Tư lệnh Đệ Thất Hạm Đội và Soái hạm USS Blue Ridge đến Cam Ranh, Đại sứ Mỹ ra đón. Hải quân Nga sẽ trở lại Cam Ranh?

09 Tháng Bảy 20248:05 SA(Xem: 3087)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - BIỂN TÂY - SOUTH CHINA SEA - THỨ BA 09 JULY 2024


Tư lệnh Đệ Thất Hạm Đội và Soái hạm USS Blue Ridge đến Cam Ranh, Đại sứ Mỹ ra đón. Hải quân Nga sẽ trở lại Cam Ranh?


Nếu Việt Nam cho thuê Cam Ranh – Nga, Mỹ có thuê? (1)


image003Ảnh trên: Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper (áo vest đen) gặp Tư lệnh Đệ Thất Hạm đội thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ và các Sĩ quan Hải quân Việt bên cạnh Soái hạm khu trục USS Blue Ridge thuộc Đệ Thất Hạm đội đang neo đậu ở cảng Cam Ranh, ngày 08/07/2024. U.S. Navy photo by Mass Communic - MC2 Belen Saldana. Ảnh giữa: Khu trục hạm chống ngầm Nguyên soái Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương ghé thăm không chính thức Cam Ranh cùng các tàu dầu Irkut và tàu cứu hộ Alatau, tháng 3.2014 - Ảnh: Hải quân Nga. Ảnh dưới: Nhà báo Lý Kiến Trúc đi thăm quân cảng Cam Ranh và tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại thành phố biển Nha Trang năm 2016.

image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

09/7/2024


TÓM TẮT


Nếu Việt Nam cho ‘tiếp cận dài hạn’ hay cho ‘thuê Cam Ranh ngắn hạn’ – chuyện gì sẽ xẩy ra?


‘Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga tại Cam Ranh đang được nghiên cứu’


19/05/2016 - (Quốc tế) - Spuntik dẫn lời Thượng nghị sỹ Nga cho rằng ‘vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga tại Cam Ranh đang được nghiên cứu’.


“Vấn đề khôi phục căn cứ hải quân Nga ở Vịnh Cam Ranh của Việt Nam được đề ra và phía Việt Nam có sự hiểu biết và thông cảm về vấn đề này”, Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Hội đồng Liên bang Nga, Viktor Ozerov nói với Sputnik.


Trước đó, Đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn nói với Sputnik rằng, Việt Nam không phản đối Nga trở lại căn cứ quân sự Cam Ranh.


image007Tân Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn trao ủy nhiệm thư đến Tổng thống Nga Putin.


Năm 1979, CHXHCN Việt Nam ký hiệp ước cho Liên Xô sử dụng miễn phí căn cứ Cam Ranh trong 25 năm.


Liên Xô đã xây dụng và mở rộng căn cứ này rất quy mô, từ ban đầu là điểm tiếp tế hậu cần hải quân đến trở thành căn cứ hải quân hùng mạnh của binh đoàn tác chiến chiến dịch số 17.


Lúc cao điểm nơi đây có 8 - 10 tàu chiến, 4 - 8 tàu ngầm cùng các tàu hỗ trợ.


Năm 2001, chính phủ Nga quyết định không gia hạn hiệp ước sử dụng căn cứ Cam Ranh và rút khỏi đây.


2013: Tổng thống Nga Putin đến thăm VN.


2022: Ba chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cập quân cảng Cam Ranh trong ba ngày từ ngày 25 đến 28/6/2022.


2024: TT Nga Putin từ Bình Nhưỡng-Bắc Hàn bay qua Hà Nội. Tuyên bố Chung Việt-Nga 20/6/2024 tại Hà Nội.


20/6/2024: Tuyên bố chung Việt-Nga:


- Thúc đẩy tiến trình khách quan hình thành trật tự thế giới đa cực công bằng và bền vững, dựa trên các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế, bao gồm tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, quyền dân tộc tự quyết, không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình tranh chấp.


- Cho rằng cần tăng cường các nỗ lực chung của khu vực nhằm xây dựng tại Châu Á – Thái Bình Dương cấu trúc an ninh và hợp tác bình đẳng, không chia tách, mang tính toàn diện, mở và minh bạch, bao trùm dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình xung đột, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Hai Bên phản đối việc chia rẽ cấu trúc khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với vai trò trung tâm của ASEAN, tác động tiêu cực đến việc mở rộng và tăng cường đối thoại chung của khu vực.


- Khẳng định tính phổ quát và toàn vẹn của Công ước liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, là nền tảng pháp lý cho tất cả hoạt động trên biển và đại dương và có vai trò chủ đạo trong phát triển hợp tác ở cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, nhấn mạnh cần duy trì tính toàn vẹn của Công ước.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12400/tuyen-bo-chung-viet-nga-20-6-2024-tai-ha-noi


REAM - Hải quân Trung Quốc sẽ phong tỏa vịnh Thái Lan?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11280/ream-hai-quan-trung-quoc-se-phong-toa-vinh-thai-lan-


Ream: “mũi giáo đâm hông” Indo-Pacific?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11310/ream-mui-giao-dam-hong-indo-pacific-


Sinh tử Biển Đông - Xoay trục Châu Á: Đại cường sắp đánh nhau to? Vì Cam Ranh, Mỹ - Nga "khẩu chiến"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2228/sinh-tu-bien-dong-xoay-truc-chau-a-dai-cuong-sap-danh-nhau-to-vi-cam-ranh-my-nga-khau-chien


Mỹ: "Yêu cầu Việt Nam không nên cho Nga sử dụng Cam Ranh làm phi trường cho IL 78 lên xuống tiếp săng cho oanh tạc cơ TU 95".


Nga: "Đề nghị của Mỹ về Cam Ranh là thô lỗ".


Việt: 1/ Không liên minh quân sự; 2/ Không căn cứ quân sự; 3/ Không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba.


Chiến hạm quốc tế lũ lượt kéo vào Cam Ranh


https://www.nhatbaovanhoa.com/a5977/chien-ham-quoc-te-lu-luot-keo-vao-cam-ranh


Pháo hạm cường quốc lũ lượt "thăm" Cam Ranh


https://www.nhatbaovanhoa.com/a4739/phao-ham-cuong-quoc-lu-luot-tham-cam-ranh


Cảng quốc tế Cam Ranh: "Quân bài chiến lược không chống nước thứ 3!"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a3702/cang-quoc-te-cam-ranh-quan-bai-chien-luoc-khong-chong-nuoc-thu-3-


Putin đến Việt Nam: ‘Trùm mật vụ - Trùm công an’ bắt tay nhau trong 21 phát đại bác vang rền Hà Nội


Biển Đông và Ukraine trên bàn nghị hội Nga-Việt: Quan điểm của VN & Nga ở biển South China Sea. Đồng loạt các báo trong nước đưa tin giống hệt nhau.


https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-hoi-dam-voi-tong-thong-putin-20240620164927481.htm


https://vietnamnet.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-hoi-dam-voi-tong-thong-nga-vladimir-putin-2293627.html


Manila ‘mở đường’ cho các nước ven biển chia nhau quyền-lợi ở South China Sea theo luật pháp quốc tế


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12411/manila-mo-duong-cho-cac-nuoc-ven-bien-chia-nhau-quyen-loi-o-south-china-sea-theo-luat-phap-quoc-te


Hai chiến hạm Mỹ thăm cảng Cam Ranh để thúc đẩy Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện


Thu Hằng


RFI 09/07/2024


Soái hạm USS Blue Ridge của Hạm đội 7 Hải Quân Hoa Kỳ và tàu tuần duyên Waesch của Mỹ cập cảng Cam Ranh, miền trung Việt Nam, ngày 08/07/2024, bắt đầu chuyến thăm 5 ngày. Chuyến thăm cảng nhằm mục đích « thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ Mỹ-Việt Nam, phù hợp với Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện ».


image008Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper (áo vest đen) gặp Tư lệnh Đệ Thất Hạm đội thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Hoa Kỳ và các Sĩ quan Hải quân Việt bên cạnh Soái hạm khu trục USS Blue Ridge thuộc Đệ Thất Hạm đội đang neo đậu ở cảng Cam Ranh, ngày 08/07/2024. U.S. Navy photo by Mass Communic - MC2 Belen Saldana


Theo thông tin trên trang web của đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, chỉ huy của Hạm đội 7 và của hai tàu Mỹ gặp gỡ chỉ huy Hải Quân, cảnh sát biển Việt Nam và các quan chức tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, còn có nhiều hoạt động trao đổi chuyên môn và các hoạt động giao lưu cộng đồng với người dân tỉnh Khánh Hòa.


Là soái hạm của Hạm đội 7, đây là lần thứ hai USS Blue Ridge tới Việt Nam kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995. Vẫn theo đại sứ quán Mỹ, Hạm đội 7, có căn cứ chính tại quân cảng Yokosuka (Nhật Bản), là « hạm đội tiền phương lớn nhất của Hải quân Hoa Kỳ, thường xuyên giao lưu, hoạt động với đồng minh và đối tác để duy trì một khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và rộng mở ».


Mỹ không thể mở lại căn cứ ở Cam Ranh nhưng cần phải « tiếp cận thường xuyên nhất có thể », theo nhận định năm 2020 của cựu thứ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Dov Zakheim, được Nikkei Asia trích dẫn ngày 09/7. Mục đích là để « gửi tín hiệu đến Bắc Kinh rằng Washington không chỉ đơn thuần là nhà quan sát thụ động trước những hăm dọa của Trung Quốc đối với các nước láng giềng nhỏ ở trong vùng ».


Trong những năm 2016, 2018 và 2023, nhiều tàu chiến của Hạm đội 7 đã đến Đà Nẵng như USS John S. McCain, tàu sân bay USS Carl Vinson, tàu tuần dương USS Lake Champlain, tàu khu trục USS Wayne E. Meyer và tàu sân bay USS Ronald Reagan.


https://www.rfi.fr/vi/vi%E1%BB%87t-nam/20240709-hai-chi%E1%BA%BFn-h%E1%BA%A1m-m%E1%BB%B9-th%C4%83m-c%E1%BA%A3ng-cam-ranh-%C4%91%E1%BB%83-th%C3%BAc-%C4%91%E1%BA%A9y-quan-h%E1%BB%87-%C4%91%E1%BB%91i-t%C3%A1c-chi%E1%BA%BFn-l%C6%B0%E1%BB%A3c-to%C3%A0n-di%E1%BB%87n


Hải quân và Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh


HQ Online 08/07/2024  


https://baohaiquanvietnam.vn/tin-tuc/hai-quan-va-luc-luong-tuan-duyen-hoa-ky-tham-xa-giao-khanh-hoa


Ngày 08/7/2024, Khu trục hạm USS Blue Ridge của Hải quân Hoa Kỳ và tàu Waesche của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã cập Cảng Quốc tế Cam Ranh, chính thức bắt đầu chuyến thăm xã giao tại tỉnh Khánh Hòa từ ngày 8 đến 12/7/2024.


Tham dự lễ đón có lãnh đạo Vùng 4 Hải quân, lãnh đạo Vùng Cảnh sát biển 3 cùng đại diện Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa và một số cơ quan chức năng của Việt Nam. Về phía Hoa Kỳ có Đại sứ, Tùy viên Quốc phòng Hoa Kỳ và một số quan chức Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam.


image010Đại diện Hải quân Vùng 4 và chánh quyền tỉnh Khánh Hòa đón đoàn Hải quân Mỹ tại Cam Ranh


Trong thời gian thăm Khánh Hòa, Tư lệnh Hạm đội 7 thuộc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Hoa Kỳ và Nhóm chỉ huy tàu sẽ đến chào xã giao UBND tỉnh Khánh Hòa, Quân chủng Hải quân; giao lưu thể thao với cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân và Vùng Cảnh sát biển 3.


Các nhóm sĩ quan và thủy thủ đoàn tham gia một số hoạt động trao đổi chuyên môn với các đơn vị chức năng của Bộ Quốc phòng; giao lưu tiếng Anh, thăm các cơ sở bảo trợ trẻ em và người yếu thế.


image012Soái hạm khu trục USS Blue Ridge Hải quân Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh từ ngày 08 - 12/7/2024.


image014Tuần duyên Waesche của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ.


Chuyến thăm góp phần duy trì quan hệ hữu nghị, đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Tin, ảnh: PV


++++++++++++++++++++++++++++++++


(1) XEM THÊM:


Năm 1979, CHXHCN Việt Nam ký hiệp ước cho Liên Xô sử dụng miễn phí căn cứ Cam Ranh trong 25 năm.


Liên Xô đã xây dụng và mở rộng căn cứ này rất quy mô, từ ban đầu là điểm tiếp tế hậu cần hải quân đến trở thành căn cứ hải quân hùng mạnh của binh đoàn tác chiến chiến dịch số 17.


Lúc cao điểm nơi đây có 8 - 10 tàu chiến, 4 - 8 tàu ngầm cùng các tàu hỗ trợ.


Năm 2001, chính phủ Nga quyết định không gia hạn hiệp ước sử dụng căn cứ Cam Ranh và rút khỏi đây.


2013: Tổng thống Nga Putin đến thăm VN.


2022: Ba chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga cập quân cảng Cam Ranh trong ba ngày từ ngày 25 đến 28/6/2022.


3/2024: Biên đội tàu huấn luyện Nhật Bản thăm xã giao TP. Hải Phòng


6/2024: TT Nga Putin đến Hà Nội ký Tuyên bố chung với Chủ tịch Tô Lâm và Tbt Nguyễn Phú Trọng.


08/7/2024: Chủ tịch Tô Lâm đến làm việc với Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân VN.


08/7/2024, Khu trục hạm USS Blue Ridge của Hải quân Hoa Kỳ và tàu Waesche của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ đã cập Cảng Quốc tế Cam Ranh, chính thức bắt đầu chuyến thăm xã giao tại tỉnh Khánh Hòa từ ngày 8 đến 12/7/2024.


Chủ tịch Tô Lâm đến Hải Phòng thăm và làm việc tại Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân


Thứ ba, ngày 09 tháng 07 năm 2024


Phố Đô Đốc Trần Thanh Nghiêm Tư lệnh Hải quân VN và Trung tướng Nguyễn văn Bồng đón chủ tịch Tô Lâm.


https://baohaiquanvietnam.vn/gallery/chu-tich-nuoc-to-lam-tham-va-lam-viec-tai-quan-chung-hai-quan


Biên đội tàu huấn luyện Nhật Bản thăm xã giao TP. Hải Phòng


Đăng vào lúc 01-03-2024


https://baohaiquanvietnam.vn/gallery/bien-doi-tau-huan-luyen-nhat-ban-tham-xa-giao-tp-hai-phong


image018Sĩ quan Hải quân VN đón sĩ quan Nhật Bản ở cảng Hải Phòng.


image020Chiến hạm huấn luyện Nhật cập quân cảng Hải Phòng.


2022: Ba Chiến hạm Nga đến Cam Ranh


RFA 28/6/2022


https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/three-russian-naval-ships-visit-cam-ranh-bay-06282022074912.html


image022Chiến hạm Nga ghé thăm cảng Cam Ranh từ ngày 25 đến 28/6/2022. Sputnik.


Ba chiến hạm thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga vừa cập quân cảng Cam Ranh để thực hiện chuyến thăm xã giao tỉnh Khánh Hòa trong ba ngày từ ngày 25 đến 28/6/2022.


Theo báo Quân Đội Nhân Dân, ba tàu này gồm: chiến hạm Nguyên soái Shaposhnikov, tàu hộ vệ Gremyshiy và tàu chở dầu cỡ trung Pechenga do Đại tá Hải quân Anciferov Alexey Vitalievich chỉ huy.


Các hoạt động của chuyến thăm bao gồm đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các quân nhân Liên Xô/Liên bang Nga và Việt Nam đã hy sinh vì hòa bình và ổn định khu vực; chào xã giao lãnh đạo Uỷ ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa và Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân.


Ngoài ra, sĩ quan và thủy thủ Nga còn giao lưu thể thao với cán bộ, chiến sĩ Vùng 4 Hải quân và tham quan một số di tích lịch sử văn hóa tại thành phố Nha Trang.


Hãng tin Sputnik của Nga trích lời ông Timur Sadykov, Tổng Lãnh sự Liên bang Nga tại TPHCM phát biểu khi thăm chiến hạm Nguyên Soái Shaposhnikov rằng: “Chuyến thăm xã giao của Đội tàu Hạm đội Thái Bình Dương Liên bang Nga làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước. Chào mừng Hạm đội tới thăm Việt Nam. Tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều chuyến thăm hơn nữa trong tương lai”.


Cảng Cam Ranh đã từng được Việt Nam cho Nga thuê từ năm 1978 dưới thời Liên Xô nhưng sau đó Nga và Việt Nam đã chấm dứt hợp đồng thuê này vào năm 2002.


Việt Nam đã phát triển căn cứ Cam Ranh thành quân cảng quốc tế, nơi tiếp nhận các tàu chiến từ nhiều nước ghé thăm.


Nga cũng là quốc gia bán nhiều vũ khí nhất cho Việt Nam bao gồm sáu tàu ngầm kilo trị giá hơn hai tỷ đô la và được neo đậu tại cảng Cam Ranh.


++++++++++++++++++++++++++++++++++


2016: Chuyên gia Nga tranh cãi về ý kiến Nga quay lại Cam Ranh


TNO 17/08/2016


https://thanhnien.vn/chuyen-gia-nga-tranh-cai-ve-y-kien-nga-quay-lai-cam-ranh-185585516.htm


(Tin Nóng) Sau khi một cựu tham mưu trưởng Không quân Nga nói về việc Không quân Nga sẽ quay lại Việt Nam, nhiều chuyên gia Nga đã đưa ra các quan điểm trái chiều về ý kiến này.


image023Khu trục hạm chống ngầm Nguyên soái Shaposhnikov của Hạm đội Thái Bình Dương ghé thăm không chính thức Cam Ranh cùng các tàu dầu Irkut và tàu cứu hộ Alatau, tháng 3.2014 - Ảnh: Hải quân Nga.


Nhà báo Anton Mardasov trong bài báo đăng trên trang tin Báo chí tự do (Nga) ngày 13/8/2016 viết rằng trong cuộc phỏng vấn với hãng tin RIA ngày 12/8/2016 qua, Đại tướng Pyotr Deinekin, cựu tham mưu trưởng Không quân Nga (từ 1991 - 1998) phát biểu: “Việc phục hồi mạng lưới sân bay cho Không quân Nga không chỉ giới hạn ở Bắc Cực mà còn vươn ra tới Việt Nam, trên các đảo Thái Bình Dương và ở Syria”. Ý kiến này được cho là nói đến việc quân đội Nga sẽ quay lại Việt Nam, cụ thể là Cam Ranh.


Nhà báo Mardasov cũng điểm lại một số mốc thời gian minh hoạ cho quan hệ hợp tác quân sự gần đây giữa Nga và Việt Nam. Chẳng hạn ngày 17/5/2016, đại sứ Việt Nam tại Nga Nguyễn Thanh Sơn nói lãnh đạo hai nước không phản đối việc Nga quay lại Cam Ranh, và mối quan hệ tin tưởng với Nga là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.


Nhà báo này nhắc lại rằng Việt Nam là đối tác truyền thống của vũ khí Nga với kim ngạch nhập khẩu hơn 4,5 tỉ USD những năm gần đây.


Còn sự hiện diện quân sự của Nga cũng đã có những bước đầu, chẳng hạn ngày 12.11.2013, Chủ tịch nước Việt Nam và Tổng thống Nga đã ký thoả thuận về việc lập một cơ sở chung bảo dưỡng và sửa chữa tàu ngầm ở Cam Ranh. (1)


Đầu năm 2014, các máy bay tiếp dầu IL-78 của Nga được phép dùng sân bay Cam Ranh để bay đi tiếp dầu cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS tuần tra ở Thái Bình Dương.


Tháng 11.2014, trong chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Nga, hai nước đã ký kết thỏa thuận về đơn giản hoá thủ tục cho các tàu của Nga ghé Cam Ranh.


Quân đội Nga sẽ sớm quay lại Cam Ranh?


Từ những sự kiện này và qua phát biểu mới đây của tướng Deinekin, một số chuyên gia quân sự Nga gợi ý rằng hai nước sẽ sớm ký kết cho việc Nga lập căn cứ hậu cần hải quân ở Cam Ranh.


Ủng hộ ý kiến này, ông Vladimir Shvarev, phó giám đốc Trung tâm phân tích thương mại vũ khí thế giới (TSAMTO) cho rằng nhiều tướng lĩnh đã về hưu và đương chức ở Nga đều nhắc đến việc Nga sẽ quay lại Cam Ranh. Theo ông, vài công việc có thể sẽ triển khai để Nga sử dụng các cảng và sân bay mà Liên Xô từng sử dụng.


“Trước tình hình đối đầu với Mỹ cùng các hoạt động quân sự của họ sát biên giới Nga, chúng ta phải cải thiện công nghệ và phòng thủ tên lửa, cùng việc phát triển các căn cứ ở nước ngoài. Để trong trường hợp có xung đột toàn cầu, chúng ta có thể giáng đòn tấn công vào kẻ thù tiềm tàng không chỉ từ các sân bay bên trong lãnh thổ Nga”.


Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov cũng tán thành việc mở căn cứ quân sự Nga ở nước ngoài khi cho rằng sau căn cứ Hmeymim ở Syria thì có thể căn cứ tiếp theo của Nga là Cam Ranh.


Thời Liên Xô, cảng Cam Ranh không chỉ là nơi đậu tàu chiến mà còn là nơi để luân chuyển cho các đội thuỷ thủ tàu ngầm, tàu chiến sau các chuyến tuần tra trên Thái Bình Dương.


Căn cứ Cam Ranh sẽ cho phép Hạm đội Thái Bình Dương của Nga kiểm soát vùng Nam Thái Bình Dương và toàn bộ Ấn Độ Dương. Vì vậy theo ông Leonkov, không loại trừ trong tương lai quân đội Nga sẽ tái sử dụng Cam Ranh.


image025Tranh vẽ mô tả hoạt động của tàu Liên Xô lúc đóng ở Cam Ranh năm 1985 - Nguồn: academic.ru


Nga quay lại căn cứ Cam Ranh là điều không thể


“Một mặt chúng ta nói khôi phục việc quay lại Việt Nam, mặt khác chúng ta lại tập trận hải quân chung với Trung Quốc vào tháng 9 tới ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Vì vậy tôi tin rằng việc Nga chính thức quay lại Cam Ranh là điều không thể”. Vasily Kashin, nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Viễn Đông (Nga)


Tuy nhiên có những ý kiến khác phản bác việc Nga sẽ quay lại sử dụng căn cứ Cam Ranh.


Nhà nghiên cứu cao cấp của Viện Nghiên cứu Viễn Đông, Vasily Kashin nghi ngờ việc Nga sẽ sử dụng Cam Ranh như kiểu của căn cứ Hmeymim ở Syria. Theo ông, người Nga nói nhiều về việc Nga được dùng sân bay Cam Ranh để tiếp dầu cho các máy bay ném bom chiến lược, và đòi hỏi phải đầu tư nâng cấp thiết bị dẫn đường, liên lạc vô tuyến v.v. Điều này sẽ giúp mở rộng tầm hoạt động của máy bay trinh sát và săn ngầm, máy bay ném bom chiến lược của Nga ở khu vực.


“Tuy nhiên, một mặt chúng ta nói khôi phục việc quay lại Việt Nam, mặt khác chúng ta lại tập trận hải quân chung với Trung Quốc vào tháng 9 tới ở vùng biển tranh chấp trên Biển Đông. Vì vậy tôi tin rằng việc Nga chính thức quay lại Cam Ranh là điều không thể”, chuyên gia Kashin nhận xét.


Ông cũng lý giải rằng Nga không có lý do để can dự vào tình hình khá phức tạp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Kế đó, sức mạnh Hạm đội Thái Bình Dương của Nga giảm đáng kể so với thời Liên Xô. Hơn 10 năm qua, Nga không gặp vấn đề lớn nào trong khu vực này cũng như ở các đại dương của thế giới. Các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương để chống hải tặc giờ đây có cơ hội đến Cam Ranh để tiếp nhiên liệu. Còn ở Syria thì đó là nơi đang xảy ra chiến tranh, và Nga cần phải đảm bảo việc tiếp liệu cho các nhiệm vụ cụ thể.


Còn chuyên gia Andrey Frolov của Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ (CAST, ở Moscow), chủ biên tạp chí Xuất khẩu vũ khí, cho rằng báo chí có lẽ đã diễn dịch sai ý kiến của tướng Deinekin khi ông nói về việc khôi phục mạng lưới sân bay ở Việt Nam, là hàm ý nói về hạ tầng kỹ thuật mà thôi. “Tập đoàn thiết bị Thống nhất, thuộc tập đoàn quốc phòng Rostec đã cung cấp nhiều thiết bị thông tin liên lạc cho các máy bay và sân bay ở Việt Nam, chẳng hạn hệ thống liên lạc mặt đất NKVS-27... Việt Nam đang có nhu cầu mua các thiết bị này để sửa chữa và hiện đại hoá các sân bay theo nhu cầu của mình chứ không phải cho mục đích của Nga”.


Chuyên gia Frolov cũng nhắc lại rằng đừng quên Liên Xô từng gặp nhiều tai nạn khi còn đóng quân ở Cam Ranh, như các vụ tai nạn máy bay Tu-95 năm 1985, máy bay AN-12BP năm 1989, và thảm kịch 3 chiếc Su-27 của đội bay Dũng sĩ Nga đâm vào núi gần Cam Ranh năm 1995 khi từ Malaysia bay đến Cam Ranh để tiếp nhiên liệu…


Ông cũng cho rằng nếu Cam Ranh là nơi dùng để tiếp dầu cho các máy bay Nga thì phải cải tiến các thiết bị thông tin liên lạc và định vị. Còn dùng Cam Ranh là nơi bố trí máy bay quân sự Nga như thời Liên Xô với đủ loại máy bay từ oanh tạc cơ đến trinh sát, tiêm kích… thì hoàn toàn không thể xảy ra.


image027Các chuyên gia Nga cho rằng Nga chỉ có thể sử dụng sân bay Cam Ranh để các máy bay tiếp dầu Nga phục vụ máy bay ném bom chiến lược và trinh sát săn ngầm khi bay tuần tra Thái Bình Dương


Tán thành quan điểm trên, chuyên gia Mikhail Alexandrov của Trung tâm nghiên cứu chính trị - quân sự (Viện nghiên cứu quốc gia Moscow) cho rằng việc Nga hiện diện quân sự ở Việt Nam là không có lợi vì quan hệ căng thẳng giữa Hà Nội và Bắc Kinh, trong khi chính quyền Nga cố duy trì quan hệ đối tác với cả hai nước này. Do vậy căn cứ quân sự của Nga tại Việt Nam là không thích hợp.


Ông cũng nói rằng việc mở rộng các căn cứ tại Nga là quan trọng cho các máy bay ném bom chiến lược Tu-95 và Tu-160 của Nga khi trang bị loại tên lửa hành trình tầm xa mới (Kh-101), có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (loại Kh-102).


Những căn cứ mới như đang xây ở đảo Matua tại quần đảo Kuril sẽ giúp Nga có được các đòn giáng trả phi hạt nhân với Mỹ, trong khi lâu nay Mỹ cho rằng có thể tấn công phi hạt nhân ở châu Âu tiêu diệt các tên lửa Nga mà Nga không có khả năng giáng trả.


Năm 1979, CHXHCN Việt Nam ký hiệp ước cho Liên Xô sử dụng miễn phí căn cứ Cam Ranh trong 25 năm.


Liên Xô đã xây dụng và mở rộng căn cứ này rất quy mô, từ ban đầu là điểm tiếp tế hậu cần hải quân đến trở thành căn cứ hải quân hùng mạnh của binh đoàn tác chiến chiến dịch số 17.


Lúc cao điểm nơi đây có 8 - 10 tàu chiến, 4 - 8 tàu ngầm cùng các tàu hỗ trợ.


Năm 2001, chính phủ Nga quyết định không gia hạn hiệp ước sử dụng căn cứ Cam Ranh và rút khỏi đây.


2013: Tổng thống Nga Putin đến thăm VN


(Chinhphu.vn) - Tối 12/11/2013, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin rời Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang.


13/11/2013


https://baochinhphu.vn/tong-thong-nga-putin-ket-thuc-chuyen-tham-viet-nam-102153073.htm


image029Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Liên bang Nga. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Trong chuyến thăm Việt Nam, Tổng thống Vladimir Putin đã hội đàm với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; hội kiến với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.


Lãnh đạo hai nước đánh giá cao việc nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược toàn diện; cho rằng quan hệ chính trị Việt-Nga đang phát triển mạnh mẽ với độ tin cậy cao; thống nhất sẽ tiếp tục cơ chế trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao, mở rộng các kênh hợp tác về Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội, Bộ, ngành và các địa phương.


Hai bên nhấn mạnh ưu tiên phát triển hợp tác trong lĩnh vực năng lượng; khẳng định tiếp tục hợp tác trong các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, giao thông, bao gồm cả hàng không dân dụng, đóng tàu, chế tạo máy, thông tin liên lạc và viễn thông.


Hai bên cho rằng cần tích cực thúc đẩy hợp tác giữa địa phương hai nước theo hướng thực chất, hiệu quả; trong đó nghiên cứu khả năng hợp tác đầu tư xây dựng khu công nghiệp nhẹ tại vùng Viễn Đông, Liên bang Nga.


Lãnh đạo hai nước cũng ghi nhận những đóng góp đáng kể của công dân Việt Nam đang sinh sống và học tập tại Nga và những đóng góp của công dân Nga đang sinh sống và học tập tại Việt Nam trong việc giữ gìn và phát huy quan hệ hữu nghị truyền thống, tương trợ và hợp tác toàn diện giữa hai Nhà nước và nhân dân.


Trong chuyến thăm này, Tổng thống Vladimir Putin đã đến đặt vòng hoa tại Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ; đặt vòng hoa tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; chứng kiến lễ ký một loạt văn kiện hợp tác quan trọng trên nhiều lĩnh vực, trong đó có Hiệp định liên Chính phủ về đào tạo công dân Việt Nam tại Liên bang Nga, Hiệp định liên Chính phủ về chuyển giao người bị kết án tù, Hiệp định liên Chính phủ về hợp tác quốc phòng và nhiều thỏa thuận cấp Bộ, ngành và các hợp đồng kinh tế khác.


Tổng thống Vladimir Putin đã đến dự Triển lãm ảnh về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Nga; dự lễ khai mạc Những ngày Văn hóa Nga tại Việt Nam./. Thùy Linh


(2) 28 bức ảnh cực hiếm về căn cứ Cam Ranh năm 1968


https://www.nhatbaovanhoa.com/a2798/28-buc-anh-cuc-hiem-ve-can-cu-cam-ranh-nam-1968
02 Tháng Bảy 2024(Xem: 3344)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines
14 Tháng Năm 2024(Xem: 3641)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 3824)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA