Luật Biển của VN, một thông điệp quan trọng cần phải bảo vệ

20 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 18181)

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok - 2012-07-16

Báo chí trong nước đưa tin tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, Khoa Khoa Pháp Luật Quốc Tế thuộc Viện Đại Học Luật Hà Nội, nói rằng Việt Nam cần tăng cường năng lực chấp pháp ở biển Đông.

vung_dac_quyen_kinh_te

 Ảnh: Oceans and Law of the Sea

Căn cứ xác định thềm lục địa mở rộng

Câu hỏi ở đây là trước giờ Việt Nam có đủ thực lực trên biển Đông hay chưa, nhất là tại khu vực thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình, và cần hiểu tăng cường năng lực chấp pháp như thế nào. Thanh Trúc có bài chi tiết sau đây:

Luật Biển Việt Nam

Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật Biển gồm bảy chương, 55 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng Giêng 2013.

Chương I trong Luật Biển Việt Nam bao gồm các qui định chung về phạm vi điều chỉnh, định nghĩa.

Chương II qui định về vùng biển Việt Nam với các quí định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, đảo, quần đảo..

Chương III qui định về hoạt động trong vùng biển Việt Nam, quan trọng nhất là vùng cấm và khu vực hạn chế hoạt động trong lãnh hải, trách nhiệm của tàu quân sự và tàu thuyền công vụ nước ngoài trong vùng biển Việt Nam, quyền tài phán hình sự và dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài, quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài.

Chương IV gồm những điều khoản và qui định dành cho kinh tế biển.

ranh_gioi_them_luc_dia

 Ranh giới thềm lục địa. File photo

Chương V qui định về tuần tra, kiểm soát trên biển với các điều khoản về lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển, nhiệm vụ và và phạm vi trách nhiệm tuần tra, kiểm soát trên biển, cờ , sắc phục, phù hiệu…

Chương VI qui định về sự xử lý vi phạm, bao gồm các điều khoản dẫn giải và địa điểm xứ lý vi phạm, biện pháp ngăn chận, thông báo cho Bộ Ngoại Giao và xử lý vi phạm.

Những điều trong Chương III, IV, V và VI của Luật Biển được coi là những qui định quan trọng mà Việt Nam sẽ dùng để ứng phó với nhữntg “tàu lạ” , cách gọi của báo chí trong nước khi tàu thuyền Trung Quốc xâm nhập hải phận Việt Nam trái phép.

Hiện đại hoá và gia tăng lực lượng chấp pháp trên biển

Phát biểu trên tờ VNExpress số ra hôm nay, tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng, từng bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về Luật Biển ở Bỉ, hiện là giảng viên Khoa Pháp Luật Quốc Tế thuộc Đại Học Luật Hà Nội, cho rằng Việt Nam đã chuyển được thông điệp quan trọng qua Luật Biển.

Với 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế qui định trong Luật Biển, ông nhấn mạnh, Việt Nam phải nâng cao năng lực chấp pháp , biết và ngăn chặn những hành động vi phạm trong vùng biển của mình.

Thạc sĩ Hoàng Việt, đang dạy Luật tại Đại Học Luật thành phố Hồ Chí Minh, nhận định về lời phát biểu của tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng :

Tăng năng lực chấp pháp không có nghĩa rằng trước đây chúng ta không có lực lượng chấp pháp hay không có những quyền khai thác khác nhau. Chúng ta thứ nhất là có chủ quyền và có quyền tài phán trên các vùng biển mà nó tương ứng với Công Ước Về Luật Biển, và sau này theo Luật Biển Việt Nam thì nó cũng tương ứng và cái đấy không có gì phải bàn luận.

...ý tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng muốn nói rằng Việt Nam muốn bảo vệ các lực lượng hoặc là bảo vệ trước các tàu lạ mà họ đánh cá trong vùng biển của Việt Nam, thì Việt Nam cần phải có những lực lượng mạnh như kiểm ngư và cảnh sát biển .

Thạc sĩ Hoàng Việt

Tuy nhiên ở đây thì ý tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng , theo như tôi hiểu, muốn nói rằng Việt Nam muốn bảo vệ các lực lượng hoặc là bảo vệ trước các tàu lạ mà họ đánh cá trong vùng biển của Việt Nam, thì Việt Nam cần phải có những lực lượng mạnh như kiểm ngư và cảnh sát biển . Nhưng mà lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam cũng mới thành lập được chưa lâu và tầm hoạt động cũng như các biện pháp hoặc các phương tiện để hoạt động vẫn còn hạn chế.

Tôi nghĩ có lẽ anh Nguyễn Toàn Thắng muốn nhắc tới việc là phải tăng cường sức mạnh cho lực lượng chấp pháp của Việt Nam ở trên biển, không cho tàu lạ xâm nhập vào vùng biển thuộc chủ quyền của chúng ta, hoặc những vùng biển mà chúng ta có quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Và để xây dựng một lực lượng chấp pháp hùng mạnh trên biển, tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng cho rằng Việt Nam có thể học hỏi từ các quốc gia lân bang trong khu vực như Malaysia, Singapore, hoặc thậm chí từ Trung Quốc.

Đối với thạc sĩ Hoàng Việt, trong vấn đề Việt Nam trên biển Đông người ta có thể dựa vào Luật để nói rất nhiều nhưng cái quan trọng hơn nữa và hơn hết là hành động thực tiễn và sức mạnh thật sự của mình trên biển bằng lực lượng chấp pháp về mặt dân sự. Ông giải thích:

Không phải chỉ là lời nói là những những qui định nằm trên giấy mà thôi. Tai sao lại tăng cường chấp pháp, trong đó chú trọng đến lực lượng kiểm ngư và lực lượng cảnh sát biển, thì trở lại với vụ tranh chấp Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc. Đầu tiên khi Philippines phát hiện ra có một số tàu lạ xâm nhập vùng biển Philippines cho là thuộc chủ quyền của mình, Philippines đã phái một tàu hải quân ra bởi vì lực lượng tương tự về dân sự thì Philippines không có, mà như vậy thì những lực lượng về quân sự đó lại dấy lên sự lo ngại về xung đột quân sự.

Trong khi đó, vẫn theo lời thạc sĩ Hoàng Việt, nếu gọi là quyền chấp pháp trên biển Đông, thì Trung Quốc lại có những lực lượng về dân sự như hải giám, ngư chính:

Điều đó gọi đúng như là từ chấp pháp trên biển, lực lượng này của họ mang cái mác dân sự do cơ quan quản lý chứ không phải thuộc về quân đội. Chính vì vậy cho nên Việt Nam muốn bảo vệ tốt vùng biển thì phải xây dựng các lực lượng kiểm ngư rồi cảnh sát biển để tránh những chuyện xung đột quân sự. Đấy là cái ý tưởng tôi hiểu nó là như vậy.

Một câu hỏi khác là thực tế trong quá trình thường xuyên bị Trung Quốc lấn áp tranh giành lãnh hải, chủ quyền cũng như quyền tài phán trên vùng 200 hải lý đặc quyền kinh tế của mình, Việt Nam có từng nghĩ đến hay chưa từng nghĩ đến một lực lượng mạnh hơn, tương xứng hơn về nguyên tắc lẫn thực lực đối trọng với Trung Quốc hay phải chờ tới khi hoàn tất và thông qua Luật Biển mới đây. Thạc sĩ Hoàng Việt trả lời:

Hãy nói một cách gọi là khách quan thế này: chính quyền Việt Nam có làm chứ chẳng phải là không làm. Như ngay từ đầu tôi đã trao đổi là lực lượng kiểm ngư và lực lượng cảnh sát biển ở Việt Nam thành lập chưa lâu lắm, cũng chưa được huấn luyện, chưa được đào tạo cũng như là chưa được cung cấp những phương tiện hiện đại.

Thạc sĩ Hoàng Việt

Hãy nói một cách gọi là khách quan thế này: chính quyền Việt Nam có làm chứ chẳng phải là không làm. Như ngay từ đầu tôi đã trao đổi là lực lượng kiểm ngư và lực lượng cảnh sát biển ở Việt Nam thành lập chưa lâu lắm, cũng chưa được huấn luyện, chưa được đào tạo cũng như là chưa được cung cấp những phương tiện hiện đại.

Và lực lượng của Trung Quốc thì họ có tới năm sáu cơ quan khác nhau được trang bị rất hùng hậu. Trước sự hùng hậu đó thì phải nói rằng tiềm lực Việt Nam còn nhiều hạn chế, không bảo vệ được cho ngư dân của mình. .

Phải chăng vì khả năng chấp pháp hạn chế đó mà ngư dân Việt đánh bắt ca tại Trường Sa vẫn thường bị Trung Quốc uy hiếp, trong lúc chính quyền vẫn khuyến khích người đánh cá ra khơi và bám biển như môt cách khẳng định chủ quyền của đất nước mình mà chẳng có gì bảo đảm sinh mạng và tài sản của họ. Lại nữa, Luật Biển của Việt Nam hình thàng dựa trên nguyên tắc công ước quốc tế năm 1982 mà cũng không tránh khỏi bị phản ứng của phía Trung Quốc. Bằng con mắt phân tích, thạc sĩ Hoàng Việt lý giải:

Với Trung Quốc thì bất cứ ai, bất cứ quốc gia nào làm cái gì trên vùng biển mà họ bảo là quyền chủ quyền và quyền tài phán của họ thì Trung Quốc đều phản đối vì cho rằng đó là vùng biển truyền thống của họ.

Chuyện Trung Quốc phản ứng thì đương nhiên rồi, nhưng mà chúng ta căn cứ trên luật pháp quốc tế thì chúng ta vẫn cứ thông qua Luật Biển, cho thấy quyết tâm phải làm những gì những gì chúng ta được hưởng theo luật pháp quốc tế.

Thạc sĩ Hoàng Việt

Việt Nam ra Luật Biển là một điều hết sức bình thường, Luật Biển Việt Nam hoàn toàn dựa rất nhiều trên Công Ước Về Luật Biển UNCLOS, thế nhưng Trung Quốc vẫn phản đối và cho rằng Việt Nam đẩy mạnh căng thẳng. Trung Quốc luôn tìm cách thực thi cái nhiệm vụ họ muốn là độc quyền trên biển Đông.

Chuyện Trung Quốc phản ứng thì đương nhiên rồi, nhưng mà chúng ta căn cứ trên luật pháp quốc tế thì chúng ta vẫn cứ thông qua Luật Biển, cho thấy quyết tâm phải làm những gì những gì chúng ta được hưởng theo luật pháp quốc tế.

Mặt khác , theo thạc sĩ Hoàng Việt, về vấn đề biển Đông thì mỗi một quốc gia có cách thức để hoàn tất mục đích của mình nhưng quan trọng là phải dẫn tới hiệu quả :

Đặt vấn đề là nếu chúng ta không có những hoạt động ngoại giao thì chúng ta sẽ làm gì? Cứ nhìn thấy một nước rất kiên quyết như Philippines, hai ba lần đòi đưa Trung Quốc ra Tòa Án Quốc Tế về Luật Biển, mà thực chất là Philippines đã dám đưa ra chưa hay cũng chỉ là tuyên bố và mà mặc dầu tôi đánh gia rất cao về những lời phát biểu của Philippines. Nó dẫn tới là mỗi một bên phải dò xét thực lực và bước đi của riêng mình. Tôi vẫn cho rằng Việt Nam có một chính sách ngoại giao đúng hướng và đã cam kết phải bằng đường lối ngoại giao chứ không thể sử dụng biện pháp khác. Chính vì vậy cũng khó nhận xét được ngay Việt Nam cương hay là nhu . Tôi cho rằng quan trọng nhất vẫn là vấn đề hiệu quả. Hiệu quả tới đâu cũng chưa thể đánh giá đúng mức nhưng mà cá nhân thì tôi vẫn cho rằng Việt Nam có những bước đi đúng hướng trong việc tiếp cận vấn đề và giải quyết các bất đồng như vậy.

Để kết luận, thạc sĩ Hoàng Việt đồng ý với tiến sĩ Nguyễn Toàn Thắng rằng nhà nước, trong nhiệm vụ đầu sóng ngọn gió bảo vệ chủ quyền biển đảo đối với Trung Quốc, luôn phải thận trọng cân nhắc từng bước về mặt pháp lý, phải tìm cách tăng cường vai trò chấp pháp trên biển song song với mục tiêu giải quyết bằng đường lối ngoại giao chứ không thể hành động theo cảm tính mà được.

 

31 Tháng Tám 2015(Xem: 14345)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13809)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13378)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14557)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14169)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15753)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14776)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14673)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15436)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19694)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14391)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.