Tàu cá Việt Nam bị bắn trên biển

14 Tháng Chín 20155:43 CH(Xem: 14819)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 14 SEP 2015

Tàu cá Việt Nam bị bắn trên biển

biendong-01
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN - Thái Lan - Malaysia. Đồ họa của VĂN HÓA map

biendong-02
Image copyright ThanhNien Image caption Ngư dân Nguyễn Hùng Cường đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang (ảnh của báo Thanh Niên)

Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng.

Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.

Chưa rõ hai ca nô này là của nước nào.

Một nhà báo địa phương đề nghị không nêu tên, người tiếp cận với nạn nhân trong bệnh viện, cho BBC biết vụ nổ súng khiến tài công của một tàu là Ngô Văn Sinh, 38 tuổi, chết tại chỗ.

Tài công Nguyễn Hùng Cường của một tàu khác, bị gãy xương đùi và hiện đang điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang.

Hôm 13/9, VnExpress dẫn lời thuyền viên Đỗ Nhật Nam, người có mặt trên một trong các tàu bị tấn công, cho hay "trên ca nô hải tặc có khoảng sáu người được trang bị nhiều vũ khí, có cả súng lớn. Tất cả hải tặc đều dùng mặt nạ che kín mặt".

Bốn chiếc tàu ‘bị trúng nhiều đạn hư hỏng nặng’ đã được đưa sửa chữa ở cảng Sông Đốc, Cà Mau.

Trong khi đó, Đại tá Phạm Quang Oánh, Phó Chủ nhiệm Chính trị Cảnh sát biển Việt Nam, xác nhận với BBC Tiếng Việt rằng có vụ tấn công. Tuy vậy, ông nói:

“Vụ việc đang trong quá trình điều tra và xác minh lời khai của ngư dân nên chúng tôi hiện chưa thể công bố chi tiết có mấy tàu cá Việt Nam gặp nạn và hải tặc là của nước nào. Tôi chỉ có thể nói rằng các báo trong nước đưa tin về vụ tấn công này quá sớm với những chi tiết chưa thật chính xác”.

biendong-03
Image copyright Xinhua Image caption Tàu cá Trung Quốc tại Biển Đông

‘Đang trong quá trình điều tra’

Hôm 14/9, báo Thanh Niên mô tả: “Thời điểm bị tấn công, tàu KG 49059 do ông Sinh làm tài công đang đánh bắt trong vùng biển giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan thì bất ngờ bị một ca nô có trang bị súng máy rượt theo”.

Báo này dẫn lời ngư dân Chao Văn Sáng, 37 tuổi, ngụ xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, người có mặt trên tàu khi xảy ra vụ nổ súng:

“Nhìn qua khe cửa hầm tôi thấy chiếc ca nô cắm cờ Thái Lan, trên ca nô có ba người, trong đó có hai người mặc đồng phục màu xanh, một người không mặc đồng phục, đội mũ tai bèo ôm súng máy. Chiếc ca nô lao về phía trước song song với tàu của chúng tôi, chỉ cách khoảng 15 - 20m. Họ không nói một tiếng nào rồi chĩa súng máy bắn thẳng vào ca bin”.

Cùng ngày, báo Tuổi Trẻ cho hay "ông Sáng khẳng định với Công an huyện Châu Thành, Kiên Giang, rằng cách đây gần hai tháng, chính ông cũng từng bị chiếc tàu cao tốc nói trên bắn dọa xuống nước, sau đó khống chế kéo đi lòng vòng ngoài biển để đòi tiền chuộc tàu lên tới 3,2 tỷ đồng".

“Trên tàu cao tốc có một người mặc thường phục nói tiếng Việt rất rành. Mấy lần trước họ chỉ bắn dọa đòi tiền chuộc, lần này không ngờ họ ra tay bắn thẳng vào buồng lái”, ông Sáng được Tuổi Trẻ dẫn lời.

biendong-04
Image copyright REUTERS Image caption Indonesia đánh chìm tàu cá nước ngoài bị cho là xâm phạm lãnh hải nước này tháng 5/2015

‘Cần lên tiếng mạnh mẽ hơn’

Hôm 14/9, trả lời phỏng vấn của BBC, luật sư Lê Quốc Quân, nhà hoạt động chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo Việt Nam và nhiều lần lên tiếng về việc bảo vệ ngư dân, cho biết:

“Vụ tấn công ngư dân mới nhất cho thấy Chính phủ Việt Nam cần lên tiếng mạnh mẽ và có hành động cụ thể hơn để bảo vệ ngư dân, lãnh hải. Trước đây, người phát ngôn bộ Ngoại giao chỉ lên tiếng phản đối và chung chung, thậm chí chỉ đề cập ‘tàu lạ, nước lạ’.

“Trong bối cảnh các nước trong khu vực đều leo thang vũ lực, như Indonesia đốt và đánh chìm tàu cá nước ngoài, theo tôi, Việt Nam cần điều tra dứt điểm các vụ tấn công ngư dân. Khi đã xác định quốc gia nào đứng sau hải tặc thì cần lên án mạnh mẽ và triệu hồi đại sứ của họ”, ông Quân nói.

Vụ tấn công ngư dân xảy ra chỉ vài ngày sau khi Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định 71/2015 cho phép lực lượng tuần tra dùng vũ khí truy đuổi tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10, Nghị định này về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam.

Theo đó, “trong trường hợp phát hiện vi phạm, nghị định cho phép các lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển có quyền truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài trong nội thủy và lãnh hải Việt Nam.

Việc truy đuổi có thể tiến hành liên tục, không ngắt quãng ra đến ngoài ranh giới lãnh hải hoặc vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam, và chấm dứt khi phương tiện bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ khác”.

“Khi các lực lượng chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ./

BBC 15/9/15

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

- Nghị định 71/2015

Nghị định 71-2015 đuổi "tàu lạ" có cho bắn đạn thật không?

10 Tháng Chín 2015

"BÁO VĂN  HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 11 SEP 2015

VN cho dùng vũ khí đuổi tàu nước ngoài

biendong-03

Image copyright Xinhua Image caption Tàu cá Trung Quốc tại Biển Đông

Hôm 9/9, Chính phủ Việt Nam vừa ban hành Nghị định 71/2015 cho phép lực lượng tuần tra dùng vũ khí truy đuổi tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải.

Có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10, Nghị định này về quản lý hoạt động của người, phương tiện trong khu vực biên giới biển nước Việt Nam.

Theo đó, “trong trường hợp phát hiện vi phạm, nghị định cho phép các lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển có quyền truy đuổi phương tiện đường thủy nước ngoài trong nội thủy và lãnh hải Việt Nam.

Việc truy đuổi có thể tiến hành liên tục, không ngắt quãng ra đến ngoài ranh giới lãnh hải hoặc vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam, và chấm dứt khi phương tiện bị truy đuổi đi vào lãnh hải của quốc gia, vùng lãnh thổ khác”.

“Khi các lực lượng chức năng đã sử dụng tín hiệu yêu cầu đối tượng vi phạm dừng lại để kiểm tra nhưng đối tượng không chấp hành, người chỉ huy lực lượng truy đuổi có quyền sử dụng các công cụ hỗ trợ, vũ khí theo quy định của pháp luật”, Nghị định do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 3/9 nêu rõ.

Nghị định không nêu rõ loại vũ khí nào đúng 'quy định của pháp luật'.

‘Hành động cương quyết’

Trao đổi với BBC Tiếng Việt qua điện thoại hôm 9/9, ông Nguyễn Đức Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo (SEA Institute) bình luận:

“Tôi cho rằng nghị định mang tính chất quan trọng này được ban hành đúng thời điểm và cũng là đòn răn đe các tàu nước ngoài có hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là động thái cho thấy chính phủ cương quyết bảo vệ ngư dân và lãnh hải Việt Nam”.

Tôi cho rằng nghị định mang tính chất quan trọng này được ban hành đúng thời điểm và cũng là đòn răn đe các tàu nước ngoài có hành vi xâm phạm vùng biển Việt Nam. Đây là động thái cho thấy chính phủ cương quyết bảo vệ ngư dân và lãnh hải Việt Nam.Nguyễn Đức Thắng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Biển và Hải đảo

Khi được hỏi liệu hành động sử dụng vũ khí có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường trên biển trong thời gian tới, ông Thắng đáp:

“Nghị định 71/2015 vẫn đảm bảo đường lối giữ hòa khí và đấu tranh bằng phương pháp hòa bình để bảo vệ lãnh hải. Do vậy, không có cơ sở quan ngại về hệ lụy của nó”.

Tiếc là hôm 9/9, BBC Tiếng Việt đã liên hệ nhiều lần nhưng không nghe được ý kiến của luật sư Trương Trọng Nghĩa, Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên Ban nghiên cứu pháp lý biển Đông và hải đảo.

Ông Nghĩa từng được báo Tuổi Trẻ dẫn lời cách đây một năm:

"Nếu Quốc hội lần này không có tuyên bố hay nghị quyết chính thức gì về Biển Đông thì tôi tin rằng nhân dân ta sẽ rất thất vọng, thậm chí hoang mang. Đại biểu Quốc hội chắc chắc sẽ nghẹn lời trước những ý kiến chất vấn của cử tri".

"Còn phía dư luận thế giới chắc sẽ bình luận rằng: Một hành vi xâm phạm và đe dọa chủ quyền của Việt Nam trắng trợn đến thế mà Quốc hội nước này không có phản ứng chính thức gì thì việc gì mà nghị sĩ và nhân dân các nước khác phải lên tiếng. Và đây có thể là một cái cớ để phía Trung Quốc tiến hành những việc làm hiếu chiến và nguy hiểm hơn nữa", ông Nghĩa được dẫn lời trên Tuổi Trẻ./

BBC 9 tháng 9 2015

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Xử lý đứng đắn biển Đông là xử lý ra sao?

biendong-05

Ảnh minh họa. Google images

Ông Trương Tấn Sang và ông Tập Cận Bình trong cuộc gặp hôm 3/9 đều nói cần "xử lý đúng đắn" các bất đồng về biển Đông

Trong một diễn biển riêng rẽ, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Việt Nam hôm thứ Năm 3/9 đã đồng ý sẽ "xử lý đúng đắn" các bất đồng liên quan tới tranh chấp ở biển Đông, Tân Hoa Xã đưa tin.

"Chúng tôi ủng hộ việc xử lý đúng đắn các tranh chấp giữa hai bên thông qua đối thoại, và mở rộng hợp tác và các lợi ích chung," Tân Hoa Xã dẫn lời ông Tập Cận Bình nói với ông Trương Tấn Sang trong chuyến đi của Chủ tịch Việt Nam tới Trung Quốc dự lễ duyệt binh đánh dấu 70 năm kết thúc Thế chiến II tại Á châu.

Về phần mình, Chủ tịch Sang nói: "Việt Nam hy vọng tăng cường sự tin cậy chính trị... xử lý đúng đắn những khác biệt và tăng cường hợp tác hai bên cùng có lợi," Tân Hoa Xã trích thuật.

theo BBC

07 Tháng Tám 2016(Xem: 11669)
"Chiến tranh nhân dân" mở màn
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 10537)
Diễn biến ở Hội nghị Asean xứ nghìn voi
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 12533)
Ai sẽ khai thác tài nguyên cá ở Biển Đông? - Ngư phủ trăm năm đổi lấy nghề xuất khẩu lao động.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 11069)
"Theo bản tin ngắn của Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt Nam “phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông”.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 11819)
- Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 12239)
* Scarborough, bãi Cỏ Mây đâu là mục tiêu gần nhất của TQ? * Biển Đông sẽ "chia đôi"?
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 10953)
Canh bạc lớn ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 10692)
Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.