Đại sứ Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn đến thăm, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ ‘chọn phe’? Nhưng …

14 Tháng Sáu 20248:02 SA(Xem: 1134)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG-BIỂN TÂY-SOUTH CHINA SEA - THỨ BẨY 15 JUNE 2024


Đại sứ Bắc Kinh, Hoa Thịnh Đốn đến thăm, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ ‘chọn phe’? Nhưng …


image003Ảnh trên: Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba đại diện Bắc Kinh đến ‘thăm’ tân Chủ tịch nước Tô Lâm ở phủ chủ tịch Hà Nội ngày 11/6/2024; Ảnh dưới: Đại sứ Hoa Kỳ Marc Knapper đại diện Hoa Thịnh Đốn đến ‘thăm’ tân Chủ tịch nước Tô Lâm ở phủ chủ tịch Hà Nội ngày 13/6/2024.

image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

15/6/2024


*


Ngày 22/5/2024 (giờ VN), sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bộ trưởng Công an đã chính thức tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2026.


Phát biểu trong bài diễn văn nhậm chức, ông tân Chủ tịch nước nói: “Trên cơ sở kiên định, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là trước hết …


“Trên cơ sở kiên định, vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối đổi mới của Đảng; độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; hạnh phúc, ấm no của Nhân dân là trước hết …


“Kiên định và triển khai có hiệu quả đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ đối ngoại, mang đậm bản sắc ngoại giao “cây tre Việt Nam …” (VOV.VN)


Hôm thứ Ba 11/6/2024 (giờ VN), Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, ông Hùng Ba, vị khách trú cao cấp nhất đại diện cho Bắc Kinh, láng giềng phương Bắc, đến thăm ông Tô Lâm, tân Chủ tịch nước.


Hai ngày sau ông Hùng Ba, hôm thứ Năm 13/6/2024, Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội, ông Marc Knapper, vị khách nâng ‘tầm quan hệ đối tác chiến lược’ cao cấp nhất đại diện cho Hoa Thịnh Đốn, đến thăm ông Tô Lâm, tân Chủ tịch nước.


Ông Tô Lâm nhậm chức chưa đầy một tháng sau hàng loạt biến cố khủng hoảng chính trị nội bộ và quyền lực của quyền lực ngầm, tân Chủ tịch nước Tô Lâm đã được hai ngài Đại sứ ‘khổng lồ’ đến ‘thăm’.


Ông Tô Lâm là nhân vật thứ hai sau ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CsVN. Giới quan sát cho rằng ông Lâm (xuất thân từ công an), người có khả năng cao nhất thừa kế chức vụ tổng bí thư, là mẫu nhân vật lý tưởng của phe xã hội chủ nghĩa ví như ông Putin (xuất thân từ KGB).


Theo thông lệ, một vấn đề ngoại giao “cấp cao” thường diễn ra trước đây là lời mời nguyên thủ ở một nước cộng sản đi thăm thủ đô hai nước lớn: Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.


Ông tân chủ tịch nước sẽ được mời đi thăm Tử Cấm Thành và Tòa Bạch Ốc?


Trước đây, ngày 7 tháng 7 năm 2015, nguyên thủ số một của nước cộng sản Việt Nam, ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng CsVN đã được mời đi thăm Tòa Bạch Ốc, hội kiến với Tổng thống Barrack Obama ở Phòng Bầu Dục.


Thế nhưng, trước khi đến Hoa Thịnh Đốn ông Trọng đã bay sang Bắc Kinh.


Ông Lâm sẽ lập lại như ông Trọng đến Bắc Kinh trước rồi mới đi Hoa Thịnh Đốn; hay lần này – sẽ khác ông Trọng? Khó thể đoán được điều gì sau cây tre.


Vẫn còn là câu hỏi: Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn, nơi nào ông Tô Lâm sẽ đến trước?


Đối diện hình bóng của hai ông đại sứ, ông Lâm đứng trước tấm bảng “không muốn phải chọn bên nào” “Quy định về những điều đảng viên không được làm”. Ông sẽ rút kinh nghiệm. – Bằng cách nào?


Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, hồi đang làm Thủ tướng Chính phủ tuyên bố trong buổi họp báo tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (ICC) Hà Nội chiều ngày 26/6/2020, khi trả lời báo chí về kết quả Hội nghị trực tuyến cấp cao ASEAN 36, ông khẳng định ASEAN (trong đó có Việt Nam) chắc chắn không muốn phải chọn bên nào. Ra đi thê thảm.


Nguyên Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026, theo Ban Chấp hành Trung ương Đảng, ông Thưởng “đã vi phạm Quy định về những điều đảng viên không được làm”, nên phải xin ‘thôi’ làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh nhiệm kỳ 2021-2026. May mà “xin thôi”.


Dù muốn hay không, Trung Quốc và Hoa Kỳ có tầm ảnh hưởng lớn đối với ban chấp hành Bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam; do đó, chuyến đi của ông Tô Lâm nếu diễn ra ngày gần đây sẽ được quan tâm đặc biệt trong bối cảnh chính sách đối nội, đối ngoại của Việt Nam hiện nay.


Tình hình an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ, quan điểm chính trị, đối tác kinh tế và quyền tự do lưu thông hàng không hàng hải ở vùng biển South China Sea, mà Việt Nam gọi là Biển Đông, (chúng tôi VHO gọi là Biển Đông Nam Á), mọi người sẽ được nghe ông Tô Lâm – phát biểu minh bạch trong các cuộc hội đàm với các nhà lãnh đạo cường quốc.


**


Dưới đây là thông tin của đài VOA về cuộc gặp giữa ông Tô Lâm với Đại sứ Trung Quốc và Hoa Kỳ tại phủ chủ tịch Hà Nội.


Chủ tịch Tô Lâm nói với Đại sứ Trung Quốc: Bất đồng trên biển cần được giải quyết tốt hơn


11/06/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7651348.html


image007Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm (phải) tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba tại Hà Nội ngày 11/6/2024.


Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm hôm thứ Ba (11/6) nói với đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, ông Hùng Ba, rằng điều quan trọng là những tranh chấp trên biển cần phải được giải quyết tốt hơn và lợi ích của mỗi quốc gia được tôn trọng, theo thông tin từ văn phòng Chủ tịch nước.


Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, nhưng hai quốc gia láng giềng đã bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp hàng hải kéo dài nhiều năm ở Biển Đông.


“Về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh, hai bên cần thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung cấp cao, kiểm soát và giải quyết tốt hơn bất đồng trên biển; tôn trọng các quyền và lợi ích chính đáng của nhau, tích cực tìm kiếm biện pháp xử lý thỏa đáng phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) năm 1982”, Văn phòng ông Tô Lâm cho biết.


Trước đó, hôm 6/6, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng bày tỏ quan ngại sâu sắc, phản đối và yêu cầu Trung Quốc chấm dứt hoạt động “khảo sát trái phép” của tàu Hải Dương 26 trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.


Truyền thông Trung Quốc nói việc triển khai hoạt động ban đầu của tàu nghiên cứu khoa học đa chức năng đầu tiên của Trung Quốc ở Biển Đông, ngoài khơi tỉnh Hải Nam, là để góp phần bảo vệ các rạn san hô và phát triển các cấu trúc đảo của nước này trong khu vực.


Trong cuộc gặp hôm 11/6, ông Tô Lâm tiếp tục khẳng định việc phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với Trung Quốc là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể đường lối đối ngoại của Việt Nam.


Về phía Trung Quốc, Đại sứ Hùng Ba chúc mừng ông Tô Lâm được Quốc hội Việt Nam bầu giữ chức chủ tịch nước, và khẳng định Trung Quốc coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện với Việt Nam, luôn coi đây là phương hướng ưu tiên trong tổng thể chính sách ngoại giao láng giềng của Trung Quốc, vẫn theo Văn phòng Chủ tịch nước.


Việt Nam và Trung Quốc đã ký hàng chục thỏa thuận hợp tác, bao gồm cả về đường sắt, trong chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng 12.


Tại cuộc gặp, ông Tô Lâm cũng nhắc lại sự cần thiết phải tăng cường kết nối đường sắt giữa hai nước và yêu cầu Trung Quốc mở cửa hơn nữa thị trường cho nông sản Việt Nam.


Việt Nam và Trung Quốc sẽ kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm tới. (VOA)


Ông Tô Lâm tiếp Đại sứ Mỹ, nói Hoa Kỳ là đối tác ‘quan trọng chiến lược’


13/06/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7654536.html


image009Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm. AFP


Chủ tịch nước Việt Nam Tô Lâm hôm 13/6/2024 đã tiếp Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper và khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ song phương.


Theo Cổng thông tin của chính phủ Việt Nam (VGP News), ông Lâm đã “đề nghị” ông Knapper “chuyển lời cảm ơn chân thành” của ông tới Tổng thống Joe Biden về “lời chúc mừng tốt đẹp” của nguyên thủ Mỹ khi ông Lâm được bầu làm chủ tịch nước.


Ông Lâm còn được dẫn lời “khẳng định Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là đối tác có tầm quan trọng chiến lược và sẵn sàng phối hợp cùng Hoa Kỳ tiếp tục đưa quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện giữa hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả, thực chất trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, thể chế chính trị của nhau, mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước và đóng góp cho hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển ở khu vực và thế giới”.

Ngoài việc “đề nghị hai bên tăng cường tiếp xúc và trao đổi đoàn ở các cấp, các kênh, nhất là ở cấp cao”, theo VGP News, ông Lâm kêu gọi hai nước “đẩy mạnh hợp tác hơn nữa, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư để đây tiếp tục là điểm sáng và là động lực của quan hệ song phương” cũng như “từng bước mở rộng hợp tác về an ninh, quốc phòng phù hợp với mong muốn của cả hai bên, trong đó có hợp tác phòng chống khủng bố, tội phạm xuyên quốc gia, an ninh mạng”.


Liên quan tới một vấn đề khác mà hai bên thường trao đổi trong các cuộc họp song phương, ông Lâm “đề nghị Hoa Kỳ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, theo VGP News.


Truyền thông trong nước, trong đó có Thông tấn xã Việt Nam, cùng trang Facebook của VGP News đăng tải các bức ảnh về cuộc gặp giữa ông Lâm và ông Knapper tại Phủ Chủ tịch.


Theo VGP News, Chủ tịch Việt Nam “cũng đánh giá cao” những đóng góp của ông Knapper đối với quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ và đề nghị ông “tiếp tục quan tâm, thúc đẩy mối quan hệ đối tác tốt đẹp này”.


Theo quan sát của VOA, tới tối ngày 13/6 (theo giờ Hà Nội), phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam chưa có thông báo công khai nào về cuộc gặp này.


Như VOA tiếng Việt đã đưa tin, hồi tháng 11 năm ngoái, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Marc Knapper đã có chuyến thăm tới khu nhiều người Việt sinh sống ở Quận Cam, bang California.


“Với việc nâng cấp Đối tác Chiến lược Toàn diện, chúng ta tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng từ thương mại và biến đổi khí hậu đến công nghệ và các mối quan hệ giữa nhân dân hai nước”, Đại sứ quán Mỹ khi đó viết trên Facebook.


Orange County Register trích lời đại sứ Mỹ ở Việt Nam nói trong cuộc gặp đó rằng “không phải lúc nào chúng tôi cũng đồng quan điểm với chính phủ Việt Nam”, nhất là về vấn đề tự do tôn giáo và nhân quyền.


XEM THÊM:


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12383/quan-dao-truong-sa-nam-2024-ra-sao-


https://www.nhatbaovanhoa.com/p189a12343/manila-nen-canh-phong-toa-do-quyet-tu-ajungin


https://www.nhatbaovanhoa.com/p189a12273/thuong-dinh-joe-biden-marcos-fumio-kishida-tai-toa-bach-oc
02 Tháng Bảy 2024(Xem: 984)
Lần thứ hai, Manila đệ nạp lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa (CLCS) Liên Hiệp Quốc văn kiện mở rộng thềm lục địa ở Biển Tây Philippines
14 Tháng Năm 2024(Xem: 1527)
TỪ ĐỘNG TÁC CỦA BẮC KINH Ở SANDY CAY và SABINA SHOAL
12 Tháng Tư 2024(Xem: 1640)
INDO-PACIFIC KHỞI ĐỘNG MẠNH TỪ SOUTH CHINA SEA ĐẾN EAST SEA