Manila ‘mở đường’ cho các nước ven biển chia nhau quyền-lợi ở South China Sea theo luật pháp quốc tế

02 Tháng Bảy 20249:16 SA(Xem: 984)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - THỨ BA 02 JULY 2024


Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines


Manila ‘mở đường’ cho các nước ven biển chia nhau quyền-lợi ở South China Sea theo luật pháp quốc tế


image003Ảnh trên: Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Ảnh dưới: Ca1v khu vực tranh chấp ở vùng biển South China Sea, trong đó khu vực căng thẳng nhất hiện nay là Biển Đông Việt Nam và Biển Tây Philippines. Bản đồ của VHO.

image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

02/7/2024


TÓM TẮT:


Ngày 15/6/2024, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này vừa trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc bản đăng ký mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông.


https://tuoitre.vn/philippines-nop-len-lien-hiep-quoc-ban-dang-ky-mo-rong-them-luc-dia-o-bien-dong-20240615193215398.htm


"Hôm nay, chúng tôi bảo đảm tương lai của mình bằng cách tuyên bố quyền độc quyền việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi ECS của chúng tôi" (Reuters dẫn lời tuyên bố của ông Marshall Louis Alferez - Trợ lý Ngoại trưởng Philippines).


Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, các quốc gia ven biển được phép thiết lập thềm lục địa bên ngoài (bao gồm đáy biển và tầng dưới đáy biển) bên ngoài EEZ, nhưng không vượt quá 350 hải lý (khoảng 648 km) tính từ lãnh thổ quốc gia.


Đây là lần thứ hai Philippines đăng ký quyền thềm lục địa mở rộng. Vào năm 2009, Philippines đã đệ trình lần đầu tiên và năm 2012, Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) của LHQ đã xác nhận hồ sơ này, khiến cho Philippines mở rộng thêm 135.506km2 đáy biển.


Những hòn đảo nào ở quần đảo Trường Sa nằm trong vòng 350 hải lý?


Marcos kéo cơn bão Biển Tây vào Hà Nội?


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12165/marcos-keo-con-bao-bien-tay-vao-ha-noi-


Hibiscus-Malaysia tìm thấy mỏ dầu khí ở thềm lục địa chung Malaysia-Việt Nam


https://www.nhatbaovanhoa.com/p189a12316/hibiscus-malaysia-tim-thay-mo-dau-khi-o-them-luc-dia-chung-malaysia-viet-nam


CNN: ‘Chỉ có bọn cướp biển mới làm thế’; Bắc Kinh thách thức Manila và Washington


https://www.nhatbaovanhoa.com/p192a12403/cnn-chi-co-bon-cuop-bien-moi-lam-the-bac-kinh-thach-thuc-manila-va-washington


NHẮC LẠI: Chiều 29/1/2024, lần đầu tiên, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr và phu nhân đến Việt Nam-Hà Nội.


image007Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr và phu nhân tại sân bay Nội Bài - Ảnh: TTXVN


Theo Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và phu nhân, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr và phu nhân đến thăm Việt Nam trong hai ngày 29 và 30/1/2024.


image00921 phát đại bác chào mừng được bắn trong lễ đón cấp nhà nước Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. Ảnh trên: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr duyệt hàng quân danh dự tại buổi lễ ở phủ chủ tịch. Ảnh: NGUYỄN KHÁNH.


image011Toàn cảnh cuộc hội đàm giữa phái đoàn của ông Võ Văn Thưởng và phái đoàn của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr tại phủ chủ tịch. Ảnh: NHƯ Ý


image013Philippines là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, với lượng xuất khẩu 2,63 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2023, tương ứng 1,41 tỉ USD. Ảnh minh họa: Nguồn Bộ Công thương.


*


Dưới đây là bản tin của trang Trí thức VN

https://trithucvn.co/tin-tuc-vn/viet-nam-san-sang-doi-thoai-voi-philippines-ve-cac-tuyen-bo-chong-lan-them-luc-dia.html


VN sẵn sàng đối thoại với Philippines về các tuyên bố chồng lấn thềm lục địa


Khánh Vy

Thứ Bảy, 22/06/2024


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng hôm 20/6/2024 lên tiếng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở biển Đông và yêu cầu Philippines tôn trọng các quyền lợi của Việt Nam trên biển khi đệ trình hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng lên Liên Hiệp Quốc.


Đồng thời, bà Hằng cho biết Việt Nam sẵn sàng trao đổi với Philippines để tìm kiếm và đi đến giải pháp phù hợp với lợi ích của cả hai nước.


image015Phạm Thu Hằng, pho Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao VN. Bà Phạm Thu Hằng đã lên tiếng trước việc Mỹ tố cáo Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng và có hệ thống. (Ảnh: biengioilanhtho.gov.vn)


Bộ Ngoại giao Philippines hôm 15/6/2024 thông báo cho biết nước này đã chính thức yêu cầu LHQ xem xét hồ sơ đăng ký thềm lục địa mở rộng (ECS) ở khu vực Tây Palawan ở Biển Tây Philippines.


Theo Công ước về Luật biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS), thềm lục địa mở rộng là vùng đáy biển có thể kéo dài tối đa đến 350 hải lý (tương đương 648 km) từ bờ của quốc gia ven biển. Vùng thềm lục địa này có các quyền độc quyền về khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên.


Đây là lần thứ hai Philippines đăng ký quyền thềm lục địa mở rộng. Vào năm 2009, Philippines đã đệ trình lần đầu tiên và năm 2012, Ủy ban ranh giới thềm lục địa (CLCS) của LHQ đã xác nhận hồ sơ này, khiến cho Philippines mở rộng thêm 135.506km2 đáy biển.


CLCS cho biết cơ quan này sẽ xem xét đơn của Philippines trong cuộc họp vào khoảng từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau.


Việc Philippines đệ trình hồ sơ này có thể đặt ra những thách thức luật pháp đối với Việt Nam và Malaysia khi vùng thềm lục địa của hai quốc gia này cũng bị chồng lấp bởi phần mà Philippines đòi hỏi.


Người phát ngôn Phạm Thu Hằng tại họp báo thường kỳ ở Hà Nội khẳng định: “Việt Nam bảo lưu toàn bộ quyền và lợi ích của mình theo luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982, và sẵn sàng trao đổi với Philippines để tìm kiếm và đi đến giải pháp phù hợp với lợi ích của cả hai nước.”


Người đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng nhấn mạnh “quốc gia ven biển khi đệ trình ranh giới ngoài thềm lục địa cần tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các quốc gia ven biển liên quan khác có bờ biển đối diện hoặc tiếp liền.” Khánh Vy


**


Dưới đây là bản tin của đài BBC


Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông


BBC 1/7/2024

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cxx2ndrze43o


Philippines hoan nghênh việc Việt Nam công nhận hồ sơ Manila gửi lên Liên Hợp Quốc để bảo đảm quyền của nước này về thềm lục địa mở rộng (ECS) ở Biển Đông, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết, đồng thời nói rằng họ sẵn sàng đối thoại với Hà Nội để giải quyết bất kỳ vấn đề nào liên quan.


"Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để tìm ra những phương thức giúp hai bên đạt được lợi ích chung trong các vấn đề tại Biển Đông,” Bộ Ngoại giao Philippines cho biết trong một tuyên bố ngày 1/7.


Hôm 15/6, Philippines đã trình lên Liên Hiệp Quốc yêu sách về thềm lục địa mở rộng, nhằm mục đích khẳng định chủ quyền ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lý (khoảng 370 km) của nước này ở Biển Đông.


"Hôm nay, chúng tôi bảo đảm tương lai của mình bằng cách tuyên bố quyền độc quyền việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi ECS của chúng tôi," Reuters dẫn lời tuyên bố của ông Marshall Louis Alferez - Trợ lý Ngoại trưởng Philippines.


Bộ Ngoại giao nước này cho biết việc đệ trình đã được Tổng thống Ferdinand Marcos Jr chấp thuận và dựa trên nghiên cứu kỹ thuật và khoa học toàn diện về thềm lục địa ở Biển Tây Philippines - cách gọi của Philippines đối với một phần Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của nước này.


Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển, các quốc gia ven biển được phép thiết lập thềm lục địa bên ngoài (bao gồm đáy biển và tầng dưới đáy biển) bên ngoài EEZ, nhưng không vượt quá 350 hải lý (khoảng 648 km) tính từ lãnh thổ quốc gia.


Việt Nam cho biết sẵn sàng đối thoại với Manila khi Hà Nội đang tìm kiếm các biện pháp phù hợp với lợi ích của cả hai nước.


Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào tháng trước cho biết nước này phản đối việc Philippines đơn phương nộp hồ sơ, cho rằng điều này vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Bắc Kinh.


Theo bài viết ngày 1/7/2024 trên South China Morning Post (SCMP), cộng đồng ngư dân Philippines ở Masinlo, tỉnh Zambales cho biết họ phát hiện sự gia tăng đáng kể các hoạt động tuần tra trên biển của Trung Quốc sau ngày 15/6/2024 - thời điểm quy định mới của Trung Quốc trên Biển Đông cho phép lực lượng cảnh sát biển bắt và giam giữ người nước ngoài bắt đầu có hiệu lực.


Việt Nam học được gì từ cách phản ứng của Philippines?


image017Nguồn hình ảnh, Ezra Acayan/Getty Images. Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu hải quân Philippines vào ngày 4/5/2023 khi con tàu này thực hiện nhiệm vụ tiếp tế cho binh lính đồn trú tại Bãi Cỏ Mây.


Trong các nước ở Đông Nam Á, Philippines được cho là quốc gia có lập trường cứng rắn nhất đối với Trung Quốc liên quan đến những vấn đề Biển Đông trong bối cảnh họ đang thắt chặt quan hệ đồng minh với Mỹ.


Gần đây, Philippines có thể đang điều chỉnh lại cách phản ứng liên quan tới các vấn đề trên Biển Đông sau vụ va chạm với Trung Quốc hôm 17/6/2024.


Giới nhà quan sát nhận thấy Bộ trưởng Quốc phòng Philippines đang có lập trường cứng rắn hơn chính quyền của Tổng thống Ferdinand Marcos Jr, theo South China Morning Post (SCMP).


Theo đó, các nhà quan sát cho rằng Philippines cần thể hiện sự thống nhất giữa lãnh đạo quốc phòng và lãnh đạo chính trị để có thể chống lại sự hung hăng của Trung Quốc trên Biển Đông một cách hiệu quả.


Những lời đánh giá này xuất hiện sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro bác bỏ kế hoạch đối thoại với Bắc Kinh, nhấn mạnh rằng vụ va chạm tại Bãi Cỏ Mây là hành động bạo lực và phi pháp của Trung Quốc.


Hôm 24/6, Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilberto Teodoro rằng Philippines sẽ tiếp tục các nhiệm vụ tiếp tế cho quân đội tại Bãi Cỏ Mây, bất chấp việc cảnh sát biển Trung Quốc gây khó dễ cho công tác này vào tuần trước.


"Đây không phải là sự hiểu lầm hay tai nạn," ông Teodoro nói trong một cuộc họp báo tại phủ tổng thống.


"Chúng tôi không coi nhẹ sự cố này. Đó là một hành động sử dụng vũ lực một cách hung hăng và bất hợp pháp," ông nói thêm.


Chỉ trước đó hai ngày, hôm 22/6, Thư ký điều hành Lucas Bersamin, người đại diện của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos, nói hoàn toàn trái ngược.


Ông Lucas Bersamin nói rằng vụ va chạm này nhiều khả năng là "hiểu nhầm hoặc sự cố".


Chủ nhật ngày 23/6, tức gần một tuần sau khi vụ xô xát xảy ra, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr nói rằng Philippines không có ý định gây chiến và luôn mong muốn giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.


Phản ứng này của Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. được cho là "chậm trễ" và thế hiện “lập trường thận trọng” của Philippines.


"Những tuyên bố lưỡng lự và có vẻ bối rối của quan chức Philippines phản ánh sự lo ngại về leo thang không mong muốn [giữa Philippines và Trung Quốc] và, quan trọng hơn, là sự nghi ngờ về mức độ cam kết của Mỹ trong việc hỗ trợ Philippines," một bài bình luận ngày 29/6 trên SCMP viết.


Vào đầu tháng 5/2024, tờ Inquirer của Philippines tường thuật nhận định của các học giả tại một viện nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Philippines và Việt Nam nên củng cố hợp tác nhằm bảo vệ lợi ích chung trước những "hoạt động cưỡng ép" của Trung Quốc ở Biển Đông.


Tiến sĩ Lori Forman từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (DKI APCSS, Mỹ) khẳng định sự hợp tác giữa Philippines và Việt Nam cần được đẩy mạnh hơn nữa, đồng thời nhấn mạnh "hai quốc gia có chung những lợi ích cốt lõi, tạo nền tảng vững chắc cho sự hợp tác".


Hôm 16/5, trả lời BBC News Tiếng Việt việc liệu Việt Nam có thể làm cứng rắn như Philippines trong vấn đề Biển Đông hay không, nhà nghiên cứu Song Phan từ Úc nhận định rằng:


"Có lẽ không chỉ Việt Nam mà các bên liên quan đồng lòng đối phó với Trung Quốc theo kiểu Philippines sẽ là điều rất tốt.


Tuy nhiên, do điều kiện và tính toán riêng của mỗi nước nên khó làm được như vậy. Việt Nam phụ thuộc nặng về kinh tế, nhất là về chính trị, lại tiếp giáp với Trung Quốc trên đất liền. Malaysia thì chính quyền hiện nay đang 've vuốt' Trung Quốc, Indonesia chỉ có tranh chấp một phần về vùng đặc quyền kinh tế, không có tranh chấp đảo/đá..."


Nói lời BBC vào ngày 25/6, Tiến sĩ Collin Koh, chuyên gia nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Quốc phòng và Chiến lược, trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), đánh giá:


"Với việc đặt trọng tâm hiện tại là giải quyết Philippines trên Biển Đông, tôi cho rằng Trung Quốc không muốn gây xích mích không cần thiết trong mối quan hệ với các quốc gia Đông Nam Á khác, ít nhất là với Indonesia, Malaysia và Việt Nam."


"Hơn nữa, Trung Quốc muốn bêu tên Philippines như là một kẻ dị biệt, cùng lúc đó, họ tăng cường luận điệu rằng họ đã kiểm soát tranh chấp và không để xảy ra xung đột nào với các nước khác trong Đông Nam Á," Tiến sĩ Collin Koh đánh giá.


Hôm 26/6, trong khuôn khổ chuyến công tác tham dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


Tại đây, Việt Nam và Trung Quốc đã trao đổi về các vấn đề quốc tế, khu vực cùng quan tâm, nhất trí cùng kiểm soát và xử lý thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở trên biển.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Manila nộp lên Liên Hiệp Quốc bản đăng ký mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông


BÌNH AN


TTO - 15/06/2024 19:44 GMT+7 


https://tuoitre.vn/philippines-nop-len-lien-hiep-quoc-ban-dang-ky-mo-rong-them-luc-dia-o-bien-dong-20240615193215398.htm


Ngày 15/6/2024, Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này vừa trình lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc bản đăng ký mở rộng thềm lục địa ở Biển Đông.


image019Tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu tiếp tế Philippines, khi tàu này đang trên đường đến bãi Cỏ Mây ở Biển Đông vào ngày 5-3 - Ảnh: REUTERS


"Hôm nay, thông qua phái đoàn Philippines tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Philippines đã trình thông tin lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc, để đăng ký quyền của Philippines đối với thềm lục địa mở rộng (ECS) tại khu vực Tây Palawan ở Biển Đông" - Bộ Ngoại giao Philippines cho biết trong tuyên bố ngày 15-6, theo trang tin Rappler.


Việc nộp yêu sách về thềm lục địa mở rộng đã được Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr phê chuẩn, diễn ra sau khi Philippines thực hiện cuộc nghiên cứu khoa học và kỹ thuật toàn diện về thềm lục địa ở Biển Đông.


Động thái trên diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa Philippines và Trung Quốc ở Biển Đông.


Thời gian qua Philippines liên tục tố tàu hải cảnh Trung Quốc quấy rối, ngăn chặn và thực hiện các hành động nguy hiểm nhằm vào tàu Philippines ở Biển Đông. 


Trong đó có các vụ tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng vào tàu chở hàng tiếp tế cho lực lượng Philippines ở bãi Cỏ Mây.


Bộ Ngoại giao Philippines cho biết nước này mất hơn 15 năm để chuẩn bị cho việc đệ trình nói trên.


Philippines giải thích họ đang sử dụng quyền theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) để thiết lập ranh giới ngoài của thềm lục địa, bao gồm vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, kéo dài lên tới 350 hải lý.


"Các sự cố trên biển có xu hướng làm lu mờ tầm quan trọng của những thứ nằm bên dưới. Đáy biển và lòng đất dưới đáy biển trải dài từ quần đảo của chúng tôi lên đến mức tối đa được UNCLOS cho phép hiện nắm giữ các nguồn tài nguyên tiềm năng đáng kể, vốn sẽ mang lại lợi ích cho quốc gia và người dân của chúng tôi trong nhiều thế hệ tiếp theo" - ông Marshall Louis Alferez, trợ lý ngoại trưởng Philippines phụ trách các sự vụ hàng hải và đại dương, bình luận.


Quan chức này nói thêm: "Hôm nay, chúng tôi bảo đảm tương lai của mình bằng cách thể hiện đặc quyền của mình trong việc thăm dò và khai thác tài nguyên thiên nhiên, theo quyền ECS của chúng tôi". (BÌNH AN)
14 Tháng Năm 2024(Xem: 1527)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 1640)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA