4 kiến nghị chống Trung Quốc bành trướng, độc chiếm Biển Đông - Có muộn không?

06 Tháng Mười 201511:25 CH(Xem: 14258)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 07 OCT 2015

 image014

Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa

 

Canh bạc Quốc tế Biể n Đông: "Vớt vát"

Giáo sư Mỹ nêu 4 kiến nghị chống Trung Quốc bành trướng, độc chiếm Biển Đông

(GDVN) - Nếu Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có thể sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông không đứng ra hành động ngay, Trung Quốc...

Giáo sư Sean P. Henseler từ Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ ngày 6/10 bình luận trên The Diplomat, Nhà Trắng cần phải phê duyệt hành động tự do hàng không hàng hải qua lại khu vực bên trong 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc bối lấp, xây dựng, quân sự hóa bất hợp pháp ở Trường Sa càng sớm càng tốt.

image017

Giáo sư Sean P. Henseler, Học viện Chiến tranh Hải quân Hoa Kỳ trong một cuộc hội thảo. Ảnh: cusnc.navy.mil


Nhà Trắng, Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã nhiều lần khẳng định chắc chắn từ tháng 3/2015 rằng, Mỹ có lợi ích cốt lõi trong việc duy trì hòa bình ổn định, bảo vệ tự do và an ninh hàng không hàng hải ở Biển Đông, bao gồm qua lại vùng biển, không phận quốc tế xung quanh các bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa mà Trung Quốc bồi lấp thành đảo bất hợp pháp.

Tuy nhiên bất chấp những khẳng định rõ ràng của Mỹ cũng như sự leo thang công khai của Trung Quốc ở Biển Đông, Washington chưa có hành động cụ thể nào đủ mạnh để buộc Trung Quốc phải thay đổi hành vi của họ. Việc đảm bảo tự do hàng không hàng hải ở Biển Đông của hải quân Mỹ là cách tốt nhất để cho Trung Quốc và các quốc gia trên toàn thế giới thấy rằng, Hoa Kỳ sẽ không khoanh tay ngồi nhìn bất cứ hành vi bất hợp pháp nào xâm phạm quyền tự do hàng không, hàng hải.

Các hành động leo thang, phá hoại luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông

Trong Tuyên bố chung về ứng xử của các bên trên Biển Đông DOC mà Trung Quốc ký với ASEAN năm 2002, Bắc Kinh đã đồng ý:

1) Tái khẳng định tôn trọng và cam kết tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông; 2) Giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và quyền tài phán bằng biện pháp hòa bình, không đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực; 3) Kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp tình hình hoặc gia tăng tranh chấp, gây ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định khu vực và tác động xấu tới hệ sinh thái ở các thực thể trên Biển Đông.

Năm 2009 Trung Quốc đã vi phạm DOC. Tháng 5/2009 Trung Quốc thông báo cho Liên Hợp Quốc về cái gọi là "chủ quyền không thể tranh cãi với các đảo ở Biển Đông" theo yêu sách đường lưỡi bò năm 1948. Tháng 7/2010, một người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tuyên bố nước này đủ cái gọi là căn cứ lịch sử và pháp lý cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Tuy nhiên tháng 11/2013 Trung Quốc khiến cả thế giới ngạc nhiên khi đơn phương tuyên bố thiết lập một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Hoa Đông. Nó không chỉ đè lên ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc, bao trùm cả nhóm đảo Senkaku mà còn yêu cầu tất cả các máy bay nước ngoài qua đây, dân dụng cũng như quân sự đều phải xin phép Bắc Kinh bằng cách nộp kế hoạch bay trước.

Đáp lại, Mỹ đã lập tức điều động 2 máy bay ném bom B-52 bay qua ADIZ Trung Quốc tuyên bố để gửi thông điệp rõ ràng rằng, ADIZ Trung Quốc vi phạm luật pháp quốc tế về tự do hàng không, hàng hải. Ngay sau đó, tháng 12/2013, Trung Quốc một lần nữa không thông báo và bắt đầu dự án bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp trên các bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam mà Bắc Kinh xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp từ năm 1988, 1995 đến nay).

Cuối năm 2014 Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố việc xây dựng "chủ yếu nhằm mục đích cải thiện điều kiện làm việc và sinh sống cho nhân viên" trên các thực thể này. Nhưng tháng Tư năm nay, hình ảnh vệ tinh cho thấy một đường băng quân sự đã hình thành trên đá Chữ Thập, còn người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc thừa nhận rằng hoạt động của họ ở Trường Sa là để phục vụ "yêu cầu quân sự cần thiết".

image018

Đường băng quân sự và các công trình quân sự khác Trung Quốc đang hoàn thiện trên đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp ở đá Chữ Thập, Trường Sa, Khánh Hòa, Việt Nam.


Hoa Kỳ và một số nước ASEAN phản đối mạnh mẽ những hành động đơn phương leo thang, bất hợp pháp của Trung Quốc gây mất ổn định ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter kêu gọi sử dụng máy bay, tàu hải quân qua lại 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo bất hợp pháp này.

Ngày 11/8, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines trơ tráo tuyên bố rằng: Tự do hàng hải không có nghĩa là cho phép các nước khác xâm phạm không phận các nước ven biển có chủ quyền, không có tự do hàng hải cho tàu chiến và máy bay?!

Bây giờ Trung Quốc đang xây gần xong đường băng thứ 2, thứ 3 ở đá Xu Bi và Vành Khăn. Cả cựu Tư lệnh và đương kim Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, Hoa Kỳ là 2 Đô đốc Samuel Locklear và Harry Harris đều khẳng định trước Quốc hội Mỹ, các sân bay quân sự và cảng nước sâu Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa cùng hệ thống trận địa tên lửa, máy bay chiến đấu, radar giám sát sẽ tạo ra nền tảng để Trung Quốc kiểm soát toàn bộ Biển Đông trong bất kỳ kịch bản chiến tranh chớp nhoáng nào.

Các chuyên gia quân sự khác lưu ý rằng, những hòn đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng bất hợp pháp ở Trường Sa còn cho phép họ mở rộng đáng kể phạm vi tác chiến của máy bay chiến đấu, máy bay trinh sát, tác chiến chống tàu ngầm. Có thể xem các động thái này của Bắc Kinh là nỗ lực để đẩy Mỹ và đồng minh ra khỏi Biển Đông.

Trong khi Trung Quốc công bố yêu sách đường lưỡi bò từ năm 1948, mãi gần đây nó mới có đủ năng lực công nghệ và quân sự để thúc đẩy yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) này và khả năng kiểm soát khu vực. Trung Quốc đã liều lĩnh tạo ra sự kiện trên thực địa, đi ngược lại hoàn toàn tinh thần DOC.

Trớ trêu thay, Bắc Kinh thường xuyên ngụy biện cho hành động của mình bằng cách viện dẫn sai lệch các quy định của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), mặc dù hầu hết các học giả trên khắp thế giới có am hiểu luật pháp và thực tiễn Biển Đông đều cho rằng các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế.

Do đó sẽ không có gì ngạc nhiên nếu Trung Quốc lại đơn phương tuyên bố áp đặt một ADIZ trên toàn bộ Biển Đông và có các hành động sách nhiễu, quấy rối máy bay, tàu thuyền và hoạt động đánh bắt của ngư dân các nước ở Biển Đông.

Nếu Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có thể sử dụng lực lượng quân sự để bảo vệ tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông không đứng ra hành động ngay, Trung Quốc và các nước trong khu vực có thể hiểu rằng Washington đã mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý, hành động bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông và cam kết bảo vệ tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông đã phá sản.

Làm thế nào để Hoa Kỳ đối phó với hành vi Trung Quốc bành trướng, vi phạm luật pháp quốc tế?

Hoa Kỳ và Trung Quốc gần đây đã có thỏa thuận về các biện pháp giảm khả năng tính toán sai lầm trong các cuộc gặp gỡ bất ngờ ngoài ý muốn giữa các tàu và máy bay quân sự. Hoa Kỳ cũng đã tăng cường các hoạt động giao lưu, thăm viếng song phương với quân đội Trung Quốc những năm gần đây.

Thậm chí một cụm chiến hạm Trung Quốc mới đây đã tiến vào phạm vi 12 hải lý lãnh hải xung quanh quần đảo Aleutian của Hoa Kỳ để khẳng định quyền tự do hàng hải, đi lại vô hại theo luật pháp quốc tế và Mỹ phải công khai thừa nhận quyền đó của Trung Quốc.

image019

Không chỉ xây dựng đảo nhân tạo bất hợp pháp, Trung Quốc còn xua giàn khoan 981, các chiến hạm trá hình dưới vỏ bọc tàu Cảnh sát biển, tàu cá để xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa Việt Nam.


Cuối cùng Obama và Tập Cận Bình mới đây đã gặp nhau và thảo luận về Biển Đông. Tóm lại những hành động có chủ ý đã giảm nhẹ nguy cơ leo thang và tính toán sai lầm. Với những lợi ích to lớn cộng dồn của Hoa Kỳ bằng cách thực thi quyền tự do hàng không, hàng hải, Washington cần có kế hoạch tiến hành đảm bảo tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông càng sớm càng tốt để khẳng định những lợi ích sống còn của mình trong tương lai.

Một phần của kế hoạch này đòi hỏi một quyết định chiến lược cung cấp cơ sở pháp lý cho hành động xung quanh các thực thể ở Biển Đông mà Mỹ dự định sẽ bay qua và cho tàu thuyền di chuyển gần nó.

Các đảo tự nhiên, các mỏm đá nhô trên mặt nước biển khi thủy triều lên, những bãi ngầm và rặng san hô cho đến đảo nhân tạo đều có quy chế pháp lý riêng theo luật pháp quốc tế. Điều này rất quan trọng vì các tàu chiến có quyền qua lại vô hại trong lãnh hải quốc gia khác. Tuy nhiên các máy bay quân sự không có quyền tương ứng qua lại vô hại trong không phận bên trên lãnh hải 12 hải lý.

UNCLOS quy định rõ, một hải đảo tự nhiên (vùng đất nổi trên mặt biển khi thủy triều lên, phù hợp với điều kiện sinh sống cho con người, có đời sống kinh tế riêng) được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Tàu chiến và máy bay quân sự nước khác có thể qua lại tự do trên mặt biển và bầu trời bên ngoài phạm vi 12 hải lý các đảo tự nhiên này, miễn là quan tâm thích đáng đến an toàn cho các tàu và máy bay khác qua lại khu vực.

Không thực thể nào trong số 7 thực thể mà Trung Quốc chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Trường Sa và xây dựng đảo nhân tạo là đảo tự nhiên. Tuy nhiên, một số thực thể có thể là những mỏm đá nhô lên trên mặt nước khi thủy triều lên. Các thực thể này vẫn được hưởng quy chế lãnh hải 12 hải lý, nhưng không có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Một số thực thể còn lại chỉ là những bãi cạn, rặng san hô nửa nổi nửa chìm, nằm hoàn toàn dưới mực nước biển khi thủy triều lên thì chỉ có vùng an toàn bán kính tối đa 500 mét.

Giáo sư Sean P. Henseler nhấn mạnh vấn đề ở đây là, thứ nhất Trung Quốc không có chủ quyền với các thực thể nó đang xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa đảo nhân tạo ở Trường Sa. Thứ hai, các thực thể này không thể có quy chế vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Các đảo nhân tạo nào Bắc Kinh xây dựng bất hợp pháp cũng chỉ có tối đa vùng an toàn bán kính 500 mét. Các rặng san hô ở giữa biển không được hưởng quy chế lãnh hải của riêng mình.

Một khi bản chất pháp lý của các đảo nhân tạo đã được xác định, hải quân Mỹ phải ngay lập tức lên kế hoạch và thực hiện đảm bảo tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông bên trong phạm vi 12 hải lý xung quanh các đảo nhân tạo, điều này được luật pháp quốc tế cho phép. Đồng thời thông qua các kênh ngoại giao và truyền thông, Mỹ nên phân tích rõ ràng về tình trạng pháp lý của các thực thể ở Biển Đông.

Có thể hành động này sẽ được đón nhận hơn nếu Mỹ tiến hành trên các vùng biển, vùng trời lân cận các bãi cạn nửa nổi nửa chìm, các rặng san hô khác ở Trường Sa mà các bên còn lại đang đóng giữ. Làm như vậy Trung Quốc không có cớ tị nạnh và cho rằng Mỹ đang thách thức họ.

Đồng thời, Mỹ nên nỗ lực hơn nữa để thuyết phục các quốc gia có quyền lợi trong việc bảo vệ an toàn và tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông cùng Hoa Kỳ:

1) Đồng ý với phân tích pháp lý của Mỹ liên quan đến bản chất các thực thể Trung Quốc đã xây dựng ở Biển Đông; 2) Nộp công hàm ngoại giao phản đối các hành vi Trung Quốc thách thức luật pháp quốc tế, xâm phạm quyền tự do hàng không, hàng hải ở Biển Đông; 3) Thực sự tiến hành các hoạt động bảo đảm tự do, an ninh hàng không và hàng hải ở Biển Đông; 4) Đã đến thời cơ chín muồi để Quốc hội Mỹ phê chuẩn UNCLOS theo đề nghị của các đời Tổng thống, Tổng tham mưu trưởng Hoa Kỳ và các chỉ huy hải quân từ những năm 1990 trở lại đây.

Làm như vậy sẽ chứng minh được với thế giới rằng, Mỹ sẵn sàng hành động theo luật pháp quốc tế, tăng trọng lượng tiếng nói của Hoa Kỳ trong các sự vụ quốc tế gây tranh cãi khác liên quan đến biển cũng như tính hợp pháp của các hành động bảo vệ tự do, an toàn hàng không hàng hải của mình.

Hồng Thủy 06/10/15

27 Tháng Tám 2015(Xem: 13829)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13403)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14575)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14189)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15773)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14797)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14696)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15482)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19730)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14432)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18034)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.