Đối trọng với Shangri-La, Trung Quốc mở "Hương Sơn luận kiếm" Biển Đông

19 Tháng Mười 201512:34 SA(Xem: 15407)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 19 OCT 2015

Đối trọng với Shangri-La, Trung Quốc mở "Hương Sơn luận kiếm" Biển Đông

image008

Chấm đỏ: 7 đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp kiến tạo thành căn cứ quân sự án ngữ tuyến hàng hải hàng không quốc tế nằm ở vị trí trung tâm quần đảo Trường Sa-Biển Đông.  Đồ họa Văn Hóa map.

Hương Sơn luận kiếm: Trung Quốc dọa biến Trường Sa thành thùng thuốc súng

 (GDVN) - Trung Quốc đang tìm cách "xác lập chủ quyền bằng vũ lực" đối với quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nói riêng, toàn bộ Biển Đông với đường lưỡi bò.

Tờ Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 17/10 tường thuật, các tướng và học giả Trung Quốc đã "ngửi thấy mùi thuốc súng ở quần đảo Trường Sa" sau khi Đô đốc cựu Cục trưởng Cục Tác chiến Hải quân Hoa Kỳ Gary Roughead cảnh báo nguy cơ quân sự hóa Biển Đông bởi những hành động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp quy mô lớn mà Trung Quốc đang tiến hành.

image011

Ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc tại Diễn đàn Hương Sơn, ảnh: CNR.


Đô đốc Gary Roughead nhấn mạnh, những thách thức mà khu vực đang phải đối mặt trên Biển Đông rất đáng quan ngại, đặc biệt là những hành vi leo thang của Trung Quốc. Ông kêu gọi Bắc Kinh đừng quân sự hóa khu vực này. Tuy phát biểu chỉ có mấy lời ngắn gọn, lập tức các tướng tá và học giả Trung Quốc tham dự Diễn đàn Hương Sơn do Bắc Kinh tổ chức, mời Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và nhiều học giả quốc tế tham dự để xoa dịu dư luận, đã phản ứng gay gắt.

Diêu Vân Trúc, một nữ Thiếu tướng, Chủ nhiệm Trung tâm Nghiên cứu quốc phòng Trung - Mỹ thuộc Học viện Khoa học quân sự Trung Quốc đứng dậy chất vấn tướng Gary Roughead về khái niệm "quân sự hóa Biển Đông". Không để đối phương trả lời, bà tướng này lập tức gán các hoạt động tập trận duy trì an ninh, tự do hàng hải, bảo vệ luật pháp quốc tế và hợp tác quốc phòng của Mỹ với các nước trong khu vực là "quân sự hóa Biển Đông".

La Viện, một viên Thiếu tướng Trung Quốc khác cũng chớp cơ hội này nói với tờ Nhân Dân nhật báo rằng: "Nếu đòi phi quân sự hóa, đầu tiên máy bay và tàu chiến Mỹ chớ có vào trinh sát gần bờ lãnh hải, không phận nước khác".

Tuy nhiên ông Viện không nói cái gọi là "lãnh hải, không phận" nước khác ở đây là nước nào và ở đâu. Trong khi đó Đô đốc Gary Roughead đã nói thẳng về các hoạt động bất hợp pháp của Trung Quốc ngoài đảo nhân tạo ở Trường Sa, nếu La Viện muốn ám chỉ khu vực này thì ông ta đã cố tình đánh lận con đen, Trung Quốc làm gì có cái gọi là "lãnh hải" hay "không phận" nào ở Trường Sa.

Trần Học Huệ, thành viên ban thư ký Diễn đàn Hương Sơn thì lên tiếng ngụy biện: "Trung Quốc xây dựng trên các đảo, đá của mình các công trình phòng ngự là cách cộng đồng quốc tế thường làm, sao có thể xem việc phòng ngự đảo, đá là quân sự hóa được?" Ông Huệ đã đánh tráo các khái niệm căn bản.

Một là không ai công nhận 7 thực thể ở Trường Sa của Việt Nam mà Trung Quốc cất quân xâm lược, chiếm đóng trái phép năm 1988, 1995 đến nay là "của Trung Quốc".

Thứ hai, 7 thực thể này không có thực thể nào đủ tiêu chuẩn là một "đảo" theo định nghĩa về đảo trong UNCLOS. Chúng chỉ là những rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mặt nước biển hoặc các bãi cạn lúc nổi lúc chìm. Do đó chúng không có lãnh hải 12 hải lý riêng, không có không phận mà chỉ có một "vùng an toàn", bán kính tối đa 500 mét.

Thứ ba, Trung Quốc không chỉ "xây dựng", mà trước đó nước này đã bồi lấp biến các rặng san hô ngập nước, các bãi cạn lúc nổi lúc chìm thành đảo nổi nhân tạo quy mô lớn, thay đổi hoàn toàn cấu trúc vật lý và diện mạo của chúng, nhưng không thể thay đổi tính chất pháp lý của 7 thực thể này.

Thứ tư, cái gọi là "chỉ có mục đích phòng ngự" là luận điệu ru ngủ của Bắc Kinh không ai tin nổi. Dư luận các nước ven Biển Đông không ngây thơ đến mức để Trung Quốc dùng vũ lực chiếm nốt các thực thể khác ở Trường Sa, thỏa mãn âm mưu bành trướng, xưng hùng xưng bá của họ ở Biển Đông mới nhận ra, không phải "Bắc Kinh phòng thủ".

Điển hình cho lập luận diều hâu, sặc mùi thuốc súng của truyền thông nhà nước Trung Quốc là bài xã luận trên Tân Hoa Xã hôm qua 17/10. Hãng thông tấn này hùng hồn tuyên bố: "Chúng ta đừng quên rằng vào tháng 10 năm 1962 khi Liên Xô xây dựng căn cứ tên lửa ở Cuba, thậm chí không phải trên đất Mỹ, Tổng thống Mỹ Kennedy đã nói rõ trong một bài phát biểu trên truyền hình rằng, Hoa Kỳ sẽ không tha thứ cho sự tồn tại của các căn cứ tên lửa ở khu vực này.

Cái quái gì làm cho Hoa Kỳ nghĩ rằng Trung Quốc cần phải và sẽ phải chịu đựng việc Mỹ sử dụng chiến hạm mặt nước xâm nhập vào lãnh thổ Trung Quốc ở Biển Đông? Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất cứ hành động khiêu khích quân sự hay xâm phạm chủ quyền nào từ Hoa Kỳ hoặc bất kỳ quốc gia nào khác, cũng giống như Hoa Kỳ đã từ chối 53 năm trước đây"?!

Như vậy có thể thấy, Trung Quốc đang tìm cách "xác lập chủ quyền bằng vũ lực" đối với quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nói riêng, toàn bộ Biển Đông với đường lưỡi bò nói chung, ai chống lại thì Trung Quốc sẽ "không để yên". Chính bài xã luận của Tân Hoa Xã đã vạch trần những phát biểu dối trá, ru ngủ dư luận của ông Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương trước mặt Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và học giả quốc tế tại Diễn đàn Hương Sơn.

Bình luận về động thái này của Lầu Bát Nhất và Trung Nam Hải, Military Times ngày 18/10 cho rằng cam kết không gây chiến của Trung Quốc ở Biển Đông đã thất bại trong việc tìm kiếm sự ủng hộ của láng giềng.

Do đó, việc Trung Quốc đề xuất tập trận chung với các nước ASEAN ở Biển Đông hay thiết lập đường dây nóng giữa Bộ trưởng Quốc phòng các nước này với Lầu Bát Nhất chẳng qua chỉ là kế hoãn binh và đuổi khéo Hoa Kỳ khỏi Biển Đông để dễ bề cai trị và khống chế từng nước - PV.

Hồng Thủy 18/10/15

 

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tập Cận Bình: Biển Đông của tổ tiên để lại, dùng "gia phả tự chế" đòi chủ quyền

(GDVN) - Về chiến lược độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, "phương lược của Tập Cận Bình" xác định rằng, không thể chỉ dựa vào vũ lực.

Thông tấn xã Đài Loan ngày 18/10 đưa tin, hôm qua Chủ Nhật 18/10 ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm chính thức Vương quốc Anh. Như tiền lệ đã từng xảy ra trong chuyến thăm Hoa Kỳ, lần này ông Bình "trả lời phỏng vấn bằng văn bản" hãng thông tấn Reuters của nước sở tại, trong đó nói rằng các đảo ở Biển Đông là "lãnh thổ Trung Quốc" từ thời cổ đại, là do tổ tiên nước ông để lại?!

image012

Ông Tập Cận Bình.


Tập Cận Bình tuyên bố rằng dân nước ông sẽ không để yên cho bất kỳ ai "xâm phạm chủ quyền và lợi ích tương ứng của Trung Quốc". Các hoạt động (leo thang bành trướng, gây hấn bất chấp luật pháp, công lý quốc tế) của Trung Quốc ở Biển Đông là để bảo vệ "chủ quyền", "phản ứng chính đáng", vì vậy Trung Quốc "không bành trướng và không đáng bị hoài nghi hay chỉ trích"?!

Nhân Dân nhật báo và China News ngày 18/10 cho biết, Tập Cận Bình trả lời phỏng vấn Reuter bằng văn bản với cả 2 ngôn ngữ, tiếng Hán và tiếng Anh. Riêng bản tiếng Anh do thuộc hạ chuẩn bị, nhưng đích thân Tập Cận Bình đọc và duyệt trước khi gửi cho Reuters. 2 tờ báo này dẫn lời ông Tập Cận Bình nói rằng, về cơ bản Biển Đông vẫn "ổn định" và Trung Quốc không muốn thấy Biển Đông sinh loạn và càng không chủ động làm rối loạn Biển Đông?!

Nhà lãnh đạo Trung Quốc cho rằng, Trung Quốc và ASEAN đang "tích cực thực hiện DOC, thúc đẩy đàm phán COC". Phải chăng cái cách mà Trung Quốc đang biến 7 thực thể chiếm đóng bất hợp pháp ở Trường Sa từ những rặng san hô ngập hoàn toàn dưới mực nước biển, những bãi cạn lúc nổi lúc chìm thành đảo nhân tạo quy mô lớn, có sân bay, cầu cảng, radar, tên lửa, chiến hạm là cái Trung Quốc "tích cực thực hiện DOC", đồng thời "thúc đẩy COC" bằng cách chần chừ hoãn binh, loanh quanh luẩn quẩn?

Khi người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc công khai lôi "gia phả tự chế" ra để nói họ có "chủ quyền lịch sử", "chủ quyền từ thời cổ đại" đối với các đảo ở Biển Đông trước dư luận quốc tế, bất chấp luật pháp và công lý thì sắp tới, có lẽ Biển Đông sẽ ít có ngày được bình yên.

Những gì ông Bình tuyên bố với dư luận khu vực và thế giới cũng chính là những gì ông đang cho tuyên truyền mạnh mẽ xuống hệ thống cán bộ, đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc và người dân nước này. Ngày 12/10 mạng Cán bộ học tập của Trường đảng Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc cho đăng tải cái gọi là "phương lược của Tập Cận Bình ở Biển Đông", trong đó trình bày cái gọi là "chủ quyền lịch sử" của Trung Quốc và vu cáo các nước khác chiếm đảo của người Hán.

Tuy nhiên ngoài những phát biểu đại loại như "tổ tiên để lại" hay "chủ quyền lịch sử", phương lược của ông Tập Cận Bình không đưa ra được bất cứ tài liệu nào chứng minh cho lập luận của mình, thậm chí là một đoạn, một trang "gia phả" cũng không có. Về chiến lược độc chiếm Biển Đông thành ao nhà, "phương lược của Tập Cận Bình" xác định rằng, không thể chỉ dựa vào vũ lực.

Cẩm nang được cho là của người đứng đầu Trung Nam Hải định hướng cho cán bộ, đảng viên của mình rằng phải bằng mọi cách "phá tan âm mưu liên kết của các nước ven Biển Đông", thu hẹp dần khu vực tranh chấp (bằng chiếm dần các thực thể và mở rộng phạm vi bành trướng, chiếm đóng?), bằng mọi giá phải thiết lập được mô hình quan hệ nước lớn với Hoa Kỳ để tránh Biển Đông trở thành chiến trường giữa 2 nước.

Muốn loại Mỹ - Nhật khỏi Biển Đông, Trung Quốc cần thiết lập cho được khái niệm "an ninh châu Á" để hóa giải mâu thuẫn Biển Đông và tuyên truyền rằng, Biển Đông là một vấn đề an ninh châu Á, chỉ có xét từ góc độ tổng thể an ninh châu Á mới  giải quyết được. Tập Cận Bình đã công khai phát biểu ngày 21/5 năm ngoái tại Bác Ngao rằng: "Trung Quốc là lãnh đạo tích cực của an ninh châu Á, đồng thời cũng là nước kiên định hiện thực hóa khái niệm này".

Mọi lời nói, phát ngôn dù là của một nhà lãnh đạo cao nhất cũng sẽ chỉ là xảo ngôn, ngụy biện khi hành động của họ đi ngược lại hoàn toàn với những gì họ nói. Trung Quốc đã thực sự thất bại trong việc dùng miệng lưỡi và đồng tiền để bao biện cho hành vi bành trướng, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà. Biển Đông không phải là vấn đề của riêng Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, mà là vấn đề khu vực và toàn cầu.

Mỹ, Nhật Bản, ASEAN, Úc, Ấn Độ có lợi ích ở Biển Đông và hẳn nhiên không nước nào muốn phải xin phép, nộp tô cho Bắc Kinh khi tàu thuyền của họ qua lại tuyến hàng hải quốc tế huyết mạch, trọng yếu này. Trung Quốc leo thang một bước ngoài thực địa là uy tín, danh dự của họ mất thêm một phần.

Các nước láng giềng sẽ không thể không lo phòng thủ. Sẽ không nước nào chỉ vì một vài lời đường mật của Bắc Kinh mà có thể lơ là, Biển Đông rồi đây sẽ có những cơn sóng dữ dội bởi lòng tham, sự hiếu chiến kết hợp với súng ống, tên lửa, máy bay mà Trung Quốc đang ra sức phát triển.

Đồng thời, đã đến lúc khu vực cần đoàn kết lại tự bảo vệ sân chơi chung của mình ở Biển Đông. Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước lớn có lợi ích thiết thực ở Biển Đông cần hợp sức với các bên để bảo vệ lợi ích của mình cũng như luật pháp và công lý quốc tế, đừng để những luận điệu, thậm chí là tiền bạc của Bắc Kinh đánh lừa, ru ngủ, PV.

Hồng Thủy 19/10/15

13 Tháng Ba 2014(Xem: 16539)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16342)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162571)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19289)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19655)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16817)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14939)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15261)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14342)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15091)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15092)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17567)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14912)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 14978)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16335)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15828)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14401)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15420)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15975)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15650)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.