VN kịch liệt phản đối TQ cải tạo bãi Chữ Thập, Trường Sa

06 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 17430)
“NHẬTBÁO VĂN HÓA – CALIFORNIA” THỨ SÁU 07 NOV 2014

RFI 06-11-2014

Việt Nam phản đối Trung Quốc cải tạo bãi Chữ Thập, Trường Sa

4

Bãi Chữ Thập (Fiery Cross), quần đảo Trường SaDR

Nhiều ngày sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin, đăng ảnh Bắc Kinh cải tạo bãi Chữ Thập (Fiery Cross), trong quần đảo Trường Sa, Biển Đông, hôm nay, 06/11/2014, Việt Nam mới lên tiếng phản đối.

Theo báo chí trong nước, hôm nay, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội để trao công hàm phản đối Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo, xây dựng trên bãi Chữ Thập, mà Việt Nam khẳng định là phi pháp, vì bãi đá này thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình, tuyên bố, «Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự ».

Các bức ảnh vệ tinh được chụp trong giai đoạn từ cuối tháng 09 đến ngày 16/10 vừa qua, cho thấy, Trung Quốc đã tiến hành cải tạo, bãi đã Chữ Thập, vốn bị chìm khi thủy triều cao, thành một hòn đảo rộng một cây số vuông và trở thành đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa. Theo nguồn tin báo chí, khoảng 200 quân nhân Trung Quốc có mặt trên hòn đảo nhân tạo này và Bắc Kinh đã quyết định xây một sân bay tại đây.

Cho đến nay, không có sân bay nào trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa. Do vậy, Trung Quốc có ý định biến hòn đảo nhân tạo Chữ Thập thành một căn cứ quân sự, cho phép kiểm soát được không phận trong vùng. Một số nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang xem xét việc thiết lập một vùng nhận diện phòng không ở Biển Đông./

6
Sân bay C-130 Hercules trên đảo Trường Sa lớn, thủ phủ của quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh Văn Hóa.

++++++++++++++++++++++

Vì sao Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông?

(Dân trí) - Sự di chuyển tự do của các tàu chiến và máy bay quân sự qua Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ và Washington có thể sẵn sàng tham chiến để bảo vệ điều đó.

5
Hai máy bay chiến đấu bay gần một tàu sân bay hạt nhân lớp Nimitz của Mỹ.

Tiến sĩ Ian Ralby, người sáng lập kiêm giám đốc điều hành tổ chức cố vấn an ninh I.R. Consilium, đã có bài viết lý giải tại sao Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến ở Biển Đông trên trang OpedSpace. Dưới đây là lược dịch bài viết của ông.

Căng thẳng ở Biển Đông có thể khiến các nhà hoạch định chính sách ở cả hai bên nghĩ đến chiến tranh. Khi Trung Quốc tìm cách khẳng định sự kiểm soát đối với các quần đảo và các vùng biển tranh chấp, nước này có thể muốn chặn các tàu chiến và máy bay quân quân sự của Mỹ đi qua Biển Đông. Điều này là không thể chấp nhận được đối với Mỹ, vốn cho rằng nước này có quyền hợp pháp khi đi qua những vùng biển như vậy.

Rõ ràng Biển Đông là một khu vực xung đột và tranh cãi, nhưng không thể dùng trực giác để hiểu được các lợi ích và vai trò của Mỹ trong khu vực. Vấn đề tập trung vào các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chồng lấn giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và đảo Đài Loan. Các nỗ lực nhằm kiểm soát các vùng biển tranh chấp ngày càng trở nên căng thẳng và các tàu đã suýt va chạm trong những cuộc đối đầu gần đây.

Hãng tin BBC ngày 15/10 đưa tin, có vẻ như Mỹ đang diễn tập cho chiến tranh với Trung Quốc trong trường hợp nổ ra xung đột.

Hầu hết các vấn đề được đề cập đến liên quan tới tranh chấp Biển Đông là vấn đề lãnh thổ, quyền đánh bắt, quyền khai thác khoảng sản và kiểm soát các tuyến vận tải biển. Do giá trị kinh tế của những quyền lợi này, sẽ là dễ hiểu khi các quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không ngại sử dụng vũ lực, đặc biệt là khi các tuyên bố chủ quyền lại liên quan tới các vấn đề lịch sử, niềm tự hào và bản sắc dân tộc.
 
Nhưng tại sao Mỹ, vốn đang đối mặt với các chiến dịch có nguy cơ mở rộng tại Đông Âu và Trung Đông, lại sẵn sàng tham gia một cuộc chiến hải quân với một trong những đối thủ gần nhất xét về nguồn lực kinh tế và sức mạnh quân sự?

Câu trả lời đầy đủ cho câu hỏi trên liên quan tới một loạt các lý lẽ khác nhau, nhưng một trong những điều quan trọng nhất lại nhận được ít sự chú ý. Lý do đơn giản là, nếu Trung Quốc giành được các vùng lãnh thổ tranh chấp, Bắc Kinh có thể chặn các tàu hải quân và máy bay của Mỹ tiếp cận hầu hết Biển Đông.

Có nhiều lý do tại sao Mỹ không muốn Trung Quốc thành công trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ khác nhau. Sự bá quyền của Trung Quốc trên khắp Biển Đông sẽ là một thất bại lớn trong chính sách “xoay trục sang châu Á” của chính quyền Tổng thống Mỹ Barack Obama. Nó cũng gia tăng đáng kể lãnh thổ hàng hải và sự tiếp cận các ngư trường và tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc.

Một điều thậm chí còn tồi tệ hơn sự bá quyền của Trung Quốc là nước này có thể chiến thắng trong các tranh chấp lãnh thổ bằng sự bắt nạt, thù địch và vũ lực.

Mỹ thường tập trung nhiều hơn vào tiến trình giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hơn là kết quả.

Mỹ đang hối thúc Trung Quốc tuân thủ các tình trình giải quyết tranh chấp của Công ước quốc tế về Luật Biển 1982 (UNCLOS) - hiệp ước rộng lớn nhất từng được thông qua và là công cụ cơ bản về luật biển quốc tế. Mỹ không tham gia UNCLOS còn Trung Quốc thì có.

Mỹ công nhận UNCLOS là luật quốc tế thông thường nhưng lại không thừa nhận quyền tài phán của Tòa án quốc tế về Luật Biển, vốn có thể được kêu gọi để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hàng hải tại Biển Đông.

Theo UNCLOS, mỗi quốc gia ven biển được hưởng một vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) rộng tối đa là 200 hải lý tính từ đường cơ sở của nước đó. Các quốc gia có toàn quyền khai thác và quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sinh vật bên trong EEZ.

Căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc liên quan tới cách hiểu khác nhau về các quy định cơ bản của UNCLOS.

Theo cách hiểu của Trung Quốc về UNCLOS, Trung Quốc cho rằng các tàu chiến hoặc máy bay quân sự nước ngoài không được tư do đi qua EEZ của họ. Bắc Kinh đã cố gắng ngăn chặn các tàu hải quân, trong đó có một tàu của Ấn Độ, đi qua vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là thuộc EEZ của mình nếu nước này giành được các lãnh thổ tranh chấp và áp dụng quyền sở hữu pháp lý đối với các quần đảo ở Biển Đông.

Bắc Kinh còn khẳng định rằng các hoạt động quân sự, các chuyến bay giám sát, khảo sát thủy văn và các hoạt động khác của Mỹ tại các khu vực mà Trung Quốc tự nhận thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình là vi phạm UNCLOS.

Hồi tháng 9, một vụ chạm trán ở cực ly gần giữa một máy bay chiến đấu Trung Quốc và một máy bay trinh sát hải quân của Mỹ đã cho thấy rõ rằng Trung Quốc đang tìm cách khẳng định chủ quyền đối với các khu vực mà Bắc Kinh tự nhận là vùng đặc quyền kinh tế của mình quanh các quần đảo tranh chấp.

Mỹ cho rằng không có sự hạn chế nào đối với các tàu quân sự hoặc máy bay quân sự bên trong các EEZ. Trung Quốc lại khẳng định quyền kiểm soát hoàn toàn đối với các tàu chiến và máy bay quân sự nước ngoài trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Vì vậy, nếu Trung Quốc giành các lãnh thổ tranh chấp, Mỹ phải được Trung Quốc cho phép mới được cho các tàu hải quân hoặc máy bay quân sự đi qua hầu hết Biển Đông. Từ quan điểm chiến lược này, Mỹ không thể chấp nhận việc mất quyền tự do di chuyển đó qua điểm quá cảnh quan trọng giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Sự di chuyển tự do của các tàu chiến và máy bay quân sự qua Biển Đông có tầm quan trọng chiến lược đối với Mỹ và Washington có thể sẵn sàng tham chiến để bảo vệ điều đó. Nhìn ở nhiều góc độ, vấn đề này thực chất có ý nghĩa sống còn đối với các lợi ích của Mỹ hơn là tình hình tại Ukraine hay sự nổi lên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tại Trung Đông. Đó là lý do tại sao Mỹ có thể sẵn sàng tiến tới chiến tranh vì chuyện diễn giải một công ước quốc tế mà nước này không ký kết.

An Bình
Theo OpedSpace

23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18042)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13493)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13717)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13715)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13532)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13520)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 13081)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 13985)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 14064)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13542)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19743)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61764)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14879)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14855)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13470)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.