QUAD-Tokyo: ‘Lộ trình mới cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương’; Manila là đối tác hàng đầu; Tàu CSB 8002 VN đến Manila tập trận chung

07 Tháng Tám 20247:38 SA(Xem: 532)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - BIỂN TÂY - SOUTH CHINA SEA - THỨ TƯ 07 AUG 2024


QUAD-Tokyo: ‘Lộ trình mới cho Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương’; Manila là đối tác hàng đầu; Tàu CSB 8002 VN đến Manila tập trận chung

image001image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

08/7/2024 (theo TTO, AP)


TÓM TẮT:


Ngày 29/7/2024, Tại cuộc họp ngày 29/7/2024 ở Tokyo, các Ngoại trưởng các nước Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ (QUAD) bày tỏ lo ngại về các hành động nguy hiểm trên Biển South China Sea đặc biệt ở vùng Biển Tây Philippine, kêu gọi duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.


Nhóm QUAD cho biết họ đang thực hiện một loạt sáng kiến nhằm duy trì "trật tự hàng hải tự do và rộng mở", giúp các đối tác tăng cường nhận thức bằng dữ liệu vệ tinh, đào tạo và xây dựng năng lực. Nhóm cũng công bố kế hoạch thiết lập một cuộc đối thoại pháp lý hàng hải mới.


"Chúng tôi đang vạch ra lộ trình cho một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương an toàn, cởi mở hơn bằng cách tăng cường an ninh hàng hải".


Ngày 29/7/2024, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tuyên bố chung giữa Mỹ và Nhật Bản đưa ra đã "cáo buộc sai trái" đối với Bắc Kinh về các vấn đề hàng hải và xen vào chính sách quốc phòng và phát triển quân sự bình thường của họ.


Ngày 02/8/2024, Theo Lực lượng vũ trang Philippines và Nhật Bản tổ chức cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên tại Biển Tây Philippines. Nhật Bản và Philippines ký hiệp ước quốc phòng cho phép triển khai lực lượng tập trận quân sự.


Ngày 05/8/2024, Trong một động tác thiện chí trước xu thế mới của QUAD sau cuộc họp ở Tokyo, Việt Nam đã gởi một tàu Cảnh sát biển do Thượng tá Hoàng Quốc Đạt, Phó tư lệnh quân sự Vùng Cảnh Sát Biển 2 và Đại úy Lê Xuân Trường chỉ huy tàu, khởi hành ngày 31/7/2024, vượt hơn 1300 km đến quân hải cảng Manila để ‘cộng tác’ với tàu Lực lượng tuàn duyên Philippines trong 4 ngày. Tàu Cảnh Sát Biển 8002 do VN tự đóng, có trọng tải lớn, nặng 2.400 tấn với 70 thành viên thủy thủ đoàn, có tầm hoạt động xa bờ dài ngày.


Phó đề đốc hải quân Philippines, ông Arnaldo M Lim, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu chiến thuật và Hợp tác quốc tế (Lực lượng Bảo vệ bờ biển Philippines) chủ trì đón tiếp đoàn VN.


Cùng dự có Đại tá Nguyễn Văn Sơn, Tùy viên quân sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Philippines.

image007image009

Ngày 07/8/2024, Philippines khởi động cuộc tập trận chung trên biển và trên không kéo dài 2 ngày với Mỹ, Canada và Úc. Theo Hãng tin AFP, các quan chức quân sự cao cấp của Philippines, Mỹ, Canada và Úc cho biết cuộc tập trận được tổ chứctrong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines’.


*


29/7/2024 - Bộ tứ QUAD: Mỹ - Nhật - Ấn - Úc họp ở Tokyo


TRẦN PHƯƠNG


29/07/2024 15:17 GMT+7


https://tuoitre.vn/bo-tu-my-nhat-an-uc-lo-ngai-tinh-hinh-bien-dong-2024072914554669.htm


Ngày 29/7/2024, Tại cuộc họp ngày 29/7/2024 ở Tokyo, Ngoại trưởng các nước Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ bày tỏ lo ngại về các hành động nguy hiểm trên Biển South China Sea đặc biệt ở vùng Biển Tây Philippine, kêu gọi duy trì một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.


image010Từ trái: Ngoại trưởng Ấn Độ, Nhật Bản, Úc và Mỹ họp tại Tokyo ngày 29/7/2024 - Ảnh: REUTERS.


Ngày 29/7/2024, một Tuyên bố chung của nhóm "Bộ tứ kim cương" QUAD được phát sau cuộc họp ở Tokyo giữa Ngoại trưởng nước chủ nhà Yoko Kamikawa và các ngoại trưởng Antony Blinken Mỹ, Penny Wong Úc và Subrahmanyam Jaishankar Ấn Độ. Đây là cuộc họp đầu tiên của nhóm kể từ tháng 9 năm 2023.


Hãng tin AFP dẫn tuyên bố không nhắc trực tiếp đến Trung Quốc nhưng đề cập một loạt các cuộc đối đầu gần đây giữa tàu Trung Quốc và Philippines ở Biển South China Sea (Biển Tây Philippines).


"Chúng tôi thực sự quan ngại về tình hình ở Biển Hoa Đông và Biển South China Sea (VN gọi là Biển Đông) và nhắc lại sự phản đối mạnh mẽ của chúng tôi đối với bất kỳ hành động đơn phương nào nhằm thay đổi hiện trạng bằng vũ lực hoặc ép buộc.


Chúng tôi tiếp tục bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc quân sự hóa các thực thể tranh chấp, cũng như các hoạt động cưỡng chế và đe dọa ở Biển Đông", tuyên bố cho biết.


Nhóm QUAD cho biết họ đang thực hiện một loạt sáng kiến nhằm duy trì "trật tự hàng hải tự do và rộng mở", giúp các đối tác tăng cường nhận thức bằng dữ liệu vệ tinh, đào tạo và xây dựng năng lực. Nhóm cũng công bố kế hoạch thiết lập một cuộc đối thoại pháp lý hàng hải mới.


"Chúng tôi đang vạch ra lộ trình cho một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương an toàn, cởi mở hơn bằng cách tăng cường an ninh hàng hải", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Blinken nói sau cuộc họp. Ông giải thích việc hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực của các đối tác trong khu vực để họ biết những gì đang xảy ra trong vùng biển của mình.


Ngoài ra, nhà ngoại giao Mỹ cho biết Washington sẽ tiếp tục hợp tác với các đối tác để đảm bảo tự do hàng hải và dòng chảy thương mại hàng hải hợp pháp không bị cản trở.


Các ngoại trưởng nhóm QUAD cũng cam kết thúc đẩy hợp tác về an ninh mạng để bảo vệ chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cả cáp dưới biển. Nhóm này cũng lên án các vụ phóng tên lửa "gây mất ổn định" của Bắc Hàn.


**


Trung Quốc chỉ trích Mỹ, Nhật đưa ra các cáo buộc sai trái


Ngày 29-7, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho rằng tuyên bố chung giữa Mỹ và Nhật Bản đưa ra đã "cáo buộc sai trái" đối với Bắc Kinh về các vấn đề hàng hải và xen vào chính sách quốc phòng và phát triển quân sự bình thường của nước này.


"Chúng tôi đặc biệt kêu gọi Mỹ và Nhật Bản ngừng ngay lập tức can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc và ngừng tạo ra những kẻ thù tưởng tượng", Hãng tin AFP dẫn tuyên bố đáp trả của cơ quan này.


Trước đó, Washington và đồng minh Tokyo chỉ trích hành vi "khiêu khích" của Bắc Kinh ở Biển South China Sea và Biển Hoa Đông, cũng như các cuộc tập trận chung với Nga và việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân của nước này.


***


02/8/2024 - Philippines tập trận với Nhật ở Biển Tây Philippines


TTO 02/8/2024


https://www.msn.com/vi-vn/news/world/philippines-l%E1%BA%A7n-%C4%91%E1%BA%A7u-t%E1%BA%ADp-tr%E1%BA%ADn-c%C3%B9ng-nh%E1%BA%ADt-b%E1%BA%A3n-%E1%BB%9F-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng/ar-BB1r4MRe


Ngày 02/8/2024, Theo Lực lượng vũ trang Philippines, Philippines và Nhật Bản tổ chức cuộc tập trận quân sự chung đầu tiên tại Biển Tây Philippines. Nhật Bản, Philippines ký hiệp ước quốc phòng cho phép triển khai lực lượng tập trận quân sự.


image012Tàu tuần duyên Philippines BRP Malapascua (trái) đang tuần tra gần tàu hải quân BRP Sierra Madre bị mắc cạn ở Biển Đông, vào tháng 4-2023 - Ảnh: AFP


Reuters đưa tin cuộc tập trận diễn ra trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, tiếp sau các cuộc tập trận tương tự giữa Manila và Washington hôm 31/7/2024.


"Hoạt động này là một phần trong những nỗ lực đang diễn ra nhằm tăng cường sức mạnh khu vực và quốc tế, hướng đến hiện thực hóa một Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở", Lực lượng vũ trang Philippines (AFP) nói trong một thông cáo.


Hồi tháng 7, Philippines và Nhật Bản đã ký một hiệp ước phòng thủ mang tính bước ngoặt. Hiệp ước tạo khuôn khổ pháp lý để Nhật Bản và Philippines gửi lực lượng quốc phòng đến lãnh thổ của nhau để huấn luyện và thực hiện các hoạt động khác. Đây là hiệp ước phòng thủ đầu tiên của Nhật Bản với một nước châu Á khác.


Philippines và Nhật Bản là đồng minh lâu năm của Mỹ, quốc gia đang tăng cường liên minh khu vực từ Úc đến Nhật Bản để đối phó sức mạnh quân sự và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc.


Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Philippines hôm 21/7/2024 phát thông báo: "Philippines và Trung Quốc đã nhất trí về thỏa thuận tạm thời, cho phép tiếp tế nhu yếu phẩm hằng ngày và thực hiện các nhiệm vụ luân phiên tới tàu BRP Sierra Madre ở bãi Ayungin".


****


05/8/2024 - AP - Tàu Cảnh Sát biển 8002 VN đến Manila tập trận chung với Lực lượng Tuần duyên Philippines


https://apnews.com/article/south-china-sea-philippines-vietnam-manila-hanoi-11f1e57dd0e077c079b83d10dc690788


image013Tàu Cảnh sát Biển Việt Nam số hiệu 8002 do Việt Nam đóng tại tổng công ty Sông Thu - Đà Nẵng. Tàu có chiều dài 90,5 m, chiều rộng 14 m, mớn nước tối đa 4 m, lượng choán nước khoảng 2.400 tấn, vận tốc tối đa là 21 hải lý/giờ. Thủy thủ thường trực trên tàu khoảng 70 người, hoạt động liên tục trên biển 40 ngày đêm, tầm hoạt động xa bờ 5.000 hải lý, tàu có sàn sân bay trực thăng chở trực thăng Ka-28 của Nga và các trang bị đi kèm. Tàu Cảnh Sát Biển (CSB) 8002 do Tổng công ty Sông Thu đóng, hạ thủy ngày 04/10/2014, trang bị vũ khí pháo 23 mm, đại bác 14.5 mm.   


image015Phó đề đốc Hải quân Philippines Arnaldo M Lim chào đón đoàn tàu CSB 8002 Việt Nam tại cảng Manila ngày 05/8/2024.


image017Tại quân cảng Manila ngày 05/8/2024, Phó đề đốc Hải quân Philippines Arnaldo M Lim sau khi xuống thăm con tàu Cảnh sát Biển số 8002 do Việt Nam đóng, ông đã bắt tay Thượng Tá Hoàng Quốc Đạt, Phó tư lệnh quân sự Vùng Cảnh Sát Biển 2 Việt Nam và Đại úy Lê Xuân Trường, Chỉ huy tàu 8002 thuộc Hải đội 21 CSB Vùng 2.


image019Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines vẫy cờ Việt Nam và Philippines để chào đón tàu Cảnh sát biển Việt Nam (VCG), CSB 8002, tại Manila, Philippines, Thứ Hai, ngày 05 tháng 8 năm 2024. (Ảnh AP/Joeal Calupitan)


image020Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines vẫy cờ Việt Nam và Philippines để chào đón tàu Cảnh sát biển Việt Nam (VCG), CSB 8002, tại Manila, Philippines, Thứ Hai, ngày 5 tháng 8 năm 2024. (Ảnh AP/Joeal Calupitan)


image021Thượng tá Hoàng Quốc Đạt, Phó Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển Việt Nam 2, từ trái sang, Chuẩn tướng Arnaldo Lim, Cảnh sát biển Philippines và Đại úy Lê Xuân Trường, Chỉ huy tàu 8002, Hải đội 21, Vùng Cảnh sát biển Việt Nam 2, chụp ảnh lưu niệm tại Manila, Philippines. (AP Photo/Joeal Calupitan)


Thứ Hai, ngày 5 tháng 8 năm 2024, một tàu cảnh sát biển Việt Nam đến Manila để tập trận chung với cảnh sát biển Philippines.


By  JIM GOMEZ and JOEAL CALUPITAN


Updated 11:54 PM PDT, August 4, 2024


MANILA, Philippines (AP) — Một tàu Cảnh sát biển Việt Nam đã đến Manila vào thứ Hai trong chuyến thăm thiện chí kéo dài bốn ngày và tập trận chung khi hai nước cố gắng gác lại các tranh chấp lãnh thổ của riêng mình trước căng thẳng gia tăng với Trung Quốc về quyền kiểm soát các thực thể chính ở Biển Đông.


Philippines và Việt Nam nằm trong số những nước chỉ trích gay gắt nhất các hành động ngày càng thù địch của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp, một tuyến đường thương mại và an ninh toàn cầu quan trọng. Bản thân các nước láng giềng Đông Nam Á cũng có các yêu sách chồng chéo ở tuyến đường biển đông đúc này cùng với Malaysia, Brunei và Đài Loan và các tranh chấp được coi là điểm nóng ở Châu Á và là ranh giới đứt gãy tinh tế trong sự cạnh tranh khu vực giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.


Khi lực lượng tuần duyên của nước chủ nhà vẫy cờ Philippines và Việt Nam và một ban nhạc kèn đồng chơi dưới ánh nắng buổi sáng tại bến cảng Manila, một tàu tuần duyên Việt Nam nặng 2.400 tấn với 80 thành viên thủy thủ đoàn đã cập cảng. Một số sĩ quan của tàu đã chào từ boong dưới và boong trên của con tàu màu trắng dài 90 mét.


During its stay in Manila, the two coast guard forces are expected to hold talks and tour each other’s ships. They will hold joint search and rescue drills along with fire and explosion contingency drills in Manila Bay, on the western coast of northern Philippines facing the South China Sea.


Trong thời gian lưu trú tại Manila, lực lượng bảo vệ bờ biển hai nước dự kiến ​​sẽ có các cuộc hội đàm và tham quan tàu của nhau. Họ sẽ tổ chức các cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn chung cùng với các cuộc diễn tập ứng phó cháy nổ tại Vịnh Manila, trên bờ biển phía tây của miền bắc Philippines hướng ra Biển Đông.


image022Lực lượng Philippines đi đến bãi cạn tranh chấp nóng bỏng mà không có sự cố nào lần đầu tiên kể từ khi đạt được thỏa thuận với Trung Quốc.


image024Nhật Bản và Philippines đang cố gắng hoàn tất hiệp ước quốc phòng để ký kết tại Manila khi lo ngại về Trung Quốc gia tăng.


image026Nhật Bản, Philippines ký hiệp ước quốc phòng cho phép triển khai lực lượng tập trận quân sự.


“Đây là một khuôn mẫu tốt, một cách tốt để hạ nhiệt tình hình”, người phát ngôn của lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines Đề đốc Armand Balilo cho biết. “Điều này cho thấy ngay cả những bên yêu sách đối địch cũng có cơ hội vun đắp mối quan hệ”.


Đại tá Hoàng Quốc Đạt, người đứng đầu phái đoàn của lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam (Cảnh sát biển VN), cho biết trong một bài phát biểu rằng chuyến thăm cảng Manila của họ là một cách để củng cố “mối quan hệ hợp tác vì lợi ích chung” của hai nước. “Điều này sẽ thúc đẩy và nâng cao hiệu quả chia sẻ thông tin và phối hợp trong thực thi pháp luật hàng hải, theo luật pháp quốc tế”, ông nói và nói thêm rằng sự hợp tác thân thiện như vậy góp phần “duy trì và bảo vệ an ninh và an toàn hàng hải của khu vực”.


Trong một cuộc giao lưu thiện chí riêng biệt vào tháng trước, lực lượng hải quân Việt Nam và Philippines đã chơi bóng chuyền, bóng đá và kéo co tại đảo Song Tử Tây (bên cạnh đảo Song Tử Đông) do Việt Nam chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp gay gắt trên Biển Đông, theo các quan chức Việt Nam và Philippines.


Vào tháng 6, Việt Nam cho biết họ đã sẵn sàng đàm phán với Philippines để giải quyết các yêu sách chồng lấn của họ đối với thềm lục địa dưới biển ở Biển Đông, trong khi Trung Quốc từ lâu đã tuyên bố chủ quyền đối với phần lớn toàn bộ tuyến đường biển và tuyên bố sẽ bảo vệ lợi ích lãnh thổ của mình bằng mọi giá.


Sau cuộc đối đầu dữ dội vào ngày 17 tháng 6, 2024 tại Bãi Cỏ Mây (Second Thmas Shoal) do Philippines chiếm đóng ở Biển Đông giữa lực lượng Trung Quốc - được trang bị dao, rìu và giáo tự chế - và lực lượng hải quân Philippines, Trung Quốc và Philippines đã đạt được một thỏa thuận tạm thời vào tháng trước để ngăn chặn các cuộc đụng độ tiếp theo có thể gây ra một cuộc xung đột vũ trang lớn tại đảo san hô này.


Một tuần sau khi thỏa thuận được ký kết, lực lượng chính phủ Philippines đã vận chuyển thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác đến tiền đồn tàu lãnh thổ của Manila tại bãi cạn, nơi được lực lượng bảo vệ bờ biển và tàu hải quân Trung Quốc bảo vệ chặt chẽ, không có cuộc đối đầu nào được báo cáo.


Tuy nhiên, Philippines đã cam kết sẽ tiếp tục nỗ lực tăng cường lực lượng lãnh thổ và quốc phòng cũng như mở rộng liên minh an ninh với các nước châu Á và phương Tây.


*****


07/8/2024 - Philippines tập trận trên biển với Mỹ, Úc, Canada


THANH BÌNH

TTO - 07/08/2024 12:46 GMT+7

https://tuoitre.vn/philippines-tap-tran-chung-tren-bien-voi-my-uc-canada-20240807120244494.htm


Ngày 07/8/2024, Philippines khởi động cuộc tập trận chung trên biển và trên không kéo dài 2 ngày với Mỹ, Canada và Úc.


image028Binh sĩ Mỹ tham gia cuộc tập trận bắn đạn thật trong cuộc tập trận quân sự chung thường niên "Balikatan" giữa quân đội Mỹ và Philippines tại Laoag, Ilocos Norte, Philippines ngày 6-5 năm nay - Ảnh: REUTERS


Theo Hãng tin AFP, các quan chức quân sự cấp cao của Philippines, Mỹ, Canada và Úc cho biết cuộc tập trận được tổ chức "trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines", thể hiện "cam kết chung của chúng tôi trong việc tăng cường hợp tác khu vực và quốc tế để ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".


Quân đội Philippines cho biết "hoạt động hợp tác hàng hải đa phương" là hoạt động đầu tiên có sự tham gia của 4 nước nói trên. Tham gia tập trận có các đơn vị hải quân và không quân.


"Các đơn vị hải quân và không quân của các nước tham gia sẽ hoạt động cùng nhau để tăng cường hợp tác và khả năng tương tác giữa các lực lượng vũ trang của chúng tôi" - tuyên bố chung của 4 nước nêu, nhưng không đề cập cụ thể các tàu và đơn vị quân đội tham gia.


Trong tuyên bố chung, 4 nước nhấn mạnh: "Úc, Canada, Philippines và Mỹ bảo vệ quyền tự do hàng hải và hàng không, các hoạt động sử dụng biển và không phận quốc tế hợp pháp khác cũng như tôn trọng các quyền trên biển theo luật quốc tế, như được phản ánh trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS)".


Tuần trước, Philippines cũng đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân chung ở Biển Đông. Cuộc tập trận đầu tiên chung với Mỹ, sau đó hai ngày là với Nhật Bản.


Philippines có hiệp ước phòng thủ chung với Mỹ. Tháng trước Philippines cũng đã ký hiệp ước phòng thủ với Nhật Bản, cho phép hai nước triển khai binh sĩ trên lãnh thổ của nhau.


Các cuộc tập trận chung giữa Philippines và những nước trên diễn ra trong bối cảnh gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Philippines thời gian qua trên Biển Đông. Đáng chú ý quanh bãi Cỏ Mây, với các vụ va chạm giữa tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu tiếp tế Philippines.


Philippines liên tục tố tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối, ngăn chặn và thực hiện các hành động nguy hiểm nhằm vào tàu Philippines ở Biển Đông, trong đó có các vụ tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chở hàng tiếp tế cho lực lượng Philippines.


Trong khi vào tháng 6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Philippines "nên chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích" và "hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông". 


Đến tháng 7, Philippines cho biết nước này và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận tạm thời về việc tiếp tế cho binh sĩ Philippines ở bãi Cỏ Mây.


******


07/8/2024 - Trung Quốc 'tuần tra tác chiến' gần bãi cạn Scarborough


BÌNH AN

07/08/2024 14:54 GMT+7

https://tuoitre.vn/trung-quoc-tuan-tra-tac-chien-gan-bai-can-scarborough-20240807135936487.htm


Ngày 07/08/2024, Trung Quốc thực hiện 'cuộc tuần tra tác chiến' gần bãi cạn Scarborough vào cùng ngày Philippines tập trận chung với Mỹ, Úc, Canada.


Bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000km.


Năm 2012, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.


image030Tàu hải cảnh Trung Quốc (phải) phun vòi rồng về phía tàu của Cục Nghề cá và Nguồn lợi thủy sản Philippines (BFAR) vào ngày 9-12-2023 gần bãi cạn Scarborough. Vụ việc xảy ra trong chuyến đi cung cấp dầu và các hàng hóa khác của BFAR cho các tàu cá Philippines gần bãi cạn này - Ảnh chụp màn hình video của Lực lượng tuần duyên Philippines


Thông báo trên mạng xã hội Weibo ngày 07/8/2024, Chiến khu Nam bộ thuộc Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc cho biết họ vừa tổ chức một "cuộc tuần tra tác chiến liên hợp trên vùng biển và vùng trời gần đảo Hoàng Nham (cách Bắc Kinh gọi bãi cạn Scarborough)" vào cùng ngày.


Hoạt động này được tổ chức nhằm "kiểm tra năng lực trinh sát và cảnh báo sớm, cơ động nhanh, và tấn công liên hợp của quân đội trên chiến trường".


Họ nhấn mạnh: "Mọi hoạt động quân sự gây rối ở Biển Đông tạo ra điểm nóng và phá hoại hòa bình, ổn định trong khu vực đều đang được kiểm soát ở mức độ cao nhất".


image032Video: Hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tuần duyên Philippines gần bãi cạn Scarborough.


Bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000km.


Cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough. Năm 2012, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.


Nhận định với Hãng tin AFP về hoạt động ngày 7-8 của Trung Quốc, ông Jay Batongbacal, giám đốc Viện Các vấn đề hàng hải và luật biển tại Manila (Philippines) nói: "Họ muốn dọa dẫm. Họ chắc chắn có ý định gửi đi thông điệp, là một màn phô trương sức mạnh".


Cuộc tuần tra trên của Trung Quốc được tổ chức cùng ngày Philippines khởi động cuộc tập trận chung trên biển và trên không kéo dài 2 ngày với Mỹ, Canada và Úc. Tiết lộ với AFP, quân đội Philippines nói cuộc tập trận này diễn ra ở Biển Tây Philippines.


Thời gian qua căng thẳng gia tăng giữa Trung Quốc và Philippines ở Biển Tây Philippines. Philippines liên tục tố tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối, ngăn chặn và thực hiện các hành động nguy hiểm nhằm vào tàu Philippines ở Biển Đông, trong đó có các vụ tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu Philippines.


Trong khi vào tháng 6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Philippines "nên chấm dứt hành vi xâm phạm và khiêu khích" và "hợp tác với Trung Quốc để bảo vệ hòa bình và ổn định ở Biển Đông".


Đến tháng 7, Philippines thông tin nước này và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận tạm thời về việc tiếp tế cho binh sĩ Philippines ở bãi Cỏ Mây.


Ngày 7/8/2024, Philippines khởi động cuộc tập trận chung trên biển và trên không kéo dài 2 ngày với Mỹ, Canada và Úc.


AFP cho biết cuộc tập trận nói rõ địa điểm hoạt động ở vùng Biển Tây Philippines.
02 Tháng Bảy 2024(Xem: 983)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines
14 Tháng Năm 2024(Xem: 1527)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 1638)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA