South China Sea: Biden-Tập sắp ‘điện đàm’ kín; Tô Lâm họp Quân ủy trung ương; Phan Văn Giang đi Manila ‘hội ý’

29 Tháng Tám 20247:52 SA(Xem: 1103)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - THỨ NĂM 29 AUG 2024


South China Sea: Biden-Tập sắp ‘điện đàm’ kín; Tô Lâm họp Quân ủy trung ương; Phan Văn Giang đi Manila ‘hội ý’

image003

VĂN HÓA ONLINE

29/8/2024

(Tổng hợp từ RFI, TTXVN, VOA)


*


Mỹ, Trung chuẩn bị cho cuộc điện đàm Biden - Tập Cận Bình ‘‘trong những tuần tới’’


Sau hai ngày làm việc (27 và 28/08/2024) tại Bắc Kinh giữa cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ, Jake Sullivan, và ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi), Mỹ và Trung Quốc đã cam kết duy trì các đối thoại cấp cao về hàng loạt lĩnh vực, đặc biệt về quân sự. Hai bên thông báo chuẩn bị một cuộc điện đàm giữa lãnh đạo hai nước ‘‘trong những tuần tới’’.


RFI 29/08/2024


image005Cố vấn an ninh Quốc Gia tòa Bạch Ốc Jake Sullivan (ngồi đầu bàn góc trái), Chủ tịch Tập Cận Bình (giữa); Ngoại trưởng Vương Nghị (ngồi ở đầu bàn góc phải) họp ở Bắc Kinh. Ảnh ngày 29/08/2024. AP - Trevor Hunnicutt


Trọng Thành


Thông báo của tòa Bạch Ốc hôm 28/08, cho biết ‘‘hai bên đã có các cuộc thảo luận thẳng thắn, thực chất và mang tính xây dựng về nhiều vấn đề song phương, khu vực và toàn cầu’’, cụ thể là về ‘‘các tiến độ và những bước tiếp theo trong việc thực thi các cam kết’’ đã được tổng thống Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra tại thượng đỉnh Woodside, California, tháng 11/2023.


Washington và Bắc Kinh ‘‘cam kết duy trì các kênh liên lạc mở, bao gồm cả việc chuẩn bị cho một cuộc điện đàm cấp lãnh đạo trong những tuần tới’’, và đặc biệt là ‘‘các liên lạc thường xuyên, liên tục giữa hai bên trong lĩnh vực quân sự, và có kế hoạch tổ chức một cuộc điện đàm giữa các chỉ huy tác chiến trong tương lai gần’’.


Theo đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV, khi tiếp cố vấn an ninh quốc gia Mỹ hôm 28/8, chủ tịch Tập Cận Bình đã tái khẳng định lập trường ‘‘không thay đổi’’ của Bắc Kinh trong việc thúc đẩy ‘‘quan hệ ổn định, lành mạnh và bền vững’’ với Washington.


Theo truyền thông Hoa Kỳ, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ đã gặp tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc hôm 28/8. Đây là lần đầu tiên phía Mỹ tiếp xúc với phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc kể từ năm 2018. Trung Quốc đã đình chỉ liên lạc giữa quân đội hai nước kể từ chuyến đi của chủ tịch Hạ Viện Nancy Pelosy tháng 8/2022 đến Đài Loan, hòn đảo mà Bắc Kinh coi là một vùng lãnh thổ ly khai. Đối thoại về quân sự giữa hai nước chỉ được nối lại gần đây sau thượng đỉnh Biden – Tập Cận Bình.


South China Sea: Mỹ - Trung có thể đối thoại cấp ‘‘chỉ huy tác chiến’’


Hãng tin Mỹ AP hôm nay dẫn lời ông Danny Russel, cựu trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương, cho biết cuộc điện đàm ở ‘‘cấp chỉ huy tác chiến’’ có thể diễn ra giữa đô đốc Samuel Paparo, đứng đầu Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Hawaii và người đồng cấp Trung Quốc.


Theo cựu trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ, ‘‘cuộc đối thoại cấp chỉ huy chiến trường rất quan trọng để ngăn ngừa khủng hoảng, tuy nhiên trong hiện tại giới quân sự Trung Quốc vẫn phản đối việc này’’.


Căng thẳng Biển South China Sea là một trọng tâm trong đối thoại giữa giới chức cấp cao Mỹ - Trung. Trong thông báo của tòa Bạch Ốc, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan ‘‘đã bày tỏ ngại về các hành động gây bất ổn của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đối với các hoạt động hàng hải hợp pháp của Philippines ở Biển Tây Philippines’’.


Theo AP, đầu tuần này, đô đốc Samuel Paparo, chỉ huy Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương, cho biết quân đội Hoa Kỳ để ngỏ khả năng ‘‘tham vấn’’ về việc hộ tống tàu thuyền Philippines ở Biển Tây, nơi tàu Trung Quốc cố gắng ngăn chặn Philippines tiếp cận các đảo nhỏ và bãi cạn mà hai bên đều tuyên bố chủ quyền. 


Ngày 27/08, chính quyền Manila đã lên án Trung Quốc là ‘‘nhân tố gây bất ổn nhất’’ cho hòa bình khu vực. Tuyên bố được đưa ra sau một loạt vụ va chạm giữa tàu thuyền của Philippines với tàu Trung Quốc tại một số khu vực tranh chấp như bãi Scarborough, bãi Second Thomas Shoal, và mới đây bãi Sabina.


https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240829-m%E1%BB%B9-trung-chu%E1%BA%A9n-b%E1%BB%8B-cho-cu%E1%BB%99c-%C4%91i%E1%BB%87n-%C4%91%C3%A0m-biden-t%E1%BA%ADp-c%E1%BA%ADn-b%C3%ACnh-trong-nh%E1%BB%AFng-tu%E1%BA%A7n-t%E1%BB%9Bi


**


Tbt Tô Lâm, Tt Phạm Minh Chính họp Quân ủy trung ương: Chiến lược Quốc phòng tình hình mới; Đảng bộ Quân đội lần thứ XII


TÓM TẮT


image007Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị. Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ tướng Chính phủ. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều hành Hội nghị. Ảnh: Trí Dũng/TTXVN.


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chỉ đạo tổ chức đại hội đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XII, để Đảng bộ Quân đội tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030.
TTXVN: Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương


28/08/2024


https://dangcongsan.vn/lanh-dao-dang-nha-nuoc/tong-bi-thu-chu-tich-nuoc-to-lam-lam-viec-voi-ban-thuong-vu-quan-uy-trung-uong-676164.html


(ĐCSVN) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; chủ động nhạy bén nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, có đối sách xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ...


Ngày 28/8/2024, tại Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương về kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay, thống nhất các giải pháp lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ quân sự, quốc phòng trong thời gian tới.  


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì Hội nghị. Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thủ tướng Chính phủ. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng điều hành Hội nghị.

Dự Hội nghị có các đồng chí:; Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương; Nguyễn Duy Ngọc, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh văn phòng Trung ương Đảng; cùng các đồng chí Thường vụ Quân ủy Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng Bộ Tổng Tham mưu, Thủ trưởng Tổng cục Chính trị và Thủ trưởng một số cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng.


image009Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN


Trước những biến động nhanh, phức tạp của tình hình, Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thi hành Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI và ban hành Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.


Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương chỉ đạo toàn quân phát huy tốt vai trò nòng cốt trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, “thế trận lòng dân”; phòng thủ quân khu và khu vực phòng thủ các cấp ngày càng vững chắc; tích cực điều chỉnh, phát huy tốt vai trò nòng cốt của các binh đoàn, đoàn kinh tế quốc phòng tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn khu vực biên giới, biển, đảo, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng, bảo vệ vững chắc phên dậu Tổ quốc.


Công tác xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh được đặc biệt coi trọng; giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với Quân đội. Chủ động triển khai công tác chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp trong Quân đội tiến tới Đại hội XIV của Đảng.


Công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng được tiến hành tích cực, chủ động, linh hoạt, thực chất, hiệu quả; tiếp tục là điểm sáng trong những trụ cột của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước, đối ngoại nhân dân; kịp thời tham mưu, xử lý hài hòa, mềm dẻo trong quan hệ hợp tác quốc phòng với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước lớn, đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và bạn bè truyền thống; tổ chức thành công giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới và giao lưu Hải quân, Biên phòng, Cảnh sát biển với Trung Quốc, Lào, Campuchia; tham gia tích cực, có trách nhiệm các hoạt động đối ngoại quốc phòng đa phương, song phương, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc, các hoạt động nhân đạo, tìm kiếm, cứu nạn.

Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới
,


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng tiếp tục thực hiện tốt chức năng tham mưu chiến lược với Đảng, Nhà nước về quân sự, quốc phòng; chủ động nhạy bén nâng cao năng lực nghiên cứu, dự báo, có đối sách xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống, không để bị động bất ngờ. Phối hợp triển khai hiệu quả Nghị quyết Trung ương 8 khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; các chiến lược, đề án, dự án, hệ thống pháp luật về quân sự, quốc phòng. Chủ động nghiên cứu, đề xuất ban hành các chủ trương, chính sách, pháp luật về quân sự, quốc phòng, đáp ứng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc cả trước mắt và lâu dài.

Công tác hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng theo phương châm “Thêm bạn, bớt thù”, “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”; kịp thời nhận diện, xử lý đúng đắn, hài hòa, linh hoạt đối tác, đối tượng, không để bị động, bất ngờ; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, đối dầu, tránh bị cô lập, lệ thuộc.


image011Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu cùng các đồng chí Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương chụp ảnh chung. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu, bảo đảm đầy đủ, kịp thời hậu cần, kỹ thuật, công nghiệp quốc phòng và các mặt công tác khác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sĩ, nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo


Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương chỉ đạo tổ chức thật tốt đại hội đảng các cấp và Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội lần thứ XII, để Đảng bộ Quân đội tổ chức đại hội nhiệm kỳ 2025 - 2030. (Theo Nguyễn Hồng Điệp/TTXVN)


***


Tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng VN sắp đi Manila


Việt Nam, Philippines sắp ký thỏa thuận hợp tác quốc phòng vào ngày 30/8/2024


VOA 29/08/2024

https://www.voatiengviet.com/a/vietnam-philippines-sap-ky-thoa-thuan-hop-tac-quoc-phong-30-thang-8/7763137.html


image013Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang ở Hà Nội hôm 11/5/2019 (REUTERS/Kham).


Việt Nam và Philippines sẽ ký một thỏa thuận về hợp tác quốc phòng vào lúc cả hai nước đều đang tìm cách thúc đẩy quan hệ quân sự của họ trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng có nhiều động thái thù địch ở Biển Đông, một số cơ quan báo chí Philippines gồm thông tấn xã của nước này và trang Manila Standard đưa tin hôm 28/8.


Báo chí Philippines dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Gilberto Teodoro (con) nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang, sẽ đến Philippines vào thứ Sáu 30/8/2024 để ký các thỏa thuận có thể giúp tăng đà hợp tác về quốc phòng và quân sự giữa hai nước.


“Ở cấp độ nhà nước, Việt Nam là một trong những quốc gia mà Tổng thống của chúng ta đã đến thăm để xây dựng những mối quan hệ và liên kết chặt chẽ hơn, kể cả quan hệ nội khối ASEAN, và tôi tin rằng một con đường để giải quyết vấn đề Biển Đông đã là một phần trong các nội dung thảo luận giữa Tổng thống của chúng ta và Chủ tịch nước Việt Nam vào thời điểm đó”, ông Teodoro nói, được trích dẫn lại trong các bản tin của Thông tấn xã Philippines, Manila Standard và một số trang tin khác.


“Chúng ta có thể hy vọng sẽ có một số thỏa thuận được ký kết sau khi giải tỏa được các vấn đề. Và trên cơ sở đó, chúng ta có thể có đà tiến và động lực mới để cùng nhau hợp tác về mặt quốc phòng và quân sự”, ông nói thêm, theo tường thuật của báo chí Philippines.


Hồi tháng 1, 2024, Tổng thống Ferdinand Marcos (con) của quốc gia này đã đến thăm Việt Nam, ở đó, hai nước đã nhất trí tăng cường hợp tác ở Biển Đông và “giải quyết hòa bình các sự cố trên biển”.


Cả Philippines lẫn Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền về nhiều phần ở Biển Đông, bao gồm một loạt các đảo, bãi cạn, và thậm chí các tuyên bố của họ có phạm vi chồng lấn lên nhau.


Nhưng láng giềng khổng lồ của họ là Trung Quốc đưa ra yêu sách chủ quyền đối với hầu hết vùng biển có tầm quan trọng chiến lược này và triển khai các lực lượng hùng hậu với các động thái bị nhiều nước xem là “hung hăng”, “cưỡng ép”, “lấn át”, “bắt nạt”… ở đó.


Các hành động của Trung Quốc đã và đang đưa Việt Nam và Philippines xích lại gần nhau và tăng cường các hoạt động chung mà mới đây nhất là một số cuộc giao lưu, thao dượt chung giữa hải quân và cảnh sát biển hai nước trong những tuần đầu tháng này.


Còn vào tháng trước, Philippines lên tiếng cho hay họ sẵn sàng đàm phán với Việt Nam về tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên biển.


Tin tức trên báo chí Philippines hôm 28/8/2024 cho biết thêm rằng Bộ trưởng Quốc phòng Teodoro lưu ý là ông cũng vừa ký một thỏa thuận hợp tác quốc phòng với Singapore vào tháng 7 và nhận định rằng sẽ có nhiều sự hợp tác hơn nữa với các quốc gia Đông Nam Á khác.


“Những nỗ lực nội khối ASEAN đang có thêm đà tiến và tôi tin rằng, bắt đầu từ năm nay, sẽ có nhiều cơ hội hơn để ASEAN đạt được tiến bộ về các nguyên tắc chung ở Biển South China Sea”, ông nói, Thông tấn xã Philippines, Manila Standard và một số trang tin khác cho hay.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 19941)
(Dân trí) - Trang mạng của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) ngày 20/8 đưa tin Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật trong thời gian 2 tuần tại Vịnh Bắc Bộ, từ 20/8-3/9.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 17436)
Ảnh phải góc trên: Đại tướng Martin Dempsey Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói về tự do hàng hải và tự do theo ai của VN. Ảnh phải: Súng phòng không trên nóc nhà giàn DK1 cắm mốc trên thềm lục địa VN bảo vệ quyền chủ quyền . Ảnh trái: Biển, đảo và tài nguyên đáy biển Trường Sa do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 19377)
Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 20189)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 22220)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 20095)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 19813)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 19283)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 18238)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 18259)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 17181)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 19771)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 17227)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 24678)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 19344)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 17459)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 17071)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 18528)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 18279)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 19620)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.