Vũ khí biển

14 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 24914)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ TƯ 15 OCT 2014

Báo Mỹ liệt kê nhà thầu, các loại vũ khí có thể bán cho Việt Nam

Việt Dũng

14/10/14 10:52

Thảo luận (0)

(GDVN) - Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay.

image028

Máy bay tuần tra săn ngầm P-8A Poseidon, Hải quân Mỹ

Trang mạng tài chính, đầu tư kinh tế Mỹ "Motley Fool" ngày 11 tháng 10 đưa tin, ngày 29 tháng 3 năm 1973, Mỹ tuyên bố chiến tranh Việt Nam kết thúc, đã rút khỏi tốp lính Mỹ cuối cùng khỏi miền nam Việt Nam. 41 năm sau, Mỹ dường như đang quay trở lại Việt Nam.

Tuần trước, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, Mỹ sẽ khôi phục xuất khẩu vũ khí đối với Việt Nam. Họ đặc biệt phủ nhận hành động này có liên quan đến mối đe dọa quân sự ngày càng tăng của Hải quân Trung Quốc đối với Việt Nam, trong khi đó hành động này là do tình hình trong nước của Việt Nam được cải thiện, chỉ nói một cách mơ hồ là thông qua "lợi ích an ninh Mỹ" để ám chỉ Trung Quốc.

Mùa hè năm nay, tàu chiến và tàu dịch vụ Trung Quốc đã nhiều lần đâm va tàu Việt Nam để yểm trợ cho một giàn khoan hạ đặt (phi pháp) ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Có một sự kiện gây chú ý, đó là Trung Quốc (chủ động khủng bố) đã cho tàu của họ đâm chìm một tàu cá của Việt Nam. Tuy các ngư dân trên tàu cá được tàu thuyền Việt Nam ở gần đó cứu, nhưng sự kiện này vẫn đẩy đối đầu, xung đột Việt-Trung leo thang.

image029

Máy bay chiến đấu cánh quạt A-29 Super Tucano do Mỹ-Brazil hợp tác sản xuất

Hiện nay, theo mạng tin tức ABC và mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ, khi Trung Quốc có lập trường (và hành động) ngày càng cứng rắn (ngông cuồng, hung hăng dọa nạt, đe dọa, uy hiếp bằng vũ lực) trong tranh chấp lãnh thổ Biển Đông, Mỹ có thể sẽ bắt đầu xuất khẩu "tài sản an ninh trên biển" cho Việt Nam.

Tờ "Tin tức Quốc phòng" Mỹ cho rằng, những "tài sản an ninh trên biển" này "có thể bao gồm các loại máy bay quân sự từ máy bay chiến đấu cánh quạt A-29 Super Tucano (do Công ty Embraer Brazil và đối tác hợp tác- Công ty cổ phần Sierra Nevada Corporation/SNC hợp tác chế tạo) đến máy bay tuần tra cỡ lớn P-8 Poseidon do hãng Boeing sản xuất.

Mạng tin tức ABC cho rằng, Mỹ còn có thể xuất khẩu cho Việt Nam các tàu như 5 tàu tuần tra tốc độ nhanh mà Việt Nam nhập khẩu của Mỹ vào năm 2013 – năm 2013 Mỹ viện trợ cho Việt Nam 18 triệu USD dùng để nâng cao tốc độ cho Cảnh sát biển Việt Nam, khoản tiền này chủ yếu dùng để mua 5 tàu tuần tra của Mỹ. Do bị ảnh hưởng bởi cấm vận vụ khí đối với Việt Nam, khi đó 5 tàu tuần tra nhanh Mỹ cung cấp cho Việt Nam đều là tàu chiến kiểu phi vũ trang.

Mạng "Tin tức Quốc phòng" Mỹ chỉ ra, hiện nay, Việt Nam "hoàn toàn không đặt mua bất cứ trang bị nào". Nhưng, xét tới chính sách mới của Bộ Ngoại giao Mỹ đưa ra mới chỉ một tuần, tình hình này có thể sẽ nhanh chóng thay đổi. Đối với các nhà thầu quốc phòng Mỹ, thị trường Việt Nam hoàn toàn không phải là một chiếc bánh có thể bỏ qua.

image030

Máy bay chiến đấu phản lực Scorpion của Tập đoàn Textron, Mỹ

Về tài sản không quân, để bảo đảm an ninh trên biển, Việt Nam có thể sẽ mua sắm sản phẩm của hai doanh nghiệp Mỹ, đó là Công ty Boeing - doanh nghiệp sản xuất máy bay tuần tra trên biển P-8 Poseidon tiên tiến nhất thế giới (loại máy bay đang được Hải quân Mỹ trang bị, thay thế cho P-3C và đã bán cho Ấn Độ…) và Công ty Sierra Nevada - doanh nghiệp chế tạo máy bay chiến đấu cánh quạt Super Tucano. Đối với quốc gia có ngân sách quốc phòng thấp hơn 10 tỷ USD, 2 loại máy bay này đều là sự lựa chọn “hàng tốt giá rẻ”.

Công ty thứ ba có thể được lợi từ Việt Nam là Tập đoàn Textron Mỹ, công ty này có thể cung cấp sự lựa chọn máy bay chiến đấu có lời hơn, tốc độ nhanh hơn so với Super Tucano, đó là máy bay chiến thuật động cơ phản lực 2 động cơ, 2 chỗ ngồi "Bọ cạp" (Scorpion) do Công ty Cessna thuộc Tập đoàn Textron nghiên cứu chế tạo. Việt Nam còn có thể sẽ lựa chọn mua máy bay trực thăng tuần tra trên biển Sea Hawk rất được ưa chuộng trên phạm vi toàn cầu, do Công ty máy bay Sikorsky Mỹ nghiên cứu chế tạo.

Về tài sản trên biển, đối tác mà Việt Nam có khả năng lựa chọn hợp tác nhất là nhà máy đóng tàu Bollinger (Bollinger Shipyards), nhà máy đóng tàu này là nhà chế tạo tàu tuần tra bờ biển lớp "Cơn lốc" (Cyclone). Ngoài ra, nhà cung ứng vũ khí tiềm năng của Việt Nam còn bao gồm Công ty hàng hải Huntington Ingalls cùng với Công ty Lockheed Martin - doanh nghiệp nghiên cứu chế tạo tàu tuần duyên Hải quân Mỹ và nhà máy đóng tàu Austal.

image032
image033

Máy bay trực thăng Sea Hawk do Mỹ chế tạo
image034
Tàu tuần tra bờ biển Cyclone do Mỹ chế tạo

Tàu sân bay Nhật Bản chở F-35B sẽ thắng J-15 TQ trong không chiến

Việt Dũng

13/10/14 09:06

(GDVN) - Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản có 3 "thanh đao nhọn" là máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J, trực thăng vũ trang Apache, máy bay chiến đấu F-35B.

image035
Tàu sân bay trực thăng Izumo Nhật Bản hạ thủy ngày 6 tháng 8 năm 2013

Tờ "Nhật báo Hải Nam" Trung Quốc ngày 12 tháng 10 đưa tin, ngày 2 tháng 10, tàu sân bay trực thăng Izumo đã tiến hành chạy thử lần đầu tiên ở vùng biển ngoài Yokosuka. Cùng ngày, sau khi hoàn thành công tác lắp đặt thiết bị, tàu Izumo đã tiến hành hoạt động lần này dưới sự cảnh giới của 2 tàu kéo.

Tàu Izumo là tàu chiến lớn nhất do Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chế tạo sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, dự kiến tháng 3 năm 2015 chính thức đưa vào hoạt động. Do trọng tải và tổ chức của nó tương tự như tàu sân bay hạng nhẹ Cavour của Hải quân Italia, vì vậy bên ngoại gọi là "gần như tàu sân bay" (chuẩn tàu sân bay). Được biết, Chính phủ Nhật Bản tính toán vào khoảng năm 2020, nhập khẩu và triển khai máy bay hải quân cánh cố định F-35B, nâng cấp nó thành tàu sân bay.

Ngày 2 tháng 10, tàu khu trục trực thăng cỡ lớn Izumo của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản rời khỏi cảng bắt đầu chạy thử trên biển. Mặc dù được mệnh danh là "tàu khu trục máy bay bay trực thăng", nhưng bất kể về trọng tải hay công nghệ, nó đều đã vượt tàu sân bay hiện có của các nước như Anh và Tây Ban Nha.

Báo Trung Quốc tuyên truyền xuyên tạc rằng, việc đặt tên 2 chữ "Izumo" càng có ý nghĩa "chiêu hồn" chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.

Tiếp tục xuyên tạc, bài báo cho rằng, sự ra đời của "chuẩn tàu sân bay" này đã bộc lộ tham vọng thoát khỏi hạn chế của Hiến pháp hòa bình, khôi phục "chủ nghĩa quân phiệt", tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình của các nước xung quanh và toàn thế giới (Vậy Trung Quốc đang ra sức phát triển nghiên cứu chế tạo tất cả mọi loại vũ khí trang bị, kể cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp nhiều đầu đạn hạt nhân, tàu ngầm hạt nhân, tàu sân bay khổng lồ, máy bay tàng hình v.v… để làm gì?).

image037
Tháng 9 năm 2014, tàu sân bay trực thăng Izumo lần đầu tiên chạy thử trên biển
Trọng tải, công nghệ vượt tàu sân bay hiện có của nhiều nước

Thông tin Nhật Bản sẽ chế tạo tàu sân bay trực thăng thế hệ tiếp theo 22DDH (tức là tàu khu trục trực thăng lớp Izumo) sớm nhất là vào năm 2009, khi đó Nhật Bản quyết định trang bị tàu sân bay trực thăng mới trong ngân sách quốc phòng năm 2010. Mã số là 22DDH, sau khi chế tạo xong sẽ làm tàu chỉ huy của hạm đội Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Tháng 8 năm 2013, tàu khu trục máy bay trực thăng Type 22DDH của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản hạ thủy ở Yokohama.

Tàu khu trục này là một tàu khu trục máy bay trực thăng có sàn tàu nối thẳng cỡ lớn do Nhật Bản chế tạo, Nhật Bản gọi đây là tàu khu trục trực thăng, tên gốc theo tiếng Anh là "Helicopter Destroyer" và gọi là DDH, phiên hiệu DDH-183, còn tên là Izumo, là tàu khu trục trực thăng lớp Izumo đầu tiên.

So với tàu hộ vệ máy bay trực thăng lớp Hyuga lớp đầu, trọng tải và chức năng của tàu Izumo đều được tăng cường rất lớn.

Tàu Izumo lớn hơn tàu khu trục trực thăng lớp Hyuga 50%. Tàu này có lượng giãn nước đầy 27.000 tấn, vượt cả tàu sân bay Garibaldi của Hải quân Italia, tàu sân bay Principe de Asturias của Tây Ban Nha và tàu sân bay lớp Invincible của Hải quân Hoàng gia Anh.

Động cơ chính của nó là 4 tua-bin chạy ga, 2 trục, công suất trục là 112.000 mã lực, tốc độ cao nhất là 30 hải lý/giờ. Bất kể là thiết kế bên ngoài hay thiết kế vũ khí trang bị, đều rất giống với tàu sân bay. Ngoài ra, so với lớp Hyuga, năng lực phòng thủ điểm của tàu Izumo mạnh hơn.

image037
Tháng 9 năm 2014, tàu sân bay trực thăng Izumo lần đầu tiên chạy thử trên biển

Tàu Izumo đã áp dụng đường băng thiết kế nối thẳng, độ rộng tăng lên rõ rệt.

Là tàu chỉ huy của biên đội tác chiến săn ngầm tầm xa, tàu Izumo sau khi gia nhập có thể tăng cường sức chiến đấu săn ngầm của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản lên gấp đôi, vùng biển bao quát cũng theo đó tăng gấp vài lần.

Mang theo Apache hỗ trợ tấn công đoạt đảo

Sức chiến đấu của tàu sân bay chủ yếu do số lượng và tính năng của máy bay chiến đấu mang theo quyết định.

Tàu sân bay máy bay trực thăng lớp Hyuga của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã từng mang theo máy bay trực thăng vũ trang Apache, diễn tập tác chiến đổ bộ. Tàu Izumo - có lượng giãn nước và kho chứa máy bay lớn hơn - làm "tàu sân bay trực thăng vũ trang" đương nhiên càng không tồn tại vấn đề.

Máy bay trực thăng vũ trang Apache là máy bay trực thăng vũ trang 2 chỗ ngồi hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết do Công ty Boeing Mỹ chế tạo, dài 17,73 m, nặng khoảng 5 tấn, đường kính cánh xoay gần 15 m, tải trọng 8.000 kg, trang bị 1 khẩu pháo chính 30 mm, có thể bắn tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa không đối không Sidewinder và rốc két-70, là "sát thủ tầng trời thấp" hỏa lực mạnh hữu danh hữu thực.

image038
Máy bay trực thăng vũ trang AH-64D Apache Nhật Bản

Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đã phô diễn với bên ngoài máy bay trực thăng vũ trang Apache tự chế tạo do Mỹ trao quyền, chi phí sản xuất máy bay này cao hơn nhiều phiên bản của Mỹ. Hiện nay, Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sở hữu tổng cộng khoảng 13 chiếc Apache.

Máy bay trực thăng vũ trang Apache vốn là sát thủ chống xe tăng của lục quân, nhưng Hải quân Anh sớm đã triển khai, sử dụng nó trên tàu tấn công đổ bộ và tàu sân bay hạng nhẹ, việc thử nghiệm tấn công các mục tiêu trên biển cũng đã giành được thành công. Xét đến điều này, tàu Izumo trang bị máy bay trực thăng vũ trang Apache, cung cấp chi viện hỏa lực kèm theo cho lực lượng đoạt đảo, cũng không tồn tại bất cứ trở ngại công nghệ nào.

Làm tiên phong mở đường cho tác chiến săn ngầm

Trang bị tác chiến săn ngầm lớn nhất hiện nay của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản là tàu sân bay máy bay trực thăng lớp Hyuga, nó chủ yếu mang theo máy bay trực thăng SH-60J thực hiện nhiệm vụ tác chiến chống tàu ngầm trong vùng biển phạm vi lớn. Tàu Izumo sắp đưa vào hoạt động sẽ tiếp tục kế thừa vai trò của tàu chỉ huy săn ngầm Hyuga, mang theo nhiều SH-60J hơn thực hiện nhiệm vụ.

Sau khi tàu Izumo đưa vào hoạt động, có thể tuần tra lâu dài ở vùng biển quan trọng xung quanh "chuỗi đảo", sử dụng lượng lớn máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J làm "lính gác tầm xa", tiếp tục thu hẹp không gian hoạt động của tàu ngầm và tàu chiến nước khác.

image039
Máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J Nhật Bản

SH-60J là phiên bản hải quân của máy bay trực thăng UH-60 Black Hawk do Công ty Sikorsky Mỹ sản xuất, là phiên bản săn ngầm được phát triển từ phiên bản hải quân, tốc độ tuần tra của máy bay này là 250 km/giờ, bán kính tác chiến 160 km, có thể cất hạ cánh trong tình hình biển cấp 5, trang bị hệ thống dò tìm săn ngầm và ngư lôi do Nhật Bản nghiên cứu chế tạo.

Trong hạm đội Nhật Bản, trực thăng SH-60J là "lực lượng xương sống" trinh sát tàu ngầm của tàu chiến mặt nước. Nó chủ yếu dùng để tìm kiếm tàu ngầm ngoài khoảng cách làm việc của hệ thống dò tìm trên các tàu chiến.

Nó có tốc độ nhanh, tính cơ động mạnh, hiệu suất tìm kiếm cao, phạm vi rộng, đã bổ sung lỗ hổng về khả năng tìm kiếm tàu ngầm của tàu chiến mặt nước. Hơn nữa, thiết bị định vị thủy âm, thiết bị dò tìm từ tính, radar tìm kiếm của máy bay cũng đã tăng cường khả năng trinh sát cơ động của hạm đội hộ vệ Nhật Bản.

Dựa vào lượng lớn máy bay trực thăng săn ngầm trên tàu, tàu sân bay hạng nhẹ Izumo có thể quét sạch hoạt động mai phục dưới biển cho hạm đội triển khai và tác chiến, làm tiên phong mở đường cho tác chiến săn ngầm.

F-35B lên tàu sẽ làm cho sức chiến đấu tăng vọt

Chi tiêu quốc phòng Nhật Bản năm tài khóa 2014 liên tục tăng năm thứ hai. Trong một loạt chương trình mua sắm tăng mới, 4 máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-35A là nổi bật nhất.

image040
Máy bay chiến đấu tàng hình F-35B do Mỹ chế tạo

Trang mạng "An ninh toàn cầu" Mỹ cho rằng, tàu Izumo có thể mang theo 8 - 12 máy bay hải quân F-35B cất cánh thẳng đứng.

F-35B có khả năng cất hạ cánh cự ly ngắn, có thể tăng tốc đến mức tuần tra siêu âm khi bay ngang mặt nước, cũng có thể hạ thấp tốc độ tiến hành bay lượn vòng, tiếp theo hoàn thành hạ cánh thẳng đứng. Đến nay, các loại máy bay chiến đấu khác trên thế giới đều không có khả năng cơ động chiến thuật tổng hợp này.

Mặt cắt phản xạ radar của F-35B rất nhỏ, có thể mang theo rất nhiều vũ khí tiên tiến, tiến hành tấn công đối hải và không chiến. F-35B còn có thể tiến hành tiếp dầu trên không, hàm lượng công nghệ radar không kém mấy so với máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tiên tiến nhất của Không quân Mỹ.

Tờ "Kanwa Defense Review" cho rằng, máy bay J-15 Trung Quốc chủ yếu phụ trách kiểm soát trên không, còn F-35B có tính năng tấn công kiêm chiến đấu mạnh hơn, "F-35B dựa vào tính tàng hình tốt và radar mảng pha quét điện tử chủ động, trong không chiến rất có khả năng khai hỏa trước đối với J-15. Nhưng, trong không chiến cự ly gần, J-15 chiếm ưu thế".

Tuy nhiên, máy bay F-35B cất cánh trên tàu sân bay không có đường băng kiểu nhảy cầu, lượng tải đạn và dầu mang theo đều bị hạn chế rất lớn, trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả tác chiến.

Nhìn vào tình hình hiện nay, máy bay trực thăng săn ngầm SH-60J, máy bay trực thăng vũ trang AH-64DJ Longbow Apache và máy bay chiến đấu cất hạ cánh thẳng đứng cự ly ngắn F-35B có triển vọng trở thành "ba thanh đao nhọn" trang bị cho tàu Izumo.

image041

Máy bay chiến đấu J-15 Trung Quốc

Mỹ buộc phải can thiệp vì TQ muốn "dạy bài học" cho láng giềng?

Đông Bình

14/10/14 10:11

Thảo luận (1)

(GDVN) - Dựa vào thực lực quân sự mạnh, TQ đang gia tăng mạnh mẽ hơn các yêu sách chủ quyền lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, khiến cho Mỹ buộc phải can thiệp.

image042
Wesley Clark, cựu Tổng tư lệnh quân đồng minh NATO

Tờ "Thời báo New York" Mỹ ngày 10 tháng 10 đăng bài viết của Wesley K. Clark, thượng tướng 4 sao nghỉ hưu Mỹ, cựu Tổng tư lệnh quân đồng minh NATO.

Theo bài báo, vào cuối thập niên 70 của thế kỷ trước, khi quan hệ Mỹ-Trung tiến hành bình thường hóa toàn diện, Bắc Kinh tìm cách xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với Washington để ngăn chặn mối đe dọa Liên Xô. Đến thập niên 80 thế kỷ trước, mặc dù Trung Quốc sẵn sàng học tập Quân đội Mỹ, nhưng đã không còn lo ngại Liên Xô.

Trung Quốc có ấn tượng sâu sắc đối với việc Mỹ thể hiện trong chiến tranh vùng Vịnh năm 1991. Đồng thời, Trung Quốc đang phát triển mạnh công nông nghiệp và thực lực khoa học công nghệ, còn hiện đại hóa quân sự là một ưu tiên thứ hai.

Cho tới năm 2005, Trung Quốc vẫn ngưỡng mộ Mỹ, nhưng đã ý thức được thực lực đang trỗi dậy của họ, chính như một sĩ quan trẻ Trung Quốc đã nói: "Trung Quốc biết các anh (Mỹ) và Anh là người bạn tốt nhất, Anh trao quyền lãnh đạo thế giới cho các anh; Trung Quốc hy vọng trở thành người bạn tốt nhất của Mỹ, vì vậy, các anh sẽ trao cho chúng tôi khả năng lãnh đạo thế giới".

Nếu như nói quan điểm của Trung Quốc đối với Mỹ có sự chuyển ngoặt thì đã xuất hiện manh mối ban đầu sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Tuy vẫn tôn trọng sức mạnh quân sự của Mỹ, nhưng Trung Quốc đã bắt đầu coi Mỹ là một hệ thống không thành công: nợ nần chồng chất về kinh tế, chức năng của chính phủ rối loạn, vai trò lãnh đạo thế giới có nguy cơ bị thay thế.

image043
Tàu ngầm hạt nhân tấn công Type 093 Hải quân Trung Quốc

Năm 2011, một đối tác Trung Quốc cho biết, Trung Quốc có ý đồ kiểm soát tình hình Biển Đông; một số đối thủ khu vực như Việt Nam sẽ phải “cúi đầu” trước tham vọng của họ, nếu không sẽ "bị họ dạy cho một bài học"; nếu Washington can thiệp, tài sản (ở khu vực này) của Mỹ sẽ trở thành mục tiêu (tấn công).

Đến năm 2013, cảnh báo của đối tác này đã trở nên đáng lo ngại hơn: “Chúng tôi có thể phát hiện máy bay tàng hình của các anh”; “Chúng tôi có GPS của chúng tôi và có thể bắn hạ các anh”; “Chúng tôi biết công nghệ của tất cả các công ty và NASA các anh, bởi vì các nhà khoa học Trung Quốc làm việc cho các anh”; “Các anh sẽ không có bất kỳ mối quan hệ quân sự với Philippines trừ khi chúng tôi cho phép nó, bởi vì Trung Quốc cung cấp cho họ 3,5 tỷ USD mỗi tháng thông qua Hồng Kông”; “Nhà máy đóng tàu của Trung Quốc đang làm việc 24 giờ một ngày, bảy ngày một tuần”; “Hơn 30 tàu đã được xuất xưởng từ giữa tháng 10 năm 2012 đến tháng 4 năm 2013”; “Năm 2019, Trung Quốc sẽ có 4 tàu sân bay triển khai”.

Trung Quốc hoàn toàn không tìm kiếm xung đột – họ có thể đạt được hầu hết các mục tiêu bằng cách kết hợp ngoại giao truyền thống với quyền lực kinh tế rộng lớn. Nhưng không phải họ sẽ tránh xung đột. Họ có quá khứ sử dụng quân sự chủ động hơn là phòng thủ (xâm lược quần đảo Hoàng Sa năm 1974, xâm lược miền bắc Việt Nam năm 1979, xâm lược một phần quần đảo Trường Sa năm 1988… - PV). Một mối đe dọa là Trung Quốc gia tăng tìm cách được công nhận về quyền lực và quyền lợi, cho dù cố ý hay thông qua tính toán sai lầm, châm ngòi xung đột.

image044
Tên lửa đạn đạo tầm trung Đông Phong-21C Trung Quốc

Nhưng vấn đề chiến lược sâu sắc hơn là thách thức căn bản hơn của Trung Quốc đối với trật tự thương mại, pháp lý và giải quyết hòa bình các tranh chấp được Mỹ và đồng minh xây dựng sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai. Chiến lược kiên trì, khéo léo và có tầm nhìn xa của Trung Quốc đang đe dọa cấu trúc này. Cũng giống như Mỹ đã tìm cách áp dụng giá trị dân chủ và chuẩn mực của mình cho các hành vi quốc tế, Trung Quốc sẽ tìm kiếm và các mối quan hệ hỗ trợ cho nguyên tắc và chính sách “không can thiệp công việc nội bộ” của Trung Quốc…

Khi phân tích Trung Quốc, Mỹ phải đưa tầm nhìn hướng ra ngoài lịch sử tương tự. Về quy mô, sự tăng trưởng kinh tế và thách thức từ đó của Trung Quốc lớn hơn nhiều Nhật Bản của thập niên 80 thế kỷ trước. Một thế kỷ trước, Đức là một cường quốc trỗi dậy, nhưng họ chưa bao giờ có dân số và năng lực công nghiệp như Mỹ. Trung Quốc cũng khác hẳn Liên Xô – quốc gia phần lớn bị cô lập với thế giới về kinh tế. Trong lịch sử chưa từng có tiền lệ loại này.

Trong hơn hai thập kỷ, chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc đã cân bằng giữa “can dự” và “ngăn chặn”, một phiên bản chính sách của Mỹ đối với Liên Xô trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc.

Khi Trung Quốc gia tăng mạnh mẽ hơn các yêu sách chủ quyền (bất hợp pháp) lãnh thổ ở Biển Đông và biển Hoa Đông, thậm chí tuyên bố có chủ quyền đối với Okinawa – nơi các lực lượng Mỹ đóng quân, Mỹ đang bị lôi kéo vào các cuộc tranh chấp khu vực.

Trong vài năm qua, Mỹ đã bị lôi kéo bởi Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Philippines và các nước khác trong khu vực để chống lại sự quyết đoán mới của Trung Quốc.

Mỹ chú trọng sử dụng diễn đàn đa phương để giải quyết tranh chấp bằng con đường luật pháp quốc tế và thực hiện cam kết với đồng minh…

Mỹ không nên ảo tưởng về con đường khó khăn phía trước. Trung Quốc đang hành động dựa trên tầm nhìn dài hạn, được thúc đẩy bởi lợi ích riêng của họ. Theo ước tính, GDP của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trong thập kỷ tới. Đến lúc đó, sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ vượt trội – bao gồm tàu sân bay, không quân trên đất liền, tàu ngầm và công nghệ tên lửa đạn đạo – tất cả đều có thể chống lại các tàu sân bay của Mỹ ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Cho dù không xảy ra bất cứ cuộc xung đột quân sự nào, cán cân quyền lực ở Tây Thái Bình Dương cũng sẽ định hình xu hướng cưỡng ép, uy hiếp hoặc thỏa hiệp của Trung Quốc.

Người Trung Quốc phải hiểu rằng, việc bành trướng quân sự của họ sẽ gánh hậu quả. Chẳng hạn, Mỹ không loại trừ khả năng tăng cường hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, cũng như Trung Quốc tăng cường khả năng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của họ. Mỹ cần nói thẳng vấn đề này với Trung Quốc. Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ sự kiện Ukraine cùng những tuyên bố và hành động của Mỹ ở châu Á. Mỹ phải để Trung Quốc hiểu rằng, xích lại gần hơn với Nga sẽ chỉ kích động Mỹ và đồng minh. Mỹ xoay trục sang châu Á không có nghĩa sẽ ảnh hưởng đến nghĩa vụ của Mỹ đối với các đồng minh ở châu Âu và các nơi khác.

Quan trọng hơn, Mỹ phải làm việc để thuyết phục Trung Quốc rằng, quyền lợi của họ không nằm ở bành trướng, chẳng hạn mở rộng phạm vi lãnh thổ của họ (yêu sách đường lưỡi bò phi pháp). Họ phải chia sẻ trách nhiệm toàn cầu tương xứng với sự giàu có và sức mạnh của họ. Các thể chế quản trị toàn cầu như Liên hợp quốc, Quỹ tiền tệ quốc tế, Ngân hàng thế giới và tương tự không phải là hoàn hảo, nhưng chúng vẫn là những khuôn khổ tốt nhất để đảm bảo hòa bình và thịnh vượng của thế giới. Nếu quay lưng lại với các tổ chức này thì Trung Quốc sẽ bị cô lập, cho dù họ có sức mạnh kinh tế và quân sự lớn đến mức nào.

image045
Tàu sân bay Liêu Ninh, Hải quân Trung Quốc

Mỹ cần khẳng định rằng, Trung Quốc và các thành viên Liên hợp quốc khác phải tuân thủ Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền, phải giúp Trung Quốc thấy được sự khác biệt giữa nguyên tắc “không can thiệp công việc nội bộ” và tôn trọng nhân quyền. Mỹ cũng phải thể hiện trách nhiệm lãnh đạo toàn cầu, chẳng hạn tham gia Tòa án hình sự quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật biển.

Ở Trung Quốc có quan điểm phổ biến là họ chắc chắn sẽ thay thế Mỹ trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, nhưng điều này còn lâu mới thực hiện được. Nguồn tài nguyên thiên nhiên, các quy định luật pháp, văn hóa kinh doanh và nền giáo dục, khoa học cao hơn là thế mạnh của Mỹ. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới muốn sống và làm việc tại Mỹ, trong đó có cả những người Trung Quốc giàu có còn ngược lại, ít ai mong muốn đến TQ sinh sống và học tập. Họ muốn có sự bảo vệ của luật pháp và quyền tự do cá nhân, họ tìm thấy chúng ở Mỹ.

Cùng với sự trỗi dậy của Trung Quốc, Mỹ nếu muốn tiếp tục duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu, trở thành lực lượng đối kháng mang tính xây dựng, thì cần có một tầm nhìn chiến lược lâu dài của mình: dựa trên nền kinh tế tăng trưởng lành mạnh, ổn định và độc lập về năng lượng, nền dân chủ hiệu quả giàu sức sống, ngoại giao quyết đoán và nhẫn nại được các đồng minh ủng hộ và một đội quân có thể đối đầu không khoan nhượng với Trung Quốc. Chỉ có như vậy thì Mỹ mới có thể giúp đỡ Trung Quốc có được vị thế hợp lý với tư cách là nhà lãnh đạo toàn cầu hoặc đối đẳng với Mỹ, nhằm thúc đẩy phồn vinh và ổn định toàn cầu./ 

14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13321)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13314)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 12898)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 13778)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 13882)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13363)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19526)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61435)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14680)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14653)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13311)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 12933)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam
26 Tháng Tư 2015(Xem: 14544)
Mỹ muốn: "4 căn cứ trên đảo Luzon, 2 căn cứ trên đảo Cebu ở miền Trung, và 2 căn cứ phía Tây đảo Palawan nhìn ra bãi Cỏ Mây (đang tranh chấp chủ quyền với VN - Tàu sắt rỉ sét TQLC Phi đang bám trụ ở đây), bãi Vành Khăn (TQ chiếm năm 1995), bãi Cỏ Rong, bãi Scarborough (TQ chiếm năm 2012) ở biển Tây Philippines cách vịnh Subic 123 hải lý (200km), cách Luzon 137 hải lý (220km).
21 Tháng Tư 2015(Xem: 18237)
XEM THÊM: Học giả Ấn Độ: Kissinger muốn ngầm giúp Trung Quốc bá chiếm Biển Đông?