Vì sao P-8A bám trụ ở căn cứ Changi mà không ở Subic?

10 Tháng Mười Hai 201510:20 CH(Xem: 13698)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 11 DEC 2015

P-8A Poseidon là Singapore

Vì sao P-8A bám trụ ở căn cứ Changi mà không ở Subic?

Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2.  Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km².

Nếu Subic - Manila tọa lạc ở vị trí bảo vệ chủ quyền biển Tây Philippines và quan sát Biển Đông của Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, thì căn cứ Singapore Changi Airport tọa lạc ở một vị trí cực kỳ quan trọng đối với biển nam, cực Nam Trường Sa. Không những Singapore như là một quan ải trấn ngay mũi cuối của eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương thông qua Biển Đông, nó có nhiệm vụ bảo vệ vùng biển Singapore , vùng biển Malaysia, Brunei, mà còn có trách nhiệm nhìn ngược về phía Tây Bắc là bờ biển dài Malaysia và Vịnh Thái Lan. Cộng lại hai vùng biển này có đến cả triệu km2 không kém gì Biển Đông. 

image004image006

Với vị trí "trời cho" như vậy, Singapore trở nên một tọa độ chiến lược về an ninh quốc phòng  đối với các quốc gia ven biển Đông - Đông Nam Á. Trong vai trò một đồng minh quân sự chiến lược với Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, Singapore còn viễn kiến một tương lai khá mù mờ của Asean bước vào thế kỷ 21 dưới ảnh hưởng trùm lấp của Trung Quốc. 

Singapore còn dự báo về "Canh bạc Biển Đông", nói cho đúng hơn: "Canh bạc Trung tâm quần đảo Trường Sa" báo Văn Hóa-California gọi là Vùng 2 chiến thuật, có thể sắp tới hồi hạ màn. Sự kiện Tòa Thường Trực La Haye xử vụ kiện của Philippines đối với tham vọng lưỡi bò Trung Quốc, và các mũi giáo hung hãn cải tạo 7 đảo nhân tạo đường đường 12 hải lý chưa thể đi đến kết luận lạc quan hay bi quan.  

Tuy là một đảo quốc nhỏ xíu, nhưng mới đây, Hàng không Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đã cập bến Changi trước khi ra tiến ra biển Nam Trường Sa; và vừa rồi 7/12/2015, một thỏa thuận giữa hai bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Singapore  Ng Eng Hen đã đồng ý cho Thám thính cơ tối tân nhất của không lực Hoa Kỳ P-8A Poseidon, sẵn sàng cất cánh ở phi trường Singapore Changi Air Port, nơi thường diễn ra các "Air Show" quốc tế.

Động thái quân sự này khiến các nhà quan sát suy nghĩ: Singapore đang chuẩn bị đối phó trước xu thế gì?

Có thể là hơi cường điệu: P-8A Poseidon tức là Singapore.

Nhiều luồng dư luận nhận định rằng sân bay Changi trở nên là nơi lên xuống của P-8A báo hiệu một hoạt động đột phá mới của Hoa Kỳ về việc bảo đảm quyền tự do hàng hải hàng không nhằm đối đầu lại tham vọng độc quyền Biển Đông của Trung Quốc; Thật ra, qua lời loan báo của giới chức có thẩm quyền về P-8A, tầm hoạt động của P-8A sẽ tỏa rộng ở nhiều khu vực, nhiều lãnh vực.

Thế nhưng, cụ thể, các nhà quan sát Biển chưa thể nắm chắc tầm hoạt động của P-8A sẽ là ở những nơi nào, những con mắt do thám hàng đầu của P-8A nhắm vào mục tiêu gì.

Hải đồ minh họa của báo Văn Hóa-California dưới đây mô tả các khu vực biển mà sự xuất hiện của P-8A cất cánh từ Singapore Changi có khả năng theo dõi.

image023

Hải đồ minh họa của Văn Hóa phân tích: Đường mầu vàng lớn: Con đường tơ lụa (Một vành đai, một lộ trình) của Trung Quốc sẽ đi xuyên qua các thành phố duyên hải Việt Nam, Cambodia, Thái Lan, xuyên qua kênh đào tương lai Kra Chumphon, Myanmar, v...

Mầu trắng: Tuyến hàng hải Quốc tế từ eo Malacca xuyên qua Biển Đông.

Mầu đỏ: Khu vực quần đảo Trường S được chia làm 5 vùng chiến thuật. Vùng 1 Bắc Trường Sa; Vùng 2 Trung tâm quần đảo Trường Sa, khu vực trung tâm bao trùm 7 đảo nhân tạo do Trung Quốc bổ đắp cải tạo, khu vực này giáp ranh biển Tây Philippines; Vùng 3 biển Nam Trường Sa; Vùng 4 biển Nam Trường Sa giáp ranh biển Malaysia và Vịnh Thái Lan; Vùng 5 cực Nam Trường Sa giáp ranh biển Malaysia, Brunei.

Mũi tên đỏ:  Đường biên ngăn cách biển Malaysia với Vịnh Thái Lan tính từ mũi Cà Mau tới hải cảng Kota Baharu. Các mũi tên đỏ nhỏ là đường đi từ kênh đào Kra qua Biển Đông sẽ rút ngắn được hải trình hơn 24 tiếng thay vì phải đi qua eo biển Malacca và mũi Singapore.

Một khi kênh đào Kra do Trung Quốc đầu tư hoàn thành, đảo quốc Singapore héo hon. Phú Quốc trù phú. Diện mạo Đông Nam Á thay đổi vô lường.

Đường mầu xanh: Vành đai phòng thủ và tấn công của Mỹ từ Manila kéo dài tới Puerto Princesa Palawan, hải cảng Hoàng Gia Kota Kinabalu, Hải cảng Bintulu, hải cảng Singapore, đảo Natuna của Indonesia, Kota Baharu của Malaysia (7 căn cứ).

Đường mầu xám lớn: Tầm hoạt động của Thám thính cơ P-8A Poseidon rất rộng lớn, bao trùm Vịnh Thái Lan, biển Malaysia, Vủng, 4 Nam Trường Sa,Vùng 5 biển cực Nam Trường Sa. Các khu vực này cộng lại rộng cả triệu km2.

Chấm đen ở đảo Phú Quốc: Vào ngày 3 tháng 6, 2013, nhân chuyến đi từ Hà Nội qua gặp gỡ Cộng đồng Việt - Mỹ và thăm viếng Quận Cam, Đại sứ David Shear trong buối nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ, ông đã trao đổi ngắn với nhà báo Lý Kiến Trúc (Câu Lạc Bộ Văn Hóa Truyền Thông) về an ninh và lợi ích quốc gia Hoa Kỳ ở Biển Đông; nhân đó ông thông báo một tin vui Tập đoàn Dầu khí Chevron của Hoa Kỳ vừa mới khai quật được mỏ có dầu ở gần đảo Phú Quốc - Vịnh Thái Lan.

Dầu khí vẫn là yếu tố hàng đầu của lợi ích chứ không phải chỉ có việc chủ quyền bảo toàn lãnh thổ.

Vịnh Thái Lan: Một vùng biển rộng 320.000 km2 vẫn còn hoang sơ chưa vấy tay người đào xới và xa, rất xa bàn tay tham lam Trung Nam Hải.

Chumphon  - Kra Canal: Eo đất vô giá của Thái Lan rộng chỉ có 102km bề ngang, cắt eo đất này hải lưu và môi trường sinh thái của Ấn Độ Dương và Vịnh Thái Lan xúc tác rất lớn đến đời sống hàng trăm triệu dân cư.


image024image025image026image027

Lý Kiến Trúc 

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Con đường Tơ lụa và dự án kênh đào Kra

TS Hà Anh Tuấn (Học viện Ngoại giao)

image029

Một số sáng kiến lớn đáng chú ý như xây dựng con đường tơ lụa trên biển và quỹ Con đường tơ lụa trên biển Đông. Ngoài ra, Trung Quốc cũng đề nghị (nhưng không được phía ASEAN chấp thuận) việc chọn năm 2015 là Năm hợp tác biển Trung Quốc - ASEAN.

Riêng ý tưởng xây dựng kênh đào Kra cắt ngang Thái Lan, rút ngắn đáng kể quãng đường từ biển Đông đến Ấn Độ Dương đã được đề cập từ lâu.

Những ngày gần đây, có thông tin cho rằng Trung Quốc và Thái Lan đã đạt được thỏa thuận xây dựng kênh đào này.

Tuy các thông tin này tới nay chỉ mang tính đồn thổi, cho thấy mối quan tâm của các nước đối với tham vọng và hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông.

Nhìn vào lịch sử phát triển của các cường quốc trên thế giới và chiến lược phát triển biển của Trung Quốc hiện nay, có thể khẳng định biển Đông đóng vai trò đặc biệt quan trọng cả về ý nghĩa kinh tế, chính trị và địa chiến lược với Trung Quốc.

Nhiều học giả cho rằng với tầm quan trọng của biển Đông và những gì Trung Quốc đã thể hiện, có thể khẳng định mục tiêu thật sự của Trung Quốc là độc chiếm biển Đông.

Tuy cho tới nay chưa có đầy đủ bằng chứng để ủng hộ lập luận này, rõ ràng Trung Quốc đang từng bước phá vỡ nguyên trạng, xác lập sự hiện diện trên thực tế của mình trong khu vực vượt trội so với các quốc gia ven biển khác.

Với xu thế này, trước mắt có thể lập luận Trung Quốc hướng tới nắm quyền kiểm soát hoàn toàn trên biển Đông./

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Trung Quốc và Con đường tơ lụa trên bộ - trên biển

Thực chất dự án Con đường tơ lụa mới của TQ?

Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA

2015-06-20

 

image030

Bản đồ Con đường tơ lụa trên biển do Trung Quốc đề xuất.

Courtesy biendong.net

Tọa đàm về ‘Con đường tơ lụa của Trung Quốc’ diễn ra hôm nay 20 tháng 6 tại Hà Nội do Trung Tâm Minh Triết tổ chức. Thực chất của dự án này là gì và Việt Nam cần nhin nhận nó ra sao?

Trình bày ‘Con đường tơ lụa’ thế kỷ 21

Báo cáo chính được trình bày tại cuộc tọa đàm mang tên “Tơ lụa đạo- Cách thế giới sẽ về chầu Trung Quốc’, do tiến sĩ Trịnh Văn Định thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn trình bày.

Trong báo cáo có đoạn nêu rõ ‘ Nếu như Hán Vũ Đế mở ra con đường tơ lụa thông sang phía Tây với tâm thức và khát vọng là Tây vực về chầu Thiên Triều, Tùy Dạng đế thiết lập và khai thông hệ thống Đại Vận Hà để cai trị và mở đường về chầu từ bốn phía. Ngày nay hệ thống tơ lụa trên bộ và đặc biệt mở ra vô tận trên biển, thì phải chăng mục đích của đế chế không chỉ dừng lại ở phía Tây hay trong nội địa Trung Hoa, trong đất liền nữa, mà còn muốn tiến ra phía Đông, ra Biển Đông và vùng biển xa hơn nữa để toàn thế giới về chầu Thiên triều?!

Ngày nay hệ thống tơ lụa trên bộ và đặc biệt mở ra vô tận trên biển, thì phải chăng mục đích của đế chế không chỉ dừng lại ở phía Tây hay trong nội địa Trung Hoa, trong đất liền nữa, mà còn muốn tiến ra phía Đông, ra Biển Đông và vùng biển xa hơn nữa để toàn thế giới về chầu Thiên triều?

-TS Trịnh Văn Định

Một diễn giả khác là tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng nêu rõ ‘Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa là một ‘sáng kiến đúp/sáng kiến kép’ bao gồm ‘Con đường Tơ lụa mới’ và ‘Con đường tơ lụa trên biển của thế kỷ 21’. Các nhà hoạch địnnh chính sách của nhiều nước đều đang đứng trước các nan đề không dễ dàng tìm lời giải. Một mặt thấy khó cưỡng lại sức hút của ‘đại dự án’ này, vì nó được quảng bá như một dự án kinh tế- thương mại. Mặt khác, không thể không nhận ra tham vọng truyền thống cũng như tính đơn nhất và ý đồ chính trị hóa của Trung Quốc thông qua hệ thống ‘Con đường tơ lụa mới’ và ‘Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21’.”

Người quan tâm

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, một trong những diễn giả có tham luận tại cuộc tọa đàm cho biết những quan tâm đến vấn đề :

“Hội thảo có tính chất nội bộ của Trung tâm Minh Triết Làm chủ Biển Đông qui tụ chừng 100 đại biểu tham dự bao gồm các học giả thuộc các viện nghiên cứu thuộc các trường đại học ở khu vực Hà Nội. Đây là hội thảo rất hay, có nhiều vấn đề ‘Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc là gì và Trung Quốc là ai?’

image031

Tọa đàm về ‘Con đường tơ lụa của Trung Quốc’ diễn ra hôm nay 20 tháng 6 tại Hà Nội do Trung Tâm Minh Triết tổ chức. Citizen photo.

Ví dụ thiếu tướng Lê Văn Cương đưa ra câu hỏi để mọi người trả lời: nếu muốn nghiên cứu Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc thì phải hiểu Trung Quốc là ai? Và một điều mà đại biểu rất ngạc nhiên là thiếu tướng Lê Văn Cương cho rằng đảng cộng sản Trung quốc đang nắm quyền ở Trung quốc hiện nay không có phần trăm nào là cộng sản mà thực chất là một nhà nước tư bản độc tài. Từ quan điểm đưa ra, thiếu tướng Lê Văn Cương phân tích tất cả những thủ đọan, những tham vọng của Trung Quốc đối với thế giới, cũng như đối với Việt Nam trong hàng ngàn năm vừa qua để cảnh giác tất cả mọi người cũng như giới lãnh đạo Việt Nam. Khi muốn tham gia Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc.

Và có rất nhiều vấn đề đặt ra. Ví dụ như giáo sư Trần Ngọc Quân thì cho rằng làm gì có Con đường Tơ lụa trên biển, làm gì có tơ lụa mà đây là biện pháp để Trung Quốc nắm cả thế giới theo các tham vọng của những triều đại phong kiến và các triều đại cộng sản ngày nay.

Những kiến thức của hội thảo ngày hôm nay có rất nhiều điều bổ ích và làm cho mọi người thấy rõ tham vọng và cách vận hành của Nhà nước Trung quốc hiện nay để mà thâu tóm thiên hạ, tiếp tục coi như mình là trung tâm của vũ trụ.”

Giám đốc Trung Tâm Minh Triết, ông Nguyễn Khắc Mai cũng nói rõ:

“Qua qua các tham luận và ngót 20 ý kiến tại hội thảo có thể thấy như thế này: một là phải đánh giá đúng nhà nước Trung quốc hiện nay họ là ai, và người ta đều khẳng định họ là một nước đại Hán; tuy mang tên xã hội chủ nghĩa nhưng thực chất là tư bản và đế quốc hoang dã, tức là đế quốc cổ.

Thứ hai là hai vành đai là chủ trương của Trung quốc nhằm ôm lấy lục địa và biển, đảo từ Hoa Đông xuống đển Biển Đông sang đến Ấn Độ Dương về đến trung cận Đông. Đó là chủ trương và âm mưu của họ. Thứ ba chủ trương và âm mưu này trên cơ sở Trung Quốc thực hiện cái gọi là ‘sức mạnh đại Trung Hoa’. Họ nói trỗi dậy hòa bình chỉ là nói mỹ miều như thế thôi. Họ đang có tiền, mấy nghìn tỷ dự trữ, họ vung tiền với sức mạnh của một tên nhà giàu có lực lượng quân đội, có vũ khí và có sự bặm trợn, hung hăng, gian ác.”

Vấn đề đặt ra

Nhưng tôi tin chắc chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc sẽ bị phá sản bởi tham vọng của nhà nước Trung quốc và tiềm lực kinh tế của Trung quốc không phải là tất cả để làm như những gì mà Tập Cận Bình mong muốn.

-Đinh Kim Phúc

Tiến sĩ Đinh Hoàng Thắng trong tham luận của ông nêu rõ 5 bước để Việt Nam có thể đối phó cùng lúc với cả việc Trung Quốc gây hấn trên biển đảo lẫn triển khai dự án ‘Con đường tơ lụa’: ‘củng cố/tăng cường hệ thống đối tác với bên ngoài; đẩy mạnh tiến trình dân chủ hóa trong nước; kết hợp cuộc chiến pháp lý với cuộc chiến truyền thông; xây dựng cách tiếp cận minh triết để ‘định chế hóa’ mọi nỗ lực; tận dụng tối đa mạng lưới tự do hóa thương mại khu vực lẫn toàn cầu để ra với thế giới.’

Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc đưa ra nhận định về khả năng thành công của đại dự án đầy tham vọng của Trung Quốc hiện nay:

“Trước mắt trong khu vực đông nam Á, chính phủ các nước ASEAN đang cần rất nhiều tiền để phát triển đất nước, đang cần sự ổn định xã hội và họ rất mong muốn đảng cầm quyền của họ tiếp tục cầm quyền; do đó họ cần có một nguồn lực nước ngoài giúp đỡ. Vấn đề Mỹ hiện nay không kham nổi, mà người chìa tay ra để giúp đỡ các nước ASEAN là Trung quốc. Nhưng đông nam Á, các quốc gia ASEAN có quá nhiều bài học kinh nghiệm với nhà nước Trung quốc từ năm 1949 đến nay. Tôi thấy rằng đồng tiền có đi, có lại thì ai cũng thấy tham vọng của Trung quốc là muốn thâu tóm cả khu vực này. Trước nhất là làm chủ Biển Đông, sau đó thống trị khu vực đông nam Á và bao gồm cả lục địa Á-Âu.

Nhưng tôi tin chắc chiến lược Con đường Tơ lụa trên biển của Trung Quốc sẽ bị phá sản bởi tham vọng của nhà nước Trung quốc và tiềm lực kinh tế của Trung quốc không phải là tất cả để làm như những gì mà Tập Cận Bình mong muốn. Nhưng qua chiến lược triển khai của chính phủ Trung Quốc hiện nay, chúng tôi thấy rằng Tập Cận Bình là người khởi xướng chứ không phải là người mở ra và kết thúc trong nhiệm kỳ của ông ta. Tôi thấy rằng Trung Quốc cần phải có vài mươi năm nữa nếu đi đúng vào con đường hòa bình, dân chủ và tiến bộ thì Trung Quốc mới có thể thực hiện được giấc mơ của mình!”

Lâu nay mọi hành động lấn lướt của Bắc Kinh đều được tính toán kỹ nhưng được che giấu dưới những kế hoạch hợp tác mà kế hoạch lớn Vành đai kinh tế Con đường Tơ lụa được cho là một điển hình khác thuộc chuỗi hành động đầy tính toán của Trung Quốc như thế./

++++++++++++++++++++++++++++

Đô Đốc Scott Swift thị sát Trường Sa

19 Tháng Bảy 201511:46 CH(Xem: 2074)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 20 JULY 2015


image033
 Đô đốc Swift có mặt trong chuyến bay do thám trong bảy giờ


Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, Đô đốc Scott Swift, tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, quân đội Hoa Kỳ loan báo.

Đô đốc Swift đã có mặt trên khoang một trong những máy bay do thám mới nhất của Hoa Kỳ, P-8A Poseidon trong vòng bảy giờ hôm thứ Bảy 18/7, theo Hạm đội Thái Bình Dương.

Chiếc Poseidon được cho là có nhiều khả năng chiến đấu trong đó có chống tàu ngầm cũng như tham gia các chuyến do thám và tình báo.

Hãng tin Hoa Kỳ AP dẫn lời Đại úy Hải quân Charlie Brown, sỹ quan đối ngoại bay cùng chuyến với ông Swift, nói qua điện thoại rằng vị đô đốc "hài lòng với khả năng của chiếc Poseidon."

Tuy nhiên ông Brown không cho biết thêm các chi tiết khác về chuyến bay chẳng hạn như máy bay có đi qua vùng lãnh hải tranh chấp mà Trung Quốc đang có các công trình xây dựng.

Cũng máy bay P-8A Poseidon đã thấy công trình xây dựng của Trung Quốc tại Trường Sa hồi tháng Năm

Đô đốc Swift tham gia chuyến bay do thám hôm thứ Bảy sau chuyến thăm tới Manila nơi ông gặp các quan chức quân sự hàng ầu.

Sau đó ông cũng tới Hàn Quốc và sẽ thăm Nhật Bản trước khi trở về trụ sở của Hạm đội Thái Bình Dương ở Hawaii.

AP nói Bộ trưởng Quốc phòng Philippine, ông Voltaire Gazmin, đã hoan nghênh hành động của vị đô đốc và nói nó cho thấy cam kết của Hoa Kỳ đối với các đồng minh đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Trước đó ông Swift nói Hoa Kỳ không ngả về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng tiếp tục có các hành động đảm bảo tự do hàng hải trong các vùng biển tranh chấp và ở những nơi khác.

theo BBC 19 tháng 7 2015

 

++++++++++++++++++++++++++++++

 

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter thăm HKMH USS Theodore Roosevelt ở Biển Đông

image034
 Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter ngồi trên chiếc siêu trực thăng bay ra HKMH Theodore Roosevelt. Google Images

image035

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Ash Carter và Bộ trưởng Malaysia Ng Eng Hen thăm hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt đang có mặt ở Biển Đông.

Việc này được cho là sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng.

Ông Carter nói chuyến thăm là “biểu tượng” cho sự có mặt giúp bình ổn khu vực của Mỹ.

Chuyến thăm diễn ra một tuần sau khi Mỹ điều tàu chiến USS Lassen đi vào khu vực 12 hải lý xung quanh một số đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng tại Trường Sa.

Diễn biến này đã gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ.

Mới nhất, Trung Quốc tuyên bố Mỹ cần “đình chỉ tất cả mọi hành vi và lời nói sai lầm” sau khi có tin Mỹ sẽ tuần tra ở Biển Đông thường xuyên.

Hãng tin Reuters dẫn lời quan chức giấu tên của Bộ Quốc phòng Mỹ hôm 2/11 nói tàu chiến Mỹ sẽ tối thiểu tiến hành tuần tra 2 lần mỗi quý ở khu vực 12 hải lý mà Trung Quốc đã bồi đắp ở Trường Sa.

Phản ứng ngày 3/11, người phát ngôn Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói Trung Quốc sẽ cương quyết ứng phó việc này.

“Trung Quốc luôn tôn trọng và giữ gìn tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải của các nước theo Luật Quốc tế, song, kiên quyết phản đối bất cứ nước nào làm tổn hại chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc với cái cớ tự do hàng hải và hàng không trên Nam Hải.”/

BBC 5 tháng 11 2015

10 Tháng Tám 2014(Xem: 18107)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20052)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 17997)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17839)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17338)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16309)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16459)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15280)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17836)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15136)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22570)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17290)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15537)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15087)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16724)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16310)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17541)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16650)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19613)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17450)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.