò thông qua đòi hỏi vô lý 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough chứ không phải vấn đề CHỦ QUYỀN đối với các thực thể ở Hoàng Sa hay Trường Sa.

Bởi nếu chúng ta nhầm lẫn điều này, vô hình chung chúng ta đang tiếp tay, tiếp sức cho Trung Quốc trong việc tung hỏa mù với dư luận, đánh tráo các khái niệm pháp lý để Bắc Kinh trục lợi phi pháp.

Mặc dù chính quyền và các quan chức Mỹ rất công khai, minh bạch và nhất quán lập trường không thiên vị bên nào trong các bên yêu sách CHỦ QUYỀN ở Biển Đông, nhưng Mỹ kiên quyết chống lại các "đòi hỏi quá mức", yêu sách bành trướng trong việc áp dụng, giải thích UNCLOS gây cản trở tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông.

Còn Trung Quốc thì vẫn cứ cố tình hiểu sai và tuyên truyền sai.

Người Mỹ chưa bao giờ nói "các đảo ở Biển Đông" thuộc về quốc gia nào như Trung Quốc đang tuyên truyền. Họ chỉ quan tâm các thực thể này có hiệu lực pháp lý đến đâu. Không thể đòi 12 hải lý lãnh hải cho các bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Càng không thể đòi 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế cho bất kỳ thực thể nào ở Hoàng Sa, Trường Sa hay Scarborough. 

Đó là lý do tại sao ông Mã Anh Cửu vội vã ra đảo Ba Bình, Trường Sa lấy một ít rau trái, nước ngọt về để thanh minh rằng đảo này có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.

Tòa Trọng tài Thường trực PCA tới đây sẽ ra phán quyết về vụ Philippines kiện Trung Quốc áp dụng giải thích sai UNCLOS, trong đó có nội dung các thực thể ở Trường Sa không phải là một "Island" để hưởng quy chế 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121 UNCLOS.

Câu chuyện về chủ quyền chúng ta phải đấu tranh theo một hệ thống pháp lý riêng, không phải việc áp dụng và giải thích UNCLOS. Tách bạch rõ hai điều này, chúng ta mới có thể đấu tranh hiệu quả trong việc bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Hoàng Sa, Trường Sa cũng như vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa hợp pháp ở Biển Đông, không bị rơi vào những cái bẫy pháp lý đối phương đang cố tình giăng ra.

Thiết nghĩ chỉ có như vậy, chúng ta mới tận dụng tối đa được vai trò, ảnh hưởng của các cường quốc bao gồm Hoa Kỳ trong việc gìn giữ hòa bình, ổn định và luật pháp quốc tế ở Biển Đông, ngăn chặn mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực./

Ts Trần Công Trục  31/01/16 07:00

* VH chú thích: Ngày 31/1, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố "Việt Nam tôn trọng quyền đi qua vô hại trong lãnh hải" của tàu chiến Mỹ theo Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982. (BBC)

10 Tháng Tám 2014(Xem: 18138)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20082)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 18031)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17878)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17364)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16323)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16479)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15304)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17867)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15173)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22617)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17332)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15566)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15113)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16762)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16327)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17578)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16684)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19649)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17470)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.