Biển Đông nếu nóng lên, sẽ nóng gấp nhiều lần

28 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 17206)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 29 DEC2014

image017 
Sống xanh, biển xanh Biển Đông. Ảnh LKT

Biển Đông nếu nóng lên, sẽ nóng gấp nhiều lần câu chuyện giàn khoan

 27/12/2014

image018
Tàu chiến Trung Quốc lởn vởn suốt ở Biển Đông. Ảnh tư liệu

(Thời sự) - Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao, nhấn mạnh rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của các nước ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

* Trung Quốc hành xử quyết đoán như vậy thì liệu Biển Đông trong năm 2015 có nóng hơn câu chuyện giàn khoan năm qua không, thưa ông?

– Tình hình Biển Đông từ cả chục năm qua cho thấy tình hình Biển Đông “nóng lên”, hay “nguội đi” hoàn toàn phụ thuộc vào cách hành xử của Trung Quốc.

Như chúng ta đã thấy, cách hành xử quyết đoán của Trung Quốc không phải là điều mới. Tuy nhiên, trong năm 2014 tích chất, quy mô và phạm vi của hành động quyết đoán đã được đẩy lên một mức mới. Sự quyết đoán này diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa mới bắt đầu thực thi chính sách “Tấn công bằng thiện cảm” (Charm Offensive) lần 2 đối với ASEAN sau khi Trung Quốc có lãnh đạo mới sau Đại hội XVIII. Ở đây có 2 điểm đáng chú ý: Một là, sau khi thực thi chính sách quyết đoán đối với tranh chấp tại Biển Đông, Trung Quốc đã thấy được sự phản ứng mềm mỏng nhưng cương quyết của Việt Nam, sự phản ứng mạnh mẽ của ASEAN và cộng đồng quốc tế, nên tạm thời có những bước “xuống thang” chiến thuật. Hai là, khi đã xuống thang như vậy, nhưng Trung Quốc cũng chưa có bất cứ cam kết hay tuyên bố công khai nào về việc Trung Quốc sẽ từ bỏ cách hành xử quyết đoán như vậy trong tương lai.

image020
Tiến sĩ Hoàng Anh Tuấn – Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Ngoại giao.

Từ đó, tôi cho rằng hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ tiếp tục cách hành xử của mình như vậy trong năm 2015. Và nếu điều đó xảy ra thì việc Biển Đông nóng lên trong năm tới là điều được dự báo trước, và nếu có “nóng” hơn thì chắc chắn sẽ “nóng” hơn gấp nhiều lần, vì Trung Quốc sẽ không dùng “bổn cũ soạn lại” mà có cách tiếp cận khác trước.

Tuy nhiên, cũng có một số lý do để hy vọng. Một là, Trung Quốc đã thấy các hạn chế của chính sách quyết đoán này, thấy được bài học từ Nga. Hai là, Trung Quốc vừa mới công bố chuyển hướng ưu tiên đối ngoại mới, theo đó đặt trọng tâm trong quan hệ với các láng giềng. Mục tiêu của sự điều chỉnh này sẽ không thể đạt được nếu Trung Quốc làm xấu đi môi trường chiến lược và xa lánh các nước láng giềng bằng chính sách quyết đoán. Là nhà nghiên cứu chiến lược, tôi luôn hy vọng điều tốt đẹp nhất xảy ra, nhưng cũng đồng thời phải chuẩn bị cho các phương án xấu nhất.

* ASEAN năm tới dưới nhiệm kỳ Chủ tịch Malaysia không xem Biển Đông là trọng tâm. Vậy điều nay có đặt ra thách thức với Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền?

– Theo tôi, nên đặt và hiểu vấn đề thế này: Thứ nhất, việc xây dựng chương trình nghị sự của ASEAN là công việc chung của ASEAN. Là nước chủ nhà ASEAN năm 2015, Malaysia có tiếng nói quan trọng nhưng không phải là tiếng nói quyết định. Việc xây dựng chương trình nghị sự, trong đó có vấn đề Biển Đông, phải nhận được sự đồng thuận của các nước thành viên khác trong đó có Việt Nam.

Thứ hai, ta không nên hiểu và đặt vấn đề Biển Đông chỉ là việc liên quan đến Việt Nam, mà nên phải coi vấn đề Biển Đông là câu chuyện chung của ASEAN, của cộng đồng quốc tế và thực tế đúng là như vậy.

Thứ ba, việc Malaysia nêu ra như vậy thể hiện mong muốn của ASEAN, và của một số nước khác là muốn tập trung vào các điểm đồng, muốn Biển Đông là khu vực hòa bình và hợp tác. Đây cũng là mong muốn của chính Việt Nam. Tuy nhiên, dự tính là như vậy, nhưng nếu tình hình thay đổi, ý tôi nói là Biển Đông nóng lên, thì chương trình nghị sự của ASEAN cũng phải thay đổi theo cho phù hợp với bối cảnh mới.

Thứ tư, nhiều diễn đàn ASEAN là diễn đàn mở, như Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) là nơi các nước thành viên ASEAN, các nhà lãnh đạo có quyền bày tỏ tất cả các vấn đề mà họ quan tâm và thấy tác động tới môi trường an ninh khu vực.

 * Trong bối cảnh quan hệ các nước lớn thay đổi như vậy, và trong bối cảnh an ninh, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam bị đe dọa mạnh mẽ, liệu Việt Nam có phải tạo ra những liên kết mới để đảm bảo an ninh chiến lược của đất nước?

– Nhìn lại lịch sử cận đại của VN, chúng ta thấy thành công của chúng ta là thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập tự chủ. Đây là điểm cốt lõi xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam. Bên cạnh đó một nhân tố khác tạo nên thành công của ta là kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại. Sức mạnh dân tộc liên quan đến yếu tố bên trong, là sự cố kết chính trị, là sự đồng lòng từ trên xuống dưới, là việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân vững mạnh. Nội lực ở đây còn là sự vững mạnh về kinh tế. Muốn đảm bảo an ninh chủ quyền thì phải xây dựng được một nền kinh tế hiện đại, đủ mạnh để giúp người dân có cuộc sống thịnh vượng, có đủ khả năng xây dựng được một nềnquốc phòng hiện đại, đủ sức đối phó hữu hiệu với các thách thức an ninh bên ngoài. Khi chúng ta có nội lực mạnh thì đối phương bên ngoài sẽ bớt có ý định xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của ta, và giả sử nếu có liều mạng xâm phạm thì không thể chiến thắng và buộc phải trả giá rất đắt.

Tuy nhiên chỉ có nội lực thôi thì chưa đủ, mà phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế, và sức mạnh thời đại, như chúng ta đã làm và làm thành công trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ trước đây. Tôi rất tâm đắc với cách tiếp cận của nguyên Tổng Bí Thư Lê Duẩn và lãnh đạo Đảng ta thời kỳ chống Mỹ cứu nước xây dựng thành công luận thuyết “Ba dòng thác cách mạng”, đặt Việt Nam ở ngọn cờ đầu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Nhờ vậy mà trong bối cảnh tình hình thế giới hết sức phức tạp, trong bối cảnh so sánh lực lượng không cân sức, nhưng chúng ta vẫn nhận được sự ủng hộ của cả Liên Xô và Trung Quốc (trong bối cảnh mâu thuẫn Xô-Trung lên đến đỉnh điểm), sự ủng hộ của phe XHCN, của phong trào cộng sản và công nhân thế giới, của các nước đang phát triển tạo thành làn sóng ủng hộ Việt Nam rộng khắp và chưa từng có.

Trong bối cảnh hiện nay việc nêu lại luận thuyết “Ba dòng thác cách mạng” có thể không còn phù hợp, nhưng cách tiếp cận thì vẫn còn nguyên giá trị. Trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền, chúng ta đã gắn lợi ích của Việt Nam với lợi ích của khu vực và thế giới, nhờ vậy đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các nước khu vực và dư luận quốc tế.

Thứ nhất, ta nêu cao ngọn cờ chính nghĩa, khẳng định và có các bằng chúng không thể chối cãi về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thứ hai, ta nêu cao ngọn cờ hòa bình, sử dung công cụ ngoại giao để giải quyết tranh chấp. Dù chịu sức ép lớn từ bên ngoài nhưng chúng ta vẫn kiên trì đường lối đối ngoại hòa bình, mong muốn giải quyết bằng hòa bình các tranh chấp, và các nước thấy lòng khát khao yêu chuộng hòa bình của chúng ta. Thứ ba, chúng ta đề cao công cụ luật pháp quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ trong khu vực, nhờ vậy ta tập hợp được lực lượng ngay trong ASEAN và trên thế giới.

Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.

* Trân trọng cảm ơn ông đã dành cho Lao Động bài phỏng vấn cuối năm quan trọng này.

XEM THÊM: 2015: Ai sẽ thống trị vùng biển, vùng trời Biển Đông? Tướng Hải quân Trung Quốc thề thốt Biển Đông

+++++++++++++++++++++++++

Năm 2015: Cuộc chơi trên Biển Đông sẽ thay đổi?

27/12/2014

(Biển Đảo) - Cuộc chơi” trên Biển Đông đã bắt đầu thay đổi và trong bất luận trường hợp nào Việt Nam hiện nay, cũng đều tự tin.

Liệu có ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông?

Có 2 điều kiện để thiết lập ADIZ, một là có các trạm radar quan sát để phát hiện các máy bay bay vào khu nhận diện phòng không và hai là có lực lượng thực thi sẵn sàng, ngay và luôn trên khu ADIZ đó.

Trên Biển Đông, nếu Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ thì chắc chắn nó không nằm ngoài không phận đường “lưỡi bò” mà Trung Quốc đã vạch ra.

Tính chất, ý nghĩa của ADIZ như thế nào thì đã rõ, vì thế, tuyên bố ADIZ trên Biển Đông là hành động cậy mạnh, ức hiếp thô bạo, là hành động xâm lược trắng trợn.

Như vậy, xem ra việc Trung Quốc xây dựng 2 căn cứ trên Gạc ma, Chữ Thập và bao gồm sân bay lớn cho phi đội máy bay quân sự Trung Quốc như J-10, J-11…cất hạ cánh như báo chí Trung Quốc và các học giả tướng lĩnh của họ tuyên bố thì ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông chỉ là vấn đề thời gian?.

image022
Đồ họa sân bay trên đảo Chữ Thập mà Trung Quốc có thể xây dựng

Trước hết phải công nhận là Trung Quốc đang dồn sức cho việc xây dựng 2 căn cứ hải quân tại Gạc Ma và Chữ Thập. Tại đó sẽ hình thành các kho chứa nhiên liệu và cầu cảng cho tàu quân sự cũng như tàu dân sự vào tiếp tế; tại đó cũng hình thành các trạm radar theo dõi toàn bộ khu vực phục vụ cho quân sự, có các đường băng cho máy bay cất hạ cánh… Nếu như một căn cứ như đồ họa trên tại đảo Chữ Thập hoàn thành, Trung Quốc sẽ có một sân bay quân sự dành cho J-10, J-11 và thậm chí SU-30 tác chiến trên khu vực Trường Sa và eo biển Malacca như báo Trung Quốc phân tích.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn quân sự, liệu có một sân bay như vậy ở đảo Chữ Thập tồn tại để phát huy các ý tưởng trên?

Một sân bay như đồ họa trên về khả năng xây dựng, Trung Quốc có thể; về mặt kỹ thuật bảo đảm, Trung Quốc có thể, nhưng về mặt chiến thuật (phòng thủ) là rất mạo hiểm.

Thứ nhất. Nếu Trung Quốc coi Việt Nam là đối tượng tác chiến thì sân bay trên đảo Chữ Thập, máy bay Trung Quốc cất cánh chưa kịp để ổn định độ cao thì đã vào không phận phòng không của 2 đảo lớn của Việt Nam.

Thứ hai là hệ thống phòng không cho sân bay. Trung Quốc buộc phải bố trí một loạt các tàu mặt nước xung quanh để tạo ra lưới lửa tầm gần mà không có thể phòng thủ từ xa, vì nếu thế thì quá sâu vào thềm lục địa Việt Nam, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khôn lường khác. Đây là nguyên tắc tối kỵ trong phòng không bảo vệ mục tiêu, chẳng ai kéo pháo đến gầm cầu để bảo vệ cầu cả…

Thứ ba là dù chưa xây dựng, nhưng truyền thông Trung Quốc cũng đã lấy cái ý tưởng lợi hại của nó để hăm he, đe dọa Việt Nam và eo biển Malacca. Rằng nó chỉ cách Cam Ranh, cách TP Hồ Chí Minh vài trăm km…

Họ đã không nhớ là sân bay Utapao (Thailand), Hawaii (Mỹ), Clac (Subic) cũng chưa ngăn chặn được lực lượng không quân non trẻ của Việt Nam, huống chi bây giờ…Và, quả thật nếu gần đất liền Việt Nam như vậy thì Việt Nam chẳng lẽ lại chịu thúc thủ trước một lực lượng máy bay cỏn con trên một doi cát tí teo giữa Biển Đông sao?.

Có thể nói, xây dựng một sân bay cho tác chiến tại Chữ Thập mà giới truyền thông Trung Quốc ca tụng, tốn rất nhiều tiền của, nhưng sự lợi hại không đáng bao nhiêu so với tàu sân bay. Xây dựng ở đó đã không tránh khỏi sự mạo hiểm thì giới quân sự Trung Quốc không bao giờ xây dựng tiếp một sân bay có tính chất, mục đích, nhiệm vụ như vậy tại Gạc Ma. Vì thế, dù trên đảo Chữ Thập có bao nhiêu máy bay đi nữa, thì để thực thi khi Trung Quốc tuyên bố ADIZ cũng không thể. Do đó, trong tương lai gần khi chưa có những hạm đội tàu sân bay thì Trung Quốc chưa thể tuyên bố ADIZ trên Biển Đông.

Thế trận mới trên Biển Đông năm 2015

Thế trận phụ thuộc rất lớn vào thế địa lý. Bất kỳ một vị trí địa lý nào nó cũng luôn tồn tại mặc nhiên ngoài ý muốn của con người. Nhưng tùy theo sự tương tác của nó với thế giới xung quanh, tùy theo giá trị mà con người gán cho nó, tùy theo sự khám phá, cải tạo của con người, nó có tầm chiến lược hay không và lợi thế hay thất thế.

Có 2 yếu tố tác động đến thế địa lý để đánh giá về lợi thế địa chiến lược:

Thứ nhất là sự thay đổi, cải tạo địa lý, tạo ra địa thế chiến lược có lợi sẽ làm thay đổi thế trận. Chẳng hạn việc Trung Quốc cho xây dựng các đảo ở quần đảo Trường Sa như Gạc Ma, Chữ Thập để tạo ra các điểm đứng chân giữa Biển Đông.

Trung Quốc đang chiếm giữ trái phép vùng biến và đảo của Việt Nam cách đất liền của họ hàng ngàn km. Với khả năng hiện tại, lực lượng không quân, hải quân của Trung Quốc không thể tác chiến ở khu vực này có hiệu quả, cho nên, Trung Quốc phải cần các căn cứ hậu cần, kỹ thuật, các trạm radar, thậm chí cả sân bay cho hoạt động tác chiến ở vùng biển xa.

Khi chưa có hạm đội tàu sân bay, Trung Quốc có tuyên bố ADIZ trên Biển Đông được hay không; khi chưa có căn cứ hậu cần kỹ thuật trên quần đảo Trường Sa, Trung Quốc có triển khai chiến lược chiếm Trường Sa băng tàu cá, bằng giàn khoan…hay không đều phụ thuộc vào cái gọi là căn cứ quân sự ở Gạc Ma, Chữ Thập…

Chính vì vậy, việc xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa của Trung Quốc đã hạn chế phần nào khoảng cách địa lý, từ đó tạo ra một lợi thế địa chiến lược, do đó, đã tạo ra một thế trận khác trên khu vực quần đảo Trường Sa.

Thứ hai là sự phát triển của các phương tiện chiến tranh của các bên.

Có thể nói đây là biểu hiện rõ nét nhất của nguyên lý “thế lấy lực làm cơ sở”, “thế do lực quyết định”. Bất kỳ một kẻ đi xâm lược nào cũng thường bất lợi về thế, cho nên họ đều dùng lực lượng hùng hậu để tạo nên thế trận áp đảo “như chẻ tre”, hòng đánh nhanh giải quyết nhanh.

Thực tế, có những địa thế mà khi được tăng cường lực, như bố trí các trang bị vũ khí hiện đại…thì thế càng hiểm (tức lợi thế càng lớn). Chẳng hạn, như đảo Lý Sơn hay Cồn Cỏ được tăng cường một giàn phóng Bation-P (mà theo lý thuyết một loạt phóng của nó có thể buộc một hạm đội mạnh của đối phương phải ngừng thực thi nhiệm vụ) thì Biển Đông luôn là chảo lửa và là tử địa của tàu mặt nước.

So với Trung Quốc, thực lực quân sự Việt Nam không thể so sánh nổi khi chênh lệch gấp hàng chục lần. Song mỗi lần Việt Nam có thêm một chiếc SU-30MK2 hay một chiếc tàu ngầm KILO chẳng hạn là mỗi lần báo chí, giới quân sự Trung Quốc lại săm soi…thực ra, đây không phải là điều vô lý.

Việt Nam có lợi thế địa lý rất lớn trong phòng thủ Biển Đông, giống như một quả cân mà chỉ cần một thay đổi nhỏ là tạo ra một lực rất lớn nhấc bổng một khối lượng gấp hàng ngàn lần, cho nên, thêm một chiếc SU-30MK2 hay một chiếc tàu ngầm KILO hay một vài tàu tên lửa tấn công nhanh…luôn là một sự rất đáng ngại cho đối tượng.

Khi Việt Nam cho phép Nga vào vịnh Cam Ranh-căn cứ quân sự Hải quân trọng yếu của Việt Nam, vô điều kiện, thì không phải là Việt Nam có thêm một hay hai đơn vị máy bay, tên lửa, mà là sự khác biệt của vũ khí Nga trong tay Trung Quốc và Việt Nam về tính năng kỹ, chiến thuật, về khả năng sử dụng…mới là vấn đề.

Tại sao lại không lo lắng, suy nghĩ, khi đã có gấp đối phương hàng trăm máy bay, nhưng vẫn không thể chiếm ưu thế tác chiến trên không phận Biển Đông, trong khi một nguyên tắc trong tác chiến hiện đại đã thành chân lý là: “kẻ nào thống trị vùng trời, kẻ đó chiến thắng”.

Như vậy có thể nói, việc Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng biến các đảo chiếm được trên quần đảo Trường Sa thành các căn cứ quân sự sắp hoàn thành; việc các quốc gia quanh Biển Đông tăng cường tiềm lực quân sự đã tạo ra một thế trận mới mà tính chất nguy hiểm, đối đầu rất cao.

“Cuộc chơi” trên Biển Đông đã bắt đầu thay đổi và trong bất luận trường hợp nào Việt Nam hiện nay, cũng đều tự tin, vì khi đang ở trên một nền tảng quân sự cơ bản, vững chắc.

(Theo Đất Việt)

+++++++++++++++++++++++++++

Biển Đông và những lời thề thốt, tuyên bố rất đáng chú ý của tướng lĩnh Trung Quốc

28/12/2014

(Quốc tế) - Tưởng Vĩ Liệt và Vương Đăng Bình lần lượt lên làm Phó tư lệnh và Phó chính ủy Hải quân TQ; Thẩm Kim Long và Lưu Minh Lợi thay thế, Miêu Hoa làm Chính ủy HQ.

Theo các trang mạng Trung Quốc ngày 26 tháng 12, kế tiếp Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc, Viện khoa học quân sự thay “2 quan chính” (tư lệnh, chính ủy), Hạm đội Nam Hải, Hải quân Trung Quốc cũng vậy.

Tờ “Pháp chế vãn báo” cho biết, Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải Thẩm Kim Long được thăng làm Tư lệnh, còn Phó chính ủy Hạm đội Nam Hải kiêm chính ủy lực lượng hàng không Lưu Minh Lợi được thăng làm Chính ủy.

Ngày 25 tháng 12, trong hoạt động thăm hỏi có quay video tổ chức tại hải quân tròn 6 năm hộ tống vịnh Aden, nguyên Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Tưởng Vĩ Liệt, nguyên Chính ủy Vương Đăng Bình lần lượt xuất hiện với tư cách là Phó tư lệnh và Phó chính ủy Hải quân.

Xuất hiện trong hoạt động này còn có Phó tư lệnh Hải quân Đỗ Cảnh Thần, Lưu Nghị, Đinh Nghị, Tham mưu trưởng Khâu Diên Bằng, trưởng ban hậu cần Từ Vệ Binh, trưởng ban trang bị Vương Kiến Quốc.

image024
Tưởng Vĩ Liệt

Phó Tư lệnh Hải quân Tưởng Vĩ Liệt

Đầu tháng 12 năm 2014, Tưởng Vĩ Liệt vẫn tham dự các hoạt động với tư cách là Phó tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu kiêm Tư lệnh Hạm đội Nam Hải.

Tài liệu công khai cho biết, Tưởng Vĩ Liệt sinh năm 1955, người Vũ Tiến, tỉnh Giang Tô. Năm 2012 được thăng trung tướng, tháng 11 cùng năm trúng ủy viên dự khuyết Trung ương khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tưởng Vĩ Liệt được cho là có kinh nghiệm cơ sở phong phú, từng phục vụ cho cả 3 hạm đội lớn của Hải quân Trung Quốc: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải, Hạm đội Nam Hải.

Theo tờ “Văn hối” Hồng Kông, Tưởng Vĩ Liệt từng đảm nhiệm các chức vụ như phó chi đội trưởng chi đội hỗn hợp tàu khu trục-hộ tống 6 Hạm đội Đông Hải (Ninh Đức, Phúc Kiến), Phó tư lệnh căn cứ Thượng Hải của Hải quân, Phó giám đốc Học viện chỉ huy hải quân, Phó tư lệnh căn cứ bảo đảm Chu Sơn Hạm đội Đông Hải, chi đội trưởng chi đội 2 hỗ trợ tác chiến, Tư lệnh căn cứ bảo đảm Lữ Thuận Hạm đội Bắc Hải.

Tháng 8 năm 2008, Tưởng Vĩ Liệt lên làm Tham mưu trưởng Hạm đội Đông Hải, được phong thiếu tướng. Tháng 2 năm 2010 làm trưởng ban trang bị hải quân, ủy viên thường trực đảng ủy Hải quân. Tháng 11 năm 2010 làm Phó tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu kiêm Tư lệnh Hạm đội Nam Hải.

Trong thời gian làm Phó tư lệnh Đại quân khu Quảng Châu kiêm Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, Tưởng Vĩ Liệt nhiều lần chỉ huy Hạm đội Nam Hải thực hiện nhiệm vụ.

Theo tờ “Tin tức Trung Quốc”, tháng 3 năm 2013, biên đội cơ động liên hợp Hạm đội Nam Hải “tuần tra cực nam biên cương Trung Quốc” – vùng biển bãi ngầm James (Trung Quốc chủ trương bất hợp pháp, không có bất cứ bằng chứng lịch sử, pháp lý nào), binh sĩ biên đội này được biết đã tổ chức cái gọi là lễ tuyên thệ “cắm dùi Biển Đông, canh giữ Biển Đông, lập công ở Biển Đông” trên boong tàu đổ bộ cỡ lớn Tỉnh Cương Sơn.

Khi đó, Tưởng Vĩ Liệt làm chỉ huy biên đội đã phát biểu, cho rằng hạm đội là một lực lượng chiến lược quan trọng để làm cái gọi là “bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, bảo vệ quyền lợi biển, củng cố tuyến đường chiến lược Biển Đông, duy trì ổn định tình hình Biển Đông, nhiệm vụ nặng nề, sứ mệnh quang vinh, trách nhiệm to lớn”.

Tưởng Vĩ Liệt tuyên bố những lời lẽ hùng hồn, bộc lộ tham vọng không dừng lại của TQ, dư luận không thể không lưu tâm đó là: “Chúng ta cần luôn kiên định niềm tin cao quý cắm dùi Biển Đông, cùng chung vinh quang và nhục nhã, đồng lòng đồng đức, hết trách nhiệm, quên mình với Biển Đông; luôn nhớ kỹ sứ mạng thiêng liêng canh giữ Biển Đông, tập trung đánh thắng, khổ luyện, sẵn sàng súng ống, lấy võ công để ngăn chặn chiến tranh, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải và quyền lợi biển quốc gia; luôn cố lập công ở Biển Đông, trăn trở và giành vinh quang ở Biển Đông, bằng trung thành và phấn đấu để giành được giấc mơ ‘xây dựng quân đội mạnh'”.

image026
Vương Đăng Bình

Phó chính ủy Hải quân Vương Đăng Bình

Theo tờ “Giải phóng quân”, các tài liệu công khai cho biết, Vương Đăng Bình sinh tháng 11 năm 1952, người Phì Tây, tỉnh An Huy, Trung Quốc; tốt nghiệp nghiên cứu sinh chuyên ngành chính trị học Trường Đảng Trung ương. Năm 2002, Vương Đăng Bình được thăng quân hàm Thiếu tướng hải quân, năm 2011 thăng quân hàm Trung tướng hải quân, ông cũng là đại biểu Quốc hội khóa 11.

Theo mạng Hải Khẩu, Vương Đăng Bình từng làm các chức vụ như chiến sĩ, trung đội trưởng, chính trị viên đại đội, cán bộ ban chính trị quân đoàn, phó trưởng phòng (thuộc lục quân), phó trưởng ban và trưởng ban tuyên truyền Tổng cục chính trị, phó chính ủy căn cứ Thanh Đảo (thuộc hải quân).

Theo bài báo, ít nhất vào cuối tháng 9, Vương Đăng Bình vẫn làm Phó chính ủy Đại quân khu Quảng Châu kiêm Chính ủy Hạm đội Nam Hải.

Bài báo cho biết, năm 2002, Vương Đăng Bình làm phó chỉ huy biên đội tàu chiến tham gia chuyến đi vòng quanh Trái đất lần đầu tiên của Hải quân Trung Quốc. Biên đội này có tàu khu trục tên lửa Thanh Đảo 113 và tàu tiếp tế Thái Thương, chuyến đi kéo dài 134 ngày.

Năm 2003, Vương làm chính ủy căn cứ bảo đảm Thanh Đảo, năm 2006 làm Chính ủy ban trang bị Hải quân. Năm 2009, Vương Đăng Bình làm Chính ủy Hạm đội Bắc Hải, năm 2012 làm Phó chính ủy Đại quân khu Quảng Châu kiêm Chính ủy Hạm đội Nam Hải.

Vương Đăng Bình được “Nhân vật Hoàn Cầu” tâng bốc gọi là “kinh nghiệm chỉ huy phong phú, một trong những hổ tướng trấn giữ Biển Đông”, “tác phong cứng rắn”.

image028
Thẩm Kim Long

Tư lệnh Hạm đội Nam Hải Thẩm Kim Long

Thẩm Kim Long, tiếp nhận chức Tư lệnh Hạm đội Nam Hải, người lên thay thế Tưởng Vĩ Liệt, vào cuối tháng 9 năm 2014 mới lần đầu tiên xuất hiện công khai trên báo chí với tư cách Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải. Trước đó, Thẩm Kim Long là Giám đốc Học viện chỉ huy hải quân.

Theo tờ “Nhật báo Trạm Giang” Trung Quốc ngày 30 tháng 9, tối ngày 29 tháng 9, trong hoạt động kỷ niệm chúc mừng thành lập nước tròn 65 năm tại Hạm đội Nam Hải, các lãnh đạo như Phó chính ủy Đại quân khu Quảng Châu kiêm Chính ủy Hạm đội Nam Hải, trung tướng Vương Đăng Bình, Phó tư lệnh Hạm đội Nam Hải, thiếu tướng Trương Triệu Ngân, thiếu tướng Thẩm Kim Long đã tham gia cùng 1.100 binh sĩ.

Tài liệu công khai cho biết, thiếu tướng Thẩm Kim Long sinh tháng 10 năm 1956, người Nam Giang, thành phố Thượng Hải, từng là chi đội trưởng chi đội 10 tàu khu trục, tư lệnh căn cứ bảo đảm Lữ Thuận, Giám đốc Học viện tàu chiến Đại Liên. Năm 2011 làm Giám đốc Học viện chỉ huy hải quân.

Báo chí công khai cho biết, tháng 8 năm 2014, biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc do Thẩm Kim Long làm chỉ huy biên đội đã đến Hawaii, Mỹ tham gia diễn tập quân sự “Vành đai Thái Bình Dương-2014″. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc tham gia cuộc diễn tập này.

Ngày 10 tháng 8, Thẩm Kim Long dẫn biên đội tàu chiến Hải quân Trung Quốc đến căn cứ hải quân San Diego Mỹ, bắt đầu tiến hành chuyến thăm hữu nghị 5 ngày. Trong thời gian biên đội thăm San Diego, hải quân hai nước đã triển khai hoạt động giao lưu với nhiều loại hình thức.

image030
Lưu Minh Lợi

Chính ủy Hạm đội Nam Hải Lưu Minh Lợi

Tài liệu công khai cho biết, Lưu Minh Lợi sinh năm 1956, từng làm Chính ủy Viện nghiên cứu trang bị hải quân, chủ nhiệm Ban chính trị Hạm đội Đông Hải.

Tháng 10 năm 2012, Phó chính ủy Hạm đội Nam Hải kiêm chính ủy lực lượng hàng không Lưu Minh Lợi từng viết bài trên trang mạng “Xây dựng Đảng”, bài viết có tên là “Trung thành thực hiện sứ mệnh, bảo đảm an ninh lãnh hải”.

Ông viết: “Lực lượng hàng không Hạm đội Nam Hải là lực lượng bay đảm đương nhiệm vụ tác chiến phòng không lãnh thổ vùng biển Biển Đông và Hải Nam” (trên thực tế, cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam). “Những năm gần đây, chúng ta xem xét sự thay đổi của tình hình trong và ngoài nước cùng sứ mệnh được giao, tập trung thúc đẩy xây dựng hệ thống giá trị cốt lõi chủ nghĩa xã hội, đi sâu xây dựng quan niệm giá trị cốt lõi của quân nhân cách mạng đương đại, tiếp tục tăng cường nền tảng tư tưởng binh sĩ giương cao ngọn cờ xây dựng tinh thần, đã thúc đẩy nâng cấp tổng thể sức chiến đấu cho bộ đội, đã xuất sắc hoàn thành một loạt nhiệm vụ quan trọng như tuần tra trên biển-trên không, duyệt binh quốc khánh, hộ tống biển xa, diễn tập quân sự liên hợp”. Ông cũng đề xuất 3 điểm kiến nghị gồm phát huy truyền thống, tôi luyện tinh thần chiến đấu, lãnh đạo đi đầu nêu gương.

image031
Vương Kiến Bình

Phó Tổng tham mưu trưởng Vương Kiến Bình

Chính ủy Hải quân Miêu Hoa

Căn cứ vào thông tin trên báo “Giải phóng quân”, Tư lệnh Lực lượng cảnh sát vũ trang Trung Quốc Vương Kiến Bình và Chính ủy Đại quân khu Lan Châu Miêu Hoa đã thay đổi chức vụ, lần lượt làm lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu và Hải quân.

Theo bài báo, ngày 24 tháng 12, ủy viên Bộ chính trị, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Phạm Trường Long “có cuộc gặp với thành viên của đoàn báo cáo”. Ủy viên Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Trương Dương cùng hội kiến. Lãnh đạo 4 Tổng bộ, Hải quân, Trung ương Đoàn Thanh niên và Văn phòng Quân ủy gồm Vương Kiến Bình, Lưu Sinh Kiệt, Sài Thiệu Lương, Miêu Hoa, Chu Trường Khuê cùng tham gia hội kiến.

Căn cứ vào sắp xếp trước sau lãnh đạo 4 Tổng bộ, Vương Kiến Bình xuất hiện với tư cách là lãnh đạo Bộ Tổng tham mưu, Miêu Hoa đã mặc quân phục hải quân xuất hiện với tư cách là lãnh đạo Hải quân. Căn cứ vào thông tin từ phóng viên, Vương Kiến Bình đã làm Phó Tổng tham mưu trưởng, Miêu Hoa làm Chính ủy Hải quân.

Vương Kiến Bình sinh năm 1953, từng làm sư đoàn trưởng trong tập đoàn quân thuộc Đại quân khu Thẩm Dương; sau chuyển sang Tổng đội trưởng Tổng đội Tây Tạng-Cảnh sát vũ trang, Phó tham mưu trưởng, Tham mưu trưởng, Phó tư lệnh và Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát vũ trang. Ngày 30 tháng 7 năm 2012 được thăng hàm Thượng tướng ngành Cảnh sát vũ trang.

Căn cứ vào thông tin trên mạng, nguyên Phó Tổng tham mưu trưởng Vương Ninh được điều sang làm Tư lệnh Lực lượng Cảnh sát vũ trang, nhưng hiện vẫn chưa được thông tin chính thức xác nhận.

Nguyên Chính ủy Hải quân Lưu Hiểu Giang nghỉ hưu do tuổi cao, do nguyên Chính ủy Đại quân khu Lan Châu Miêu Hoa thay thế.

Lưu Hiểu Giang sinh tháng 12 năm 1949, tháng 7 năm 2008 làm Chính ủy Hải quân. Tháng 7 năm 2011, thăng quân hàm Thượng tướng.

image033
Miêu Hoa

Miêu Hoa sinh năm 1955 ở Phúc Châu, Phúc Kiến, trước ngày 1/8/2014, nguyên Phó chính ủy Đại quân khu Lan Châu Miêu Hoa thế chỗ Lý Trường Tài do tuổi cao, làm Chính ủy Đại quân khu Lan Châu, trở thành tướng cấp đại quân khu.

Miêu Hoa từng làm chủ nhiệm ban chính trị tập đoàn quân 31 của Đại quân khu Nam Kinh. Sau đó, điều sang Đại quân khu Lan Châu, lần lượt làm chủ nhiệm chính trị, Phó chính ủy Đại quân khu Lan Châu. Tháng 7 năm 2014 làm Chính ủy Đại quân khu Lan Châu. Tháng 7 năm 2001 được thăng quân hàm thiếu tướng, tháng 7 năm 2012 được thăng quân hàm trung tướng.

(Theo Giáo Dục)