Dương Danh Huy:Đôi gót chân Achilles của chủ quyền

31 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 17697)

Đôi gót chân Achilles của chủ quyền

Dương Danh Huy

Quỹ Nghiên cứu Biển Đông

BBC - thứ ba, 29 tháng 7, 2014

image023

Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm

Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.

Một gót là công hàm 1958 của Thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) Phạm Văn Đồng (CHPVĐ).

Gót kia là việc từ 1954 đến 1975 VNDCCH không có tuyên bố hay hành động chủ quyền gì với Hoàng Sa, Trường Sa.

Hai gót chân Achilles này có tính chất pháp lý khác nhau.

Chúng có cùng hệ quả là khả năng là cho đến năm 1975 cơ sở pháp lý của VNDCCH yếu hơn của Trung Quốc, nhưng chúng có thể có hệ quả khác nhau cho Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Công hàm Phạm Văn Đồng

Trong luật quốc tế, CHPVĐ là một tuyên bố đơn phương, với nghĩa nó không phải là một hiệp ước song phương hay đa phương.

Theo luật quốc tế, không phải tuyên bố đơn phương nào cũng có tính ràng buộc, nhưng nếu trong tuyên bố có thể hiện ý định bị ràng buộc thì tuyên bố đó có thể ràng buộc.

"Về nội dung, tuy CHPVĐ không nói gì về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng cũng không bảo lưu gì, trong khi công hàm viết “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố trong đó Trung Quốc mặc nhiên cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ."

Dựa theo luật tập quán quốc tế và phiên tòa xử tranh chấp Đông Greenland, ông Phạm Văn Đồng, là thủ tướng đứng đầu chính phủ của một quốc gia, sẽ bị cho là đã có thẩm quyền trên bình diện quốc tế để làm cho VNDCCH bị ràng buộc, kể cả về lãnh thổ, không cần có sự phê chuẩn của Quốc hội VNDCCH.

Cũng theo luật quốc tế, tính ràng buộc, có hay không, của tuyên bố đơn phương không dựa vào hình thức của tuyên bố.

Trong phán quyết Đông Greenland, lời nói miệng của người có thẩm quyền còn có thể gây ra sự ràng buộc.

Khác với nguyên tắc estoppel, tuyên bố đơn phương có thể ràng buộc dù bên kia đã không dựa vào nó và bị thiệt hại (tức là yếu tố detrimental reliance).

Như vậy, CHPVĐ, như một tuyên bố đơn phương, có thể nguy hiểm cho VNDCCH hơn cả lập luận estoppel, vì nó có thể ràng buộc ngay cả khi không có điều kiện detrimental reliance mà estoppel đòi hỏi.

Do đó, phản biện bằng lập luận Trung Quốc đã không dựa trên CHPVĐ và bị thiệt hại là cần thiết nhưng không đủ.

Về nội dung, tuy CHPVĐ không nói gì về Hoàng Sa, Trường Sa, nhưng cũng không bảo lưu gì, trong khi công hàm viết “ghi nhận và tán thành” bản tuyên bố trong đó Trung Quốc mặc nhiên cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa là của họ.

CHPVĐ có thể hiện ý định bị ràng buộc không?

Trong CHPVĐ, câu “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ghi nhận và tán thành bản tuyên bố, ngày 4 tháng 9 năm 1958, của Chính phủ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc” còn có thể (nhưng vẫn khó) được cho là không thể hiện ý định bị ràng buộc.

Nhưng câu “Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hoà tôn trọng quyết định ấy và chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa trên mặt biển.” thì khó có thể nói là không thể hiện ý định bị ràng buộc.

Sự ràng buộc đó là về việc gì?
image024 

Trung Quốc khẳng định chủ quyền bằng việc hạ đặt giàn khoan mới đây

Sẽ khó phản biện rằng CHPVĐ nói về “hải phận của Trung Quốc”, nhưng ngoại trừ lãnh hải 12 hải lý chung quanh Hoàng Sa, Trường Sa.

Như vậy, ít thì VNDCCH có thể bị ràng buộc phải tôn trọng lãnh hải 12 hải lý chung quanh Hoàng Sa, Trường Sa như của Trung Quốc, dù vấn đề chủ quyền đối với các đảo vẫn còn bỏ ngỏ.

Nếu tệ hơn, VNDCCH có thể bị ràng buộc không được tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Quốc. Lưu ý sự ràng buộc này, nếu có, không nhất thiết là Tòa cho rằng CHPVĐ là một sự công nhận chủ quyền Trung Quốc (một điều mà VNDCCH không có thẩm quyền để làm), mà là liên quan đến VNDCCH tự giới hạn sự tự do của mình (một điều mà VNDCCH có thẩm quyền để làm), và điều quan trọng là nó cũng đủ làm cho VNDCCH không thể thắng Trung Quốc trước Tòa.

Như vậy, CHPVĐ có hai hệ quả:

Tòa có thể cho rằng VNDCCH bị ràng buộc bởi một trong hai nghĩa vụ trên.Tòa có thể cho rằng quốc gia nào thừa kế từ VNDCCH sẽ phải kế thừa nghĩa vụ đó.

Không khẳng định chủ quyền

Từ 1954 đến 1975 VNDCCH không khẳng định chủ quyền với Hoàng Sa, Trường Sa.

Trong luật quốc tế, đi đôi với chủ quyền là trách nhiệm thực thi chủ quyền và không cho nước khác làm điều mà họ cho là thực thi chủ quyền trên lãnh thổ của mình.

Sự không khẳng định chủ quyền không phải là công nhận chủ quyền của nước khác, nhưng nếu trong khi nước khác đòi và có hành động chủ quyền mà mình không khẳng định trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến việc mất chủ quyền.

Đây là khái niệm acquiescence. Acquiescence nguy hiểm ở chỗ dù không làm gì có giá trị pháp lý, vẫn có thể mất chủ quyền.

"Sự không khẳng định chủ quyền không phải là công nhận chủ quyền của nước khác, nhưng nếu trong khi nước khác đòi và có hành động chủ quyền mà mình không khẳng định trong một thời gian dài thì có thể dẫn đến việc mất chủ quyền. "

Ở đây chúng ta cần hỏi: acquiescence có tính ràng buộc hay không? Tức là nếu đã im lặng và bất động một hay nhiều lần thì sau đó được lên tiếng đòi chủ quyền hay không?

Sự im lặng và bất động không phải là hiệp ước, do đó không có tính ràng buộc của một hiệp ước.

Nó cũng không phải là thể hiện ý muốn bị ràng buộc, do đó không có tính ràng buộc của một tuyên bố đơn phương.

Nhưng nó có gây ra estoppel, cụ thể là estoppel by acquiescence, hay không?

Để có estoppel, một bên phải có một sự bày tỏ quan điểm (representation) bất lợi cho mình, và bên kia phải vì tin vào sự bày tỏ đó nên có hành động gây tổn hại cho họ (detrimental reliance).

Sự im lặng và bất động của một bên có thể bị cho là một sự bày tỏ quan điểm, do đó có thể gây ra estoppel, nếu bên kia có detrimental reliance.

Như vậy, nếu Trung Quốc đã không dựa trên acquiescence của VNDCCH mà có hành động có thiệt hại cho họ thì VNDCCH có thể đổi ý và đòi chủ quyền. (Trên thực tế, về phía Trung Quốc thì họ cũng đã im lặng và bất động khi Nhà Nguyễn thực thi chủ quyền với Hoàng Sa, và khi Pháp tuyên bố chủ quyền với Trường Sa, nhưng sau đó họ đã đổi ý và đòi chủ quyền).

Nhưng dù VNDCCH có được đổi ý, khả năng là tới năm 1975 sự acquiescence đã làm cho vị trí pháp lý của VNDCCH quá yếu để có thể đánh bại được vị trí của Trung Quốc.

Như vậy, việc VNDCCH không khẳng định chủ quyền có hai hệ quả:

VNDCCH khó có thể thắng Trung Quốc.

Nhưng khả năng là sự im lặng và bất động đã không gây ra nghiã vụ có tính ràng buộc mà quốc gia hậu duệ của VNDCCH phải thừa kế.

Làm sao có thể thắng?

Nếu so sánh thêm với các phiên tòa xử tranh chấp ngôi đền Preah Vihear giữa Campuchia, và Thái Lan và phiên tòa xử tranh chấp cụm đảo Pedra Branca, Middle Rocks và South Ledge giữa Singapore và Malaysia dự đoán có xác suất cao nhất là Tòa sẽ xét tổng thể hai gót chân Achilles, và có thể cả những động thái bất lợi khác, của VNDCCH và đi đến kết luận rằng cho đến 1975 VNDCCH đã không cho rằng Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của mình.

Nếu vậy thì VNDCCH sẽ không còn danh nghĩa chủ quyền gì đối với Hoàng Sa, Trường Sa để cho bất cư quốc gia hậu duệ nào đó thừa kế. Không những thế, CHPVĐ còn có thể đã để lại một nghĩa vụ bất lợi.

Điều này có nghĩa nếu Việt Nam, dưới bất cứ chế độ hay ý thức hệ nào, ở bất cứ thời điểm nào trong tương lai, ra tòa với Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa, Việt Nam sẽ chỉ thắng nếu có hai điều kiện sau.

Thứ nhất, khi Việt Nam thống nhất năm 1976 thành CHXHCNVN, quốc gia đó đã thừa kế chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ một quốc gia nào đó khác với VNDCCH.

Thứ nhì, trong trường hợp Tòa cho rằng VNDCCH đã gây ra nghĩa vụ có tính ràng buộc với Trung Quốc (thí dụ như nghĩa vụ không được tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc), Tòa cho rằng bồi thường công bằng của CHXHCNVN cho Trung Quốc không phải là chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Bài viết phản ánh quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một thành viên sáng lập của nhóm Nghiên cứu Biển Đông./

08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 14337)
- Vàng: Con đường Tơ lụa. Đỏ: Mạng lưới khống chế Hoàng Sa-Trường Sa. Xanh: Mạng lưới bao vây Trung Quốc. Trắng: Tuyến hàng hải quốc tế. Đỏ-Xanh-Trắng: Cam Ranh. Trắng tròn góc phải: Guam. - "Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục cạnh tranh ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Và vị trí địa chính trị quan trọng của mình trong khu vực cho thấy Việt Nam sẽ vẫn là trọng tâm của các hoạt động tranh giành ảnh hưởng địa chiến lược giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong thời gian tới".
29 Tháng Mười Một 2015(Xem: 13139)
Thời điểm đi tiếp tế của Hải Đăng-05
26 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12823)
Hải đồ của Văn Hóa minh họa Biển Đông Liệt quốc tranh hùng.
18 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15565)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 12208)
- Ông Ash Carter, Los Angeles 08/11/15: "Tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế, là con đường mậu dịch toàn cầu trị gía hàng ngàn tỉ đô la". - Ông Tập Cận bình, Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa"...“Quyền tự do hàng hải và bay ngang không là một vấn đề và sẽ không bao giờ là một vấn đề, vì Trung Quốc là nước cần có tự do hàng hải ở Biển Đông nhiều nhất”. - Ông Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội 05/11/15: "Duy trì nguyên trạng, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp, gây căng thẳng tình hình... Đề nghị Trung Quốc cùng Việt Nam đi đầu...". - Ông Trương Tấn Sang, Hà Nội 06/11/15: "Không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân"... - Ông Nguyễn Tấn Dũng, 06/11/15: “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc” bằng các hàn
01 Tháng Mười Một 2015(Xem: 15307)
26 Tháng Mười 2015(Xem: 12950)
"Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm thứ Năm, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Scott Swift g cho biết việc đưa tàu tuần tra vào phạm vi 12 hải lý quanh những đảo mới xây của Trung Quốc ở Biển Đông tùy thuộc vào những nhà hoạch định chính sách ở Washington".