Khai mạc vũ đài Trường Sa: "Tam giác Cam Ranh, Chữ Thập, Subic tuy xa mà gần"

21 Tháng Bảy 20156:22 CH(Xem: 14545)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 22 JULY 2015

Khai mạc vũ đài Trường Sa: "Tam giác Cam Ranh, Chữ Thập, Subic tuy xa mà gần"
 image016
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ  LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map

Báo Nhật: Mỹ mong muốn điều gì ở Cam Ranh?

(GDVN) - Một quan chức ngoại giao Mỹ nói với Asahi, vịnh Cam Ranh là một địa điểm lý tưởng Washington muốn từ đây theo dõi Bắc Kinh vì đó là cảng nước sâu có thể...
 image017
Một góc vịnh Cam Ranh trong lễ đón tàu ngầm Hà Nội, ảnh: Tân Hoa Xã.

Nhật báo Asahi, Nhật Bản ngày 20/7 đưa tin, Việt Nam và Philippines đang nỗ lực “phục hồi căn cứ thời Chiến tranh Lạnh để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông”.

Cuối tháng 6 vừa qua tàu ngầm Khánh Hòa đã về đến vịnh Cam Ranh, một căn cứ đã từng được quân đội Mỹ rồi Liên Xô và sau này là Nga sử dụng. Hiện nay Việt Nam đang tu sửa và mở rộng căn cứ Cam Ranh làm nơi đồn trú cho lực lượng tàu ngầm.

Một quan chức ngoại giao Mỹ nói với Asahi, vịnh Cam Ranh là một địa điểm lý tưởng Washington muốn từ đây theo dõi Bắc Kinh vì đó là cảng nước sâu có thể đón tàu sân bay. Cam Ranh cách quần đảo Trường Sa chỉ 460 km, nơi Trung Quốc đang tiến hành hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa các đảo nhân tạo (bất hợp pháp).

Trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đang thúc đẩy hợp tác an ninh quốc phòng, người Mỹ tìm cách được sử dụng vịnh Cam Ranh như một cơ sở cung cấp dịch vụ.

Việt Nam nhất quán chủ trương không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam chống lại nước khác. Đồng thời Việt Nam hoan nghênh các nước sử dụng dịch vụ hậu cần kỹ thuật tại Cam Ranh - PV.

Để chống lại chính sách tái cân bằng châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ, bây giờ Nga cũng tìm cách sử dụng máy bay tiếp dầu tiếp nhiên liệu cho các máy bay chiến đấu của mình dẫn đến căng thẳng ngày càng tăng giữa Washington, Moscow và Bắc Kinh trên Biển Đông.

Tại Philippines, vịnh Subic cũng đang được cải tạo để làm nơi đồn trú cho 10 chiến đấu cơ và 2 tàu chiến để bảo vệ yêu sách của Philippines ở Biển Đông, chống lại sự bành trướng của Trung Quốc./ (theo Hồng Thủy 21/07/15 07:25)

Ảnh mới nhất về đường băng Trung Quốc xây phi pháp ở Đá Chữ Thập

Thứ ba, 21/07/2015

(An Ninh Quốc Phòng) - DigitalGlobe, hãng chuyên cung cấp ảnh vệ tinh Mỹ, vừa đăng tải loạt ảnh chụp ngày 13.7 về công trình xây dựng đường băng trái phép của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập, thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
 image018
Hình ảnh đường băng xây dựng đã hoàn chỉnh, bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc hiện rõ trong ảnh chụp Đá Chữ Thập từ vệ tinh của hãng DigitalGlobe ngày 13.7.2015

Hồi đầu tháng 7.2015, dựa vào phân tích từ hình ảnh chụp từ vệ tinh, các chuyên gia quân sự Mỹ ước tính đường băng tại Đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, có thể đi vào hoạt động chỉ trong một vài tháng tới.

Theo nhận định mới, đường băng này sẽ được hoàn thành còn sớm hơn mốc cuối năm 2015 đưa ra hồi tháng 5 qua. Nhận định kể trên dựa vào loạt ảnh vệ tinh mà Asia Maritime Transparency Initiative (AMTI) – tổ chức theo dõi các diễn biến trên vùng biển Đông Á – công bố, trong đó có tấm chụp hôm 28.6.15 trên Đá Chữ Thập.

Đường băng này dài 3.000 m, đủ dài và rộng để hầu hết các loại máy bay quân sự của Trung Quốc sử dụng, theo Reuters.

AMTI cho biết đường băng kể trên đang trong giai đoạn được phủ lớp vật liệu trên cùng và được ghi dấu chỉ dẫn. Đường dẫn máy bay ra đường băng, khu vực máy bay đậu cũng thấy rõ trong loạt ảnh mới.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã xây dựng phi pháp 2 bãi đáp trực thăng, 10 ăng ten liên lạc qua vệ tinh và một trạm radar trên Đá Chữ Thập. Phần hồ giữa Đá Chữ Thập đã xây xong 9 cầu cảng cho tàu cập bến, và đã có tàu chiến ghé vào đây, theo ảnh chụp từ vệ tinh. Tính chung diện tích Đá Chữ Thập đã được mở rộng ra thành 2,74 km2, theo AMTI.

Hồi giữa tháng 6, Trung Quốc  cũng đã tuyên bố sẽ sớm hoàn tất các công trình bồi đắp đảo nhân tạo mà nước này ngang nhiên tiến hành tại Biển Đông.

Tờ The New York Times (Mỹ) dẫn lời các chuyên gia bình luận Bắc Kinh đưa ra tuyên bố này nhằm tìm cách làm giảm căng thẳng với Mỹ, đồng thời trấn an dư luận trong nước rằng chính quyền vẫn đang chống lại áp lực quân sự từ Washington.

Trong khi đó, tuần san Newsweek (Mỹ) hồi đầu tháng 7 dẫn lời bà Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp khu vực châu Á của Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế của Mỹ (CSIS), nhận xét mùa mưa bão sắp tới có thể sẽ khiến Trung Quốc giảm tốc độ xây dựng phi pháp trên Biển Đông, sau đó nước này sẽ lại đẩy nhanh tiến độ vào thời điểm cuối năm.

Cũng theo bà Glaser, riêng trong quãng thời gian Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ vào tháng 9 tới, việc xây dựng sẽ tạm dừng.
 image019
Công trình phía tây nam của đảo nhân tạo Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp trên Đá Chữ Thập thuộc Quần đảo Trường Sa của Việt Nam – Ảnh: DigitalGlobe chụp ngày 13.7.2015
 image020
Các cơ sở và đường băng ở phần thân đảo nhân tạo trên Đá Chữ Thập đã gần như hoàn tất – Ảnh: DigitalGlobe ngày 13.7.2015
 image021
Phần đông bắc, gồm nhà đậu máy bay và vùng cảng – Ảnh: DigitalGlobe ngày 13.7.2015

(Theo Thanh Niên)

Philippines mở lại căn cứ Subic Bay đương đầu với tham vọng Trung Quốc

Tú Anh
image023
 Một tàu chiến Mỹ ghé vịnh Subic của Philippines. Ảnh chụp ngày 14/10/2014.REUTERS/Lorgina Minguito/Files

Trong kế hoạch đương đầu với tham vọng biển đảo của Trung Quốc, Manila điều máy bay chiến đấu và chiến hạm vào vùng biển phía tây Philippines. Căn cứ quân sự khổng lồ Subic Bay sắp hoạt động trở lại, sau 23 năm đóng cửa chuyển đổi thành khu kinh tế, sẽ cho phép Philippines can thiệp nhanh chóng tại Biển Đông.

Bộ Quốc phòng Philippines ngày 16/07/2015 cho biết đã ký hợp đồng thuê lại căn cứ Subic Bay thời hạn 15 năm có gia hạn với cơ quan quản lý dân sự Subic Bay Metropolitain hồi tháng 5.

Quân đội Philippines sẽ đưa về Subic Bay chiến đấu cơ phản lực mới và hai chiến hạm. Theo các chuyên gia quân sự, sử dụng căn cứ Subic Bay sẽ cho phép quân đội Philippines can thiệp hữu hiệu, ngăn chận hoạt động của hải thuyền Trung Quốc trong vùng biển phía tây của đảo Luzon. Chuyên gia an ninh quốc phòng Philippines Rommel Banlaoi nhận định : Giá trị quân sự của Subic Bay đã được quân đội Mỹ chứng minh và giới tướng lãnh Trung Quốc cũng biết được điều đó.

Một khi Subic Bay phục hồi vai trò quân sự, hải quân Mỹ có thể sử dụng căn cứ này một cách dễ dàng hơn cho dù khả năng Hoa Kỳ được quyền thuê trở lại vẫn chưa ngã ngũ do có sự chống đối của Tối cao Pháp viện Philippines. Từ năm 2000 cho đến nay, hải quân Mỹ chỉ đến Subic Bay trong khuôn khổ các cuộc tập trận chung.

Theo kế hoạch của bộ Quốc phòng Philippines, kể từ tháng 12 năm nay, hai chiến đấu cơ FA-50 đầu tiên trong số 12 chiếc đặt mua của Hàn Quốc sẽ được chuyển giao và sẽ được bố trí tại căn cứ Subic.

Subic Bay nằm cách đảo đá ngầm Scaborough bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 2012 chỉ có 270 cây số. Theo chuyên gia an ninh Mỹ Patrick Cronin, chiến đấu cơ FA-50 chỉ cần vài phút là bay đến mục tiêu./ (theo RFI 16-07-2015)

Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đích thân thị sát Biển Đông

Thanh Hà
image025
 Đô đốc Scott Swift họp báo tại Seoul ngày 20/07/2015Reuters

Họp báo tại Seoul sáng ngày 20/07/2015 Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift xác nhận ông đã thị sát tình hình tại Biển Đông. Đây là một chuyến tuần tra « bình thường » để bảo đảm quyền tự do lưu thông trên biển tại khu vực.

Lãnh đạo Hạm đội Thái Bình Dương cho biết ngày 18/07/2015 ông đã có mặt trên chiếc máy bay tuần tra P-8 Poseidon trong 7 giờ liên tiếp. Không đi sâu vào chi tiết nhưng Đô đốc Swift giải thích đã đích thân thị sát tình hình ở khu vực, để chứng minh là Hoa Kỳ bảo đảm các quyền tự do lưu thông trong vùng Biển Đông phải được tôn trọng.

Không trực tiếp nhắm vào Trung Quốc, tướng Scott Swift ghi nhận : « Có những yếu tố gây bất ổn trong khu vực và điều đó dẫn tới tình huống bất trắc ».

Trước mắt Trung Quốc chưa có phản ứng về tin trên.

Bản tin của Reuters nhắc lại, hồi tháng 5/2015 Bắc Kinh đã mạnh mẽ lên án một việc chiếc máy bay tuần tra P-8 Pseidon đưa một đoàn phóng viên của đài truyền hình Mỹ CNN đến quan sát tình hình ở vùng biển có tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc với nhiều quốc gia Đông Nam Á, như Philippines, Việt Nam … Trung Quốc coi đó là một hành động « vô trách nhiệm và nguy hiểm ».

Trung Quốc liên tục xây dựng các đảo nhân tạo ở Biển Đông với mục đích quân sự, gây lo ngại cho nhiều nước lân cận. Washington kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt các hành vi nói trên và giải quyết tranh chấp chủ quyền theo công ước quốc tế.

Đô đốc Scott Swift, 63 tuổi, vừa chính thức nhậm chức Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ vào tháng 5/2015./ (theoRFI 20-07-2015)

Hải quân Hoa Kỳ đã đưa chiến hạm USS Fort Worth đến đóng tại Singapore
 image026
(Chủ đề hải đồ Văn Hóa minh họa dựa theo Google map)

Đây là một trong bốn tàu chiến hiện đại mà giới chức Hoa Kỳ đã cam kết triển khai để giám sát tình hình ở Biển Đông cũng như các khu vực khác.

"Tôi rất hài lòng với những nguồn lực mà tôi đang nắm trong tay với tư cách là Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương. Chúng tôi sẵn sàng đáp trả bất cứ tình huống bất ngờ nào". Đô đốc Scoot Swift

Đô đốc Swift nói Hoa Kỳ có thể triển khai thêm nhiều tàu chiến ven bờ đến khu vực trong tương lai, vì hải quân nước này đang có kế hoạch mua thêm 52 chiếc nữa để sử dụng trên toàn cầu.

Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, có trụ sở đặt tại Trân Châu Cảng, Hawaii, được xem là hạm đội lớn nhất thế giới.

Hạm đội này bao gồm 200 chiến hạm và tàu ngầm, gần 1.100 phi cơ và hơn 140.000 thủy thủ cũng như nhân viên dân sự.

Tuy nhiên hạm đội này cũng hoạt động trong một khu vực rộng lớn, chiếm gần nửa bề mặt Trái đất, nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới.

"Tôi không thể ở tất cả mọi nơi cùng một lúc," ông Swift được hãng AP dẫn lời, nói.

Ông đã khen ngợi nỗ lực của Philippines trong việc tiến hành các cuộc tập trận nhằm nâng cao khả năng chiến đấu với các đồng mình của Hoa Kỳ như Nhật Bản.

Trung Quốc đã lên án các cuộc tập trận này, dù quân đội Nhật Bản nói các hoạt động này không diễn ra trong khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Đô đốc Swift khẳng định các đảo nhân tạo của Trung Quốc vẫn nằm trong khu vực tranh chấp và sẽ không làm cản trợ các hoạt động của quân đội Hoa Kỳ trong khu vực này./ (theo BBC 18/7/15)

Mỹ hạ thủy tàu tác chiến ven bờ Little Rock

Thanh Hà
 image028
Chiến hạm tuần duyên USS Freedom (ảnh: US Navy)

Theo giới phân tích, tàu tác chiến ven bờ LCS-9 là một công cụ can thiệp lý tưởng tại các vùng nước nông trong khu vực Thái Bình Dương. Đây là nơi Hải quân Hoa Kỳ đang tăng cường sự hiện diện để quan sát các hoạt động Trung Quốc.

Lễ hạ thủy tàu tác chiến ven bờ LCS-9 Little Rock đã diễn ra ngày 18/07/2015 tại bang Wisconsin- đông bắc nước Mỹ.

Theo lãnh đạo Hải quân Hoa Kỳ, Ray Mabus, được CNN trích dẫn, việc hạ thủy tàu tác chiến ven bờ mới chứng minh cho quyết tâm của Washington xây dựng hạm đội hơn 300 tàu chiến vào cuối thập niên này. Mục tiêu đề ra là nhằm duy trì sự hiện diện của Hải quân Hoa Kỳ tại tất cả các vùng biển trên thế giới. Sự hiện diện đó góp phần « trấn an các đồng minh của Mỹ ».

Tàu Little Rock có chiều dài hơn 100 mét, trọng tải khoảng 3.000 tấn phù hợp với các hoạt động ở những vùng nước nông quanh vành đai Thái Bình Dương.

Hải quân Mỹ đã đưa 2 lớp tàu LCS, Freedom và Independence vào hoạt động. Tháng 05/2015, tàu USS Fort Worth LCS-3 đã tuần tra ở Biển Đông, nơi Trung Quốc xây dựng các đảo nhân tạo trái phép trong khu vực quần đảo Trường Sa.

Vào thời điểm đó, Hải quân Mỹ tuyên bố tăng cường tuần tra bằng tàu LCS trong khu vực. Phát biểu trên đài truyền hình Mỹ CNN nhân lễ hạ thủy chiếc LCS-9 Little Rock, Chuẩn đô đốc Brian Antoni, cho biết Hải quân Hoa Kỳ có kế hoạch triển khai 4 tàu tác chiến ven bờ LCS đến Singapore vào quãng năm 2018. Quyết định này nhằm khẳng định thêm quyết tâm xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương của Washington./ (theo RFI 20-07-2015)
18 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6751)
Mặt trận Indo - biển Đông - Pacific
07 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6947)