Từ “Nóc nhà Đông Dương” đến “Nóc nhà Biển Đông”

14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 19031)
“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ HAI 15 SEP 2014

Từ “Nóc nhà Đông Dương” đến “Nóc nhà Biển Đông

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Magazine 

September 13, 2014

Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”

“…Năm 1974, sau khi Kissinger đã ký hiệp định Paris để rút quân, chính phủ Mỹ coi những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng không dính líu đến họ. Vào năm 1974, chính phủ Mỹ có thể đã nhìn trước thấy trước sau miền Nam sẽ bị cộng sản chiếm. Họ không thể vì bênh vực một quốc gia sắp rơi hoàn toàn vào tay một chính quyền cộng sản mà đi gây thêm rắc rối với Trung Quốc, một nước mà họ đang ve vãn để cùng hợp tác chống Nga Xô!”

“…Ai cũng phải tức giận trước thái độ làm ngơ vô tình của Hạm Đội Thứ Bẩy của Mỹ khi không cho tầu đi cứu vớt các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam. Không biết họ có lý do nào để từ chối; nhưng thái độ đó không thể nào tha thứ được đối với đồng minh của họ là VNCH”
(1)

1.

Một danh tướng Pháp trong thời dẫn đoàn quân Lê dương đi xâm lược Việt Nam nhận định một câu bất hủ: “Ai chiếm được Tây nguyên, người đó sẽ làm chủ Đông Dương”. Đấy là cái nhìn của một nhà chiến lược quân sự. Ông ta coi Tây nguyên là “Nóc nhà của Đông Dương”, là ngã ba rẽ vào đất Lào, đất Campuchia, xa hơn nữa là Miến Điện, Thái Lan. Có lẽ phải nói thêm rằng: Cái nóc nhà này che chở căn nhà hiểm yếu nhất Đông Dương.

Âu cũng chỉ là đánh giá của vị tướng dãi dầu trận mạc ở thế kỷ 20 đối với cục diện chiến tranh trên bộ.

Không chỉ có ông tướng Pháp biết giá trị chiến lược của Tây nguyên. Thời Vua Bảo Đại, ở Đà Lạt, ở Ban Mê Thuột có hai biệt điện gọi là Bạch dinh, nơi Vua Bảo Đại “trấn thủ”. Người ta nói hai dinh đó là chỗ Vua ăn chơi, nghỉ mát, săn bắn … Người ta không nói về một ông vua đã từng bí mật cho tùy tùng mua đủ loại sách từ Pháp về đọc, đọc xong sai mang ra đốt. Đốt hết. Dấu hết. Tất nhiên dấu cả Pháp. Vua dấu cả bộ óc thông minh. Bộ óc âm thầm, kiên nhẫn tranh đấu cho nền độc lập nước nhà. Và Vua Bảo Đại đã làm được vào ngày 11 tháng 3 năm 1945, Vua dõng dạc tuyên bố trước quốc dân “Tuyên Cáo Việt Nam Độc Lập”.

Nhưng thiên hạ vẫn đồn lời nhảm nhí: Vua chỉ biết ăn chơi trụy lạc! Thậm chí thiên hạ còn xuyên tạc lịch sử một cách xuẩn động. Có ai biết Bạch dinh bên ngoài ăn chơi nhẩy nhót, bên trong là bộ chỉ huy tiền phương, dòm chừng mảnh đất “Hoàng Triều Cương Thổ”. Mảnh đất biên vực trấn thủ ngã ba biên giới, mảnh đất tuyến đầu nhìn xuống miền Trung, miền Nam Việt Nam. Nhớ lại trận Ban Mê Thuột ngày 10 tháng 3 năm 1975, quân Giải phóng đánh ngay vào tử huyệt “Hoàng Triều Cương Thổ”, đánh sập nóc nhà Đông Dương, kéo một mạch về Sàigon.

Đấy là chuyện “Nóc nhà Đông Dương”, thế còn “Nóc nhà Biển Đông” ra sao?

image009
Trên nóc nhà Song Tử Tây nhìn xuống Biển Đông. LÝ KIẾN TRÚC

*
Cuối cùng không thể làm ngơ được mãi, Mỹ phải trở lại (We will come back), không phải trở lại Đông Dương mà là Đông Nam Á - Đông Bắc Á - Thái Bình Dương. Ngặt một nỗi cái khâu yết hầu đi ra đi vô biển Thái Bình lại là Biển Đông. Nhà thơ kinh tế Tố Hữu gọi “Biển Đông là của chúng ta”; từ xa xưa ca dao Việt đã có câu: “Thuận vợ thuận chồng tát Bể Đông cũng cạn”.

Nói cho “oách” chứ đụng chuyện rồi thì mới thấy Biển Đông không còn là của riêng nhà thơ. Rất tiếc nhà thơ không còn sống để nghe Thủ tướng Ấn Độ nói: Biển Đông là của chung! Của chung có nghĩa là ai dòm ngó cũng được. Mạnh ai nấy chiếm! Trong số đó anh Tàu khựa dòm ngó từ khuya. Tàu khựa gọi là biển Nam Hải, sách vở địa lý quốc tế toàn in South China Sea! Bản đồ thời VNCH, VNDCCH cũng in South Chian Sea!!!

Hai quần đảo đóng chốt ở Biển Đông là Hoàng Sa và Trường Sa, thừa cơ VNCH đang lâm vào thế bí, anh đưa hạm đội ra đánh nhau một trận với Hải quân VNCH năm 1974 rồi chiếm nốt. Trường Sa thì anh chậm chân hơn VNCH (vì nó xa Hải Nam quá), cũng chậm hơn CHXHCNVN một bước. Quen thói giở trò du côn, anh lại đưa hạm đội ra đánh nhau với tàu vận tải, lính hậu cần ở đảo Gạc Ma năm 1988, rồi xua quân đi chiếm bãi Chữ Thập, bãi Vành Khăn, bãi Cỏ Rong, mới đây anh lại chiếm Scarborought. Lạ là anh không đánh nhau với Tàu Tưởng chiếm đảo Ba Bình là đảo lớn nhất Trường Sa, chắc anh nghĩ dù sao cũng là “người nhà”.

Dư luận thế giới gióng lên đổ tội cho mấy anh Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia tranh chấp biển đảo là mất an toàn con đường lưu thông quốc tế. Vào khoảng vài năm nay, thế giới nhìn thấy sự hiện diện của Trung Quốc qua một loạt thi công bồi đắp mấy hòn đảo đá san hô, mấy bãi đá ngầm, biến nó thành công sự chiến đấu, thành phi trường, cảng, đài ra đa… mới té ngửa. Cái con đường đi ra đi vô Biển Đông (lợi ích quốc gia của Mỹ) gần như nằm trong tầm nhìn, tầm kiểm soát của hạm đội biển xanh.

Người ta bèn đặt ra câu hỏi: cái hạm đội biển xanh của TQ hay cái con đường tơ lụa cái nào gây ra sóng gió? Cả hai. Thật ra thì cả hai vẫn chưa ắt có và đủ. Còn nhiều yếu tố khác nữa. Yếu tố hàng đầu hiện nay là “We will come back”, tức là Tổng Thống Thái Bình Dương phải trở lại Châu Á kể từ năm ký Hiệp định Paris 1973, tức là đã hơn 40 năm sau. Muộn còn hơn không! Ngoại Trưởng Hillary Clinton hăng hái tuyên bố tại hội nghị ARF-Hà Nội 2010, Mỹ trở lại Biển Đông với “tư thế của một cường quốc Thái Bình Dương”.

Thế nhưng, sự “chuyển trục” của Mỹ bắt đầu “đụng” phải dàn không hải lực của TQ cũng không phải vừa. Nhiều ông Tướng tỏ ra “khi dễ” hệ thống quốc hòng của TQ. Cũng y như mấy ông tướng Pháp thời chiến tranh Đông Dương “khi dễ” bộ đội cộng sản vậy.

(hết phần 1)

+++++++++++++++++++++

“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ HAI 15 SEP 2014
Bài đọc thêm: đăng trên Việt Báo ngày 7 tháng 4, 2009

Ai Chiếm Được Trường Sa, Hoàng Sa Sẽ Làm Chủ Được Biển Đông

Bộ ảnh Trường Sa chụp nhân chuyến đi thăm quần đảo Trường Sa tháng Tư, 2014
image011 

Phi trường Trường Sa Lớn có thể dùng cho phi cơ quân sự Caribu hoặc Hercules đáp. LÝ KIẾN TRÚC
image013 

Một đụn cát giữa quần đảo Trường Sa. Với điều kiện hiện nay của Hải quân, công binh có thể bồi đắp đụn cát này trở thành một căn cứ quân sự bằng bê tông cốt sắt. LÝ KIẾN TRÚC

++++++++++++++++++++++

“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ HAI 15 SEP 2014
Bài đọc thêm

Vấn đề Bauxite Tây Nguyên

Bài 1 VIỆT BÁO 07/04/2009 00:00:00 (Xem: 4786)

Lý Kiến Trúc

Bài thuyết trình của nhà báo Lý Kiến Trúc tại hội trường chùa Huệ Quang, Quận Cam do GHPGVN/HK tổ chức ngày 4-4-2009: "Ai chiếm được Trường Sa, Hoàng Sa sẽ làm chủ được biển Đông. Ai chiếm được Cao nguyên Trung phần sẽ làm chủ được nam Việt Nam và Đông Dương"

Kính thưa quí chư tôn đức, kính thưa quí vị;

Với thời lượng 30 phút, trước hết, về vấn đề sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Hoàng Sa và Truờng sa, tôi chỉ xin tóm tắt các lời tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ ông John Negroponte tại Hà Nội, câu trả lời phỏng vấn của tôi đối với Đại sứ Lê Công Phụng tại W.D.C., Đại sứ Michael Michalak tại Orange County, Gs Nguyễn Văn Canh tại Little Saigon, sau đó, tôi xin trình bày bài thuyết trình của tôi về một số thông tin quặng mỏ Bauxite-Tây Nguyên gần như lộ thiên nằm rải rác ở các vùng Cao nguyên Trung phần nam Việt Nam như sau:
1 - Ngày 1/11/2007, khi Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định số 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng Bauxite giai đoạn từ năm 2007 đến 2015, sau khi ông TT Dũng đã nghe báo cáo từ các ban nghành bộ liên hệ tới 3 lần.
2 - Ngày 5/1/2009, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư tới Thủ tướng Dũng đề nghị dừng triển khai dự án khai thác Bauxite này. Ông Giáp, người đã từng theo dõi và chỉ đạo việc khảo sát khai thác Bauxite ở Tây Nguyên hồi những năm 1980 nghe theo lời khuyến cáo của khối COMECON nêu quan ngại về "nguy cơ nghiêm trọng đối với môi trường tự nhiên và xã hội" của dự án. Khuyến cáo của tướng Giáp được nhiều nhân vật trong ngoài nước ủng hộ.
Khuyến cáo về dự án Bauxite Tây Nguyên, Tướng Giáp nhận định 2 điểm chính: "Môi trường tự nhiên và xã hội" và ông tướng bày tỏ sự lo sợ về việc "Trong tháng 12/2008 đã có hàng trăm công nhân Trung Quốc đầu tiên có mặt trên công trường, dự kiến cao điểm sẽ lên tới vài nghìn tại một dự án." Tướng Võ Nguyên Giáp là tổng chỉ huy chiến dịch 55 ngày đêm Điện Biên Phủ giữa năm 1954 nên rất rành về bọn lính tầu phù. 
a/ Nhân đây, nói thêm về khối COMECON, là khối trong đó gồm các nước thuộc phe Xã hội Chủ nghiã (VN lúc đó nằm và chịu hưởng trong phe XHCN)
b/ Sau trận chiến biên giới Việt - Hoa 1979 bất phân thắng bại, mỗi bên chết khoảng 60 ngàn quân, VN đã cho Nga thuê mướn quân cảng Cam Ranh.
c/ Ý đồ của khối COMECON là không muốn ai vào khai thác Bauxite ở Tây Nguyên vì thứ nhất COMECON không có đủ tài nguyên vật lực, thứ hai khép léo ngăn cản mô hình phát triển kinh tế đối ngoại mở rộng nền kinh tế thị trường của VN, thứ ba muốn VN đi vào con đường nông trường hóa mà ông TBT Lê Duẩn áp dụng chủ thuyết "bỏ qua thời kỳ quá độ tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội" đã khiến cả nước đói thê thảm.
3 - Ngày thứ Tư 4/2/2009 trong một cuộc họp báo trực tuyến tại Hà Nội, Thủ tướng Dũng sau 3 lần nghe báo cáo về kế hoặch Bauxite ở Tây Nguyên, TT Dũng kết luận 4 điểm chính: "nguồn tài nguyên to lớn này một cách bền vững, hiệu quả, đảm bảo môi trường sinh thái và an ninh quốc gia".
Tôi xin nhấn mạnh: hậu duệ của tướng Giáp là TT Dũng nhận định và đánh giá nhiều hơn tướng Giáp tới 4 điểm về "Bền vững, hiệu quả, môi trường sinh thái, và an ninh quốc gia".
Có một số luận điểm phản bác lại 4 điểm của TT Dũng, có vị đưa ra lời phản bác tới 10 điểm, (chưa thấy có cơ quan tư vấn và phản hồi chi tiết dự án được chính phủ lưu tâm tới!); thậm chí, Phật giáo GHPGVNTN Văn Phòng II VHĐ qua "Lời kêu gọi tháng 5" củûa Ht Thích Quảng Độ cũng hăng hái tham gia vào cuộc chiến Bauxite và đòi 2 điểm rất nặng, đó là: "Nhà cầm quyền Việt Nam phải cấp tốc nộp hồ sơ xác nhận thềm lục địa của mình theo Công Ước Liên Hiệp Quốc Về Luật Biển cho Ủy Ban Ranh Giới Thềm Lục Địa (UNCLOS) trước ngày quy định của LHQ là ngày 13 tháng 5 năm 2009; yêu cầu chính phủ phải công bố toàn bộ nội dung hai bản Hiệp ước Biên giới - Hải giới Việt-Hoa năm 1999 và năm 2000."
4 - Thế nhưng, hôm Thứ Ba 17 tháng 3, 2009, thông báo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho phép Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam, gọi tắt là TKV, lập công ty cổ phần và giữ 51%, bán ra công chúng 9%, còn lại thì cho nước ngoài tham gia với tỉ lệ không quá 40%. Dựa vào quyết định của chính phủ, tập đoàn TKV huy động tư bản đầu tư, có hai điểm đáng chú ý trong việc TKV gọi 2 "cai thầu": cai thầu Mỹ và cai thầu Trung cộng, (Tôi nghĩ các cai thầu khác không được chọn):
a/ TKV Có thể mời tập đoàn ALCOA của Mỹ góp đến 40% vốn vào dự án Nhân Cơ ở Đắk Nông.
b/ TKV đã cho tập đoàn luyện kim Chalco Vân Nam-Trung Quốc trúng thầu ở Tân Rai, cách thị xã Bảo Lộc khoảng từ 2 đến 5 km, với tỉ lệ vốn không quá 20%.
c/ Như vậy, hóa ra trong vấn đề mời gọi cai thầu, không chỉ có "lính thợ" Trung cộng vào thầu mà sẽ có "lính thợ" Mỹ vào thầu!
Vấn đề đặt ra cho hôm nay và tương lai VN là đã và sẽ có cả sư đoàn lính thợ TQ ăn ở Lâm Đồng Bảo Lộc, thì bao giờ sẽ có sư đoàn lính thợ Mỹ thầu ở Nhân Cơ - ĐăkNông" Nhà nước CHXHCNVN đã mang đất nước ra cân hồ thì cũng phải cân cho công bằng.
5 - Ngoài các yếu tố chủ quan nêu trên, tôi xin phép góp ý thêm các góc độ trong việc "lính thợ tái xâm nhập" Cao nguyên Trung phần VN núp dưới các hợp đồng kinh tế khai thác Bauxite, đặc biệt tại Nhân Cơ và ĐăkNông.
Các góc độ mới về bauxite Tây Nguyên theo tôi có 5 điểm:
I/ Kinh tế tập đoàn hay kinh tế nhà nước.
II/ Môi trường thiên nhiên và văn hóa làng.
III/ Địa lý Nhân văn.
IV/ Địa lý Chính trị.
V/ An ninh Quốc phòng.
Các góc độ Kinh tế, Môi trường, đã có quá nhiều khoa học gia, tiến sĩ, chuyên gia, bình luận gia trong ngoài bàn tới rồi, ở đây, tôi chỉ xin làm rõ thêm về "Kinh tế tập đoàn hay kinh tế nhà nước", xin làm rõ thêm về nguồn lợi tức khổng lồ (trên lý thuyết), khi thu nhập thực tế sẽ phân bổ vào đâu, vào tập đoàn kinh tế hay vào ngân sách nhà nước. Xin công khai vấn đề ngân sách.
Về Môi trường thiên nhiên như Tướng Giáp nói, tôi xin bổ túc Môi trường thiên nhiên đi đôi với văn hóa làng. Theo tôi, trái đất nhỏ nhoi của chúng ta đang bị hâm nóng lên, nguy cơ huỷ diệt trái đất từ băng tuyết và mực nước biển dâng cao một phần lớn do huỷ hoại "chất xanh tươi" và khí độc hại do chính con người tạo nên, (TT Barack Obama mới nói: "Những tai họa do chính con người tạo ra"); trong khi đó, thảm xanh Tây Nguyên, chúng ta san bằng, cào bằng "chất xanh tươi" vô giá, chúng ta phải cám ơn thiên nhiên tái tạo - tái sinh, đã cho Cao nguyên Trung phần VN một lớp đất Bazan mầu mỡ phủ lên chất Bauxite từ nửa tới một mét, để cho chúng ta rừng nguyên sinh, cho chúng ta thức ăn, chúng ta thở trong lành.
Đáng lẽ ra, chúng ta phải cám ơn thiên nhiên hàng triệu tuổi, hàng ngàn tuổi, hàng trăm tuổi mới có những khu rừng nguyên sinh nguyên thuỷ, và ở trong những khu rừng này đã tồn tại dấu vết một nền "văn hóa già làng" truyền thống, huyền bí, huyền nhiệm, một nền văn hóa già làng mà tổ tiên chúng ta từ thời Văn Lang lập quốc đã sống mầu nhiệm, cho nên mới có chúng ta hôm nay.
Chúng ta có vẻ khinh rẻ nền văn hóa già làng là "mọi rợ" thiếu văn minh, nhưng chúng ta không biết chính chúng ta đang mê muội, quay quắt với cái nền văn minh nhà lầu xe hơi.
Chúng ta quan niệm phá rừng, bóc cái lớp đất Bazan đó đi, đào Bauxite xong rồi lấp cái đất đó lại, trồng lại rừng theo nguyên tắc cuốn chiếu thì … chúng ta nói chơi với nhau cho vui mà thôi, thật ra chúng ta đòi "cải tạo" thiên nhiên một cách ngây ngô. Xin các nhà khoa học đào sâu vấn đề bóc đất, trồng rừng.
Với thời gian hạn hẹp của buổi thuyết trình hôm nay, tôi xin phép chỉ trình bày sơ lược góc độ Địa lý Nhân văn, Địa lý Chính trị và An ninh Quốc phòng.
Có hai khu vực chính để khai thác quặng mỏ Bauxite, đó là tỉnh Quảng Đức-Đăknong và tỉnh Lâm Đồng. Tôi không đề cập tới vùng Bảo Lộc-Tân Rai vì khu vực này tương đối nhỏ, vả lại các cơ quan tryền thông quốc tế đề cập tới khá nhiều, tôi chỉ bổ túc đến khu vực Nhân Cơ - DăkNông. Đó là địa danh nào, ở đâu" Quặng mỏ Bauxite có ở đây không, trữ lượng bao nhiêu"
(thuyết minh trên bản đồ)
1. Địa lý Nhân văn
Trước hết, tôi xin nói sơ về tỉnh ĐakNong. Trước đây gọi là tỉnh Quảng Đức, vào năm 1956-1957, TT Ngô Đình Diệm đã cắt bớt đất của ba tỉnh Đà Lạt, Lâm Đồng và Buôn Mê Thuột thành lập ra tỉnh Quảng Đức, trên bản đồ, nó trông như vùng trái độn ngăn cách Căm Bốt và ba tỉnh kia.
Quảng Đức có ba quận: quận Đức lập, quận Khiêm Đức, quận Kiến Đức. Tỉnh trưởng đầu tiên là Đại tá Hồ Nghiã. Quận nổi tiếng của Quảng Đức là quận Đức Lập, người Bắc Công giáo di cư định cư ở đây khá đông, hầu hết đều có đồn điền cà phê, sinh hoạt tôn giáo rất sinh động và chặt chẽ; (không có môt5 ngôi chùa nào ở đây). Cà phê Đức Lập nổi tiếng thơm ngon là cà phê phân chồn. (Tới mùa chín, hoa cà phê thơm lừng, trái cà phê chín mọng, chồn từ trong rừng sâu đua nhau ra ăn trái cà phê, bao tử chồn chứa đầy những loại dược thảo, dịch vị trong dạ dầy trộn lẫn với hột cà phê, ăn no, chồn thải ra ngay gốc cây, bà con thu nhặt hột cà phê đó mang về để dành uống.)
Kế bên trung tâm quận có ngọn núi lửa khổng lồ hùng vĩ sát biên giới Căm Bốt, có con đường quanh co trôn ốc do công binh Mỹ xây dựng, xe nhà binh leo lên tận miệng núi lửa, đóng quân trên mép ngọn núi lửa này có thể quan sát hết thảy đường đi nước bước của cứ điểm Daksong, quốc lộ 14 và một khoảng đường mòn Hồ Chí Minh. Chính ngọn núi lửa này hàng triệu năm trước đã sản sinh tầng lớp đất Bazan mênh mông phì nhiêu mầu mỡ cho cà phê, hạt tiêu, hạt điều.
Còn hai quận Kiến Đức, Khiêm Đức, hầu hết là dân di cư từ Liên khu 5 di cư về cư canh lập ra các khu trù mật. Dân bản địa đa số là dân tộc Radé, Eùdé, M'Nong, họ sống du canh, tất nhiên có những làng mạc của họ, có già làng, có "tù trưởng" chỉ huy, thực phẩm chính là trồng lúa rẫy, lúa mùa, khoai lang-mì-bắp. Ngày xưa, chạy dọc theo hai bên quốc lộ 14, 14C, ta thấy lúa rẫy bắp mì tràn lan, nhưng nay với cường độ di dân mới ngày càng lớn, di dân mới đẩy dân bản địa vào sâu riết trong rừng, vì lẽ đó, mấy năm gần đây mới xẩy ra các xung đột chủng tộc, đất đai và tài nguyên thâm chí có vài cuộc nổi dậy.
Nguồn lợi kinh tế quan trọng của tỉnh Quảng Đức là lâm sản với rất nhiều loại gỗ quý đường kính thân to cả thước như Gõ đỏ, Sao vàng tâm, ngoài ra còn có Cà phê, Tiêu, Mít, khoai mì, và… hoa Lan, từng chùm, từng chùm lan Thuỷ Tiên thơm ngát cả cánh rừng. Quảng Đức là vùng hứa hẹn của nền du lịch với những cánh rừng nguyên thuỷ hoang dại, những thảo nguyên bát ngát, những loài thú hiếm quý, những thác đẹp hùng vĩ như thác ba tầng, thác Buk So, hồ Vịt, đồi Đức Mẹ Maria; khí hậu khá lạnh, mùa mưa rét mướt, trung bình 24 độ C, và nhất là cảnh quan hoang dại khiến người ta cảm thấy như đi lên rừng núi tu tiên.
Thị xã chính của Quảng Đức tên là Gia Nghĩa, xưa có một phi trường quân sự trên đồi cao ngay bên cạnh thị xã, giữa tỉnh, có con suối ĐăkNong, mùa hè nước trong vắt mát lạnh, mùa mưa, nước đục ngàu chẩy xiết có khi lụt lội cả vùng, có cây cầu xi măng bắc ngang suối gọi là cầu ĐăkNong thơ mộng, bên cạnh dòng suối có căn nhà Rông nổi tiếng do một cựu sĩ quan trẻ độc thân chế độ cũ cư ngụ, thẳng con dốc cầu ĐakNong nguợc lên theo chiều thẳng đứng, có quả đồi thông nho nhỏ, đỉnh đồi có căn nhà gỗ đơn sơ, đó là nhà nghỉ mát của cố TT Ngô Đình Diệm. 
Chú ý:
- Nhân đây, tôi xin vinh danh cố TT Ngô Đình Diệm đã có công khai phá và sáng lập ra tỉnh Quảng Đức năm 1956-57. (Tôi đề nghị UBND tỉnh DăkNong tạc tượng cố TT ngô Đình Diệm đặt trước nhà nghỉ mát của TT trên đồi thông.)
- Địa lý Nhân văn dựa trên bản đồ hành chánh mới nhất của nước CHXHCNVN in vào tháng 6, 2007 (Các sắc tộc thiểu số như Radé, Eùde, M'Nong, chú ý tới đồng bào Chăm Islam, dự báo về cộng đồng Hồi giáo Căm Bốt tại Việt Nam, các Hội Thánh Tin Lành, tổ chức Daga, v.v…
- Thuyết minh sơ lược về "Đường mòn Hồ Chí Minh và đường Trường Sơn". Hình bìa báo Văn Hóa chủ đề "Đường Trường Sơn đi tới đâu"" xuất bản vào tháng 6, năm 2000.
2. Địa lý Chính trị
Tỉnh Quảng Đức ĐăkNong thuộc chuỗi Cao nguyên Trung phần nay gọi là Tây Nguyên.
Nói tới Tây Nguyên, có người không hình dung ra hình thể của nó như thế nào. Một cách đơn giản, Tây Nguyên là từ ngữ mới sau này, từ ngữ cũ gọi là "Cao nguyên Trung phần" miền nam VN. Bốn chữ này đủ diễn tả vị trí địa lý của nó.
Diện tích Tây Nguyên bao gồm các tỉnh Kontum, Plâycu, Buôn Mê Thuột, Quảng Đức, Phước Long, Bình Long bao gồm một phần Lâm Đồng, Đà Lạt. Các tỉnh này nằm theo chiều Bắc Nam của dẫy Trường Sơn Đông, là ngã ba biên giới Việt, Miên, Lào.
Dọc theo ngã ba biên giới này có nhiều khu vực dân bản địa chất chứa ý thức chính trị và niềm tin vào chính quyền khác nhau. Trong thời kỳ cầm quyền của Vua Bảo Đại và Tổng Thống Ngô Đình Diệm, Cao nguyên Trung phần đã sôi nổi với chủ trương "Hoàng Triều Cương Thổ", chủ thuyết "Khu tự trị sắc tộc" một thời đã làm nhức đầu chính phủ trung ương, ngay cả Hồ Chíù Minh cũng đã phân vân đối với mấy chục dân tộc miền cao Tây Bắc về vấn đề sắc tộc tự trị. Thời VNCH (Thủ tướng Nguyễn Khánh) bài học Fulro và dân tộc Chăm Hồi Giáo vẫn còn dai dẳng nóng hổi cho đến hôm nay. Tây Nguyên, cách đây nửa thế kỷ, có thể nói hầu như các bộ tộc, già làng dân tộc Thượng đều một lòng thờ kính đức Vua Bảo Đại.
(thuyết minh trên bản đồ)
3. An ninh Quốc phòng
- Tây Nguyên có những căn cứ nổi tiếng nhất trong chiến tranh Việt Nam là đường 9 Nam Lào, Khe Sanh, mà trong bài diễn văn nhậm chức của TT Barack Obama có nhắc đến, cục R - Miền của Trung ương cục Mặt trận Giải phóng Miền nam VN ở sâu vùng biên giới Việt-Miên, có chiên khu D, chiến khu Dương Minh Châu, đặïc biệt, đường mòn Hồ Chí Minh do tướng Đinh Đức Thiện khởi công từ năm năm chín, phát xuất từ Vinh-Hàm Rồng chạy dọc theo suốt lưng các tỉnh này, xương sống chuyển quân, quân nhu, hậu cần, và vô số các ngã rẽ trực tuyến vào các vị trí quân sự chiến lược miền nam VN.
- Đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào huyền thoại chiến tranh nay được thay thế bằng "Vạn Lý Trường Thành Xa Lộ Trường Sơn"; nếu đường mòn Hồ Chí Minh đã là con đường chiến lược từ Bắc vô Nam, thì cộng đồng dân tộc Thượng Tây Nguyên sẽ là địa bàn chiến lược từ cao xuống thấp bắt tay với cộng đồng dân tộc Chăm ở các tỉnh duyên hải xa xưa; nếu tháng Ba năm 1975, trọng huyệt của Tây Nguyên là Buôn Mê Thuột, (Biệt Điện của Vua Bảo Đại toạ lạc ở đây), thì từ năm 2009 trở đi, trọng huyệt của Tây Nguyên sẽ là Nhân Cơ-ĐăkNong-Quảng Đức (Nhà nghỉ mát của TT Ngô Đình Diệm tọa lạc ở đây.)
- Từ cao điểm của các tỉnh miền cao này, các tướng lãnh Pháp - Mỹ đánh nhau chí mạng, coi Tây Nguyên là nóc nhà của Việt Nam và của cả Đông Dương, cho nên ngạn ngữ quốc phòng mới có câu "Ai làm chủ được Cao nguyên Trung phần sẽ làm chủ được Nam Việt Nam và Đông Dương." Câu ngạn ngữ này là chủ đề của bài thuyết trình của chúng tôi hôm nay.
(thuyết minh trên bản đồ)
- Đây là nói tới huyện Nhân Cơ - Đăktik, huyện Nhân Cơ thuộc quận Kiến Đức, có một phi trường dân sự ngày xưa là đường bay nối liền phố và rừng của Air Việt Nam; tiền thân Nhân Cơ là một trại trong số hàng chục trại Lực lượng Đặc biệt Biên phòng Mỹ (Green Beré) sau giao lại cho VNCH cải biến thành Biệt động quân biên phòng, sau giao lại cho địa phương quân tỉnh Quảng Đức. Lực lượng Đặc biệt Biên phòng trong đó do các sĩ quan Mũ xanh Mỹ chỉ huy, Mũ xanh VN và Mũ xanh đồng hóa từ Fulro.
Từ Nhân Cơ dẫn vào thị xã Gia Nghĩa khoảng 30 km. Cách huyện Nhân Cơ độ 15 km là xã Đăktik. Chỉ có một con đường ngoằn nghèo duy nhất dẫn vào thị xã Gia Nghĩa độ cao độ dốc rất nguy hiểm, có một cây cầu "danh bất hư truyền", đó là cầu Đăktik, cầu bằng gỗ không có thành cầu, mùa mưa, xe từ dốc cao đổ xuống bánh xe trơn như mỡ tà tà thoải mái tuột xe xuống lòng suối.
Khu vực Nhân Cơ-Đăktik này chính là khu vực có tiềm năng quặng mỏ Bauxite lớn nhất Việt Nam, đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Kiến Đức-Nhân Cơ- Đăktik xét về mặt an ninh quốc phòng, nó là trụ điểm quan sát quốc lộ 14, quan sát hướng đông và tây, nó là một trong các trọng điểm của vùng biên giới Việt-Miên, sát suờn Trường Sơn Đông.
(Thuyết minh bản đồ)
Mai mốt đây, "sư đoàn lính thợ mũ đỏ Tầu" và "trung đội lính thợ mũ xanh Mỹ" sẽ ngự trị trên các vùng hiểm yếu của Tây Nguyên, Tây Nguyên không chỉ có Bauxite không mà thôi, tôi nghĩ, đằng sau Bauxite còn là cái gì mờ mờ ảo ảo nữa.
Tôi cho rằng, chính sách dùng kinh tế làm đòn bẩy cho ngoại giao đối ngoại, ngoại giao chính trị, chỉ làm mồi cho các tập đoàn kinh tế tàn phá thủ lợi, thì than ôi, đất nước này sẽ khô kiệt dần.
Tôi cho rằng, chủ trương quốc tế hóa các đặc khu kinh tế làm đòn bẩy cho kinh tế quốc dân phát triển, đó là mô hình lý tưởng ai cũng mong muốn, nhưng nhà nước có đủ sức giữ được độc lập, chủ quyền cho một quốc gia đang trên đà phát triển hay sẽ đem quốc gia treo trên mành chỉ treo chuông"
Tôi cho rằng, tập đoàn TKV chọn tập đoàn Vân Nam trúng thầu để TQ quyết tâm đưa lính thợ mũ đỏ vào Tây Nguyên là để chuẩn bị ứng phó với Liên Minh Quân Sự Đông Nam Á Châu (OSEAT Organization South East Asian Treaty) có cơ thành hình nay mai khi tháng 10 năm sau, Việt Nam là chủ tịch của Hiệp Hội Đông Nam Á, dự báo về một "Minh ước An ninh Đông Nam Châu Á" biết đâu thành hình mà người ta đang tích cực chuẩn bị. 
Đó là trách nhiệm muôn đời của nhà cầm quyền hiện nay./

Lý Kiến Trúc
Little Saigon, 4-4-2009

Phụ lục bài thuyế trình:
1/ Sơ luợc về lịch sử Mặt trận Fulro
2/ Đại tướng Nguyễn Khánh và đường dây tình báo vụ Fulro.
3/ Các trận đánh ác liệt dọc theo đường mòn Hồ chí Minh từ thượng nguồn Tây Nguyên đến hạ nguồn Tây Nguyên . (Khe sanh, DakTo, Chư Prong, Đức Lập, DakSong, Bu prang, Kiến đức, Phước Long, An Lộc…. Và cuối cùng Buôn Mê Thuột.
4/ Trận đánh Buôn mê Thuột - chiến dịch Hoa Sen nở, chiến dịch Hồ Chí Minh.
5/ Đường mòn Hồ chí Minh 559, Hành lang 613 trong chiến tranh và Xa lộ Trường sơn năm 2000 trong hòa bình./

22 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18218)
Thời báo Hoàn Cầu: "Việt Nam đã tập trung năng lực phòng thủ vào 9 đảo lớn, 20 điểm đảo trong quần đảo Trường Sa, các đảo Trường Sa và Nam Yết là đồn lũy phòng thủ cốt lõi của quân đội Việt Nam ở Biển Đông nhưng thiếu tên lửa đất đối hạm”
18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16530)
Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/3/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/6/2015.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18085)
Tham luận của đại diện đủ VN là tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ) khẳng định rằng VN có đầy bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, còn Trung Quốc gần như không có lập luận pháp lý nào ngoài việc sử dụng sức mạnh.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16632)
Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối, theo tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, có trụ sở đặt ở Canada.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17325)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16958)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17608)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17167)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17758)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17505)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17399)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16847)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19333)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23764)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19273)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 18091)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24816)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18849)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18460)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 25045)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.