Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển

14 Tháng Tư 20157:40 CH(Xem: 16985)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 15 APRIL 2015
blank
Địa đạo phòng thủ trên một hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa do Việt Nam đóng giữ. Ảnh LKT

Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển

13/04/2015

Báo The Wall Street Journal (WSJ) có bài viết về việc đề phòng Trung Quốc (TQ), Việt Nam xây dựng “địa đạo dưới biển”, tức sử dụng tàu ngầm để đối phó. Một Thế Giới xin lược dịch:

Sử dụng tàu ngầm để TQ phải suy nghĩ kỹ

Các tàu ngầm này, cũng như địa đạo thời chống Mỹ, là ví dụ điểm hình về một cuộc chiến không cân xứng: chúng cho phép một lực lượng yếu hơn tạo sự bất ổn trong trí não của một đối thủ mạnh hơn.

Hợp đồng mua tàu ngầm của Việt Nam minh họa việc các nước trong khu vực Biển Đông không có hy vọng đương cự lại sức mạnh quân sự TQ, đang tìm những phương cách khác để đề phòng tham vọng mở rộng lãnh thổ của TQ.

Việc này làm tăng thêm nhiều động thái mới khó có thể lường trước vào những căng thẳng trên Biển Đông:

Chủ tịch TQ Tập Cận Bình đã nói về “một cộng đồng chia sẻ quyền lợi chung” ở châu Á -Thái Bình Dương.
blank
Việt Nam đón tàu ngầm lớp Kilo của Nga

Tại diễn đàn khu vực hôm 28.3, ông hứa sẽ xây dựng một “trật tự khu vực chung có lợi hơn cho châu Á và cho thế giới”.

Nhưng Biển Đông là một lò lửa. Căn cứ tàu ngầm mới xây của TQ ở đảo Hải Nam nhìn thẳng vào một vùng biển kéo dài đến Indonesia, mà TQ ngày càng ngang ngược xem đó là “sân sau” của họ.

Với các nước ven biển như Việt Nam, Malaysia, hoặc quốc đảo như Indonesia, tàu ngầm là cách hiện quả nhất để đương cự sức mạnh TQ.

Tất cả đều cảm thấy bị TQ đe dọa, nhưng không nước nào đủ mạnh để đối đầu trực tiếp với quân sự TQ.

Giáo sư Carl Thayer của Học viện quốc phòng Úc, viết:

“Tàu ngầm lớp Kilo sẽ cho Việt Nam câu hồi âm “khiêm tốn nhưng hiệu nghiệm” với sự đe dọa của hải quân TQ.

Ở Đông Á, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng có lực lượng tàu ngầm.

Úc dự tính chi 50 tỷ đô-la Úc (khoảng 40 tỷ USD) để có tàu ngầm mới, mạnh hơn.

Philippines, Thái Lan cùng Myanmar đang xem xét mua tàu ngầm.

Tất cả các nước này sẽ khiến tạo nên một vùng biển chật chội. Nhưng với tàu ngầm, tất cả có được một phương tiện thay thế sự cân bằng lực lượng.

Rất khó phát hiện và tiêu diệt tàu ngầm, trong khi đòn tấn công từ tàu ngầm nhắm vào tàu nổi luôn có hậu quả tàn phá.

Kết hợp hai yếu tố này khiến tàu ngầm cũng rất bất ổn. Khi tàu ngầm bị phát hiện, chỉ huy của nó phải có những quyết định sống chết, lập tức, về việc nên nã đạn và tạo ra một cuộc xung đột quốc tế hay không ?

Hơn nữa, cuộc tranh đua tĩnh lặng này diễn ra dưới đáy một tuyến đường biển bận rộn nhất thế giới.

Hơn một nửa khối lượng hàng hóa/năm của thế giới đi qua Biển Đông vốn nối phía tây Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Ai kiểm soát được tuyến đường biển này sẽ có thế lực kiểm soát kinh tế toàn cầu.

Cách phòng thủ tốt nhất: tàng hình và mưu mẹo

Việt Nam có bờ biển dài, đang ở giữa một cuộc tranh giành địa-chính trị đang hình thành. Dù quân đội Việt Nam mạnh nhất trong 10 nước thành viên Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), họ cũng phải chịu sức ép từ Bắc Kinh:

Nhưng nguy cơ dễ bị tấn công của Việt Nam cũng làm các cường quốc chú ý. Không phải tình cờ khi vào năm 2010, Ngoại trưởng Mỹ lúc ấy là bà Hillary Clinton, đã dùng một cuộc họp về an ninh châu Á tại Hà Nội, để tuyển bố rằng một giải pháp hòa bình cho tranh chấp Biển Đông là “quyền lợi quốc gia của Mỹ”.

Đó cũng là lý do nhiều cường quốc ủng hộ chương trình tàu ngầm của Việt Nam:

Ấn Độ huấn luyện thủy thủ tàu ngầm Việt Nam, các bác sĩ Nhật bản cung cấp kinh nghiệm chuyên môn xử lý tình huống bị giảm áp suất cho thủy thủ Việt Nam.

Mỹ thì nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương đối với Việt Nam, đang đề nghị giúp Việt Nam tăng cường  khả năng do thám đường biển, điều sẽ khiến tàu ngầm Việt Nam hiệu quả hơn.

Trong thế kỷ trước, Mỹ tham chiến ở  Việt Nam với học thuyết “domino”, tức nếu Việt Nam rơi vào tay Cộng sản thì các nước khác cũng theo chân.

Nay, các nhà phân tích quốc phòng nói: một logic tương tự khiến các cường quốc giúp tăng cường khâu phòng thủ của Việt Nam:

Nếu Hà Nội rơi hẳn vào quỹ đạo TQ, thì việc chống Bắc Kinh trên Biển Đông sẽ càng khó hơn.

Nhưng Việt Nam biết rõ, rằng họ  không thể trông vào sự giúp đỡ của Mỹ hoặc của bất kỳ quốc gia nào khác, nếu xảy ra chiến tranh với TQ.
Đó là lý do chính để Việt Nam mua tàu ngầm. Như trong cuộc chiến chống Mỹ xâm lược, Việt Nam biết rõ cách phòng thủ tốt nhất là tàng hình, là mưu mẹo, điều sẽ tạo nên nguy cơ tại một vùng biển đã nhiều bất ổn.

(Theo Một Thế Giới)
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 24235)
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 19804)
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay. Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 15789)
(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 14663)
Việt Nam hiện đang kiểm soát một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật ngày 8/6 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 15824)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14863)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 15174)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17599)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 15183)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15826)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 14959)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17268)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 15997)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 16131)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 16762)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17641)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16891)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18168)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16770)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22273)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà