Bắc Kinh 16/10: Diễn đàn An ninh; Thành Đô 20/10 khai mạc; Hà Nội 21/10: Phi đến bàn gấp

23 Tháng Mười 201512:46 SA(Xem: 11702)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ SÁU 23 OCT 2015

image032

Bắc Kinh: Diễn Đàn An ninh "Hương Sơn Luận Kiếm" 2015

Trung Quốc cố tăng cường quan hệ quốc phòng với ASEAN

Thanh Phương  

image036
Tướng Trung Quốc Phạm Trường Long phát biểu tại Diễn đàn Hương Sơn, Bắc Kinh ngày 17/10/2015.REUTERS/Jason Lee

Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trên Biển Đông, Bắc Kinh đang tìm cách tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước ASEAN với một đề nghị mới, vừa được đưa ra nhân cuộc họp không chính thức đầu tiên giữa Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc với các đồng nhiệm Đông Nam Á ( ACDMIM ) tại Bắc Kinh ngày 16/10/2015.

Cụ thể, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn đã đưa ra một đề nghị gồm năm điểm để tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng với các nước ASEAN.

Trong điểm thứ nhất, Bắc Kinh xác định rằng quan hệ an ninh chỉ là một phần trong quan hệ đối tác chiến lược tổng thể ASEAN-Trung Quốc.

Nhưng đáng chú ý nhất là điểm thứ hai, trong đó tướng Thường Vạn Toàn nhấn mạnh đến khái niệm an ninh mới của Trung Quốc, cũng như những định chế mới để thay thế cho cơ chế liên minh của Hoa Kỳ ở châu Á. 

Trước mắt, coi như Bắc Kinh đã có trong tay hai định chế như vậy. Thứ nhất là cuộc họp không chính thức giữa các Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc và ASEAN, và thứ hai là Diễn đàn Hương Sơn, diễn đàn an ninh cạnh tranh với Diễn đàn An ninh Sanghri-La. 

Ba điểm còn lại trong đề nghị của Bắc Kinh là những lời kêu gọi tăng cường hợp tác quốc phòng Trung Quốc-ASEAN thông qua việc xây dựng cơ chế an ninh và thông qua việc gia tăng hợp tác trong các lĩnh vực hoạt động nhân đạo, chống cướp biển, chống khủng bố và giải quyết các tranh chấp. Đặc biệt, Trung Quốc đề nghị các cuộc tập trận chung với các quốc gia ASEAN ở Biển Đông vào năm tới, một cử chỉ có vẻ là nhằm tỏ thái độ hòa hoãn với các láng giềng Đông Nam Á. 

Cụ thể, Bắc Kinh đề nghị một cuộc thao dượt về việc thực hiện Quy tắc về những vụ đụng đầu không dự kiến trên biển ( CUES ), cũng như một cuộc thao dược về tìm kiếm cứu nạn và cứu trợ thiên tai ở Biển Đông. 

Nhưng một cuộc tập trận chung ASEAN-Trung Quốc ở Biển Đông trong bối cảnh hiện nay sẽ rất phức tạp, nhất là nếu cuộc tập trận này diễn ra ở khu vực các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa. Trong trường hợp đó, Việt Nam và Philippines sẽ phải trả lời ra sao về đề nghị của Bắc Kinh ? 

Vào lúc mà Hoa Kỳ kiên quyết không để cho các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây dựng cản trở tự do lưu thông trên Biển Đông, Bắc Kinh rõ ràng là cố lôi kéo các nước ASEAN vào một mặt trận chung để đối đầu với Mỹ, với danh nghĩa tăng cường quan hệ quốc phòng. 

Về phần các nước Đông Nam Á thì giống như đang bị kẹt giữa hai lằn đạn, khi hai cường quốc quân sư hàng đầu của khu vực căng thẳng với nhau đến mức có người dự đoán là xung đột Mỹ-Trung sẽ nổ ra trên Biển Đông.

Tại Diễn đàn Hương Sơn hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia đã bày tỏ mối quan ngại này. Ông cho biết đã được Hoa Kỳ thông báo sơ qua về kế hoạch của Mỹ đưa chiến hạm đến tuần tra sát các đảo nhân tạo Trung Quốc đang xây dựng, nhưng theo ông « sự đối đầu giữa các cường quốc trong khu vực đôi khi vượt quá tầm kiểm soát của các nước nhỏ »./

RFI 17-10-2015 14:27

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Hội nghị Thành Đô 20/10/2015

Cố vấn chính trị hàng đầu TQ cam kết thắt chặt quan hệ với VN

image037

Chủ tịch Ủy ban Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Du Chính Thanh gặp Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh tại Bắc Kinh, ngày 20/10/2015. (Ảnh chụp từ trang web Ecns.cn).

Chủ tịch Ủy ban Hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Du Chính Thanh đưa ra phát biểu này khi ông gặp Phó Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam Bùi Thị Thanh hôm qua, trong chuyến đi thăm Trung Quốc của một phái đoàn đại biểu quốc hội Việt Nam từ ngày 19 tới 24/10.

Trang mạng ECNS của Trung Quốc tường thuật rằng ông Du Chính Thanh ca ngợi những thành quả kinh tế của Việt Nam, và cam kết thắt chặt tình hữu nghị của hai nước. Ông cho biết lãnh đạo hai bên đã gặp nhau nhiều lần trong năm nay và đã đạt được những đồng thuận quan trọng để cải thiện hợp tác chiến lược.

Trang mạng của Quốc hội Việt Nam hôm nay tường thuật rằng về phần mình, Phó Chủ tịch Bùi Thị Thanh khẳng định mong muốn của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mở rộng trao đổi các cấp với phía Trung Quốc với Chính hiệp Trung Quốc, và bà đề nghị hai bên tiếp tục gia tăng các cuộc giao lưu và trao đổi kinh nghiệm để tăng cường sự hiểu biết và niềm tin lẫn nhau.

VOA 21.10.2015 Theo Philippine Daily Inquirer, Ecns.cn.

++++++++++++++++++++++++++++++++

Ngoại trưởng Phi đến Hà Nội 21/10/15

Trong cùng thời gian, Ngoại trưởng Philippines tới Việt Nam hôm qua để gặp các giới chức Việt Nam tại Hà Nội, trong một bước mà báo chí Philippines mô tả là thiết yếu để hợp tác trong các vấn đề hàng hải giữa lúc căng thẳng đang tăng cao với Trung Quốc trong Biển Đông.

Trong một thông báo, Bộ Ngoại giao Philippines nói Ngoại Trưởng Del Rosario dẫn đầu một phái đoàn tới Việt Nam để dự hội nghị cấp Bộ trưởng của Uỷ ban Hợp tác song phương Việt-Phi ở Hà Nội vào ngày 21/10.

Ông Rosario nói đây là cơ hội để hai nước thảo luận những diễn tiến mới trong các quan hệ song phương vốn đã tăng đáng kể, và để củng cố cũng như đa dạng hoá qua các hoạt động hợp tác với nhau.

Đồng chủ trì cuộc họp này là Phó Thủ Tướng kiêm Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.

Philippines và Việt Nam, hai nước tranh chấp chủ quyền Biển Đông gay gắt nhất với Trung Quốc, đang làm việc để đi đến một thoả thuận đối tác để củng cố hợp tác hàng hải hầu có thể đối phó với các hành động bành trướng của Trung Quốc trong Biển Đông.

Theo VOA 21.10.2015

++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

"Trung Quốc sẽ đánh chiếm nốt 209 thực thể chưa nước nào chốt giữ ở Biển Đông"

 (GDVN) - Trung Quốc tin rằng họ đã "chiến thắng" ở Biển Đông mà không cần tốn viên đạn nào. Di chuyển quá nhanh của nó để "nuốt" đảo và các rặng san hô, các bãi ngầm...

image039

Ông Tập Cận Bình và ông Obama, ảnh: Reuters.


Tạp chí News Week ngày 10/10 bình luận về lý do tại sao Trung Quốc sẽ không xuống thang ở Biển Đông sau khi nước này và Hoa Kỳ lời qua tiếng lại. Hải quân Mỹ có khả năng sẽ điều chiến hạm tuần tra đảm bảo tự do, an ninh hàng không hàng hải trên vùng biển quốc tế ở Biển Đông, vào trong bán kính 12 hải lý xung quanh đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp.

Một quan chức quân sự cấp cao Trung Quốc nói thẳng với News Week: "Còn 209 thực thể đất đai ở Biển Đông vẫn 'còn trống' và chúng tôi có thể chiếm tất cả chúng. Chúng tôi có thể chiếm lấy chúng trong vòng 18 tháng". Tuy nhiên quan chức này yêu cầu giấu tên.

Một doanh nhân Trung Quốc họ Lý chuyên đầu tư mạo hiểm ở Thượng Hải bình luận: "Mỹ đang chơi trên khả năng của mình. Mỗi 100 USD Mỹ phải chi ra thì Trung Quốc chỉ cần phải tiêu 1 USD, thậm chí còn ít hơn". Lý nhắc đến căng thẳng tài chính đối với việc duy trì, triển khai các lực lượng của Mỹ trên toàn cầu trong khi nợ quốc gia và nhu cầu trong nước tăng cao.

"Tham vọng của Trung Quốc khiêm tốn hơn nhiều so với sức mạnh quốc gia của mình. Mặc dù Mỹ mạnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc, họ phải đổ chi phí nhiều hơn để xây dựng các cụm tàu sân bay cũng như duy trì hoạt động của chúng", họ Lý bình luận đầy tự đắc như những gì thường thấy trên truyền thông nhà nước Trung Quốc - PV.

News Week cho hay, khi các quan chức Trung Quốc nhìn vào bản đồ, họ cười. Họ nhìn thấy lực lượng Mỹ triển khai lực lượng quá xa bờ - một điểm yếu về địa chính trị. Một quan chức cấp cao trong đội ngũ chuyên gia tư vấn cho chính phủ Trung Quốc về đối ngoại nói rằng, từ lãnh đạo cao nhất Trung Quốc đến người dân bình thường đều tin Biển Đông là của họ "từ thời cổ đại, cách nay 900 năm"?!

Có vẻ như đây là kết quả tuyên truyền không ngừng nghỉ của ông Tập Cận Bình và guồng máy truyền thông khổng lồ dưới quyền ông. Người  Trung Quốc tin rằng trong 175 năm qua Trung Quốc đã yếu và không thể làm được gì nhiều. Nhưng bây giờ họ có thể. Tên lửa chống hạm mới Bắc Kinh kéo ra Thiên An Môn trong cuộc duyệt binh 3/9 là câu trả lời.

Giới chức Trung Quốc tin rằng họ đã "chiến thắng" ở Biển Đông mà không cần tốn viên đạn nào. Di chuyển quá nhanh của nó để "nuốt" đảo và các rặng san hô, các bãi ngầm trong những năm qua chính là kế "không đánh mà thắng" của Tôn Tử. Các hoàng đế Trung Quốc thủa trước và các nhà lãnh đạo hiện nay đã nghiên cứu rất kỹ Binh pháp Tôn Tử, đặc biệt là kế "không đánh mà thắng".

Bill Bishop, một chuyên gia hàng đầu về Trung Quốc mới rời Bắc Kinh gần đây sau nhiều năm sinh sống đã nói với News Week về lo ngại sâu sắc trước chủ nghĩa dân tộc cực đoan và xu hướng gia tăng cơ bắp, dằn mặt đối phương của Trung Quốc. "Mọi người không nên đánh giá thấp những rủi ro. Nó không chỉ là chính phủ đẩy vấn đề lên. Biển Đông là một vấn đề nan giải. Nó không chỉ là đường lối của đảng Cộng sản Trung Quốc", ông nói.

Một yếu tố khác trong sự tích tụ quân sự của Bắc Kinh chính là lợi nhuận to lớn mà ngành công nghiệp vũ khí nhà nước Trung Quốc thu được, nhất là trong cái ông gọi là "kết nối loạn luân" với quân đội, chính quyền Trung Quốc. Thông thạo tiếng Hán và là một cựu CEO của Red Mushroom Studió tại Bắc Kinh, Bishop dự đoán Tập Cận Bình sẽ tiếp tục đẩy mạnh leo thang trên Biển Đông.

"Họ nghĩ rằng Obama đang bị phân tâm và không muốn có thêm một cuộc khủng hoảng khác", Bishop cho biết. Bắc Kinh còn một chiến thuật nữa gọi là "nuôi tóc". Ví dụ như trong năm 2010, một tàu cá Trung Quốc cố ý đâm 2 tàu Cảnh sát biển Nhật Bản ở Hoa Đông. Trên bờ vực của cuộc xung đột, cả hai bên đã phải bình tĩnh lại ngồi vào bàn đàm phán về các giao thức tránh xung đột leo thang.

Tương tự như vậy, trong hội nghị thượng đỉnh vừa qua Tập Cận Bình và Obama đã bàn nhau các giao thức để chánh va chạm, xung đột giữa máy bay Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông. Nhưng thực tế đó chỉ là thủ đoạn trì hoãn. Bắc Kinh thừa hiểu rằng, không ai muốn một cuộc xung đột, nhưng có vẻ như điều này không đồng nghĩa với bình yên, hạnh phúc trong thời gian dài.

Tuy nhiên, một lưu ý, một cảnh báo hiếm về phía Trung Quốc đến từ giới học giả Thượng Hải. Một tác giả của nhiều cuốn sách về quan hệ Trung - Mỹ nói với News Week về lời khuyên của ông dành cho Trung Nam Hải: "Tôi khuyên chính phủ Trung Quốc không nên làm cho mọi thứ tồi tệ hơn. Hãy chờ thời gian để giải quyết vấn đề. Một thắng lợi ngắn hạn (trong một cuộc tấn công) trên toàn nước Mỹ, Nhật Bản, Việt Nam hay Philippines có thể trở thành một rắc rối lâu dài với Trung Quốc. Đừng tham bát bỏ mâm.

 Hồng Thủy 11/10/15 07:01

13 Tháng Ba 2014(Xem: 16558)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16368)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162614)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19308)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19679)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16827)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14957)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15284)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14365)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15109)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15114)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17579)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14925)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 14987)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16351)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15847)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14427)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15436)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15985)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15669)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.