Ai chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa, người đó làm chủ Biển Đông

07 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 19495)
“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ BA 09 SEP 2014
image021
 Vòng tròn đỏ trên hải đồ là đảo đá Chữ Thập. Trung cộng chiếm từ thập niên 80 hiện đang xây dựng thành một hải điểm to lớn. Với vị trí tối quan trọng, Chữ Thậpuy hiếp trực tiếp Sàigon (vĩ tuyến 10 nam, căn cứ tàu ngầm Cam Ranh (vĩ tuyến 12 ) và vùng biển cực nam. Chuyến “Hải trình 3 HQ-571” di chuyển từ đảo Song Tử Tây về đảo Trường Sa Lớn phải đi ngang đảo Chữ Thập. Ảnh tư liệu của Văn Hóa Magazine.

Ai chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa, người đó làm chủ Biển Đông

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Magazine

Viết từ September 29, 2010 / Nhuận sắc September, 2014

PHẦN 1

Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”

“…Năm 1974, sau khi Kissinger đã ký hiệp định Paris để rút quân, chính phủ Mỹ coi những tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Cộng không dính líu đến họ. Vào năm 1974, chính phủ Mỹ có thể đã nhìn trước thấy trước sau miền Nam sẽ bị cộng sản chiếm. Họ không thể vì bênh vực một quốc gia sắp rơi hoàn toàn vào tay một chính quyền cộng sản mà đi gây thêm rắc rối với Trung Quốc, một nước mà họ đang ve vãn để cùng hợp tác chống Nga Xô!”

“…Ai cũng phải tức giận trước thái độ làm ngơ vô tình của Hạm Đội Thứ Bẩy của Mỹ khi không cho tầu đi cứu vớt các chiến sĩ Hải Quân Việt Nam. Không biết họ có lý do nào để từ chối; nhưng thái độ đó không thể nào tha thứ được đối với đồng minh của họ là VNCH”
(1)

1.

Nhưng cuối cùng, không thể làm ngơ được mãi đối với Biển Đông để cho chú chệt múa may quay cuồng với tham vọng vươn ra biển xanh, bệ phóng và Biển Đông, mục tiêu là Thái Bình Dương. Hạm đội Bẩy nhìn thấy, nội các Obama nhìn thấy. Muộn còn hơn không! Ngoại Trưởng Hillary Clinton tuyên bố câu lịch sử tại hội nghị ARF-Hà Nội 2010, Mỹ lại Biển Đông với “tư thế của một cường quốc Thái Bình Dương”, và Tổng Thống Barrac Obama xứng danh với triều đại của vị “Tống Thống Thái Bình Dương”.

Thế nhưng Mỹ có hùng dũng trở lại Biển Đông như nhiều người mong đợi hay không? Khổ thay, người Việt Nam ta vẫn nuôi hy vọng Mỹ sẽ trở lại Việt nam và … lật đổ chế độ bạo quyền toàn trị giùm!

30 năm trước, Quốc Hội Mỹ quá chán nản chiến tranh Việt Nam, lạnh lùng bỏ rơi Đông Dương và Biển Đông. 30 năm sau, chú Sam trở lại vùng đất, vùng biển, vùng trời, đầy ấn tượng. Bức tranh vân cẩu bán đảo Đông dương năm xưa nay vân tập ra vùng biển vùng trời rộng 3 triệu rưỡi km2. Chú nhìn thấy tham vọng vô bờ của “đại gia” mới nổi nhìn đời bằng nửa con mắt.

Đáng ra nên khen chú chệt một câu: chú có tầm nhìn rất xa; sau trận bộ chiến 6 tỉnh biên giới Việt-Hoa năm 1979 hy sinh sáu vạn thanh niên, chú bừng con mắt nhìn lại khả năng Lục quân diện địa; sau trận hải chiến Hoàng Sa 1974 và trận Gạc Ma 1988, chú bừng con mắt nhìn lại khả năng Hải quân diện biển.

Lập tức chú tung tiền “đầu tư” tối đa cho hai lãnh vực an ninh quốc phòng này. Chú tiến rất nhanh. Không ai ngờ. Song song với sự phát triển kinh tế, chính trị bóp ngẹt “đối lập”, chú tiến như vũ bão qua mặt cả con cháu Thái dương Thần nữ, đè bẹp Nhật xuống hàng thứ ba chỉ trong chỉ trong vài thập kỷ.

Trở lại Biển Đông (tự hào của Việt Nam ta); xưa nay nó vốn bình yên gió lặng. Lý do: ai mà để ý mấy cái hòn đảo xa lắc xa lơ. Thời VNCH, có mấy lãnh tụ anh minh nhớ đến Hoàng Sa! huống chi dân. Nếu có biết thì, ối giời mấy cái đảo phân chim đâu có liên quan gì đến sân khấu chính trị nền Đệ Nhất Đệ Nhị Cộng Hòa! Cái ghế tổng tư lệnh, tổng bộ trưởng, tư lệnh, tỉnh trưởng, quận trưởng … thơm tho hơn “phosphates” nhiều. Thời VNDCCH, mấy ai nhớ đến Trường Sa, thậm chí còn gởi “công hàm”, “công thư” coi nó là vật “cúng dường” để đổi lấy tình đồng chí quốc tế vô sản, (còn hơn để Mỹ Ngụy nó chiếm!), để đổi lấy súng đạn phục vụ cho vũ lực “thống nhất”! 

Hoàng Sa là cái chi chi. Sự thật từ năm 1945-47-49 quần đảo Hoàng Sa đã chia làm hai, một nửa phía đông (bổn báo gọi là Hoàng Sa Đông đã bị Tàu Tưởng chiếm, sau bàn giao cho Tàu Mao, tổng chỉ huy đặt ở đảo Phú Lâm), một nửa phía tây (bổn báo gọi là Hoàng Sa Tây, sau 1954 Pháp giao cho ông Diệm). Khác với Tàu, quân ta chẳng có căn cứ tổng chỉ huy quân sự nào ở cụm đảo phía tây này, chỉ có một trung đội địa phương quân thay nhau ra “gởi gió cho mây ngàn bay”. Cho đến khi HQ của Hải quân VNCH phát hiện ra cờ và lính tàu khựa lang thang trên đó thì mới giật mình.

Hải quân VNCH đã dựng được lịch sử, ghi công vào lịch sử. Hình ảnh Hạm trưởng, Ngụy Văn Thà, Hạm phó Nguyễn Thành trí sáng chói. Nhưng muộn rồi! Ông Thiệu bảo đừng nói đến “tái chiếm - bạn không cho”!!! Nước cờ Hoàng Sa bí hiểm. Bổn báo gọi là ông Thiệu ra đi để lại cái gân gà. Không nhai thì thèm, mà nhai thì nuốt không nổi.

Trung cộng nuốt sao nổi giả sử như ông Thiệu, ông Kỳ lưu vong tái lập “chính phủ lưu vong” đòi lại Hoàng Sa, đòi lại Sàigon! Hai ông lại không muốn làm. Vì sao? Nước cờ Việt Nam lại rơi vào bàn cờ bí hiểm. Thừa thắng Tàu khựa tung ra đường “lưỡi bò 9 đoạn”. Thật ra đường này đã có từ khuya, từ thời Trung hoa Dân quốc do Tưởng Giới Thạch ra lệnh vẽ. Nó bao trùm lên 1 triệu 7 km2 Biển Đông của Việt Nam, nó là biên giới phía nam, cực nam của Trung Nam Hải. Nó chấp mấy quốc gia biển, quốc gia quần đảo. Chấp hết, trừ Mỹ!

2.

Một cách nhìn khác, cơn bệnh khao khát tài nguyên thô của các quốc gia Châu Á đang phát triển tiến tới nền công nghiệp hóa, thèm nhất vẫn là dầu khí và nguồn hải sản. Phải ăn mới có làm. Với dân số lúc nhúc hơn một tỷ người, cá là nguồn thực phẩm vô song, dài hơi, khai thác ít tốn kém đối với Trung Quốc. Phải lục lọi đại dương. Muốn lục lọi phải khuyếch trương hạm đội. Biểu dương hạm đội trong bất kỳ tình huống nào, vừa để răn đe nước nhỏ nước yếu, vừa để vươn ra biển xanh với đại cường. Lưỡng lợi.

Thế nhưng đại cường đâu có chịu. Mỹ bằng mặt mà chẳng bằng lòng. Phải quay trục gấp về Châu Á Thái Bình Dương. TT Obama ra lệnh cho Hải quân Mỹ: 60% lực lượng chuyển về Thái Bình Dương. Mỹ nói thẳng: con đường lưu thông hàng hải xuyên qua Biển Đông là con đường “lợi ích quốc gia” của tôi. Đừng đụng đến. Nó phải an ninh. Để rõ chính sách, Mỹ nói thêm: “Không đứng về phe nào trong các cuộc tranh chấp biển đảo”… “Không yêu cầu Việt Nam chọn Mỹ hay Trung Quốc”.

Nhưng Mỹ có ngăn được cửa biển Đông, có ngăn được hạm đội tàu ngầm nguyên tử của Trung Quốc ra vào cửa biển Đông không? Biển Đông có hai cửa độc. Cửa eo biển Malacca cảng là Singapore, cửa eo biển Cao Hùng-Luzon. Con đường “tơ lụa” của Mỹ thông thương qua hai cửa độc này. Độc ở chỗ: án ngữ giữa hai cửa này là Hoàng Sa và Trường Sa.

(xem tiếp phần II số báo tới)

++++++++++++++++++++++

Đảo GạcMa, Chữ Thập, Châu Viên: TQ lập căn cứ quân sự phi pháp

image021
Vòng tròn đỏ trên hải đồ là đảo đá Chữ Thập. Trung cộng chiếm từ thập niên 80 hiện đang xây dựng thành một hải điểm to lớn. Với vị trí tối quan trọng, Chữ Thậpuy hiếp trực tiếp Sàigon (vĩ tuyến 10 nam, căn cứ tàu ngầm Cam Ranh (vĩ tuyến 12 ) và vùng biển cực nam. Chuyến “Hải trình 3 HQ-571” di chuyển từ đảo Song Tử Tây về đảo Trường Sa Lớn phải đi ngang đảo Chữ Thập. Ảnh tư liệu của Văn Hóa Magazine.
image023
Căn cứ TQ ở đảo Chữ Thập
image024
Căn cứ quân sự ở đảo Gạc Ma.

+++++++++++++++++++++++++

“VĂN HÓA MAGAZINE” THỨ BA 09 SEP 2014

“Trung Quốc xây căn cứ phi pháp ở Chữ Thập uy hiếp trực tiếp Cam Ranh”

Nguyễn Thiện Nhân Thứ bảy, 06/09/2014, 10:22 (GMT+7)

(An ninh Quốc phòng) - Kế hoạch xây đảo nhân tạo (phi pháp) ở Chữ Thập nếu thành công, chỉ 10 đến 15 năm nữa cục diện Biển Đông sẽ thay đổi toàn bộ.

image023

Lực lượng quân sự Trung Quốc đồn trú bất hợp pháp trên công sự nhà nổi trái phép ở đá Chữ Thập, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

Tờ Thời báo Trung Hoa xuất bản tại Đài Loan ngày 6/9 đưa tin, truyền thông Trung Quốc hôm qua 5/9 xuất hiện một bài bình luận về cục diện Biển Đông hiện nay, trong đó nhận định rằng lực lượng hải quân Đài Loan chỉ tập trung nhằm vào tác chiến với đại lục nên có thái độ tiêu cực trong việc hợp tác với Bắc Kinh ở Biển Đông.

Hợp tác hai bờ eo biển Đài Loan trong vấn đề Biển Đông là điều hoàn toàn không thể, giới phân tích Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh nên quên đảo Ba Bình (nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, hiện do Đài Loan chiếm đóng bất hợp pháp), chỉ có thể tự dựa vào sức mình để “giải quyết”, tức đánh chiếm các đảo, đá, rặng san hô ở Trường Sa.

Giới phân tích Trung Quốc nói rằng, thủ đoạn duy nhất để Bắc Kinh “giải quyết” vấn đề Biển Đông, đánh chiếm Trường Sa là sử dụng căn cứ quân sự (xây dựng bất hợp pháp) trên đá Vành Khăn và đá Chữ Thập mà Trung Quốc đang đẩy mạnh đắp nền xây đảo nhân tạo. Kế hoạch xây đảo nhân tạo (phi pháp) ở Chữ Thập nếu thành công, chỉ 10 đến 15 năm nữa cục diện Biển Đông sẽ thay đổi toàn bộ.

Mục bình luận quân sự của tờ Sina nhận định, thập niên 50, 60 của thế kỷ trước thực lực hải quân Đài Loan khá hơn Trung Quốc. Nhưng hải quân Đài Loan ngoài việc chiếm đóng (bất hợp pháp) đảo Ba Bình thì chẳng có “chí hướng” gì lớn nên “các đảo ở Trường Sa mới bị 4 nước ven Biển Đông chiếm đóng”?!

Sang thập niên 70 cán cân thực lực hải quân 2 bờ nghiêng về Bắc Kinh, những năm 80 hải quân Trung Quốc đã hình thành ưu thế vượt trội rõ rệt và sự mất cân bằng trong tương quan lực lượng hải quân 2 bờ eo biển Đài Loan ngày càng lớn. Truyền thông Trung Quốc ví von, đảo Ba Bình đối với Đài Loan như miếng sườn gà, ăn thì không ngon vứt đi thì tiếc.

image026

Hình ảnh Trung Quốc đắp đất phong nền xây đảo nhân tạo trái phép tại đá Gạc Ma, Trường Sa được trang Sina đăng tải.

Do sự khác biệt về ý thức hệ với Bắc Kinh và quan hệ đồng minh với Mỹ, Nhật, Đài Loan sẽ không nhường đảo Ba Bình cho Trung Quốc, càng không hợp tác với Bắc Kinh trong cái gọi là “chủ quyền” ở Biển Đông. Truyền thông Trung Quốc cho rằng cách “giải quyết” duy nhất với Bắc Kinh là phong nền đắp đất, biến đá thành đảo để xây dựng căn cứ quân sự (bất hợp pháp) ở Trường Sa. Trong đó, đá Chữ Thập và đá Vành Khăn có giá trị quân sự cao nhất.

Phân tích trên bình luận quân sự của Sina cho rằng vấn đề Biển Đông ngày nay Bắc Kinh chỉ có thể dựa vào sức mình và quên đảo Ba Bình đi, Đài Loan không bị bức phải rút khỏi Trường Sa đã là may lắm rồi.

Theo giới phân tích Trung Quốc, mặc dù đại bộ phận đảo, đá và rặng san hô ở quần đảo Trường San nằm dưới sự kiểm soát của Việt Nam và Philippines, nhưng tham vọng “chiến lược cốt lõi” của Bắc Kinh ở Biển Đông không phải đá và đảo, mà là biển nên Trung Quốc cần có một trung tâm quân sự ở Trường Sa. Đảo nhân tạo vì thế có ý nghĩa quan trọng không phải nghĩ bàn.

Diễn đàn này gợi ý cho Bắc Kinh mở rộng căn cứ quân sự (bất hợp pháp) trên đá Vành Khăn thành địa điểm đồn trú thường xuyên cho 5000 quân và mở trung tâm chỉ huy nghề cá của Trung Quốc ở Biển Đông, đưa “ngư dân” ra nuôi trồng trong các đầm phá trong lòng bãi đá này.

Đá Chữ Thập còn có giá trị gấp nhiều lần Vành Khăn ở chỗ nó cách cảng Cam Ranh của Việt Nam chỉ khoảng 600, 700 km và rất phù hợp cho việc xây dựng căn cứ quân sự. Vì vậy Bắc Kinh tất sẽ phải bất chấp mọi giá để biến bãi đá này thành 1 đảo nhân tạo lớn và xây dựng 1 căn cứ quân sự tổng hợp và sẽ trực tiếp uy hiếp cảng Cam Ranh của Việt Nam?!

Những bình luận quân sự trên báo chí Trung Quốc, Đài Loan về vấn đề Biển Đông tuy sặc mùi hiếu chiến và khiêu khích, nhưng cũng không thể xem thường khi trên thực địa Trung Quốc và Đài Loan đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng bất hợp pháp, Việt Nam cần hết sức cảnh giác và có phương án đối phó phù hợp – PV./

+++++++++++++++++++++

Báo Singapore: Gạc Ma chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km

Nguyễn Thiện Nhân Thứ sáu, 05/09/2014, 07:24 (GMT+7)

(An ninh Quốc phòng) - Một khi lấn biển xong, Trung Quốc sẽ xây dựng các trạm radar tìm kiếm tầm xa, trạm nghe lén tín hiệu radar, vô tuyến điện để nghe lén Quân đội Mỹ và các nước.

image027

Hình ảnh đá Gạc Ma trên tờ "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 cho thấy đã có sự thay đổi rất lớn

Tờ “Liên hợp buổi sáng” Singapore ngày 4 tháng 9 đưa tin, theo chinatimes Đài Loan, Trung Quốc gần dây tiến hành (phi pháp) công trình lấn biển quy mô lớn ở các đảo trên Biển Đông, từ đá biến thành đảo lớn, có thể đậu tàu lớn và máy bay tác chiến quân sự.

Trung Quốc một khi hoàn thành công trình lấn biển, Quân đội Trung Quốc sẽ xây dựng giống như đảo Phú Lâm (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), xây dựng các loại radar tìm kiếm tầm xa, trạm nghe lén tín hiệu radar, vô tuyến điện.

Đến lúc đó, toàn bộ các nước xung quanh Biển Đông, kéo dài đến Singapore, eo biển Malacca đều sẽ nằm trong phạm vi nghe lén tín hiệu vô tuyến điện và tác chiến của Trung Quốc. Trung Quốc đã nhanh chóng biến Biển Đông thành “ao nhà”.

Một trong những đảo đá ở Biển Đông – đá Gạc Ma trở thành đảo nhân tạo, đối với Quân đội Mỹ, có nghĩa là, Hải quân Trung Quốc đẩy căn cứ tuyến đầu ở Biển Đông xuống phía nam tới 850 km, một khi khu vực “có sự”, hạm đội Quân đội Mỹ từ bắc Ấn Độ Dương, bắt đầu tiến vào eo biển Malacca, thì sẽ nằm trong sự giám sát của máy bay trinh sát tầm xa, trạm nghe lén vô tuyến điện của Quân đội Trung Quốc.

Đá Gạc Ma chỉ cách thành phố Hồ Chí Minh 830 km, Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, vị trí chiến lược rất quan trọng.

image028
Hình ảnh đá Châu Viên ngày 19 tháng 7 năm 2014 do mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014 đăng tải

Sẽ có thể cất hạ cánh máy bay Su-30, J-11

Đá Gạc Ma tương đối lớn, hiện dài 5 km, rộng 400 m, một khi Trung Quốc xây dựng (phi pháp) đường băng sân bay dài 2 km ở đá Gạc Ma, sẽ có thể cất hạ cánh các máy bay chiến đấu hạng nặng như Su-30, J-11, J-10, toàn bộ eo biển Malacca đều nằm trong bán kính tác chiến của chúng, Việt Nam trong tương lai cũng sẽ mất đi chiều sâu tác chiến của khu vực này. Trong khi đó, cảng ở đông bắc đủ để chứa tàu khu trục lớn, cũng có thể xây dựng bến quân sự (những hoạt động này đều là phi pháp).

Ngoài ra, công trình lấn biển gần đây của Trung Quốc cách đảo Ba Bình (thuộc quần đảo Trường Sa, hiện do Đài Loan đóng quân trái phép) chỉ có 72 km, dựa vào khả năng tác chiến của Hải quân Trung Quốc, một khi cần thiết, Trung Quốc có thể dễ dàng chiếm đảo Ba Bình, bắt cóc lực lượng đồn trú Đài Loan làm con tin, tiến hành đàm phán với Đài Loan. Trung Quốc tiến hành lấn biển cũng đã “kẹp” đảo Ba Bình vào giữa.

Nghe lén Quân đội Mỹ và các nước xung quanh Biển Đông

Trung Quốc nếu triển khai radar có cự ly dò tìm 500 km ở đá Gạc Ma thì vùng trời xung quanh, bao gồm toàn bộ lãnh thổ của Brunei đều nằm trong phạm vi bao quát.

Trong dò tìm đối hải, radar của Quân đội Trung Quốc cũng có thể trinh sát được hạm đội tàu sân bay của Quân đội Mỹ ở phạm vi khoảng cách xa hơn và tình hình hoạt động của tàu chiến mặt nước của hải quân các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia.

image029

Hình ảnh đá Gaven ngày 18 tháng 7 năm 2014 trên mạng "Quan sát" Trung Quốc ngày 30 tháng 8 năm 2014

Sau khi Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở nhiều đá san hô hơn, tiếp theo có thể chính là triển khai thiết bị định vị thủy âm ở vùng biển xung quanh, nghe lén hoạt động tàu ngầm của Quân đội Mỹ, Quân đội Việt Nam và Hải quân Malaysia ở Biển Đông.

(Theo Giáo Dục)
image030 

Hoàn Cầu thời báo hậm hực, đố kị khi tàu chiến Nga đến Cam Ranh

Báo Trung Quốc tỏ ra đố kị về quan hệ quốc phòng Việt-Nga, tuyên truyền xuyên tạc chia rẽ quan hệ Việt-Nga và dụ Nga kiếm lợi từ Trung Quốc. Tờ "Hoàn Cầu" Trung Quốc ngày 22 tháng...
image031 

“Việt Nam sẽ không cho ai thuê Cam Ranh, tàu Mỹ có thể dùng dịch vụ”

Việt Nam dứt khoát không cho bất kỳ ai thuê quân cảng Cam Ranh, nhưng có thể định kỳ cung cấp dịch vụ duy tu hậu cần cho tàu chiến Mỹ có thể là một lựa chọn. Chuyến...

(Theo Giáo Dục)

++++++++++++++++++++++

Áp thấp nhiệt đới đang mạnh lên, gió giật cấp 9

Chủ nhật, 07/09/2014, 10:41 (GMT+7)

(Xã hội) - Áp thấp nhiệt đới hiện cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Bắc Đông Bắc, sức gió mạnh nhất gần tâm áp thấp cấp 6, cấp 7, giật cấp 9.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, vào khoảng 7h ngày 07/09, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 18,7 độ vĩ Bắc; 113,2 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 240km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6, cấp 7 (tức là từ 39 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

image032
Áp thấp trên biển Đông đang mạnh thêm Ảnh minh họa

Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng giữa Tây Tây Bắc và Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 07 giờ ngày 08/09, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,3 độ Vĩ Bắc; 110,5 độ Kinh Đông, trên khu vực phía Bắc đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (tức là từ 50 đến 61 km một giờ), giật cấp 8, cấp 9.

Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm cả vùng biển phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa) có gió mạnh cấp 6, cấp 7, giật cấp 8, cấp 9; biển động mạnh; Từ chiều tối nay (07/9) ở vịnh Bắc Bộ gió sẽ mạnh dần lên cấp 4 – 5, ngày mai (08/9) tăng lên cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa dông mạnh; trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Ngoài ra do ảnh hưởng của gió mùa tây nam hoạt động mạnh nên khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển ngoài khơi các tỉnh từ Bình Thuận đến Cà Mau có gió mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, cấp 8 và có mưa dông mạnh; trong cơn dông cần đề phòng có lốc xoáy.

Từ chiều qua, áp thấp nhiệt đới đã gây ảnh hưởng khiến mưa lớn tại Nam Bộ trong đó Sài Gòn hứng chịu trận mưa lớn nhất từ đầu năm, khắp nơi biến thành sông.

(Theo VTC)

08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14333)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13134)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12820)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15562)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12205)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15305)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 12948)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".