Nguyễn Thiện Nhân Thứ bảy, 02/08/2014, 06:06 (GMT+7)
(Bạn đọc) - Nói như vậy là hoàn toàn có cơ sở, và chính Trung Quốc cũng muốn công khai cho cả thế giới biết về điều này.
Trưa 1.8, hàng vạn tàu cá Trung Quốc ồ ạt tràn ra biển Đông. Đây không phải là lần đầu Trung Quốc xua cả một “biển” tàu ra biển. Họ từng cậy có đoàn tàu đông đúc để áp đảo tàu của ngư dân các nước khác trong khu vực.
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
Tính chất đại bá chủ của Trung Quốc được thể hiện kiểu áp đặt như vậy. Tự họ ra lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông với 80% diện tích họ tự cho là của riêng. Rồi họ tự tháo bỏ lệnh cấm để xua tàu cá của mình ra khơi. Lệnh của họ ban ra bắt buộc các nước phải chấp hành, nếu không thì họ bắt giữ, cho tàu húc chìm.
Trung Quốc coi biển Đông là cái ao cá của họ. Muốn xúc thì xúc, muốn nghỉ thì nghỉ. Cấm không ai được phép vào bắt. Thế giới có trật tự không thể chấp nhận một Trung Quốc “mất trật tự” như vậy. Thế nhưng, họ bất chấp trật tự của thế giới, chà đạp lẽ phải, đứng trên sự thật và pháp lý.
Trung Quốc dùng tàu cá xâm lược biển Đông
Sự thâm hiểm của Trung Quốc là trang bị thêm cho ngư dân nước họ đầy đủ
thiết bị để đi đánh bắt ở ngư trường của các quốc gia khác, trong đó có Việt
Trung Quốc thực hiện chiến lược này rất bài bản, ngoài hỗ trợ thiết bị, họ còn hỗ trợ tài chính, xăng dầu cho ngư dân. Trung Quốc khuyến khích tối đa cho ngư dân đi đánh bắt ở các ngư trường ngoài ngư trường thuộc chủ quyền của họ. Cùng với tàu cá, Trung Quốc thành lập biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư nghiệp” gồm đội tàu chế biến, tàu tiếp dầu, tàu đông lạnh… Biên đội này hỗ trợ đoàn tàu cá hàng vạn chiếc để hoạt động dài ngày nhằm khai thác triệt để hải sản trên biển Đông.
Với hàng vạn tàu cá hoạt động ngày đêm, với biên đội “Hàng không mẫu hạm ngư
nghiệp” và lực lượng kiểm ngư, hải giám hùng hậu, Trung Quốc xâm lược biển Đông
là chuyện không có gì phải nghi ngờ. Nếu như đội tàu cá vừa ít, vừa nhỏ của
Việt
Không thể giữ biển Đông bằng kêu gọi ngư dân bám biển bằng ý chí.
Không thể xem thường bước xâm lược này của Trung Quốc.
(Theo Dân Trí)
++++++++++++++++++++
Toan tính của Trung Quốc ở Biển Đông trong cuộc đối đầu với Mỹ
Biển Đông là “lá chắn tự nhiên” giúp Trung
Quốc có được ưu thế phòng thủ trước Mỹ, cũng như khả năng tiếp cận với nguồn
lợi tài nguyên thiên nhiên, nhất là dầu khí và nguồn lợi thủy sản tại đây. Đó
là những đánh giá được Học viện Phát triển Philippines (DAP) đưa ra nhằm làm
rõ ý đồ độc chiếm Biển Đông của giới lãnh đạo Bắc Kinh.
Báo cáo chiến lược 12 trang của DAP có tiêu đề “Duy trì cân bằng quyền lực và tăng cường lãnh địa ảnh hưởng ở Biển Đông: Theo dõi bước đi của Trung Quốc” là tài liệu dùng để giảng dạy cho sĩ quan quân đội Philippines, tập trung phân tích những động thái của Trung Quốc ở Biển Đông trong 1 năm trở lại đây.
Trung Quốc tăng cường tiềm lực hải quân để sẵn sàng đối phó với Mỹ. Ảnh: AP
Đánh giá về tầm quan trọng địa chiến lược, quân sự, tài liệu nhấn mạnh: Bắc
Kinh xem Biển Đông có vai trò rất quan trọng, vì đây là “lá chắn tự nhiên” đối
với an ninh của Trung Quốc ở phía
Báo cáo của DAP trích dẫn một đoạn trong tài liệu của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc, chỉ ra rằng “đại dương đã trở thành một khu vực quan trọng của chạy đua quốc tế nhằm tạo lập quyền lực quốc gia tuyệt đối cũng như những ưu thế chiến lược dài hạn”.
Theo các học giả thuộc DAP, Mỹ luôn kiên định duy trì hiện diện quân sự lớn mạnh ở Tây Thái Bình Dương. Trong điều kiện đó, Bắc Kinh thấy rằng phải có được thế đứng vững chắc ở Biển Đông để có được khoảng không cho tác chiến chiến lược. Trung Quốc thừa nhận vị trí địa lý của mình dễ bị tổn thương ở cả trên bộ và trên biển, nhưng tin rằng “bất cứ thách thức nào đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước này trong tương lai đều sẽ đến từ đại dương, trong đó có Biển Đông. Đó là lý do Bắc Kinh đã phát triển khả năng chống tiếp cận/phong tỏa khu vực (AA/AD)”.
Đối với tài nguyên thiên nhiên, báo cáo của DAP dẫn số liệu của Cơ quan Năng lượng Mỹ cho biết: Vùng biển Trường Sa có thể có trữ lượng dầu mỏ lên đến 5,4 tỉ thùng, cùng với 55,1 tỉ m3 khí, và hầu hết đều tập trung ở khu vực “Bãi Cỏ Rong ngoài khơi tỉnh Palawan”. Không những vậy, “các chuyên gia còn cho rằng Biển Đông cung cấp khoảng 25% nhu cầu protein đối với khoảng 500 triệu người, với sản lượng hơn 5 triệu tấn cá đánh bắt hàng năm, chiếm 10% sản lượng toàn cầu.
Tầm quan trọng của Biển Đông giải thích tại sao Bắc Kinh quyết đòi lãnh thổ
trong phạm vi chuỗi đảo Kalayaan (KIG) thuộc
Trong một diễn biến khác, hôm 27/6, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi tăng cường khả năng phòng thủ trên hướng bộ và biển, khi ông phát biểu tại một phiên họp quốc gia có sự hiện diện của Thủ tướng Lý Khắc Cường và Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ.
Theo Hoài Thanh
Tin tức/Inquirer