Trường Sa thiếu tên lửa diệt chiến hạm

22 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 18063)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 22 DEC 2014

Báo Hoàn Cầu: Việt Nam thiếu tên lửa phòng thủ Trường Sa

image034
20/12/2014

(Thời sự) - Tai mắt tình báo Hoa Nam luôn luôn theo dõi mọi động thái củng cố và bảo vệ chủ quyền cũng như các hoạt động phòng thủ của Việt Nam.

image036
Hải quân Việt Nam tập trận trên Biển Đông, ảnh: Tuoitrenews.

Tờ Vượng Báo của Đài Loan ngày 19/12 đưa tin, Thời báo Hoàn Cầu mà Vượng Báo xem như một tờ “lá cải” được điều hành bởi Nhân Dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc ngày 18/12 đăng bài phân tích “các mối đe dọa Trung Quốc từ các đối thủ trên Biển Đông”, trong đó Việt Nam được tờ báo này xếp đầu danh sách.

Trong những năm qua Trung Quốc đã (nhảy vào tranh chấp lãnh thổ và) đụng độ với các nước láng giềng trên Biển Đông mà chủ yếu là Philippines và Việt Nam. Thời báo Hoàn Cầu cho rằng các bên trên Biển Đông có khả năng sẽ tranh thủ xây dựng cơ sở hạ tầng quân sự để bảo vệ yêu sách của mình trong những năm tiếp theo. Tờ báo xếp hạng thứ tự “mối đe dọa đối với Trung Quốc” ở Biển Đông là Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

“Việt Nam có công sự trận địa trên 9 đảo, nhưng thiếu tên lửa đất đối hạm”

Thời báo Hoàn Cầu tuyên truyền xuyên tạc rằng, từ năm 1970 đến đầu những năm 1990 Việt Nam “chiếm của Trung Quốc” 29 đảo và rặng san hô trong quần đảo Trường Sa và không ngừng củng cố cơ sở hạ tầng phòng thủ trong khu vực. Cần phải nói ngay rằng, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hoàn toàn thuộc chủ quyền của Việt Nam đã bị Bắc Kinh thừa cơ cất quân xâm lược từ các năm 1956, 1974 và 1988. Trung Quốc đã xây công sự nhà nổi kiên cố bất hợp pháp và phái quân đồn trú trái phép đến nay – PV.

Tờ báo “lá cải” Trung Quốc cho rằng, Việt Nam đã sử dụng 2 chiến lược phòng thủ ở Trường Sa. Chiến lược thứ nhất là thiết lập các vị trí phòng thủ bao gồm các cấu trúc phòng thủ vĩnh viễn nơi con người có thể sinh sống và phục vụ tác chiến, tạo thành cơ sở hạ tầng phòng thủ chiến lược. Chiến lược thứ hai theo Thời báo Hoàn Cầu, Việt Nam đã thiết lập được các tiền đồn quân sự và lực lượng phòng vệ trên các địa điểm này, mở rộng hoạt động phòng thủ. Việt Nam dã tập trung năng lực phòng thủ vào 9 đảo trong quần đảo Trường Sa mà theo Thời báo Hoàn Cầu, các đảo Trường Sa và Nam Yết là đồn lũy phòng thủ cốt lõi của quân đội Việt Nam ở Biển Đông.

Báo “lá cải” Trung Quốc tuyên bố, Việt Nam có khoảng 2200 binh sĩ đóng quân ở quần đảo Trường Sa, chủ yếu được trang bị súng, xe tăng, tên lửa chống tăng và máy bay trực thăng vũ trang cơ động, nhưng Việt Nam không có bất kỳ hệ thống tên lửa đất đối hạm nào do cơ sở hạ tầng trên các đảo không đủ điều kiện hỗ trợ lắp đặt cho các hệ thống tên lửa phức tạp này.

Tình báo Hoa Nam không ngừng nhòm ngó các hoạt động phòng thủ của người Việt

Hoàn Cầu cho hay, một bộ ảnh nổi bật trong Báo ảnh Việt Nam cho thấy 9 đảo chính Việt Nam chốt giữ ở Trường Sa có trang bị súng phòng không 23 ly, 6 đảo có súng phòng không 37 ly, 5 đảo có pháo 85 ly và 2 đảo có pháo 122 ly và 130 ly. Về lực lượng xe tăng, Hoàn Cầu cho rằng 6 đảo Việt Nam trang bị xe tăng hạng trung của Nga T-54/55, 4 đảo có xe tăng lội nước PT-76 do Nga chế tạo, tổng cộng khoảng 120 súng máy và 60 xe tăng hạng trung.

Cũng theo Thời báo Hoàn Cầu, trên đảo Trường Sa và Nam Yết, quân đội Việt Nam có một tiểu đoàn pháo 122 ly, một khẩu đội pháo 85 ly, một khẩu đội pháo 130 ly, 2 đến 3 cụm súng phòng không 23 ly hoặc 37 ly và 1 ụ xe tăng. Máy bay trực thăng quân sự có thể cất cánh và hạ cánh từ trên ít nhất 5 trong số 29 đảo, rặng san hô Việt Nam đang đóng quân ở quần đảo Trường Sa.

image037
Mọi hoạt động của Quân đội Nhân dân Việt Nam mà báo chí phản ánh đều có thể là mục tiêu theo dõi của tình báo Hoa Nam. Ảnh: Talk Vietnam.

Cần lưu ý rằng, không thể xác định những thông tin, con số về binh hỏa lực Việt Nam ở Trường Sa do Thời báo Hoàn Cầu đề cập từ đâu ra cũng như việc tung ra thông tin này nhằm động cơ, mục đích gì. Tuy nhiên có thể chắc chắn một điều, tai mắt tình báo Hoa Nam luôn luôn theo dõi mọi động thái củng cố và bảo vệ chủ quyền cũng như các hoạt động phòng thủ của Việt Nam. Một bài báo ảnh của Việt Nam cũng có thể lọt vào mắt tình báo Trung Quốc, tất nhiên Bắc Kinh tìm hiểu chẳng có mục đích tốt đẹp nào mà chỉ phục vụ cho mưu đồ độc chiếm Biển Đông, bành trướng lãnh thổ – PV.

Thời báo Hoàn Cầu bình luận, từ “cấu hình” binh hỏa lực này có thể thấy, nếu bị tấn công ở Trường Sa, Việt Nam sẽ sử dụng pháo nòng cỡ lớn của mình trên các đảo để bắn trả tàu chiến đối phương trong một cuộc đọ súng tầm xa. Các khẩu pháo 130 ly có tầm bắn 27 km, một khoảng cách tương tự tầm bắn của hỏa lực tàu khu trục Trung Quốc, Hoàn Cầu lưu ý.

Tầm bắn của các khẩu pháo được triển khai bởi các binh sĩ Việt Nam là để đối phó với các loạt tấn công tầm xa và tầm trung trong khi hỏa lực tầm gần sẽ được sử dụng đối phó với lính đổ bộ. Thời báo Hoàn Cầu lấy đảo Trường Sa làm ví dụ, tờ báo cho rằng Việt Nam bố trí 4 súng máy có tầm bắn trên 16 km, 21 súng có tầm bắn hơn 14 km, 31 súng có tầm bắn trên 10 km và 48 súng có tầm bắn 2km. Việt Nam cũng có thể sử dụng trực thăng vũ trang để khởi động các loạt tấn công đường không.

Thời báo Hoàn Cầu “hé lộ” một số điểm Việt Nam dễ bị ai đó tấn công ở Trường Sa, coi thường Philippines và các bên còn lại

Tờ báo đảng Trung Quốc cho rằng ngoài 9 đảo lớn, 20 điểm đảo, bãi đá rặng san hô còn lại Việt Nam đang chốt giữ có nhiều điểm “dễ bị tấn công” bởi các điểm này chỉ có các nhà dàn hoặc công sự bê tông với binh lính chỉ được trang bị vũ khí cá nhân.

Hoàn Cầu nói rằng một số đơn vị đặc biệt của quân đội Việt Nam được cho là đã được đào tạo chiến tranh đổ bộ ở quần đảo Trường Sa và tiểu đoàn phản ứng nhanh 126 được thành lập năm 2005 phòng thủ tại Trường Sa.

Dẫn lời Lý Minh Giang, một chuyên gia về vấn đề Biển Đông tại trường Rajaratnam, Singapore, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng xét về cơ sở hạ tầng cũng như binh hỏa lực, Việt Nam là “mối đe dọa lớn nhất” của Trung Quốc ở Biển Đông, tiếp theo là Malaysia và Philippines.

Đối với Philippines, Thời báo Hoàn Cầu cho rằng Manila tương đối yếu khi xem xét điều kiện nền kinh tế, sức mạnh quân sự cũng như chiến lược của nước này trong khu vực. Hiện tại Philippines chiếm giữ (trái phép) 8 điểm đảo, bãi đá và rặng san hô trong quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam), bao gồm đảo Thị Tứ lớn thứ 2 trong quần đảo Trường Sa, nơi Philippines đưa hàng trăm thường dân ra sống cùng với 40 binh lính.

Nguồn tin về số lượng binh sĩ của Philippines ở Trường Sa có nhiều con số khác nhau, dao động từ 60 đến 200 quân. Lần đầu tiên Philippines di dân ra Thị Tứ sinh sống vào năm 2001, Manila xâydựng 1 trường học, 1 hội trường, phòng khám, 1 doanh trại quân đội, 1 nhà máy xử lý nước, 1 giếng sâu, 1 cầu tàu nhỏ và 1 đường băng 1300 mét, một máy phát điện và một số nhà kính. Có những chuyến bay giữa đảo Thị Tứ với Puerto Princesa ở trong đất liền Philippines.

image039
Trung Quốc thường xuyên phô diễn sức mạnh quân sự, tìm cách gây hấn thay đổi hiện trạng trên Biển Đông.

Trên các đảo khác như Bến Lạc và Song Tử Đông, Philippiné chỉ xây dựng (trái phép) một vài cấu trúc đơn giản, còn ở đảo Bình Nguyên và đá An Nhơn, Manila chỉ dựng lên một tháo cao 10 mét trên mặt nước biển và có thể quan sát sang đảo Loại Ta và đảo Vĩnh Viễn nên Philippines thực sự không cắt quân chiếm đóng 2 đảo này. Một bộ phim tài liệu trên kênh truyền hình GMA7 ở Philippines mô tả cuộc sống hàng ngày của binh lính trên các đảo nước này chiếm đóng ở Trường Sa.

Nhưng theo các tài liệu khác, có 4 binh sĩ Philippines được đưa ra đảo Vĩnh Viễn được vũ trang súng M-16 và lựu đạn, đồn trú trên một nhà giàn đơn giản dựng bằng gỗ và mỗi tháng được cung cấp thực phẩm và thay quân 1 lần. Trong tháng 5 một sỹ quan cấp cao quân đội Philippines nói với Kyodo News rằng nước này có kế hoạch triển khai 2 tàu tuần tra bảo vệ bờ biển và giám sát nghề cá ra đảo Thị Tứ và triển khai tuần tra thường xuyên ở Vĩnh Viễn. Đồng thời Manila thành lập một nhóm đặc nhiệm hoạt động trên 8 điểm đang chiếm đóng ở Trường Sa.

Philippines khó có thể duy trì ngay cả với một cuộc chiến tranh cường độ thấp trong khu vực. Quân đội Philippines chủ yếu đối phó với lực lượng du kích trong khi hải quân được giao nhiệm vụ duy trì chiếm đóng, khẳng định yêu sách ở Biển Đông. Philippines có 3 căn cứ hải quân chính ở Cavite, San Vicente và Mactan Cebu và phần lớn tàu quân sự nằm tại đây. Theo một chuyên gia quốc phòng, mặc dù Philippines đã chi một khoản tiền lớn cho việc hiện đại hóa quân đội, Manila vẫn “không có cửa” để đối đầu với Trung Quốc.

Sau khi tham gia các cuộc tập trận quân sự chung với Úc, New Zealand, Anh và Singapore tháng 8/1983, Malaysia đã phái lực lượng thủy quân lục chiến đánh chiếm đá Hoa Lau và chiếm giữ (bất hợp pháp) đến nay. Năm 1996 nước này tiếp tục đánh chiếm đá Kỳ Vân và đá Kiêu Ngựa, tháng 5/1999 Kuala Lumpur đánh chiếm tiếp bãi Thám Hiểm và đá Én Ca. Malaysia đã mở một khu nghỉ mát trên đá Hoa Lau và xây dựng (trái phép) một đường băng ở đó. Hiện tại Malaysia có khoảng hơn 100 quân chiếm đóng trên năm điểm đảo, rặng san hô ở Trường Sa và tập trung chủ yếu trên đá Hoa Lau, Kiêu Ngựa và Kỳ Vân.

Malaysia đã đặt trọng tâm vào xây dựng cơ sở hạn tầng trong những năm gần đây, ngoài nhập khẩu 18 máy bay MiG-29 của Nga và 32 chiếc F-18 Hornet, F-15 Eagle do Mỹ chế tạo, Malaysia còn đầu tư mua mới 54 tàu hải quân. Nước này cũng đang xây dựng hạm đội tàu ngầm của mình, mua 2 tàu ngầm tấn công lớp Scorpên và Agosta. Trong báo cáo quốc phòng năm 2014 của mình, Malaysia tập trung vào hiện đại hóa hải quân. Trong tháng 11 một lãnh đạo Malaysia cho biết, căn cứ không quân Butterworth đã được chuyển giao 1 chiếc F-16 Falcon rất gần với vùng biển Malaysia yêu sách ở Trường Sa.

Brunei không có sự hiện diện quân sự ở Trường Sa. Brunei yêu sách một phần quần đảo Trường Sa, nhưng có một quân đội quy mô nhỏ vì dân số cũng như lãnh thổ nhỏ, vì vậy không có nhiều mối đe dọa từ quốc gia này, Thời báo Hoàn Cầu bình luận.

(Theo Giáo Dục)