Lý Kiến Trúc: Đường đi bí ẩn của HD-981

20 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 19646)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 21 JAN 12015

Đường đi bí ẩn của HD-981

image043
Ngày 2.5.2014, trong một diễn biến bất ngờ không báo trước, giàn khoan khổng lồ HD-981 thuộc loại tối tân nhất của TQ có khả năng khoan sâu, đã bám trụ tại một địa điểm nằm trên thềm lục địa VN với sự yểm trợ hùng hậu của cả trăm tàu hải giám, tàu chiến và máy bay. Mặc dù HD-981 đã rút về Hải Nam 16.7.2014 (TQ nói là sớm hơn dự định), nhưng kế hoặch của HD-981 không dừng lại sau những phản ứng quyết liệt của VN và đồng bào Việt trên khắp thế giới. Ảnh trên cho thấy vị trí rất rõ của HD-981.

Kế hoặch rút HD-981 về Tam Á-Hải Nam vào ngày 16.7.2014 chỉ là bước một, bước hai là đường đi của HD-981 được phóng loa gọi là đi khảo sát ở Ấn Độ Dương! Muốn qua Ấn Độ Dương, HD-981 phải băng qua Biển Đông và đường đi "khảo sát" của nó từ ranh Vịnh Bắc Bộ dọc xuống khu vực biển phía Nam vẫn là một bí ẩn.

image042
Đầu tháng 1.2015, xuất phát từ căn cứ Tam Á-Hải Nam, HD-981 tiến xuống phương nam. Một giới chức của VN nói rằng: “Mỗi một ngày có rất nhiều giàn khoan, tàu sân bay, tàu chiến, tàu khu trục của các nước đi lại trên vùng biển đó. Đó là vùng biển được phép đi lại nên được coi là hoạt động bình thường. Chỉ khi nào họ tiến hành các hoạt động xâm phạm trái phép thì chúng ta mới có những động thái cần thiết”, Đại tá Ngô Ngọc Thu khẳng định. Ông Thu nói như vậy có nghĩa là để tránh lập lại vụ tháng 5.2014, HD-81 sẽ đi men theo điểm cuối của thềm lục địa VN, khu vực có độ sâu khá.

Ông Hà Lê, Phó Cục trưởng Cục Kiểm ngư cũng cho biết thêm, về việc giàn khoan Haiyang Shiyou 981 di chuyển gần bờ biển Việt Nam, phía Cảnh sát biển cũng như phía kiểm ngư đã nhận được thông báo từ phía Trung Quốc. “Họ đã có thông báo trước về việc họ sẽ di chuyển giàn khoan ở phía vùng biển đó. Lực lượng kiểm ngư phối hợp cùng với cảnh sát biển sẽ theo dõi sát các hoạt động của giàn khoan này”, ông Lê thông tin.

Trước đó, giàn khoan Haiyang Shiyou 981 được các tàu vận tải, hộ tống kéo trên biển Đông, gần bờ biển của Việt Nam. Cụ thể, giàn khoan này đang di chuyển từ Bắc xuống Nam biển Đông và đã đi qua Vĩ tuyến 15 với vận tốc bốn hải lý/h. “Cảnh báo Hàng hải tỉnh Hải Nam” số 1502 của phía Trung Quốc đã thông báo về việc di chuyển giàn khoan Haiyang Shiyou 981 từ Tam Á (đảo Hải Nam, Trung Quốc) đến Singapore bắt đầu từ 12h ngày 1/1/2015.

(Theo Giao Thông).

image045
Bộ Ngoại giao họp báo tại Hà Nội công bố thềm lục địa và khu vực đặc quyền kinh tế 200 hải lý của VN.

Tuy nhiên quan sát đường đi trên hải đồ, HD-981 vẫn phai dịch chuyển ở trên vùng biển thuộc thềm lục địa VN chứ không ở ngoài hải phận quốc tế, tức là về hướng tây của nhóm đảo Hoàng Sa tây. Đường đi của HD-981 có thể len giữa đảo Tri Tôn và đảo Lý Sơn dọc từ Bắc xuống Nam. Nó không thể đi vào khu vực thung lũng đảo Vĩnh Lạc, Cam Tuyền, Hoàng Sa, Quang Hòa, vì khu vực này rất nhiều đá ngầm và san hô cạn (nơi diễn ra trận Hải Chiến 19.1.1974) .

image047

Thềm lục địa VN có đặc điểm thoai thoải, độ sâu từ 60-200m. Đối với khu vực thềm lục địa phía Nam, phía Đông Bắc và Đông gọi là khu vực biển DKI thuộc quần đảo Trường Sa. Nếu lấy bãi cạn Quế Đường là vị trí trung tâm thì Quế Đường cách Vũng Tàu khoảng 254 hải lý, cách Tri Tôn 481 hải lý, cách đảo Trường Sa lớn 99 hải lý. Các bãi Tư Chính, bãi Phúc Nguyên, bãi Phúc Tần, bãi Huyền Trân, bãi Vũng Mây, bãi Ba Kẻ, bãi Đất, bãi Đinh, chỉ cách bãi Quế Đường có mấy chục hải lý.

Các bãi ngầm trong thềm lục địa khu vực DKI được cấu tạo bởi các lớp thủy tra thạch có độ dầy tương đối lớn. Chưa biết được các bãi ngầm kể trên có lớp "đá phiến" tích tụ mỏ dầu khí khổng lồ hay không, nhưng nếu đường đi khảo sát của HD-981 (gọi là đi khảo sát Ấn Độ Dương) băng ngang qua các bãi ngầm này thì bước thứ hai của HD-981 vẫn còn là một bí ẩn.

image048
Kể từ năm 1989, nhà nước VN đã cho xây dựng 18 nhà giàn trong khu vực DKI. Ảnh trên là nhà giàn DKI/18 cách bãi Quế Đường 22 hải lý, cách Vũng Tàu khoảng 243 hải lý về phía Đông Nam.

image050
Độ sâu ở bãi Phúc Tần khoảng 20 đến 50 mét. Từ trên nhà Giàn DKI/18 nhìn xuống chân tháp thấy đủ loại cá bơi lội với rong rêu.

image053
Nhà báo Lý Kiến Trúc ngồi trên nhà giàn DKI/18 bãi Phúc Tần; xa xa là con tàu HQ-571 đang neo đậu.

Xem lại:

Lê Duẩn: ..." Hiện tại, chúng ta có biên giới với một nước rất mạnh, một nước với ý đồ bành trướng mà nếu muốn được thực hiện, phải bắt đầu với một cuộc xâm lược Việt Nam. Vì vậy, chúng ta phải chung vai gánh vác, vai trò lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, chúng ta chưa bao giờ trốn tránh trách nhiệm lịch sử. Trước đây, Việt Nam đã thực hiện nhiệm vụ của mình, và lần này Việt Nam xác định không cho phép họ bành trướng. Việt Nam giữ độc lập riêng mình và làm như vậy cũng là để bảo vệ nền độc lập của các nước Đông Nam Á. Việt Nam kiên quyết không để Trung Quốc thực hiện âm mưu bành trướng. Phải nói rằng, người kiên quyết nhất là người có tinh thần Đại Hán và là người muốn chiếm Đông Nam Á, đó chính là Mao Trạch Đông. Tất cả các chính sách [của Trung Quốc] đều nằm trong tay ông ta. Điều tương tự cũng áp dụng đối với các nhà lãnh đạo hiện tại của Trung Quốc. Bè lũ phản động Bắc Kinh sẽ xâm lược nước ta từ Biển Đông. (trích phát biểu của Tổng bí thư Lê Duẩn về Trung Quốc năm 1979"./

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 12116)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14466)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13264)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12966)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15710)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12314)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn