"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 11 MAY 2015
Trung Quốc tuyên bố có quyền lập vùng phòng không tại Biển Đông
Trọng Thành
Ngày 07/05/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này « có quyền lập ADIZ - vùng nhận dạng phòng không » ở Biển Đông. Động thái này bị nhiều nhà quan sát cho rằng sẽ khiến căng thẳng gia tăng không chỉ với các quốc gia láng giềng đang có các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, mà còn gây quan ngại cho giao thương quốc tế.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo thường kỳ với báo giới, phát ngôn viên Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) khẳng định : « Trung Quốc có quyền lập ADIZ. Quyết định về vấn đề này phụ thuộc vào việc an toàn hàng không có bị thách thức hay không, và bị thách thức đến mức nào ».
Cũng trong phần trả lời này, phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm : « Tình hình tại Biển Hoa Nam (tức Biển Đông) nói chung là ổn định, và Trung Quốc phấn khởi về mối quan hệ lành mạnh với các quốc gia Đông Nam Á. Chúng tôi sẽ tìm cách khuyến khích việc hợp tác cùng có lợi giữa các bên, và phối hợp bảo đảm hòa bình và ổn định tại Biển Hoa Nam ». Bà Hoa Xuân Oánh đồng thời chỉ trích « việc đưa tin rầm rộ về cái gọi là ‘‘vùng ADIZ tại Biển Hoa Nam’’ ».
Báo chí Philippines dẫn lời Phó đô đốc Philippines Alexander Lopez, trong buổi làm việc hôm qua với Thượng viện Philippines, theo đó trong thời gian gần đây, có bảy chuyến bay quân sự của Philippines tại khu vực quần đảo Trường Sa (từ đảo Thị Tứ/Pagasa - do Philippines kiểm soát – đến đá Xu bi/Subi Reef, do Trung Quốc kiểm soát, cũng thuộc cụm đảo Thị Tứ) đã bị phía Trung Quốc cảnh cáo bằng thông điệp radio, yêu cầu rời xa khỏi khu vực này. Theo giới chức quân đội Philippines, đây là một can thiệp mới của Trung Quốc nhằm trắc nghiệm khả năng lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại vùng Trường Sa, nơi nhiều quốc gia Đông Nam Á phản đối sự chiếm đóng của quân đội Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, được phát trên truyền hình ngày 08/05/2015 : « Đây là một điều đáng lo ngại, vì Trung Quốc hành xử y như là họ đã thiết lập một vùng ADIZ trên thực tế, trong khi không hề có tuyên bố chính thức nào ». Ian Story, chuyên gia về chính trị quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận xét, nếu Trung Quốc lập một vùng nhận dạng phòng không, « điều này sẽ bị nhiều nước trong khu vực xem như một xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do hàng hải và thổi bùng lên các lo ngại về những ý đồ của Trung Quốc, cũng như cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế của nước này ».
Hồi tháng trước, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đôi Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear tuyên bố tại Quốc hội Mỹ : việc Trung Quốc gia tăng mở rộng và xây dựng các cơ sở trên một số đảo tại Biển Đông nhằm « kiểm soát trên thực tế » vùng biển này. Theo một số quan sát, Philippines là một trong các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, tàu cá của ngư dân nước này bị tàu Trung Quốc ngăn không cho vào nhiều khu vực tại Trường Sa.
Việc Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông tháng 11/2013 đã khiến Nhật Bản và các đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ phản đối dữ dội./
RFI 08-05-2015
++++++++++++++++++++++++++++++
RFI 08-05-2015
Cam Bốt : ASEAN nên đứng ngoài tranh chấp tại Biển Đông
RFI
Các Ngoại trưởng ASEAN chụp hình lưu niệm nhân lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM-45 tại Phnom Penh ngày 09/07/2012.REUTERS/Samrang Pring
Phát biểu trong cuộc họp kín ngày 07/05/2015 tại Phnom Penh, Quốc vụ khanh bộ Ngoại giao Cam Bốt Soeung Rathchavy tuyên bố : Các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông cần được giải quyết giữa các bên liên quan, ASEAN không can thiệp.
Bản tin của Reuters trích lời Quốc vụ khanh bộ Ngoại giao Cam Bốt, theo đó, « ASEAN không thể giải quyết các tranh chấp. Chúng ta không không phải là một cơ quan pháp lý. Chỉ có tòa án mới có thể giải quyết ai đúng, ai sai ». Trước mặt đại diện ngoại giao của 28 quốc gia, bà Soeung Rathchavy nhấn mạnh : « Quan điểm của Cam Bốt về Biển Đông rất rõ ràng : những đòi hỏi về lãnh thổ phải được giải quyết giữa các bên liên quan ».
Reuters nhắc lại Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền đối với gần 90 % diện tích Biển Đông. Nhiều thành viên trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á như Việt Nam Philippines, Brunei, Malaysia có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết tranh chấp bằng đối thoại song phương.
Bản tin của Reuters lưu ý, phát biểu của Quốc vụ khanh bộ Ngoại Cam Bốt nói trên, là động thái đáng chú ý nhất của Xứ chùa Tháp trên vấn đề Biển Đông kể từ sau thất bại của thượng đỉnh ASEAN 2012 tổ chức tại Phnom Penh. Lần đó, chính quyền của thủ tướng Hun Sen vì tránh làm phật lòng Bắc Kinh đã không đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung kết thúc hội nghị.
Trung Quốc là một điểm tựa kinh tế và quân sự quan trọng của Cam Bốt. Trong mắt các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh thì Phnom Penh là một đồng minh tốt trong khu vực Đông Nam Á. Thậm chí một số nhà bình luận còn cho rằng Cam Bốt là cánh tay nối dài của Trung Quốc trong khối ASEAN. Dù vậy Quốc vụ khanh bộ Ngoại giao Cam Bốt vẫn khẳng định là Phnom Penh chưa từng chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh, Cam Bốt luôn giữ thái độ « trung lập. Trung Quốc không chỉ là một nước bạn của Cam Bốt mà còn là bạn của nhiều quốc gia khác, những quốc gia không ồn ào »
Trung Quốc tuyên bố có quyền lập vùng phòng không tại Biển Đông
Trọng Thành
Ngày 07/05/2015, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này « có quyền lập ADIZ - vùng nhận dạng phòng không » ở Biển Đông. Động thái này bị nhiều nhà quan sát cho rằng sẽ khiến căng thẳng gia tăng không chỉ với các quốc gia láng giềng đang có các tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, mà còn gây quan ngại cho giao thương quốc tế.
Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, trong cuộc họp báo thường kỳ với báo giới, phát ngôn viên Trung Quốc Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) khẳng định : « Trung Quốc có quyền lập ADIZ. Quyết định về vấn đề này phụ thuộc vào việc an toàn hàng không có bị thách thức hay không, và bị thách thức đến mức nào ».
Cũng trong phần trả lời này, phát ngôn viên Trung Quốc nói thêm : « Tình hình tại Biển Hoa Nam (tức Biển Đông) nói chung là ổn định, và Trung Quốc phấn khởi về mối quan hệ lành mạnh với các quốc gia Đông Nam Á. Chúng tôi sẽ tìm cách khuyến khích việc hợp tác cùng có lợi giữa các bên, và phối hợp bảo đảm hòa bình và ổn định tại Biển Hoa Nam ». Bà Hoa Xuân Oánh đồng thời chỉ trích « việc đưa tin rầm rộ về cái gọi là ‘‘vùng ADIZ tại Biển Hoa Nam’’ ».
Báo chí Philippines dẫn lời Phó đô đốc Philippines Alexander Lopez, trong buổi làm việc hôm qua với Thượng viện Philippines, theo đó trong thời gian gần đây, có bảy chuyến bay quân sự của Philippines tại khu vực quần đảo Trường Sa (từ đảo Thị Tứ/Pagasa - do Philippines kiểm soát – đến đá Xu bi/Subi Reef, do Trung Quốc kiểm soát, cũng thuộc cụm đảo Thị Tứ) đã bị phía Trung Quốc cảnh cáo bằng thông điệp radio, yêu cầu rời xa khỏi khu vực này. Theo giới chức quân đội Philippines, đây là một can thiệp mới của Trung Quốc nhằm trắc nghiệm khả năng lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ tại vùng Trường Sa, nơi nhiều quốc gia Đông Nam Á phản đối sự chiếm đóng của quân đội Trung Quốc.
Hãng tin Bloomberg dẫn lời phát biểu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Philippines, được phát trên truyền hình ngày 08/05/2015 : « Đây là một điều đáng lo ngại, vì Trung Quốc hành xử y như là họ đã thiết lập một vùng ADIZ trên thực tế, trong khi không hề có tuyên bố chính thức nào ». Ian Story, chuyên gia về chính trị quốc tế thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, nhận xét, nếu Trung Quốc lập một vùng nhận dạng phòng không, « điều này sẽ bị nhiều nước trong khu vực xem như một xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do hàng hải và thổi bùng lên các lo ngại về những ý đồ của Trung Quốc, cũng như cam kết tôn trọng luật pháp quốc tế của nước này ».
Hồi tháng trước, Tư lệnh Bộ chỉ huy quân đôi Mỹ tại Thái Bình Dương, đô đốc Samuel Locklear tuyên bố tại Quốc hội Mỹ : việc Trung Quốc gia tăng mở rộng và xây dựng các cơ sở trên một số đảo tại Biển Đông nhằm « kiểm soát trên thực tế » vùng biển này. Theo một số quan sát, Philippines là một trong các nước bị ảnh hưởng nhiều nhất, tàu cá của ngư dân nước này bị tàu Trung Quốc ngăn không cho vào nhiều khu vực tại Trường Sa.
Việc Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không tại Biển Hoa Đông tháng 11/2013 đã khiến Nhật Bản và các đồng minh, đặc biệt là Hoa Kỳ phản đối dữ dội./
RFI 08-05-2015
++++++++++++++++++++++++++++++
RFI 08-05-2015
Cam Bốt : ASEAN nên đứng ngoài tranh chấp tại Biển Đông
RFI
Các Ngoại trưởng ASEAN chụp hình lưu niệm nhân lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM-45 tại Phnom Penh ngày 09/07/2012.REUTERS/Samrang Pring
Phát biểu trong cuộc họp kín ngày 07/05/2015 tại Phnom Penh, Quốc vụ khanh bộ Ngoại giao Cam Bốt Soeung Rathchavy tuyên bố : Các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông cần được giải quyết giữa các bên liên quan, ASEAN không can thiệp.
Bản tin của Reuters trích lời Quốc vụ khanh bộ Ngoại giao Cam Bốt, theo đó, « ASEAN không thể giải quyết các tranh chấp. Chúng ta không không phải là một cơ quan pháp lý. Chỉ có tòa án mới có thể giải quyết ai đúng, ai sai ». Trước mặt đại diện ngoại giao của 28 quốc gia, bà Soeung Rathchavy nhấn mạnh : « Quan điểm của Cam Bốt về Biển Đông rất rõ ràng : những đòi hỏi về lãnh thổ phải được giải quyết giữa các bên liên quan ».
Reuters nhắc lại Trung Quốc đang đòi hỏi chủ quyền đối với gần 90 % diện tích Biển Đông. Nhiều thành viên trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á như Việt Nam Philippines, Brunei, Malaysia có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc. Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết tranh chấp bằng đối thoại song phương.
Bản tin của Reuters lưu ý, phát biểu của Quốc vụ khanh bộ Ngoại Cam Bốt nói trên, là động thái đáng chú ý nhất của Xứ chùa Tháp trên vấn đề Biển Đông kể từ sau thất bại của thượng đỉnh ASEAN 2012 tổ chức tại Phnom Penh. Lần đó, chính quyền của thủ tướng Hun Sen vì tránh làm phật lòng Bắc Kinh đã không đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung kết thúc hội nghị.
Trung Quốc là một điểm tựa kinh tế và quân sự quan trọng của Cam Bốt. Trong mắt các nhà lãnh đạo ở Bắc Kinh thì Phnom Penh là một đồng minh tốt trong khu vực Đông Nam Á. Thậm chí một số nhà bình luận còn cho rằng Cam Bốt là cánh tay nối dài của Trung Quốc trong khối ASEAN. Dù vậy Quốc vụ khanh bộ Ngoại giao Cam Bốt vẫn khẳng định là Phnom Penh chưa từng chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh, Cam Bốt luôn giữ thái độ « trung lập. Trung Quốc không chỉ là một nước bạn của Cam Bốt mà còn là bạn của nhiều quốc gia khác, những quốc gia không ồn ào »