TQ biến Phú Lâm thuộc Hoàng Sa tây thành cứ điểm quân sự hải-không lớn sau Hải Nam

09 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 18226)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ BẨY 11 OCT 2014

image024 
Chấm đỏ trên là đảo Phú Lâm. Hai chấm đỏ dưới là đảo Gạc Ma và bãi đá Chữ Thập Trung cộng chiếm năm 1988. Tư liệu ảnh của Văn Hóa

 VĂN HÓA - Vạch đỏ từ kinh tuyến bắc 112o chạy thẳng xuống phía nam chia đôi quần đảo Hoàng Sa thành hai khu vực: Hoàng Sa đông và Hoàng Sa tây. Đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa đông. Năm 1945, thừa cơ quân Nhật đầu hàng trước Đồng Minh, Tưởng Giới Thạch đem quân chiếm từ năm 1945-1949 lấy đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất làm căn cứ. Năm 1949, Tưởng đại bại trước Giải phóng quân Mao Trạch Đông, bỏ Phú Lâm rút toàn quân về Đài Loan. Mao thừa thắng đưa quân ra chiếm Hoàng Sa đông (trong đó có Phú Lâm). Tuy nhiên trên pháp lý, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa đông tây vẫn thuộc quyền quản lý của toàn quyền Pháp và nhà nước triều Nguyễn.

Cho đến năm 1954, Pháp đại bại trận Điện Biên Phủ rút toàn quân về nước; Hiệp định Geneve chia đôi Việt Nam thành hai miền Nam – Bắc, lấy vĩ tuyến 17 làm phân ranh, Pháp chuyển giao toàn bộ quần đảo Hoàng Sa cho chính phủ Ngô Đình Diệm. Ông Diệm tiếp thu đưa lính ra đóng ở Hoàng Sa tây. Ông Diệm biết Hoàng Sa đông Mao đã chiếm nhưng không công bố và không lên tiếng chính thức đòi lại. Đến thời Đệ nhị Cộng hòa, Chính phủ của Tổng Thống Thiệu cũng không lên tiếng đòi lại. Trận hải chiến giữa Hải quân VNCH và Hải quân Trung cộng diễn ra ở khu lòng chảo biển Hoàng Sa tây. Trận chiến ngắn 30 phút, bất phân thắng bại, nhưng “lệnh lạc rối mù”, Hải quân VNCH bỏ Hoàng Sa tây rút về Đà Nẵng. thừa cơ, Trung cộng chiếm nốt Hoàng Sa tây.

Có thể nói, dù Tưởng hay Mao, tầm nhìn rất xa của Trung Nam Hải ngó về Biển Đông từ khuya. Thế nhưng, Vua Bảo Đại của Việt Nam còn nhìn xa hơn Mao Tưởng. Đầu tháng 9, năm 1951, nhân Hội nghị Quốc tế diễn ra tại San Francisco bàn về vấn đề hậu Nhật Bản (bại trận), Vua Bảo Đại phái Thủ tướng Trần Văn Hữu cầm đầu phái đoàn Chính phù Quốc gia Việt Nam đi tham dự. Trong hội nghị, Thủ tướng Hữu dõng dạc tuyên bố (nguyên văn):“Việt Nam rất là hứng khởi ký nhận trước nhất cho công cuộc tạo dựng hòa bình này. Và cũng vì vậy cần phải thành thật lợi dụng tất cả mọi cơ hội để dập tắt những mầm mống các tranh chấp sau này, chúng tôi xác nhận chủ quyền đã có từ lâu đời của chúng tôi trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”. Cả hội nghị không nước nào phản đối. Nhưng tiếc thay, Thủ tướng Hữu không đạt được một văn kiện pháp lý nào của hội nghị chứng thực Hoàng Sa, Trường Sa hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền quản lý của Việt Nam.

Quần đảo Hoàng Sa tuy mất về tay Mao, nhưng may mắn cho miền Nam VN dưới thời 2 chính quyền VNCH, chính phủ đã cho Hải quân ra bám trụ, đưa lính ra đóng đồn, xây cột bia đá chủ quyền trên 5 hòn đảo quan trọng ở quần đảo Trường Sa là Trường Sa, Sơn ca, Nam Yết và Song Tử Tây. Nhờ vậy, sau 1975, chính phủ Việt Nam hiện nay đã có bàn đạp tiếp thu thêm 21 đảo, bám trụ trên 33 cứ điểm trọng yếu, xây dựng được 18 nhà giàn ĐKI bảo vệ miền duyên hải và thềm lục địa VN. (VH)

+++++++++++++++++++++++

RFI 08-10-2014 16:48

Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa

Thanh Phương

image026

Đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, ảnh chụp từ vệ tinh.hoangsa.org

Theo Tân Hoa Xã, Trung Quốc vừa hoàn tất việc xây dựng một phi đạo dài 2.000 mét, dành cho các máy bay quân sự, trên đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc gọi là đảo Vĩnh Hưng ( Yongxing ), thuộc quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông, một đảo mà Việt Nam lẫn Đài Loan đều khẳng định chủ quyền.

Trong bản tin phát đi vào tối hôm qua 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo nói trên mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể đậu lại, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. 

Đảo Phú Lâm tuy là một đảo nhỏ chỉ có diện tích 2 km2, nhưng đã trở thành như một tiền đồn biểu tượng cho tham vọng bá quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. 

Vào năm 2012, chính phủ Bắc Kinh loan báo đặt một đơn vị quân đội đồn trú trên đảo Phú Lâm, làm thay đổi nguyên trạng của đảo đang tranh chấp này. Vào năm đó, Trung Quốc cũng đã thành lập “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm. Thành phố này được xem như là trung tâm hành chính của cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. 

Việc Trung Quốc xây phi đạo trên đảo Phú Lâm chắc chắn sẽ gặp phản ứng mạnh từ các nước đang giành chủ quyền trên đảo này, đặc biệt là Việt Nam. Quần đảo Hoàng Sa, do chính phủ Việt Nam Cộng Hòa quản lý, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực chiếm giữ vào năm 1974. 

Tháng 5 vừa qua, Bắc Kinh đã đặt một giàn khoan ở khu vực Hoàng Sa và đã bị Hà Nội phản đối kịch liệt. Hành động này đã gây khủng hoảng trong quan hệ Việt-Trung và nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc ở Việt Nam đã dẫn đến bạo động.

++++++++++++++++++++++++++++

Trung Quốc hoàn thành đường băng quân sự ở Hoàng Sa
image027 

Trung Quốc lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm 2 năm trước đây để quản lý hành chính một khu vực rộng lớn ở Biển Đông. Thành phố Tam Sa có một đồn quân sự và Trung Quốc đang cho lập một hệ thống tuần tra một phần nhằm bảo vệ chủ quyền quốc gia.

VOA 08.10.2014

Bắc Kinh vừa hoàn thành một đường băng phục vụ máy bay quân sự trên một hòn đảo ở Biển Đông mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.

Tân Hoa xã ngày 8/10 loan tin đường băng vừa mới xây trải dài băng qua đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa. Việt Nam, Đài Loan, Trung Quốc đều có tuyên bố chủ quyền trên quần đảo này, và các hoạt động xây dựng, khai thác dầu khí của Trung Quốc tại đây đã làm leo thang căng thẳng giữa Bắc Kinh với Hà Nội trong năm nay.

Đường băng vừa hoàn tất là hành động mới nhất của Trung Quốc trong chính sách khẳng định chủ quyền tại khu vực. Động thái này diễn ra 2 năm sau khi Bắc Kinh công bố thành lập thành phố Tam Sa trên đảo Phú Lâm để quản lý hành chính một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.

Đường băng có chiều dài 2.000 mét và sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự.

Tân Hoa Xã nói với việc hoàn tất đường băng này, các máy bay quân sự có thể đặt ở Hoàng Sa, cải thiện đáng kể khả năng quốc phòng của Trung Quốc ở hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa.

Thành phố Tam Sa có một đồn quân sự và trong năm nay Trung Quốc bắt đầu thành lập một hệ thống tuần tra một phần nhằm bảo vệ quyền chủ quyền quốc gia.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang tiến hành công tác mở rộng cơ sở hạ tầng và du lịch tại đây.

Hồi tháng 6, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin Bắc Kinh cho xây dựng một trường học trên đảo Phú Lâm.

Đầu tháng 5, Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển gần Hoàng Sa, khơi mào các cuộc bạo loạn chống Trung Quốc ở Việt Nam./

Nguồn: Xinhua, AFP

23 Tháng Mười 2015(Xem: 11576)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12575)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14127)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13502)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12759)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 16982)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14504)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17739)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14819)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 15952)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14196)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13686)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)