Đến 46 lần Tàu khựa "bay lén" vào không phận miền Nam VN; Kilo 636 VN ra khơi

10 Tháng Giêng 20168:00 CH(Xem: 12302)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 11 JAN 2016

 image031

Đến 46 lần Tàu khựa "bay lén" vào không phận Nam VN; Kilo 636 VN ra khơi thao dợt ở thềm lục địa 

* Song Tử Tây nằm dưới đường bay thẳng từ Hải Nam tới Chữ Thập

* Chữ Thập uy hiếp trực tiếp Cam Ranh-Sàigon.

* Căn cứ tàu ngầm TQ ở Chữ Thập hay ở Su Bi?

Tướng Lê Mã Lương: "Máy bay Trung Quốc đã uy hiếp an ninh lãnh thổ Việt Nam"

(GDVN) - Tướng Lương cho rằng, Trung Quốc thực hiện 46 chuyến bay vào vùng bay Hồ Chí Minh (FIR) không thông báo cho không lưu là hành động uy hiếp an ninh lãnh thổ.

Hành động uy hiếp an ninh lãnh thổ

Hôm 8/1, Cục trưởng Hàng không Lại Xuân Thanh cho biết, Trung Quốc đã thực hiện 46 chuyến bay vào vùng bay Hồ Chí Minh (FIR) mà không thông báo cho không lưu Việt Nam.

Cục Hàng không xác định, các máy bay này đã vi phạm quy định của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) liên quan đến hoạt động bay như không nộp kế hoạch bay cho cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu liên quan của Việt Nam và không thiết lập liên lạc thoại với Trung tâm kiểm soát đường dài Hồ Chí Minh.

Trước đó, ngày 6/1, truyền thông Trung Quốc đưa tin nước này tiếp tục cho phép 2 máy bay đáp xuống đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên của Trung Quốc ra đá Chữ Thập diễn ra vào ngày 2/1.

Sau vụ việc, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội, trao công hàm phản đối hành động của nước này...

Trước sự việc có liên quan, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam hôm 9/1, một số cựu tướng lĩnh trong quân đội nhận định, đây là hành động vô cùng nguy hiểm, đe dọa trực tiếp tới an ninh vùng biển, vùng trời, chủ quyền lãnh thổ của việt Nam.

image035

Cục Hàng không khẳng định hoạt động của các máy bay Trung Quốc nêu trên đã vi phạm các quy định của ICAO, ảnh hưởng nghiêm trọng và uy hiếp an toàn đến các hoạt động bay trong khu vực.

"Vấn đề không còn dừng lại ở việc thăm dò động thái của Việt Nam nữa. Rõ ràng đây là một sự thách thức, có ý đồ, có mục đích đặc biệt là trong thời điểm “nhạy cảm”, giữa Việt Nam và Trung Quốc đang có vấn đề về chủ quyền lãnh thổ, Đại hội Đảng chuẩn bị diễn ra...”, Thiếu tướng Lê Mã Lương, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam nhận định.

Tướng Lê Mã Lương cho rằng, Việt Nam có đầy đủ trang thiết bị, lực lượng, tinh thần để đối phó với sự uy hiếp nói trên.

Theo tôi, thông điệp Trung Quốc đưa qua những hành động uy hiếp nói trên với mục đích thách thức, cảnh báo, rằng họ có thể làm bất cứ thứ gì họ muốn, kể cả vấn đề uy hiếp an ninh lãnh thổ của các nước khác chứ không riêng gì Việt Nam”, Tướng Lê Mã Lương nêu quan điểm.

“Trong trường hợp này chúng ta hoàn toàn có thể chủ động đối phó, đảm bảo an ninh không phận. Nhưng tại sao Trung Quốc vi phạm như vậy, chúng ta không cảnh báo kịp thời tại thời điểm xảy ra, để đưa ra biện pháp ngăn chặn? Vấn đề là chúng ta chưa đủ quyết liệt...

Tướng Lê Mã Lương cũng cho biết thêm: “Đối với nước ngoài, nếu rơi vào trường hợp này, họ sẽ đưa ra những cảnh báo ở các mức độ khác nhau.

Có trường hợp nghiêm trọng có thể sử dụng máy bay áp sát và các phương tiện, khí tài hỗ trợ, khống chế các hành động vi phạm nói trên

Bởi, nếu không kiên quyết trong vấn đề an ninh, chủ quyền, đối phương sẽ cứ thế lấn lướt. Khi đó, mọi chuyện sẽ (đã) rơi vào thế… đã rồi.

image037

Tướng Lê Mã Lương (ảnh: Giaoduc.net.vn)

Nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự Việt Nam đưa ra cảnh báo: “Nếu không kiểm soát được vấn đề uy hiếp an ninh lãnh thổ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh dân tộc trong thời gian không xa.

Trung Quốc sẽ lấn lướt bằng những hành động nguy hiểm hơn, tần suất nhiều hơn. Sắp tới có thể họ sẽ mở rộng phạm vi xâm phạm vào không phận Việt Nam. Khi đó hậu quả sẽ vô cùng nguy hiểm.

Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta chưa thể hiện sự kiên quyết của mình. Vừa qua, Việt Nam đã có nhiều công hàm gửi Trung Quốc phản đối những hành động vi phạm liên quan tới chủ quyền của Việt Nam. Đây là hành động khôn khéo, kịp thời, nhưng chưa đủ...

Cũng liên quan tới vấn đề chủ quyền lãnh thổ nói chung, Tướng Lê Mã Lương cho rằng, cần cảnh giác đối với những thiện chí “chót lưỡi đầu môi” của Trung Quốc.

“Sau những phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam, sau những cái bắt tay thân thiết giữa lãnh đạo cấp cao hai nước nhằm giải quyết vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, Trung Quốc vẫn tiếp tục ngang nhiên xâm phạm “chà đạp” lên những cam kết trước đó.

Việt Nam cần có quan điểm cứng rắn hơn

Thiếu Tướng Lê Mã Lương đề nghị, trước những hành động uy hiếp an ninh lãnh thổ nói chung, Việt Nam cần thể hiện quan điểm rõ ràng, kiên quyết hơn

“Tôi cho rằng, nếu chúng ta thể hiện quan điểm rõ ràng, cứng rắn hơn nữa thì Trung Quốc không dám ngang ngược làm những chuyện “không giống ai” như vậy.

Trước mắt, để giải quyết vấn đề vi phạm không phận, hai bên cần gặp gỡ để làm rõ nguyên nhân, mục đích của sự xâm phạm này, cùng nhau đưa ra giải pháp.

Đó chính là cách chúng ta khẳng định quan điểm kiên quyết trong vấn đề an ninh lãnh thổ...”, Tướng Lương đề nghị.

Cũng theo Tướng Lê Mã Lương: “Ngoài việc tăng cường kiểm soát không lưu, trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, chúng ta có thể sẵn sàng gây sức ép với đối phương bằng các "công cụ hỗ trợ” trước các hành động vi phạm"./

QUỐC TOẢN 09/01/16

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Kilo 636 ra khơi

Báo chí Úc : Việt Nam triển khai tàu ngầm ở Biển Đông

image039

Một tàu ngầm lớp Kilo.DR

Theo báo chí Úc, Việt Nam đang chuẩn bị triển khai ra Biển Đông chiếc đầu tiên trong 6 tàu ngầm hạng Kilo mua của Nga, để ngăn chận những hoạt động bành trướng của Trung Quốc ở vùng biển này.

Nhật báo The Sydney Morning Herald, trích dẫn các quan chức Việt Nam, ngày 07/01/2016 loan tin là ít nhất 1 trong 6 tàu ngầm nói trên đã bắt đầu tuần tra tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam hiện đã tiếp nhận 5 chiếc tàu ngầm của Nga, chiếc thứ sáu theo dự kiến sẽ được giao vào đầu năm 2016.

Tờ báo trích lời giáo sư Carl Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc, cho rằng các tàu ngầm của Việt Nam có thể gây khó khăn đáng kể cho Trung Quốc, vào lúc Bắc Kinh tiếp tục xây các phi đạo và các cơ sở quân sự khác ở Biển Đông. Cụ thể, các tàu ngầm này khiến những hoạt động trên biển của Trung Quốc trong phạm vi 200-300 hải lý dọc theo bờ biển Việt Nam sẽ rất tốn kém.

Nhật báo The Sydney Morning Herald nhắc lại rằng vào năm ngoái, một quan chức cao cấp của Việt Nam đã tuyên bố với hãng tin Reuters rằng họ không muốn xảy ra xung đột với Trung Quốc, nhưng họ biết rằng cần phải chuẩn bị cho « tình huống xấu nhất ». Quân đội Việt Nam cũng đã nhấn mạnh đến khả năng « sẵn sàng chiến đấu cao », hàm ý là chiến đấu chống Trung Quốc.

Theo nhật báo Úc, vào lúc quốc tế quan ngại về cách thức mà Việt Nam sẽ sử dụng hạm đội tàu ngầm của mình, thông tin từ một nhóm thanh niên ra cắm trại trên đảo Thị Tứ vào tuần trước cho thấy là Trung Quốc đang xây một cảng cho tàu ngầm trên Đá Chữ Thập, nơi mà Bắc Kinh vừa cho 3 máy bay dân dụng đáp thử lên phi đạo được xây trên đây./

Thanh Phương RFI 08-01-2016

 

+++++++++++++++++++++++++++++++

Hạm đội tầu ngầm của VN sẽ tác động ra sao đối với tình hình Biển Đông ?

 

image041

Một tàu ngầm lớp Oscar do Nga sản xuất.wikipedia

Có một số thông tin cho rằng các tàu ngầm mà Việt Nam đặt mua của Nga đã bước vào hoạt động, đi tuần tra ở Biển Đông. Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Việt Nam, thuộc học việc Quốc phòng Úc, trả lời hai câu hỏi : khi nào lữ đoàn tàu ngầm của Việt Nam đi vào hoạt động và loại vũ khí này tác động ra sao đến tương quan lực lượng hải quân ở Biển Đông ?

Việt Nam có kế hoạch triển khai một lữ đoàn tầu ngầm vào năm 2017. Tàu ngầm lớp Varshavyanka được thiết kế cho các cuộc chiến chống tàu ngầm, chống tàu buôn và các loại chiến hạm khác, để tuần tra và dọ thám, để bảo vệ các căn cứ hải quân và vùng duyên hải. Loại tầu ngầm này có khả năng hoạt động ở những vùng nước tương đối nông.

image043

Giờ đây, việc nhận định liệu Việt Nam có khả năng hay không để khai thác được các tàu ngầm này và tạo ra được một lực lượng ngăn chặn khả tín đang ngày càng được làm rõ, với những thông tin của giới quan sát ngoại giao, theo đó, các tàu ngầm của Việt Nam đang tiến hành tuần tra dọc bờ biển Việt Nam. Các thông tin trên báo chí gần đây cũng cho thấy là đội tầu ngầm Việt Nam đã bắt đầu đi vào hoạt động mà không cần các cố vấn Nga. . Hơn nữa, thủy thủ đoàn Việt Nam hiện đang được huấn luyện tại Trung tâm tầu ngầm INS Satavahana của Ấn Độ về chủ thuyết và chiến thuật chiến tranh tầu ngầm.

Đến năm 2017, khi cả 6 tàu ngầm đi vào hoạt động, lực lượng này sẽ làm tăng đáng kể khả năng của Việt Nam trong việc phát triển chiến thuật ngăn chặn tiếp cận/chống xâm nhập chống lại bất kỳ nước nào tìm cách xâm nhập vào vùng biển của Việt Nam với ý đồ thù địch. Hơn nữa, tầu ngầm lớp Varshavyanka sẽ làm tăng thêm khả năng tấn công mạnh với các loại tên lửa hành trình hải đối hải và hải đối địa.

Hạm đội tàu ngầm mới này sẽ đóng tại vịnh Cam Ranh. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc cho thường trú phi đội chiến đấu cơ chống tàu ngầm trên Đá Chữ Thập, nơi Bắc Kinh đã xây một phi đạo dài 3 km, thì khả năng triển khai âm thầm đội tàu ngầm này sẽ gặp khó khăn.

Nếu nhìn vào việc trang bị vũ khí hiện nay và trong tương lai của Việt Nam , thì rõ ràng là nước này đã có những bước tiến quan trọng trong việc phát triển mạnh mẽ khả năng chống lại sự can thiệp bằng đường biển của một cường quốc thù địch.

Khả năng kháng cự này được thể hiện qua việc phát triển chiến lược chống can thiệp, bao gồm hệ thống pháo và tên lửa đặt trên đất liền ; chiến đấu cơ Su-30 đa năng, máy bay tấn công nhanh; tàu hộ tống và tàu khu trục nhỏ có trang bị tên lửa chống tàu chiến; và tàu ngầm lớp Varshavyanka.

Hệ thống vũ khí này có thể giúp Việt Nam bắt Trung Quốc phải trả giá đắt khi tiến hành các hoạt động tác chiến hải quân trong vùng biển 200 - 300 hải lý dọc theo bờ biển Việt Nam, từ biên giới hai nước ở phía đông bắc đến gần với Đà Nẵng, miền trung Việt Nam nếu không nói xa hơn là phía nam.

Thêm vào đó, Việt Nam cũng có khả năng tấn công căn cứ hải quân quan trọng của Trung Quốc gần Tam Á (Sanya) trên đảo Hải Nam và các cơ sở quân sự trên đảo Phú Lâm (Woody Island), Hoàng Sa./

Minh Anh RFI 08-01-2016

 

+++++++++++++++++++++++++++++++

Hạ viện Mỹ muốn tăng cường hải quân ở Biển Đông

 

image045

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift cảnh báo nguy cơ chạy đua vũ trang ở Biển Đông, 06/10/2015.REUTERS/David Gray/Files

Những căng thẳng về Biển Đông cho thấy là Hoa Kỳ cần phải duy trì một lực lượng hải quân mạnh ở vùng này. Đó là tuyên bố của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ Paul Ryan hôm 07/01/2016. Ông Ryan chỉ trích chính quyền Tổng thống Barack Obama về những đề nghị mà ông cho là sẽ làm giảm hạm đội của Hoa Kỳ xuống bằng với mức trước Thế chiến thứ nhất.

Tuyên bố của Chủ tịch Hạ viện Mỹ được đưa ra sau khi Trung Quốc cho 3 máy bay dân dụng đáp xuống sân bay trên một những đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa, một hành động gây quan ngại cho Washington, theo lời phát ngôn viên Lầu Năm Góc Thomas Cook hôm qua.

Phe Cộng hòa vẫn thường chỉ trích là hải quân Mỹ hiện nay có số chiến hạm ít nhất kể từ Thế chiến thứ nhất. Thế nhưng, theo Reuters, không thể so sánh số chiến hạm giữa hai thời điểm, bởi vì các chiến hạm hiện nay tối tân hơn nhiều và lớn hơn nhiều so với cách đây một thế kỷ.

Ông Marco Rubio, một trong những người tranh vị trí ứng cử viên Tổng thống của đảng Cộng hòa, hôm qua cũng hưởng ứng lời kêu gọi của ông Paul Ryan. Thượng nghị sĩ Rubio nói rằng nếu đắc cử, ông sẽ đưa chiến hạm của Mỹ đi ngang qua Biển Đông để thách thức chủ quyền mà Trung Quốc khẳng định trên không và trên biển ở vùng này. Nhưng cả hai ông Ryan và Rubio đều không nói rõ là họ sẽ dùng nguồn tài chính nào để phát triển lực lượng hải quân của Mỹ.

Theo hãng tin Reuters, các nghị sĩ hàng đầu khác của phe Cộng hòa cũng đã chỉ trích Tổng thống Obama là đã không tiến hành thêm các chuyến tuần tra ở Biển Đông./

Thanh Phương RFI 08-01-2016

26 Tháng Mười Hai 2017(Xem: 11050)
26 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9993)
Mặt trận Ấn độ-Thái bình dương
16 Tháng Mười Một 2017(Xem: 9879)
Biển Đông là nơi dành cho Mỹ-Hoa giải quyết?
02 Tháng Mười Một 2017(Xem: 10216)
- Ai cấm VN bồi đắp Đá Lát thành đảo nhân tạo?
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10691)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12056)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10489)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông