Canh bạc quốc tế Biển Đông lật ngửa?

31 Tháng Tám 20151:18 SA(Xem: 14199)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 31 AUG 2015

 

Canh bạc quốc tế Biển Đông lật ngửa?

 image004

.Từ mạnh ai nấy chiếm hồn ai nấy giữ đến thỏa hiệpvề nguyên tắc bảo vệ tài sản Biển Đông đến quyền lợi của cáca cường quốc.

Ts Trần Công Trục: Liệu có khả năng Trung Quốc và Mỹ "đi đêm" ở Biển Đông?

(GDVN) - Mọi thông tin về việc Trung Quốc xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa phi pháp ở Trường Sa từ khi bắt đầu cho đến nay đều do Mỹ "độc quyền" công bố...

 

image005

Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi và Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ Jonathan Greenert. Ảnh: The Malaysian Insider.


Tờ Defense News ngày 25/8 cho hay, trong cuộc hội đàm trực tuyến kéo dài 90 phút sáng Thứ Ba vừa qua giữa Tư lệnh Hải quân Trung Quốc ông Ngô Thắng Lợi với Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Greenert Jon, hai bên đã trao đổi về Quy tắc ứng xử của chiến hạm hai nước khi gặp nhau bất ngờ trên biển (CUES), một thỏa thuận giữa 21 quốc gia Thái Bình Dương do ông Lợi và ông Greenert cùng thiết lập năm ngoái.

Đô đốc Greenert cho biết, ông đã đề xuất ý tưởng áp dụng CUES cho lực lượng Cảnh sát biển với Ngô Thắng Lợi: "Chúng tôi đề xuất ý tưởng này với Trung Quốc, bởi vì sự tương tác diễn ra ở Biển Đông chủ yếu là với tàu Cảnh sát biển Trung Quốc". Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ cho biết, Tư lệnh Cảnh sát biển Hoa Kỳ, Đô đóc Paul Zukunft cũng đã từng sang Trung Quốc trình bày đề xuất này với đối phương. 

Ý tưởng này cũng được Đô đốc Scott Swift, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ ủng hộ và thảo luận về khả năng áp dụng CUES cho Cảnh sát biển Trung Quốc, một lực lượng chấp pháp của Chính phủ Trung Quốc, đang hoạt động phi pháp trong hầu hết Biển Đông theo đường yêu sách “lưỡi bò” phi lý của họ.

Động thái này rất đáng lưu ý khi nó diễn ra ngay trước thềm chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ đầu tiên của ông Tập Cận Bình, sau khi Lầu Năm Góc lại vừa công bố tài liệu cho thấy Trung Quốc đã bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp thêm 50% diện tích đảo nhân tạo ở Biển Đông chỉ trong tháng 6.

Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ bình luận: "Quả thật đây là một động thái hết sức đáng chú ý và rất khó hiểu, bởi vì:

Thứ nhất có lẽ phía Hoa Kỳ thừa biết rằng, về danh nghĩa pháp lý Cảnh sát biển là lực lượng chấp pháp của Chính phủ, làm nhiệm vụ quản lý nhà nước trong phạm vi các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình.

Trong tình hình hiện nay để hợp thức hóa yêu sách “lưỡi bò” phi lý và đầy tham vọng của mình, Trung Quốc đã và đang đẩy lực lượng Cảnh sát biển cùng với đông đảo tàu cá trá hình ra làm “nhiệm vụ chấp pháp” trong vùng biển không thuộc các quyền hợp pháp của họ.

Nếu thừa nhận những hoạt động phi pháp này, dù là trực tiếp hay gián tiếp, dù là vô tình hay cố ý, cũng đều rơi vào bẫy của Trung Quốc: Mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền vô lý của Trung Quốc đối với hầu hết Biển Đông

Thứ hai, nếu Mỹ - Trung bắt tay hợp tác với nhau ở Biển Đông thì họ sẽ hợp tác trong phạm vi nào? Trong khu vực quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam? Trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông hay trên toàn bộ Biển Đông với phạm vi đường lưỡi bò?

Nếu hợp tác với cái cớ "tránh va chạm, đối đầu khi chạm trán bất ngờ" ở bất kỳ vùng biển nào Cảnh sát biển Trung Quốc xuất hiện thì dù vô tình hay hữu ý, động thái này khó tránh khỏi sự mặc nhiên thừa nhận yêu sách chủ quyền phi lý cũng như phạm vi hoạt động sai trái của Trung Quốc. 

image006

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ.


Thứ ba, trên Biển Đông, Trung Quốc có lực lượng Cảnh sát biển hùng hậu nhất khu vực với 95 tàu lớn và 110 tàu nhỏ, vượt xa Nhật Bản với 53 tàu lớn và 25 tàu nhỏ cũng như các quốc gia Đông Nam Á khác cộng lại. Phương thức hoạt động của chúng đã được chính các học giả nước này công khai đặt tên là chiến lược bắp cải/chiến lược cờ vây/chiến lược tằm ăn dâu.

Bước đầu tiên là lực lượng tàu cá trá hình (dân quân biển) được Trung Quốc tung ra các vùng biển mà họ nhảy vào tranh chấp để hoạt động. Tiếp đến là các tàu Cảnh sát biển thống nhất từ 5 lực lượng khác nhau với trang bị tàu thuyền, pháo nước, thậm chí là vũ khí hiện đại để "tuần tra" xung quanh những khu vực họ nhảy vào tranh chấp, chủ động tạo ra tranh chấp, thậm chí là khủng hoảng.

Điển hình như vụ giàn khoan 981 năm ngoái hay các đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp ở Trường Sa năm nay. Sớm hơn nữa là vụ Trung Quốc dùng 2 lực lượng này gây sự cố, chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines năm 2012. Tàu hải quân Trung Quốc sẽ lượn lờ gần đó, sẵn sàng phối hợp, can thiệp khi xảy ra tình huống hoặc khi đối phương sập bẫy Bắc Kinh.

Do đó, có thể thấy rõ bản chất hoạt động của Cảnh sát biển, dân quân biển và tàu cá Trung Quốc trá hình ở những vùng biển nước này nhảy vào tranh chấp trên Biển Đông, bao gồm phạm vi quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, rõ ràng là một lực lượng bạo lực trá hình, vũ trang trá hình nhằm hiện thực hóa yêu sách đường lưỡi bò phi lý.

Nay Hoa Kỳ đặt vấn đề hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc, phải chăng muốn gián tiếp thừa nhận các hoạt động leo thang gây hấn của lực lượng này ở Biển Đông?

Tại sao Mỹ lại đưa ra ý tưởng này trong lúc chính Đô đốc Scott Swift thừa nhận, các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ trong khu vực đang rất hoang mang, phẫn nộ trước hành vi leo thang bồi lấp, xây dựng phi pháp của Trung Quốc ở Trường Sa và đòi hỏi Hoa Kỳ cam kết mạnh mẽ chống Trung Quốc bành trướng?

Đúng lúc ấy ông Scott Swift lại nói rằng, nên duy trì quan hệ tích cực với Trung Quốc, ủng hộ ý tưởng hợp tác với Cảnh sát biển Trung Quốc ở Biển Đông? Thật khó có thể nắm bắt rõ mục đích, ý đồ thực sự của người Mỹ ở Biển Đông là gì.

Thứ năm, một chi tiết nữa cũng cần hết sức lưu ý, mọi thông tin về việc Trung Quốc xây dựng, bồi lấp, quân sự hóa phi pháp ở Trường Sa từ khi bắt đầu cho đến nay đều do Mỹ "độc quyền" công bố ở những thời điểm có lựa chọn và cân nhắc kỹ.

Người Mỹ không nói, dư luận thế giới và khu vực có lẽ không thể biết hoặc biết tường tận như hiện nay. Điều này cho thấy Mỹ đang hoàn toàn chủ động trên bàn cờ Biển Đông.

Phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter tại Đối thoại An ninh Shangri-la năm nay về việc sẵn sàng điều máy bay quân sự, chiến hạm đi qua không phận và vùng biển phạm vi 12 hải lý vùng biển, vùng trời quốc tế xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây trái phép ở Trường Sa, cho đến nay cũng mới chỉ dừng lại ở lời nói.

Trong khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Philippines tiếp tục công khai thách thức dư luận và luật pháp quốc tế với phát biểu rằng "không có tự do hàng không, hàng hải cho tàu chiến và máy bay".

Bởi vậy, các bên liên quan trong đó có Việt Nam cần tỉnh táo theo dõi các diễn biến tiếp theo trên Biển Đông trước, trong và sau chuyến thăm Mỹ của Tập Cận Bình để có đối sách phù hợp, tránh trở thành quân cờ trong bàn tay nước lớn khi họ đổi chác các lợi ích chiến lược ở Biển Đông."

Hồng Thủy 27/08/15 11:45

Chiến lược mới của Mỹ ở Biển Đông có gì đáng lưu ý?

Hồng Thủy

30/08/15 09:08

image007

Chiến hạm USS Fort Worth hải quân Hoa Kỳ tuần tra trên Biển Đông, ảnh: Bloomberg.


 (GDVN) - Chiến lược mới lần này cũng thiếu vắng quy định cho bất kỳ lệnh trừng phạt nào được áp dụng cho hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo...

Brinda Banerjee, một nhà nghiên cứu về an ninh, xung đột vũ trang và chính sách quân sự ngày 29/8 có bài phân tích trên trang Valuewalk cho biết, Hoa Kỳ mới đây đã ra mắt chiến lược an ninh hàng hải mới ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó Biển Đông là nền tảng chương trình nghị sự an ninh - hải quân mới.

Chiến lược của Mỹ tập trung vào 3 điểm: Bảo vệ tự do trên Biển Đông; Ngăn ngừa xung đột và cưỡng chế; Thủc đẩy việc tuân thủ luật pháp và tiêu chuẩn quốc tế.

Xung đột địa chính trị ở Biển Đông đã tồn tại trong nhiều năm, nhưng gia tăng nhanh chóng đáng chú ý trong năm qua sau khi Trung Quốc bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa (Khánh Hòa, Việt Nam).

Hoa Kỳ đang nỗ lực để ổn định cân bằng sức mạnh trong khu vực, ngăn chặn Trung Quốc bành trướng yêu sách chủ quyền (vô lý, phi pháp) ở Biển Đông. Chiến lược mới về an ninh hàng hải châu Á - Thái Bình Dương rõ ràng lấy cảm hứng từ những diễn biến gần đây trên Biển Đông.

Chính quyền Tổng thống Barack Obama hiểu rõ đã đến lúc cần phải xem lại chính sách cũ của mình ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung, Biển Đông nói riêng và xây dựng một chính sách mới.

Chiến lược mới nhằm thúc đẩy luật pháp quốc tế về ứng xử trên biển, và đảm bảo rằng không một quốc gia nào hoàn toàn kiểm soát một vùng biển vùng trời quốc tế hoặc khẳng định quyền tài phán của mình ngoài các vùng biển họ có thẩm quyền theo quy định của luật pháp quốc tế.

Hoa Kỳ đang tìm cách kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Biển Đông vì lý do rất rõ ràng: Sự thống trị của Trung Quốc trong khu vực này không chỉ đảo ngược hoàn toàn cân bằng địa chính trị có lợi cho Bắc Kinh mà còn giáng đòn chí mạng vào chiến lược xoay trục sang châu Á.

Nếu để Bắc Kinh khẳng định chủ quyền (vô lý, phi pháp) trên Biển Đông thì có nghĩa toàn bộ tuyến hàng hải thương mại, hàng không, các hoạt động công nghiệp, quân sự, viễn thông, nghiên cứu ở Biển Đông đều chịu sự chi phối của Bắc Kinh.

Hiện tại Trung Quốc tự hào có 205 tàu Cảnh sát biển, vượt xa 147 tàu tuần tra của lực lượng Cảnh sát biển tất cả các quốc gia khác trong khu vực công lại. Chưa kể đến số tàu của lực lượng "dân quân biển" và tàu cả "trá hình". Trung Quốc cũng sử dụng 303 tàu chiến hải quân, vượt xa tổng số 202 tàu quân sự của Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Philippines và Việt Nam cộng lại.

image008

Lính Trung Quốc, hình minh họa: Reuters.


Mỹ thúc đẩy triển khai 60% binh hỏa lực không - hải quân của mình ở hải ngoại đến Thái Bình Dương trong 5 năm tới. Mỹ cũng đang tập trung mạnh vào việc triển khai 386 ngàn quân ở châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí là tập trung vào sân chơi an ninh ở Biển Đông.

Washington cũng có kế hoạch triển khai các máy bay mới nhất, một tàu tấn công đổ bộ, một tàu ngầm tấn công, 2 tàu khu trục lớp Aegis, 3 tàu khu trục tàng hình đến khu vực, cùng hợp tác tập trận chung, phát triển năng lực cho các nước ven Biển Đông.

Trong thời gian qua Lầu Năm Góc đã từng sai lầm khi quá thận trọng trong việc tránh xung đột ở Biển Đông, không dám thách thức sự bành trướng của Bắc Kinh như nhiều người mong đợi, ngần ngại lên án Trung Quốc mạnh mẽ.

Chiến lược mới lần này cũng thiếu vắng quy định cho bất kỳ lệnh trừng phạt nào được áp dụng cho hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở Trường Sa, tiếp tục gây hấn hòng chiếm thế thượng phong ở Biển Đông.

Tuy nhiên bằng cách tăng cường củng cố sự hiện diện quân sự ở Biển Đông, Mỹ gửi thông điệp rõ ràng cho tất cả các bên liên quan rằng sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực sẽ không được tha thứ. Sự hiện diện của Mỹ trong khu vực là để khôi phục sự cân bằng quyền lực và ngăn chặn Trung Quốc bành trướng, độc chiếm Biển Đông thành ao nhà.

Các chuyên gia lưu ý, bất chấp những nỗ lực này của Washington, vẫn có thực tế không thể phủ nhận là Trung Quốc đang bồi lấp, xây dựng, quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp lan tràn và không có cách nào ngăn Bắc Kinh đạt được mục tiêu này. Andrew Erickson bình luận trên The Wall Street Journal về 3 cách thức chiến lược mới về an ninh hàng hải của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương có thể tăng cường an ninh cho Biển Đông.

Một là Trung Quốc nhiều lần được cảnh báo không bành trướng, độc chiếm Biển Đông nhưng cho đến nay họ vẫn phớt lờ. Hoa Kỳ cần phải xem xét hình thức xử phạt chính thức và các biện pháp trừng phạt Bắc Kinh để đảm bảo hòa bình, an ninh trong khu vực.

Hai là Lầu Năm Góc cần thảo luận chi tiết hơn về phạm vi hoạt động của Mỹ ở Biển Đông, công bố tham gia và hỗ trợ các bên xây dựng, thiết lập chính sách mới.

Thứ ba là phải cảnh báo mạnh mẽ Bắc Kinh không dùng dân quân biển để bành trướng Biển Đông. Tập Cận Bình đã chỉ thị quân đội Trung Quốc thành lập một lực lượng lớn dân quân biển và một phần lớn lực lượng này sử dụng cho mục tiêu độc chiếm Biển Đông làm ao nhà.

Hồng Thủy

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Nguyên tắc 3 điểm về Biển Đông

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 20 MAR 2015

* Bắc Kinh 27/8/2014: Lê Hồng Anh, Tập Cận Bình: “biển Việt Nam - biển Trung Quốc”

* Biển Đông tiêu tùng!
 image009
Sóng Biển Đông bề bề một cõi.
image010
Hoàng hôn biển Đông; xa xa là đảo Song Tử Tây.

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung

BBC - thứ tư, 27 tháng 8, 2014


image011
Ông Lê Hồng Anh ký kết thỏa ước Nguyên tắc 3 điểm về Biển Đông với ông Lưu Vân Sơn ngày 27/8/2014 tại Bắc Kinh.

Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.

Trong ngày 27/8, truyền thông Trung Quốc nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm” trong chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.

Sau đó, bản tin chính thức của Việt Nam cũng nói phái viên Việt Nam đạt được nhất trí về “ba nội dung quan trọng nhằm chỉ đạo phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước trong thời gian tới”.

Ông Lê Hồng Anh là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ông thăm Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”:

•    Lãnh đạo hai Đảng, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường chỉ đạo trực tiếp phát triển quan hệ song phương, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt trước sau như một phát triển lành mạnh, ổn định.

•    Hai bên cần phải tiếp tục sâu sắc giao lưu giữa hai Đảng, nhìn về lâu dài khôi phục và tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quốc phòng, kinh tế-thương mại, an ninh hành pháp, nhân văn, v.v.

•    Hai bên đồng ý tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo hai Đảng và hai nước, nghiêm túc thực hiện "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt", vận dụng tốt cơ chế đàm phán Chính phủ về biên giới Trung-Việt, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu và thương lượng về vấn đề cùng khai thác, không áp dụng hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, giữ gìn đại cục của quan hệ Trung-Việt cũng như hoà bình và ổn định của Nam Hải.

Trong khi đó, Thông Tấn Xã Việt Nam nói ba nội dung này là:

•    Lãnh đạo hai Đảng, hai nước Việt Nam-Trung Quốc tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo trực tiếp đối với quan hệ hai Đảng, hai nước, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung không ngừng phát triển lành mạnh, ổn định.

•    Hai bên tăng cường giao lưu giữa hai Đảng, hai nước; khôi phục và tăng cường hợp tác giữa hai bên trên mọi lĩnh vực như chính trị ngoại giao, quốc phòng, an ninh, kinh tế, thương mại, thực thi pháp luật, nhân văn...

•    Hai bên tuân thủ các nhận thức chung quan trọng của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển; kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông.

Ba điểm này được nêu vào sáng 27/8 khi phái viên Việt Nam gặp ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.


image012
Sau đó cùng ngày ông Tập Cận Bình đã tiếp ông Lê Hồng Anh.

Tường thuật về cuộc gặp, Tân Hoa Xã dẫn lời ông Lưu Vân Sơn nói quan hệ Trung-Việt “từng một dạo xuất hiện cục diện căng thẳng và khó khăn, đây là điều mà chúng ta không muốn trông thấy”.

Theo ông, chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh “thể hiện nguyện vọng chính trị tích cực thúc đẩy cải thiện và phát triển quan hệ Trung-Việt của Đảng và Chính phủ Việt Nam”.

Sau đó cùng ngày, lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc, Tập Cận Bình, đã tiếp ông Lê Hồng Anh.

Tại cuộc gặp, ông Lê Hồng Anh chuyển lời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm lại Việt Nam.

Hôm 26/8, ông Lê Hồng Anh đã gặp ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Chính hiệp Toàn quốc Trung Quốc, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc.

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói ông Lê Hồng Anh đã tuyên bố mục đích chuyến thăm “là để cùng các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc trao đổi về các biện pháp nhằm khôi phục và thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”./

 

+++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 

Thông cáo chung CS Việt - Mỹ do Tòa Đại Sứ Mỹ tại Hà Nội công bố

12 Tháng Bảy 20151:16 SA(Xem: 438)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ BẨY 11 JULY 2015 

image013

Cái bắt tay "lịch sử" giữa TT Hoa Kỳ và ông trùm số 1 đảng CSVN ngày 7 tháng 7, 2015 tại tòa Bạch Ốc - đóng lại quá khứ mở ra chương mới mối quan hệ toàn diện đầu thế kỷ 21. Google images.

Dưới đây là nguyên văn bản tiếng Việt của bản thông cáo chung sau cuộc họp giữa Tổng Thống Obama và Tổng Bí Thư CS Nguyễn Phú Trọng ngày 7.7.2015 tại Washington DC, do Đại Sứ Quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ tại Hà Nội công bố, xin gởi đến quý vị để dùng làm tài liệu :

 ĐẠI SỨ QUAN HỢP CHỦNG QUỐC HOA KỲ.

HÀ NỘI - VIỆT NAM.

http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/usvn_joint_vision_statement0715.html

 Tuyên bố Tầm nhìn chung Hoa Kỳ - Việt Nam

TÒA BẠCH ỐC.

Văn phòng Thư ký Báo chí.

DÀNH CHO ĐĂNG TẢI NGAY.

7/7/2015

 Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.

 Hoa Kỳ và Việt Nam ghi nhận những phát triển tích cực và thực chất trong nhiều lĩnh vực hợp tác trong 20 năm qua kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, nhất là tăng trưởng kinh tế và hợp tác thương mại, hợp tác về xử lý các vấn đề di sản chiến tranh cũng như về khoa học và công nghệ, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, quốc phòng, an ninh, nhân quyền, và gia tăng hợp tác khu vực và quốc tế về các vấn đề cùng quan tâm.

 Hoa Kỳ và Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật kể từ khi hình thành Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam vào năm 2013. Đặc biệt, thương mại song phương và đầu tư tiếp tục tăng trưởng nhanh chóng; Hiệp định “123” về Hợp tác Sử dụng Năng lượng Hạt nhân vì Mục đích Hoà bình đã có hiệu lực; Việt Nam thông qua Tuyên bố về Các nguyên tắc Cấm đoán của Sáng kiến An ninh Chống Phổ biến Vũ khí Huỷ diệt; Hoa Kỳ nới lỏng các hạn chế đối với việc bán vũ khí; Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng được ký kết; và gia tăng hợp tác về các vấn đề khu vực và đa phương. Các cuộc đối thoại và trao đổi lần đầu tiên từ trước đến nay giữa một bên là các đơn vị gắn với Đảng Cộng sản Việt Nam và bên kia là các tổ chức gắn với các Đảng Cộng hoà và Đảng Dân chủ ở Hoa Kỳ cũng đã diễn ra, như đã được vạch ra trong Quan hệ Đối tác Toàn diện 2013.

 Các thành tựu trong quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam có thể có được là nhờ các nỗ lực chung có tính xây dựng vượt lên trên quá khứ, khắc phục những khác biệt, và thúc đẩy các lợi ích chung hướng tới tương lai.

Tầm nhìn về Quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam:  Làm sâu sắc hơn Quan hệ Đối tác Dài hạn

Hướng tới tương lai của mối quan hệ song phương và phát huy từ Quan hệ Đối tác Toàn diện, cả hai nước khẳng định tiếp tục theo đuổi một mối quan hệ sâu sắc, lâu bền và thực chất trên cơ sở tôn trọng Hiến chương Liên hiệp quốc, luật pháp quốc tế, và hệ thống chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Hai bên cam kết tối đa hoá các lợi ích chung và sự hợp tác cả ở cấp song phương lẫn đa phương, vì lợi ích của cả hai dân tộc, góp phần vào hoà bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.

Tăng cường quan hệ chính trị và ngoại giao, gia tăng các cuộc trao đổi cấp cao, và mở rộng các cuộc tham vấn song phương để tiếp tục xây dựng lòng tin và cải thiện quan hệ vẫn là các mối ưu tiên đối với cả Hoa Kỳ và Việt Nam, tương tự như vậy là việc củng cố hợp tác về kinh tế, thương mại và đầu tư và làm sâu sắc hơn sự hợp tác về khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo, y tế, môi trường, và thực thi pháp luật. Hai nước công nhận thành công của cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ và nhiều đóng góp của họ đối với sự phát triển của Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như cho quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam tốt đẹp hơn.

 Hoa Kỳ và Việt Nam tái khẳng định tiếp tục hợp tác song phương về quốc phòng và an ninh, như đã được phác thảo trong Tuyên bố Tầm nhìn chung về Quan hệ Quốc phòng Hoa Kỳ - Việt Nam. Cả hai nước nhấn mạnh cam kết cộng tác xử lý các mối đe doạ an ninh phi truyền thống, hợp tác về an ninh hàng hải, giám sát mặt biển, thương mại quốc phòng và chia sẻ thông tin, tìm kiếm và cứu nạn, trợ giúp nhân đạo và cứu trợ thảm hoạ, và trao đổi về công nghệ quốc phòng, bên cạnh các vấn đề khác. Cả hai nước hoan nghênh các nỗ lực chung nhằm xử lý các vấn đề di sản chiến tranh, trong đó có sứ mệnh nhân đạo về tìm kiếm hài cốt người mất tích (MIA), rà phá bom mìn chưa nổ và khắc phục hậu quả điôxin, và trợ giúp hơn nữa cho các nỗ lực nhân đạo này.

Hoa Kỳ và Việt Nam dự kiến sẽ làm việc với sự phối hợp chặt chẽ với các bên đàm phán khác để hoàn tất hiệp định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và đầy tham vọng càng sớm càng tốt và thực hiện bất kỳ cải cách nào cần thiết để đạt các tiêu chuẩn cao của hiệp định TPP, trong đó có liên quan đến các cam kết gắn với Tuyên bố 1998 của ILO về các quyền và các nguyên tắc cơ bản tại nơi làm việc. Cả hai nước cam kết về một hiệp định TPP chất lượng cao, cân bằng đáp ứng lợi ích của tất cả các bên và tạo ra một khuôn khổ có lợi chung và lâu dài cho hợp tác kinh tế và thương mại giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cùng lúc mang lại lực đẩy mới cho hợp tác kinh tế khu vực và đóng góp cho hợp tác và thịnh vượng ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Hoa Kỳ khen ngợi tiến bộ về cải cách kinh tế của Việt Nam và khẳng định tiếp tục ủng hộ và can dự có tính xây dựng với Việt Nam, và Hoa Kỳ lưu ý mối quan tâm của Việt Nam đối với việc đạt được sự công nhận về nền kinh tế thị trường.

Cả hai nước cam kết tiếp tục ủng hộ việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và ủng hộ duy trì đối thoại tích cực, thẳng thắn và có tính xây dựng về nhân quyền để cải thiện hiểu biết lẫn nhau, và giảm bớt sự khác biệt. Hai bên khuyến khích hợp tác hơn nữa để đảm bảo rằng mọi người, kể cả những người thuộc các nhóm dễ bị tổn thương, không phân biệt giới tính, chủng tộc, tôn giáo, hay thiên hướng tính dục, và bao gồm cả những người khuyết tật, được hưởng đầy đủ nhân quyền của họ. Hoa Kỳ hoan nghênh các nỗ lực không ngừng của Việt Nam nhằm hài hoà các luật với Hiến pháp 2013 và các cam kết quốc tế, mà Việt Nam nhận thực hiện vì sự phát triển toàn diện của mình, bao gồm thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do cơ bản. Hoa Kỳ hoan nghênh việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Chống Tra tấn và các Hình phạt Độc ác, Vô nhân đạo hay Làm mất nhân phẩm khác và Công ước về Quyền của Người Khuyết tật, và hai nước mong được hợp tác kỹ thuật về lĩnh vực này.

Hoa Kỳ và Việt Nam dự kiến sẽ đẩy nhanh hợp tác giáo dục, kể cả thông qua các định chế như Đại học Fulbright Việt Nam và các chương trình liên kết đại học khác cũng như trong cộng tác về tiếng Anh. Việc thúc đẩy giao lưu nhân dân vẫn thật quan trọng. Hai nước dự kiến sẽ cân nhắc các biện pháp tạo điều kiện về visa để khuyến khích có nhiều hơn nữa du khách, sinh viên và khách thăm có mục đích công việc đến cả hai nước, và kêu gọi các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ và Việt Nam kết thúc càng sớm càng tốt một thoả thuận song phương về việc xây dựng các khu phức hợp mới của các phái bộ đại diện của họ, kể các các toà đại sứ.

 Gia tăng Hợp tác về các Vấn đề Toàn cầu và Khu vực

Hoa Kỳ hoan nghênh chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam, và Việt Nam hoan nghênh chính sách tăng cường hợp tác với khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Hai nước khen ngợi lẫn nhau về đóng góp của mỗi nước đối với việc ủng hộ hoà bình, an ninh, ổn định và thịnh vượng ở khu vực cũng như trên thế giới. Hoa Kỳ và Việt Nam cũng cam kết tăng cường hợp tác về các vấn đề khu vực và toàn cầu thuộc mối quan tâm và lợi ích chung.

 Hai nước cam kết thúc đẩy hợp tác về phát triển bền vững, xử lý các mối đe doạ an ninh truyền thống và phi truyền thống, bao gồm thiên tai, buôn lậu các loài hoang dã, an ninh nước, và các đại dịch. Hai nước cam kết mở rộng cộng tác về các hoạt động gìn giữ hoà bình và chờ đón Hội nghị Thượng đỉnh An toàn Hạt nhân 2016 cũng như mong sẽ có các hành động quốc gia cụ thể để thúc đẩy an ninh hạt nhân. Hai nước cam kết mở rộng hợp tác về Nghị trình An ninh Y tế Toàn cầu (GHSA), kể cả hướng tới việc đạt được các mục tiêu GHSA càng sớm càng tốt.

 Hoa Kỳ và Việt Nam cam kết củng cố hợp tác tại các diễn đàn khu vực, như diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương, Diễn đàn An ninh Khu vực Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Sáng kiến Hạ vùng Mekong, và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á, và ghi nhận tầm quan trọng của một khối ASEAN vững mạnh và đoàn kết, vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc an ninh và chính trị khu vực, và Quan hệ Đối tác Chiến lược Hoa Kỳ – ASEAN.

 Cả hai nước đều quan ngại về những diễn biến mới đây ở Biển Đông đã làm gia tăng căng thẳng, xói mòn lòng tin, và đe doạ phá hoại hoà bình, an ninh và ổn định. Hai bên công nhận sự cấp bách của việc duy trì các quyền tự do hàng hải và hàng không bên trên vùng biển được quốc tế công nhận; thương mại hợp pháp không bị cản trở, an ninh và an toàn hàng hải; kiềm chế các hành động làm tăng căng thẳng; bảo đảm rằng mọi hành động và hoạt động được tiến hành tuân thủ luật pháp quốc tế; và bác bỏ sự cưỡng ép, đe doạ, và sử dụng hay đe doạ sử dụng vũ lực.

 Cả hai nước ủng hộ giải quyết hoà bình các tranh chấp phù hợp với luật quốc tế, bao gồm cả những gì được thể hiện trong Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 10/12/1982 (UNCLOS), và công nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ Tuyên bố về Ứng xử của Các bên ở Biển Đông, cũng như các nỗ lực hoàn tất Bộ quy tắc Ứng xử của Các bên ở Biển Đông.

 Các Thoả thuận và Biên bản đã đạt được

Những thoả thuận và dàn xếp sau đây thúc đẩy việc phát triển quan hệ song phương Hoa Kỳ - Việt Nam và hình thành nền móng vững chắc từ đó sự hợp tác tương lai của cả hai nước sẽ tiếp tục phát huy, đó là:

- Hiệp định giữa Chính phủ Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về Tránh đánh thuế Hai lần và Chống Gian lận Tài chính liên quan đến Thuế và Thu nhập;

- Biên bản Ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về Hợp tác Gìn giữ Hoà bình Liên hiệp quốc;

- Biên bản Ghi nhớ ký giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ về Chương trình Các mối đe doạ Đại dịch Mới nổi Nghị trình An ninh Y tế Toàn cầu;

- Hiệp định Dự án Trợ giúp Kỹ thuật Hàng không Việt Nam giữa Cơ quan Phát triển và Thương mại Hoa Kỳ và Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam; và

- Việt Nam cấp giấy phép cho trường Đại học Fulbright Việt Nam mới./

07 Tháng Tám 2016(Xem: 11671)
"Chiến tranh nhân dân" mở màn
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 10539)
Diễn biến ở Hội nghị Asean xứ nghìn voi
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 12537)
Ai sẽ khai thác tài nguyên cá ở Biển Đông? - Ngư phủ trăm năm đổi lấy nghề xuất khẩu lao động.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 11071)
"Theo bản tin ngắn của Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt Nam “phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông”.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 11823)
- Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 12242)
* Scarborough, bãi Cỏ Mây đâu là mục tiêu gần nhất của TQ? * Biển Đông sẽ "chia đôi"?
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 10955)
Canh bạc lớn ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 10695)
Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.