Sơn Ca: HD-05 thoát nạn "Thu hồi"; Suối Ngọc: Biển cả và Ngư ông bỏ mạng

03 Tháng Mười Hai 201510:30 CH(Xem: 13568)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 04 DEC 2015

 

Sơn Ca: HD-05 thoát nạn "Thu hồi"; Suối Ngọc: Biển cả và Ngư ông bỏ mạng

 image020

Tàu vận tải Hải Đăng 05 đi tiếp tế đảo Sơn Ca về ngang Xu Bi, Ga Ven bị chiến hạm 995 TQ chĩa pháo lớn vây, ép, đuổi

image024
*Ngày  5-6/11/2015: Ông Tập Cận Bình sang Việt Nam ký kết hàng loạt hiệp ước chiến lược.

* Ngày 13/11/25: Tàu vận tải Hải Đăng-05 xuất phát (có thể từ Song Tử Tây hoặc Trường Sa Lớn) đi tiếp tế Sơn Ca.

* Ngày 17/1/2015: Ông Trương Tấn Sang và ông Aquino dự lễ ký kết ‘Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác Chiến lược".

* Ngày 25/11/2015: Phiên tòa La Hayer nghe Philippines điều trần lần thứ hai.

* 26/11/2015: Báo Tuổi Trẻ loan tin đầu tiên vụ HD-05.

* Vị trí nguy hiểm của các đảo VN và Philippines gần quanh căn cứ hỏa lực đảo nhân tạo Xu Bi do Trung Quốc bồi đắp.

* Đảo nào sẽ bị TQ đánh chiếm khi Trung Quốc tuyên bố sẽ "thu hồi": Sơn Ca, Nam Yết, Én Đất, Núi Thị, Song Tử Tây, Đá Nam, Cô Lin, Len Đao, ... ? Hay Song Tử Đông, Thị Tứ, Loại Ta, Cây Dừa?

1. Diễn tiến hải trình HĐ-05:

- Khoảng 9g30 sáng 13/11/25: Tàu vận tải Hải Đăng-05 đi ngang căn cứ đảo nhân tạo Xu Bi do TQ bồi đắp xây dựng phi đạo dã chiến dài 3km dùng cho chiến cơ và quân hải cảng. (Các thông  tin không nói rõ là Hải Đăng-05 xuất phát ở đâu?

- Đồ họa của Văn Hóa dự kiến a/ Xuất từ Từ Song Tử Tây đi tiếp tế cho đảo Sơn Ca. Sơn Ca là một đảo lớn của VN, cách đảo Ba Bình Đài Loan khoảng 6,2 hải lý=10km về hướng Đông. Bên cạnh Sơn Ca và Nam Yết, cũng là một đảo lớn của VN có quân trú phòng. b/ xuất phát từ  đảo Trường Sa lớn đi tiếp tế cho Sơn Ca, sau đó theo lộ trình 1 về Song Tử Tây, HD-05 đi theo lộ trình 2 đi ngang qua Xu Bi.

- 11g cùng ngày: Hai tàu hải cảnh TQ (có lẽ từ Xu Bi) mang số hiệu 2305 và 35115 xuất hiện vây ép HD-05.

- Khoảng 30 phút sau:  Chiến hạm 995 TQ xuất hiện mở bạt pháo lớn 37 ly và  cho 10 lính cầm súng chĩa thẳng vào HD-05 với cự ly rất gần. (Ảnh do thuyền viên HD-05 chụp từ ở phía đuôi tàu rất rõ. Vị trí 995 cho thấy chiến hạm này cản mũi HD-05 không cho đi sâu vào 12 hải lý Xu Bi, buộc HD-05 phải quay hướng).

- HD-05 không manh động , không phản ứng, vẫn bình tĩnh đi về hướng đảo Đá Nam và đảo Song Tử Tây.

- 13g30: Chiến hạm 995 và các tàu hải cảnh TQ của Trung Quốc rút. HD-05 thoát nạn một "xì căng đan"? Vì sao? Vì suýt nữa HD-05 rơi vào "bẫy lớn" của TQ?; Vì phiên tòa La Hayer thất lợi cho TQ? Vì ông Trương Tấn Sang đi Manila đạt được thỏa hiệp đối tác chiến lược với Philippined? Vì Mỹ chỉ cho USS Lassen và B-52 "lượn lờ" đảo Vành Khăn, Su Bi biểu dương quyền "Tự do hàng hải, hàng không".

+++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Tuyên bố của Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao TQ: "rất kiềm chế" ở Biển Đông "mới chưa thu hồi" các đảo

image026

Ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc

Tuyên bố và nhắc lại của ông Lưu Chấn Dân, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc trước và sau hội nghị thượng đỉnh Đông Á hôm 22/11 rằng Trung Quốc đã "rất kiềm chế" ở Biển Đông "mới chưa thu hồi" các đảo đặc biệt đáng lưu ý. Ông Dân cũng không loại trừ khả năng đánh chiếm mà ông gọi bằng khái niệm sai lệch hoàn toàn về bản chất là "thu hồi" khi nói, Trung Quốc "có quyền và có khả năng" làm điều đó./

++++++++++++++++++++++++++++++++

Tàu chiến Trung Quốc chĩa súng lớn vào tàu tiếp tế Việt Nam

26/11/2015

TTO - "Tàu chiến 995 của Trung Quốc mở bạt pháo 37 ly, điều khoảng 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu và chĩa AK từ boong tàu 995 sang tàu Hải Đăng 05”, thuyền trưởng Trần Văn Nga cho biết. 

image027

Tàu chiến 995 của Trung Quốc đang đe dọa tàu Hải Đăng 05 - Ảnh do thuyền viên tàu Hải Đăng 05 cung cấp

​Ngày 26-11, ông Nguyễn Duy Hiết, giám đốc Công ty bảo đảm An toàn hàng hải biển Đông và hải đảo, xác nhận tàu Hải đăng 05 của công ty bị hai tàu hải cảnh số hiệu 2305, 35115 và tàu chiến số hiệu 995 của Trung Quốc vây ép tại Trường Sa vào ngày 13-11.

Cụ thể, theo tường trình của thuyền trưởng tàu Hải Đăng 05 Trần Văn Nga và các thuyền viên, từ 11g - 13g ngày 13-11, khi tàu Hải Đăng 05 đang trên đường từ đảo Sơn Ca về đảo Song Tử Tây thì bị các tàu Trung Quốc vây ép, chĩa súng thẳng vào tàu Việt Nam.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, thuyền trưởng Trần Văn Nga tường trình lại như sau:

Khoảng 9g30 sáng 13-11, khi tàu Hải Đăng 05 đi ngang qua bãi đá Xu Bi (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) khoảng 12 hải lý thì Trung Quốc xua một tàu nhỏ ra đuổi.

Đến 11g cùng ngày, hai tàu hải cảnh mang số hiệu 2305 và 35115 xuất hiện và tổ chức vây ép từ mũi và đuôi tàu Hải Đăng 05.

“Tình huống lúc này rất nguy hiểm. Tàu hải cảnh 35115 xé nước từ phía sau lái tàu Hải Đăng 05. Còn tàu hải cảnh 2305 lại ép từ mạn phải, phía trước mũi tàu. Sau đó các tàu Trung Quốc thi nhau cắt mũi nằm tạo tình huống ngụy tạo là tàu Việt Nam cố va chạm”, thuyền trưởng Trần Văn Nga kể.

Khoảng 30 phút sau, tàu chiến 995 xuất hiện. Theo thuyền trưởng Nga thì đây là tàu đổ bộ, có độ giãn nước khá lớn, màu xám và được trang bị pháo 37 ly, cùng nhiều loại vũ khí khác.

Tàu chiến 995 của Trung Quốc ngay lập tức vây ép tàu Hải đăng 05 của Việt Nam. Đồng thời bắn pháo hiệu liên tục qua tàu Hải Đăng 05 với hàm ý đe dọa, xua đuổi. Sau đó tàu chiến 995 phát loa bằng tiếng Trung. Tuy nhiên, các thuyền viên tàu Hải đăng 05 không hiểu được nội dung.

“Nhưng nghiêm trọng nhất là đến khoảng 12g thì tàu chiến 995 của Trung Quốc mở bạt pháo 37 ly, điều khoảng 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu và chĩa AK từ boong tàu 995 sang tàu Hải Đăng 05”, thuyền trưởng Trần Văn Nga cho biết.

“Anh em vẫn bình tĩnh, điều khiển tàu Hải Đăng 05 đi theo đúng hải trình đã định và cố gắng không để xảy ra va chạm, mắc bẫy các tàu Trung Quốc dù hành động của họ là trái với các quy tắc hàng hải và lộ rõ ý độ khiêu khích”, thuyền trưởng Trần Văn Nga kể.

Trước sự kiên cường của tàu Hải Đăng 05, đến 13g30 các tàu của Trung Quốc đã rút đi.
image028

tàu hải cảnh của Trung Quốc đang vây ép tàu Hải Đăng 05 - Ảnh do thuyền viên tàu Hải Đăng 05 cung cấp

Âm mưu thâm độc

Ông Nguyễn Duy Hiết cho biết đây không phải là lần đầu tiên tàu của công ty bảo đảm an toàn hàng hải Biển đông và hải đảo bị tàu Trung Quốc vây ép.

“Vào tháng 10-2015, khi tàu Thuận Thủy 36 của công ty đi tiếp tế lương thực và thiết bị tại Trường Sa cũng nhiều lần bị phía Trung Quốc xua tàu chiến, tàu hải cảnh, kể cả máy bay ra vây ép”, ông Hiết thông tin.

Trong đó, lần vây ép nguy hiểm nhất là vào ngày 7-10, khi tàu Thuận Thủy 36 đang di chuyển từ đảo Sơn Ca lên Song Tử Tây thì nhiều tàu Trung Quốc đã đeo bám suốt ngày. Sau đó, khi đêm xuống, các tàu Trung Quốc đã dàn đội hình chắn trước mũi tàu Thuận Thủy 36.

Đánh giá tình hình nguy hiểm, không đảm bảo an toàn, tàu Thuận Thủy 36 đã chuyển hướng, nhằm tránh lọt vào mưu đồ khiêu khích của tàu Trung Quốc.

Thông tin thêm với Tuổi Trẻ, thuyển trưởng tàu Hải Đăng 05 cho biết cuộc chạm trán ngày 13-11 không phải là lần đầu tiên tàu tiếp tế hải đăng của Việt Nam gặp. Nhiều chuyến trước đó từ các đảo phía Nam lên phía Bắc Trường Sa, tàu Hải Đăng 05 cũng đã bị tàu Trung Quốc vây ép. Tuy nhiên chưa lần nào mức độ nguy hiểm cao như ngày 13-11 vừa qua.

“Đây là âm mưu rất thâm độc của Trung Quốc. Khi bị ép như vậy thì ngoài việc gây ra nguy hiểm, có thể tạo ra tình huống va chạm thì các tàu Việt Nam có thể phải chạy sát vào các đảo  ở Trường Sa đang do Đài Loan, Philippines chiếm giữ trái phép. Và trong tình huống này có thể sẽ tạo ra va chạm giữa tàu của nhiều bên chứ không chỉ của Việt Nam và Trung Quốc”, thuyền trưởng Trần Văn Nga phân tích.

Tàu Việt Nam bị uy hiếp khi đang làm công tác nhân đạo

Trao đổi với Tuổi Trẻ trong chiều 26-11, ông Phạm Quốc Súy, tổng giám đốc Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, đơn vị quản lý Công ty bảo đảm an toàn hàng hải biển Đông và hải đảo, khẳng định: “Các tàu của Tổng công ty chúng tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho công nhân Hải đăng.
Đây là nhiệm vụ nhân đạo. Trung Quốc đưa tàu chiến, tàu bán vũ trang ra ngăn cản, vây ép là vi phạm luật hàng hải quốc tế”.

Ông Súy cho biết thêm hiện nay tại Trường Sa có 13 trạm Hải đăng của Công ty Biển Đông và hải đảo đảm bảo an toàn cho tàu thuyền của tất cả tàu thuyền các nước qua lại khu vực biển Đông. Các hải đăng này hoạt động tuân theo luật pháp quốc tế, được Cơ quan Thủy đạc quốc tế và Hiệp hội Báo hiệu Hàng hải quốc tế ghi nhận trên hải đồ quốc tế.


Tàu chiến 995 có thể chở theo xe tăng, trực thăng

Tàu chiến 995 có trọng tải 4.800 tấn, tốc độ 17 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 3.000 hải lý với thủy thủ đoàn lên đến 120 người. Tàu chở  được 250 binh lính, 10 xe tăng, 4 xuồng đổ bộ.

Đặc biệt, tàu này được trang bị 6 khẩu pháo 37mm và 2 sàn đỗ máy bay trực thăng. Tàu 995 tàu vận tải đổ bộ lớp Du Đình I+II (LST) thuộc Hạm đội Nam Hải.


VIỄN SỰ

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Quân đội xác minh vụ tàu Trung Quốc vây ép tàu Việt Nam

27/11/2015 10:35 GMT+7

TTO - “Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đang xác minh thông tin tàu Hải Đăng 05 bị tàu chiến 995 và hai tàu hải cảnh Trung Quốc vây ép, chĩa súng tại Trường Sa ngày 13-11”.
image028

Tàu chiến 995 của Trung Quốc đang đe dọa tàu Hải Đăng 05 - Ảnh do thuyền viên tàu Hải Đăng 05 cung cấp

10g30 sáng 27-11, trao đổi với Tuổi Trẻ, thiếu tướng Hoàng Xuân Chiến - phó tư lệnh Bộ đội biên phòng - đã cho biết thông tin này.

Thiếu tướng Hoàng Xuân Chiến nói: “Qua thông tin nắm được ban đầu, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng đang chỉ đạo liên hệ với các bên liên quan, nắm thông tin để có phương thức xử lý vụ việc”.

Tướng Chiến cho biết hiện nay vụ việc tàu chiến Trung Quốc số hiệu 995 và hai tàu hải cảnh 35115 và 2305 vây ép, chĩa súng vào tàu Hải Đăng 05 của Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và hải đảo, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng mới chỉ nắm một phía từ báo chí và các thuyền viên.

“Để xác thực thông tin, đánh giá đúng mức độ, chúng tôi sẽ làm việc với các cơ quan có chức trách, phải nắm thông tin thật chính xác, trước khi có bước xử lý thích hợp” - thiếu tướng Hoàng Xuân Chiến nói.

Tuy nhiên, ông Chiến cũng nhận định tàu Hải Đăng 05 là của một đơn vị nhà nước, thuộc quản lý của Bộ GTVT, sự việc đã được báo cáo lên cấp trên quản lý, với hình ảnh và clip ghi lại nên tính xác thực của thông tin “theo tôi là yên tâm”.

Về hướng xử lý tiếp theo sau khi nắm thông tin, thiếu tướng Hoàng Xuân Chiến cho biết sẽ có báo cáo đánh giá và kiến nghị cụ thể đến Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao nhằm có phản ứng thích hợp.

Trước đó, từ 9g30-13g30 ngày 13-11, tàu Hải Đăng 05 thuộc Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và hải đảo khi đang trên đường làm nhiệm vụ tiếp tế cho hải đăng Trường Sa từ Sơn Ca về Song Tử Tây đã bị các tàu Trung Quốc vây ép.

Trong đó tàu chiến 995 của Trung Quốc có tải trọng 4.800 tấn đã mở bạt pháo 37 li và cử hơn 10 người mặc quân phục vào các vị trí chiến đấu chĩa AK vào tàu hải Đăng 05 đe dọa. Hai tàu hải cảnh khác cũng liên tục vây ép tạo tình huống nguy hiểm với tàu Hải Đăng 05./

VIỄN SỰ

+++++++++++++++++++++++++++++++++

Bộ Ngoại giao lên tiếng về vụ tàu chiến TQ chĩa súng vào tàu Việt Nam

27/11/2015

TTO - Bộ Ngoại giao cho biết cơ quan chức năng trong nước đang làm rõ vị trí, khu vực xảy ra vụ việc và các vấn đề liên quan để có biện pháp đấu tranh ngoại giao phù hợp.

image030

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình - Ảnh: Nguyễn Khánh

Liên quan đến thông tin tàu Hải Đăng 05 của Việt Nam bị chĩa súng và vây ép bởi tàu chiến và tàu hải cảnh của Trung Quốc, ngày 27-11, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết các cơ quan chức năng trong nước đang làm rõ vị trí, khu vực xảy ra vụ việc cũng như một số vấn đề liên quan để có các biện pháp đấu tranh ngoại giao phù hợp.

Ông Lê Hải Bình một lần nữa khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết phản đối mọi hành vi sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực đối với các tàu thuyền của Việt Nam.

"Việc làm đó là vi phạm luật pháp quốc tế, trái với tinh thần của Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định ở khu vực và hoàn toàn không thể chấp nhận, biện minh được" ông Lê Hải Bình nhấn mạnh.

Trước đó, theo như Tuổi Trẻ đã thông tin, từ 9g30-13g30 ngày 13-11, tàu Hải Đăng 05 thuộc Công ty Bảo đảm an toàn hàng hải Biển Đông và hải đảo khi đang trên đường làm nhiệm vụ tiếp tế cho hải đăng Trường Sa từ Sơn Ca về Song Tử Tây đã bị các tàu Trung Quốc vây ép.

Trong đó tàu chiến 995 của Trung Quốc có tải trọng 4.800 tấn đã mở bạt pháo 37 li và cử hơn 10 người mặc quân phục vào các vị trí chiến đấu chĩa AK vào tàu Hải Đăng 05 đe dọa. Hai tàu hải cảnh khác cũng liên tục vây ép tạo tình huống nguy hiểm với tàu Hải Đăng 05.

QUỲNH TRUNG

++++++++++++++++++++++++++++++++

Biển cả và cái chết của Ngư ông Trương Đình Bảy ở đá Suối Ngọc

image032

TÓM TẮT:

1- Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861TS của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận.

 2-Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ.

 3- 4g15 sáng 1-12 tàu cá QNg-95861 của ngư dân Bùi Văn Cu về cảng Sa Kỳ cập bến.

 4- Đến 6g30, thi thể của ông Bảy vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. (Xem tiếp trang trong)

 5- Ngay sau khi cập cảng Tịnh Kỳ, Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi đã lấy lời khai ban đầu của thuyền trưởng Cu và ngư dân Trương Đình Đệ.

 6- Sau khi tàu cập cảng Tịnh Kỳ, thuyền trưởng Bùi Văn Cu mang bốn vỏ đạn cùng đơn báo cáo sự việc bị bắn trên biển được lữ đoàn 146 Trường Sa đóng quân ở đảo Đá Nam xác nhận giao cho cán bộ trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ.

 7- Theo cán bộ Đồn kiểm soát Biên phòng Tịnh Kỳ, hiện vẫn chưa thể xác minh chính xác bốn vỏ đạn thuộc loại đạn dành cho súng nào.

8- Thuyền trưởng Cu kể sơ bộ: "Hai xuồng máy chở tám người tới, áp sát, 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng,

 9- Những người trên hai xuồng máy mặc đồ dân phục. lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ.

 10- Nhiều khả năng là tàu dân sự nhưng là một nhóm cướp.

 11- Ngư dân Nguyễn Tấn Pha: “Tôi đang đánh bắt thì thấy tàu chạy và đèn pin pha báo hiệu nên lập tức trở lại tàu thì thấy xác ông Bẩy trên vũng máu.

12. Bốn vỏ đạn rơi rớt ở khoang tàu cá QNg 95861 TS là loại gì, dùng cho loại súng gì? Các chuyên gia vũ khí chưa cho biết. Chắc chắn đạn không phải súng lục, súng ngắn mà là súng trường.

image033image035image037

Ảnh trên: Tàu cá QNg 95861 TS chở thi thể nạn nhân bị bắn chết ở đá Suối Ngọc (phía Nam quần đảo Trường Sa) sau khi ghé Đảo Đá Nam về cập cảng Sa Kỳ ở Quảng Ngãi. (ảnh chụp từ trang petrotimes). Ảnh dưới: 4 vỏ đạn rơi rớt trên tàu cá do ông Bùi Văn Cu thuyền trưởng mang về.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Bộ Ngoại giao chỉ đạo làm rõ vụ ngư dân Trương Đình Bảy ở Quảng Ngãi bị bắn chết

01/12/2015 15:58 GMT+7

TTO - Bộ Ngoại giao đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng Việt Nam đồng thời chỉ đạo các cơ quan đại diện Việt Nam tại những nước ven biển Đông khẩn trương làm rõ các vấn đề liên quan đến vụ một ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết ở Trường Sa.

image038

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình - Ảnh: Nguyễn Khánh

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết như vậy ngày 1-12 sau khi nhận được thông tin tàu cá QNg 95861 TS của tỉnh Quảng Ngãi bị tấn công ở khu vực quần đảo Trường Sa khiến một thuyền viên Việt Nam thiệt mạng.

“Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi lên án và phản đối mạnh mẽ hành vi đối xử vô nhân đạo, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực đối với các ngư dân Việt Nam", người phát ngôn Bộ Ngoại giao khẳng định.

"Nhân đây, chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc và mong gia đình ngư dân bị nạn sẽ sớm vượt qua những khó khăn, mất mát để sớm ổn định cuộc sống”, ông chia sẻ.

Trước đó, báo Tuổi Trẻ dẫn thông tin ban đầu Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu cho biết ngư dân Trương Đình Bảy trên tàu cá QNg 95861 TS bị một nhóm khoảng 5 người có vũ trang bắn chết ngày 26-11 tại khu vực biển cách đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam khoảng 30 hải lý.

Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu cho biết đây là khu vực biển lâu nay ngư dân Việt Nam vẫn đánh bắt bình thường và chưa bao giờ có sự việc bị tàu nước ngoài tấn công hay xua đuổi.

Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861 của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận.

Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ.

QUỲNH TRUNG

10 Tháng Tám 2014(Xem: 18099)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20043)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 17990)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17837)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17326)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16306)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16453)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15274)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17826)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15131)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22565)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17285)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15535)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15082)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16719)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16305)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17536)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16646)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19609)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17438)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.