Từ chuyện Google, bao giờ South China Sea đổi thành East VietNam Sea hay Biển Đông Nam Á?

19 Tháng Bảy 201511:39 CH(Xem: 12786)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 20 JULY 2015

Từ chuyện Google, bao giờ South China Sea đổi thành East VietNam Sea hay Biển Đông Nam Á?
blank
blank
Từ chuyện Google - trả lại tên cho quần đảo Hoàng Sa

18/07/2015  

TT - “Đó là quyền lực của nhiều người đồng lòng, thống nhất với nhau vì một mục đích chung” - đại diện trang web change.org nói như vậy.
blank
Hình ảnh tòa nhà của Trung Quốc tại nơi gọi là TP Tam Sa chiếm đóng trái phép trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Tên gọi này không được công nhận - Ảnh: AFP

Một loạt yêu cầu Google trả lại tên cho đúng với tên quốc tế trên bản đồ của Google (Google Maps) đã được hãng này đáp ứng.

Bởi vì những yêu cầu đó xuất phát từ mỗi người dân, với mỗi cú click trên mạng, cùng nói lên tiếng nói vì một mục đích chung, đúng đắn, ý nghĩa.

Hôm 16-7, chúng ta thấy rất nhiều người Việt đã tỏ ra hài lòng và phấn khởi như thế nào khi trên bản đồ Google không còn chữ “Tam Sa” (Sansha) như bấy lâu nay nữa.

Đó là kết quả của hàng ngàn chữ ký trên mạng change.org, hầu hết của người Việt, gửi đến Google yêu cầu phải xóa bỏ trên bản đồ cái tên “Tam Sa” mà Trung Quốc tự đặt phi pháp trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà họ đã cưỡng chiếm từ năm 1974.
Việc Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, nay trong mục tiêu độc chiếm Biển Đông, Bắc Kinh tự mở rộng xây dựng các thành phố và sân bay trên quần đảo này, tự đặt ra những cái tên của riêng mình.

Nhưng quốc tế không thể công nhận, Google là một hãng công nghệ quốc tế do đó cũng phải lắng nghe, phải xóa những cái tên do Trung Quốc tự đặt, chỉ gọi chung theo tên quốc tế là Paracel islands, tức quần đảo Hoàng Sa.

“Chúng tôi hiểu rằng các tên gọi địa lý có thể tạo nên xúc cảm sâu sắc, vì vậy chúng tôi có ngay hành động khi cần thiết” - đại diện Google trước đó đã nói vậy khi quyết định loại bỏ cái tên Hoàng Nham (Huangyan) mà Trung Quốc tự đặt cho bãi cạn đang tranh chấp với Philippines, cũng không dùng tên Panatag theo cách gọi của người Philippines mà gọi đúng tên quốc tế của nó là Scarborough.

Kết quả đó cũng làm người Philippines nức lòng, sau khi hàng ngàn người Philippines ký thỉnh nguyện thư trên trang web change.org yêu cầu Google phải xóa bỏ chữ Hoàng Nham để chỉ bãi đá mà họ khẳng định chủ quyền và đang có tranh chấp với Trung Quốc.

Google đã phải lắng nghe và sửa đổi.

Bản đồ của Google được dùng phổ biến trên toàn cầu, do đó việc sử dụng những tên địa lý trên bản đồ phải là những cái tên quốc tế và được thế giới công nhận. Lý lẽ đó được những người ký các bản kiến nghị nêu ra để Google phải thay đổi, sửa lại cho phù hợp.

Trong những trường hợp này, các công dân mạng và mạng xã hội đã cùng lên tiếng vì một mục đích chung chính nghĩa và đã được đáp ứng, thay vì nếu bằng các cách truyền thống như ngoại giao hay văn bản chính thức thì có thể mất khá nhiều thời gian và chưa hẳn đã có kết quả.
Và hiện nay, chúng ta thấy trên change.org đang có cuộc vận động ký tên gửi lãnh đạo Liên Hiệp Quốc, các quốc gia Đông Nam Á và trên thế giới yêu cầu trên các bản đồ thế giới đổi tên “biển Nam Trung Hoa” (South China sea) thành tên “biển Đông Nam Á” (Southeast Asia sea).
Đây cũng là một yêu cầu chính đáng, không thể để Trung Quốc bằng một cái tên vô lý do mình đặt ra để làm thành một trong những bằng chứng phục vụ âm mưu độc chiếm Biển Đông như họ tự vẽ ra “đường lưỡi bò”.

Yêu cầu này, cũng của đa số người Việt, nêu ra đầy đủ dữ liệu địa lý và lịch sử để khẳng định cái tên “biển Nam Trung Hoa” là không đúng và vô lý. Những ngày qua, trên các mạng xã hội đã lan truyền thông tin này và được nhiều người đồng lòng ký tên.

Đây là điều đáng để chúng ta suy nghĩ, đó là thay vì lên mạng làm “thánh” hay “chém gió” thì đồng lòng hành động vì một mục đích chung, ý nghĩa hơn.

NGUYỄN TRƯỜNG UY
18 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6753)
Mặt trận Indo - biển Đông - Pacific
07 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6953)