Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: "Song song với tầm ảnh hưởng chuỗi đảo bờ tây Thái Bình Dương,Trung Quốc gia tốc chiếm đóng, cải tạo các bãi đá Trường Sa thành căn cứ hậu cần, hỏa điểm"

26 Tháng Hai 20158:48 CH(Xem: 15872)

"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 27  FEB  2015


Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: "Song song với tầm ảnh hưởng chuỗi đảo bờ tây Thái Bình Dương,Trung Quốc gia tốc chiếm đóng, cải tạo các bãi đá Trường Sa thành căn cứ hậu cần, hỏa điểm"

image016

Việt Nam-Biển Đông là trọng điểm hay Philippines-tây Thái Bình Dương là trọng điểm trong chính sách "xoay trục về Châu Á" của Mỹ?

Đối với Mỹ, "Xoay trục về Châu Á" trong đó khâu mắt xích Đông Nam Á-biển Đông tuy là nhân tố quan trọng nhưng không đến mức Mỹ phải trực tiếp "nhúng tay" vào be bờ hải quân Trung Quốc đang vùng vẫy vươn ra biển lớn. So với Việt Nam vị trí của Philippines quan trọng hơn. Philippines là thành lũy bảo vệ tây Thái Bình Dương. Chiến hạm , tầu ngầm nguyên tử Mỹ thường xuyên cập bến Subic, rõ ràng hải quân Mỹ nghiêng về phía Philippines nhiều hơn so với Việt Nam chỉ có "Vietnam Coast Guard".

Đối với Trung Quốc, dường như họ bắt mạch được ý đồ "Xoay trục về Châu Á" của Mỹ; cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton từng tuyên bố: "tây Thái Bình Dương còn đủ rộng". Quan  điểm và tầm nhìn của bà Hillary bộc lộ "thế giới quan" của Mỹ đối với cường quốc tỉ dân đang lên ở Châu Á. Thời cơ đến với Trung Quốc, bản đồ thế giới thế kỷ 21 sẽ vạch đường ranh Đông là đông và Tây là tây. Tướng Trung Quốc còn hào hứng đi xa hơn, cụ thể hơn, đòi chia hai Thái Bình Dương! Cái ao nhà "South China Sea" 3,5 triệu km2 chẳng thấm vào đâu so với 180,000 triệu km2 Thái Bình Dương.

Nhưng trước hết, Trung Quốc cần phải "dứt điểm" biển Đông bằng mọi cách. Việt Nam và Philippines là cái "gân gà" dai nhách đối với họ. Tổng Thống Aquino, Bộ Chính trị đảng CSVN đều là băng "cứng đầu cứng cổ".

Lợi dụng ưu thế kỹ thuật công binh hàng hải, ý thế lấy thịt đè người, ỷ mạnh hiếp yếu, Trung Quốc đẩy mạnh tần suất cải tạo các bãi đá thành các đảo nhân tạo. (VN và Phi không đủ khả năng cải tạo).  Song song với việc uy hiếp quần đảo Trường Sa, Trung Quốc ra sức tập trận hải quân quy mô với mục đích kiểm soát “chuỗi đảo ven bờ tây Thái Bình Dương” – "bao gồm một loạt các hòn đảo trải dài từ phía Bắc và phía Nam quần đảo Nhật Bản đến các đảo Bonin và Marshall, cũng như tìm cách lấy lại quyền kiểm soát eo biển Đài Loan".

Đối với khu vực quần đảoTrường Sa: có vị trí chiến lược, có tiềm năng mỏ dầu khí nước sâu khổng lồ; từng bước, Trung Quốc nhịp nhàng (cùng một lúc) điều các tầu công binh gia tăng cấp độ cải tạo, bồi đắp các bãi đá có vị trí quan yếu, biến nó thành căn cứ biển, mở rộng diện tích lớn hơn cả trăm lần so với diện tích cũ. Cụ thể là 1. Đá Chữ Thập ( Fiery Cross Chief/Vĩnh Thử, 2. Đá Tư Nghĩa ( Hughes Reef ) và 3. Đá Ga Ven ( Gaven Reef ), 4. Đá Vành Khăn ( Mischief Reef ), 5. Bãi Xu Bi (Subi Reef), 6. Bãi Châu Viên (Cuarteron Reef), 7. Đá Gạc Ma.Về vị trí, đảo Gạc Ma (Trung Quốc chiếm của VN năm 1988 cách Cô Lin, Len Đao gần 10 km) cách phía tây nam Đá Tư Nghĩa khoảng 25-30km. Tư Nghĩa cách đảo Ba Bình (Itu Aba hiện do Taiwan chiếm giữ) khoảng 25-30km.

Trong một dịp Câu Lạc Bộ Văn Hóa & Báo Chí Quận Cam tổ chức buổi nói chuyện về tình hình biển Đông; nhà báo Lý Kiến Trúc Chủ nhiệm CLB đã mời Dân biểu Liên bang Ed Royce, Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Hạ Viện, Chủ tịch Nghị quyết Biển Đông đề cập đến sự kiện này. Ảnh trên cho thấy Dân biểu Ed Royce đang vẽ đường tiến của hải quân Trung Quốc xuất phát từ biển  Đôngtiến ra biển xanh Thái Bình Dương. (VĂN HÓA)

image019

+++++++++++++++++++++++++++

Ảnh vệ tinh mới nhất 6 đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng trái phép trên Trường Sa

Thứ tư, 25/02/2015

(Biển Đảo) - Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy, Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ và quy mô các công trình xây dựng và bồi đắp trái phép đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa nhằm phục vụ cho tham vọng chiếm đóng toàn bộ khu vực này.

1. Bãi Ga Ven (Gaven Reefs)

Ngày 15/11/2014

image021

image023

image024

2. Bãi Chữ Thập (Fiery Cross Reef)

15/11/2014

image026

image028

image030

3. Bãi Gạc Ma (Johnson South Reef)

12/11/2014

image032

15/11/2014

image034

image036

4. Bãi Tư Nghĩa (Hughes Reef)

Ngày 15/11/2014

image038

image040

12/12/2014

image042

5. Bãi Châu Viên (Cuarteron Reef)

15/11/2014

image044

6. Bãi Vành Khăn (Mischief Reef)

19/01/2015

image046

image048

7. Bãi Xu Bi (Subi Reef) không thấy ảnh xây dựng mới, căn cứ hiện tại:

image049

image051

Sơ đồ vị trí các đảo nhân tạo đang tranh chấp ở Trường Sa.

(TH)Bottom of Form

Epoch Times: Quân đội Trung Quốc tìm cách thống trị chuỗi đảo Thái Bình Dương

Chủ nhật, 22/02/2015

(An ninh quốc gia) - Trung Quốc đang tăng tần suất các cuộc tập trận hải quân với mục đích kiểm soát “chuỗi các đảo Thái Bình Dương” –bao gồm một loạt các hòn đảo trải dài từ phía Bắc và phía Nam quần đảo Nhật Bản đến các đảo Bonin và Marshall, cũng như tìm cách lấy lại quyền kiểm soát eo biển Đài Loan, theo tin của tờ báo tiếng Trung Quốc “Vượng Báo” (bản tiếng Anh là WantChinaTimes).

Chỉ hai tháng sau cuộc tập trận hải quân lớn nhất trong lịch sử của đất nước, Hải quân của Quân giải phóng Nhân dân lại điều tàu tới Tây Thái Bình Dương cho các cuộc tập trận hải quân khác.

image053
Tàu chiến Trung Quốc hướng về Tây Thái Bình Dương cho đợt diễn tập hải quân vào tháng Hai (ảnh: CNS)


Theo nhà chức trách Nhật Bản, vào ngày 13 tháng Hai, một máy bay do thám P-C3 phát hiện hai tàu Trung Quốc – tàu khu trục Taizhou DDG-138 và chiến hạm Xuzhou 054A – ở đang tiến về hướng Đông Nam, cách khoảng 110 km về phía Đông Bắc đảo Miyako nằm ở quận Okinawa ở phía Nam Nhật Bản.

Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết vào ngày 12 tháng 2 rằng việc cơ động thường xuyên các tàu nằm trong kế hoạch huấn luyện hàng năm các lực lượng vũ trang của quân đội Trung Quốc, chuyên gia Mỹ tin rằng sự gia tăng các hoạt động hải quân cho thấy Bắc Kinh có thể có những tham vọng dài hạn để mở rộng khu vực kiểm soát của họ.

Richard C. Bush, chuyên gia tại Viện Brookings, và Bud Cole, từ War College National ở Washington, nói rằng tham vọng của Trung Quốc dường như tập trung vào việc tạo dựng ảnh hưởng lớn trên biển Hoàng Hải, Biển Hoa Đông và Biển Đông Việt Nam, từng bước giành quyền kiểm soát vùng nước trong “Chuỗi các đảo ở Thái Bình Dương”, nằm ở khoảng 1.800 hải lý tính từ bờ biển của Trung Quốc.

Cả hai chuyên gia Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về khoảng cách giữa khả năng quân sự của Trung Quốc và Đài Loan – với công nghệ tên lửa và chiến tranh mạng – vốn được coi là cao hơn so với trước đây và vẫn đang phát triển. Điều này sẽ làm cho các mối quan hệ thêm phức tạp và nguy hiểm, họ nói thêm rằng Washington nên theo dõi chặt chẽ vấn đề này, bởi Đài Loan đang chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống và lập pháp, với khả năng thay đổi chế độ trong năm tới.

(Theo The Epoch Times)

image055

Năm 1988, Tàu khựa chiếm đảo đá Gạc Ma. Tháng 6 năm 2014, Tàu khựa lại tiến hành lấn biển, xây hải cảng, phi trường ở bãi đá Chữ Thập rộng hơn 2000m2 (cách Saigon khoảng 600km); đồng thời, tàu thuyền Tàu khựa còn ra vào dòm ngó bãi đá Gaven và đá Châu Viên của VN.

TQ biến các bãi ngầm ở Trường Sa lớn hơn 200 lần

Tuần báo quốc phòng Jane's tại Anh cho biết, các hoạt động cải tạo của TQ đã khiến bãi Đá Tư Nghĩa ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam lớn hơn 200 lần kích cỡ cũ.

image057

 TQ đã cải tạo trên 6 bãi ngầm mà họ chiếm giữ trái phép ở quần đảo Trường Sa.Ảnh: wantchinatimes

Tờ Wantchinatimes ngày 24/2 dẫn tin từ tuần báo trên rằng, các hình ảnh vệ tinh ngày 14/1 của Airbus Defence & Space cho thấy, hòn đảo được cải tạo rộng 75.000 mét vuông và một cơ sở lớn đang được xây dựng tại bãi đá.

Diện tích đã cải tạo khiến bãi đá lớn xấp xỉ hơn 200 lần so với 10 năm trước đây (so với hình ảnh của DigitalGlobe cung cấp ngày 1/2/2004 cho thấy nền bê tông rộng 380 mét vuông trước khi hoạt động xây dựng bắt đầu).

Nhiều bãi ngầm khác cũng đang được cải tạo nhanh chóng. Hình ảnh vệ tinh gần đây cho thấy hoạt động xây dựng quy mô lớn đang diễn ra ở bãi Gạc Ma cách phía tây nam bãi Đá Tư Nghĩa khoảng 30km. Một hình ảnh vệ tinh khác chụp bãi Gaven cho thấy cả một con đường đã được xây dựng để kết nối những cơ sở ban đầu với một bãi đáp trực thăng.

Tuần báo Jane's bình luận, việc bố trí xây dựng ở bãi Tư Nghĩa và Gaven gần như giống hệt nhau cho thấy, TQ đã tiêu chuẩn hóa các thiết kế của mình cho những cơ sở trên các bãi ngầm cải tạo.

Hình ảnh vệ tinh ngày 14/1 còn cho thấy, bãi Chữ Thập được cải tạo đủ lớn để chứa cả một đường băng và sân đỗ máy bay.

Đầu tháng này, Philippines đã cáo buộc TQ tiến hành hoạt động xây dựng ở bãi Vành Khăn Mischief Reef. Nếu được xác nhận thì đây là địa điểm gần Philippines nhất mà TQ tiến hành công việc cải tạo. TQ chiếm giữ bãi ngầm này năm 1995, sau đó xây dựng một số nơi trú ẩn tạm thời mà Bắc Kinh nói là dành cho ngư dân trong mùa mưa. Nhưng rồi TQ đã xây dựng một đơn vị đồn trú ở đây, thậm chí còn triển khai cả tàu khu trục, tàu phòng vệ bờ biển. 

Lãnh đạo TQ luôn cố trấn an các nước Đông Nam Á về các tham vọng khu vực của mình nhưng hoạt động cải tạo đảo của Bắc Kinh tại các vùng tranh chấp ở Biển Đông lại chứng minh điều ngược lại. TQ đã tiến hành hoạt động cải tạo trên 6 bãi ngầm mà họ chiếm giữ trái phép ở quần đảo Trường Sa. Nhiều hình ảnh giám sát không gian cho thấy, các bãi ngầm dần trở thành đảo nhân tạo lớn.

Thái An (theo Wantchinatimes)

Biển Đông sẽ trở thành chiến trường ác liệt?

25/02/2015

(Biển đảo) - Biển Đông được dự đoán sẽ trở thành chiến trường trong tương lai bởi khu vực này đang trở thành “miếng mồi ngon” mà nhiều nước thèm muốn, khát khao. 

 image058

Ảnh minh hoạ.

 

Biển Đông có chức năng như yết hầu của Tây Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, là nơi tập trung của những hoạt động kết nối, liên kết kinh tế và của các tuyến đường biển toàn cầu.

Biển Đông là trung tâm của vành đai biển Âu-Á với xung quanh là các eo biển Malacca, Sunda, Lombok và Makassar. Hơn một nửa hàng hoá được chở bằng tàu thuyền của thế giới đi qua những tuyến đường biển hẹp nói trên và 1/3 các hoạt động giao thông đường biển đi lại của thế giới diễn ra ở nơi đây.

Dầu mỏ được vận chuyển qua Eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương, trên đường tới Đông Á thông qua Biển Đông, gấp 3 lần số lượng dầu mỏ đi qua Eo biển Suez và gấp 15 lần số lượng dầu mỏ được chuyên chở qua Eo biển Panama.

80% nguồn nhập khẩu dầu mỏ của Nhật Bản và 39% nguồn nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc đi qua Ấn Độ Dương trên đường từ Trung Đông. Các công ty Trung Quốc cũng có hàng tỉ USD đầu tư vào Đông Phi, tập trung chủ yếu vào dầu mỏ, khí đốt, đường sắt, đường bộ và các ngành khai thác mỏ.

Gần 2/3 nguồn cung cấp năng lượng cho Hàn Quốc, gần 60% nguồn cung cấp năng lượng cho Nhật Bản, Vùng lãnh thổ Đài Loan và 80% nguồn nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc đi qua Biển Đông. Trong khi ở vùng vịnh Persian, chỉ có năng lượng được vận chuyển qua nơi này thì ở Biển Đông hàng hoá chuyển qua khu vực biển chiến lược này có cả năng lượng và nhiều loại hàng hoá khác.

Ngoài vị trí trung tâm mang tính chiến lược, Biển Đông còn được chứng minh là chứa đứng nguồn dự trữ dầu mỏ lên tới 7 tỉ thùng và ước tính có đến 900 nghìn tỉ mét khối khí đốt.

Nếu những tính toàn của Trung Quốc là chính xác thì Biển Đông có thể đem lại con số lên tới 130 tỉ thùng dầu (tuy nhiên có những hoài nghi lớn về ước tính này. Biển Đông được cho là chứa đựng nhiều dầu mỏ hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới ngoại trừ Ả-rập Xê-út. Một số nhà quan sát Trung Quốc còn gọi Biển Đông là “vùng Vịnh Persian thứ hai”.

Nếu có nhiều dầu mỏ như vậy ở Biển Đông thì Trung Quốc sẽ phần nào giảm được “tình trạng tiến thoái lưỡng nan Malacca” — sự phụ thuộc của nước này vào Eo biển hẹp và dễ tổn thương Malacca do phần lớn nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đến từ Trung Đông.

Và Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc đã đầu tư 20 tỉ USD vì tin rằng Biển Đông chứa đứng số lượng dầu mỏ thực sự lớn như vậy. Trung Quốc đang vô cùng khát khao năng lượng mới. Nguồn dự trữ dầu mỏ của Trung Quốc hiện chỉ chiếm có 1,1% tổng dự trữ thế giới trong khi nước đông dân nhất thế giới tiêu thụ tới hơn 10% tổng sản xuất dầu mỏ trên thế giới và hơn 20% tất cả nguồn năng lượng được tiêu thụ trên hành tinh.

Không chỉ vị trí địa lý và nguồn dữ trữ năng lượng giúp Biển Đông có tầm quan trọng về mặt địa chiến lược mà cả các cuộc tranh chấp lãnh thổ xung quanh những vùng nước – nơi có hơn 200 đảo lớn nhỏ, bãi đá và bãi san hô. Chỉ khoảng hơn 30 đảo và bãi đá này thường xuyên nổi trên mặt nước.

Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia, và Vùng lãnh thổ Đài Loan. Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường vận chuyển sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Đây là điều mà không chỉ các nước trong khu vực mà rất nhiều cường quốc và cộng đồng thế giới kịch liệt phản đối.

Vào giữa năm 2010 một “trận sóng gió khuấy đảo Biển Đông” đã diễn ra khi Trung Quốc tuyên bố Biển Đông thuộc “lợi ích cốt lõi” của họ.

Tham vọng của Trung Quốc khiến các nước trong khu vực bất bình, lo ngại. Một số đã dựa vào Mỹ và tìm thêm đồng minh để có được sự trợ giúp về ngoại giao, quân sự nhằm đối phó với Trung Quốc.

Việc Trung Quốc quyết liệt đòi hỏi chủ quyền một cách thái quá ở Biển Đông và quyết liệt hành động để đạt được mục đích đã đẩy căng thẳng trong khu vực lên cao.

Các nước có tranh chấp ở Biển Đông cũng nhất quyết không chịu khoan nhượng, nhất quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích của họ ở Biển Đông.

Kết quả là những hoạt động quân sự đã được tăng cường mạnh mẽ ở Biển Đông trong vài năm trở lại đây. Và người ta đã chứng kiến không ít những vụ va chạm, đụng độ giữa tàu thuyền các nước. Các vụ phô trương sức mạnh quân sự, tập trận răn đe, thị uy lẫn nhau cũng gia tăng.

Sự can thiệp của một loạt nước lớn cũng khiến tình hình Biển Đông thêm nóng bỏng và làm gia tăng nguy cơ bùng phát xung đột. Mỹ, Anh, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga… đều cho thấy họ có lợi ích ở khu vực biển này và vì thế sẵn sàng can thiệp vào để bảo vệ lợi ích của họ.

Nếu các bên không kiểm soát được tình hình, không kiềm chế tham vọng và hành động, Biển Đông rất dễ trở thành một chiến trường và một khi nó đã trở thành chiến trường thực sự thì đó chắc chắn sẽ là một chiến trường ác liệt và bùng nổ.

(Theo Vnmedia)

Quy định mới về màu sắc của tàu cảnh sát biển Việt Nam.

Thứ bảy, 14/02/2015

 Quy định cụ thể màu sắc tàu tìm kiếm cứu nạn; tàu tuần tra, tàu bảo vệ môi trường và các loại tàu bảo đảm, hậu cần; xuồng tuần tra.

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 13/2015 sửa đổi, bổ sung Điều 9 Nghị định 86/2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

image060

Ảnh minh họa

Màu sắc của tàu Cảnh sát biển Việt Nam tại Nghị định 86/2009/NĐ-CP quy định: Màu sắc của thân tàu Cảnh sát biển Việt Nam có các loại như sau: Thân tàu tuần tra, tàu môi trường sơn màu xanh nước biển, đài chỉ huy sơn màu trắng; trên thân tàu: Phần trước hai vạch ký hiệu viết số tàu màu trắng; phần sau hai vạch ký hiệu viết chữ in hoa màu trắng:

Còn tại Nghị định 13/2015/NĐ-CP, quy định trên đã được sửa đổi, bổ sung, trong đó quy định cụ thể màu sắc tàu tìm kiếm cứu nạn; tàu tuần tra, tàu bảo vệ môi trường và các loại tàu bảo đảm, hậu cần; xuồng tuần tra.

Cụ thể, với tàu tìm kiếm cứu nạn, thân tàu sơn màu da cam, mặt boong sơn màu xanh lá cây. Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu sơn màu trắng, phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu trắng.

Cabin sơn màu trắng, đường viền phía trên cabin sơn màu da cam, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương. Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng.

Với tàu tuần tra, tàu bảo vệ môi trường và các loại tàu bảo đảm, hậu cần, thân tàu sơn màu trắng, mặt boong sơn màu xanh lá cây. Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của tàu, sơn màu xanh dương. Phía sau vạch ký hiệu là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương.

Cabin sơn màu trắng, trên hai mạn cabin là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM kiểu chữ in hoa, màu xanh dương. Trên ống khói sơn hình cờ đỏ, sao vàng. Ụ pháo sơn màu ghi.

Còn với xuồng tuần tra, thân xuồng sơn màu trắng. Phía trước vạch ký hiệu là số phiên hiệu của xuồng, sơn màu xanh dương. Phía sau vạch ký hiệu, hàng trên là dòng chữ CẢNH SÁT BIỂN VIỆT NAM, hàng dưới là dòng chữ VIETNAM COAST GUARD kiểu chữ in hoa, màu xanh dương. Cabin sơn màu trắng.
image062

(Theo Chính Phủ)

Ngoại trưởng Hillary Clinton và con gái Chelsea tăm Vn lần đầu tiên.

image063
Cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton trong chuyến trở lại Việt Nam lần thứ 2. Ảnh VNN

 

18 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6751)
Mặt trận Indo - biển Đông - Pacific
07 Tháng Mười Hai 2020(Xem: 6947)