Biển Đông-Bắc Kinh-Điểm số 9: “Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc” ngày 31/10/2022

02 Tháng Mười Một 20228:27 SA(Xem: 4380)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG – THỨ TƯ 02 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Biển Đông-Bắc Kinh-Điểm số 9: “Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc” ngày 31/10/2022

image007

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

02/11/2022


Theo báo Nhân Dân trong nước ngày 01/11/2022 – Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 1/11. Nhân dịp này, hai bên đã ra Tuyên bố chung. Báo Nhân Dân xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.


Dưới đây là điểm số 9 liên quan tới vấn đề Biển Đông:


9. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển; cho rằng kiểm soát thỏa đáng bất đồng, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông vô cùng quan trọng; nhất trí xử lý ổn thỏa vấn đề trên biển, đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh lâu dài ở khu vực.


Hai bên nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, sử dụng hiệu quả cơ chế đàm phán biên giới cấp Chính phủ Việt Nam-Trung Quốc, kiên trì thông qua hiệp thương, đàm phán hữu nghị, tích cực bàn bạc về các biện pháp giải quyết mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường, chủ trương của mỗi bên; tìm kiếm giải pháp cơ bản lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.


Hai bên nhất trí tích cực thúc đẩy bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển và bàn bạc về phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, thúc đẩy hai việc trên sớm đạt tiến triển thực chất. Hai bên sẵn sàng tiếp tục tích cực triển khai hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển; tích cực trao đổi về đi sâu, mở rộng hợp tác trên biển tại Vịnh Bắc Bộ trên cơ sở đáp ứng lợi ích thiết thực của cả hai bên.


Hai bên đồng ý tiếp tục thúc đẩy thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trên cơ sở hiệp thương, nhất trí, sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, có nội dung thực chất, phù hợp luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982; kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình và mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông và thúc đẩy hợp tác trên biển.


13. Hai bên nhất trí cho rằng, chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thành công tốt đẹp, góp phần tích cực trong việc phát huy tình đoàn kết, hữu nghị truyền thống Việt Nam-Trung Quốc, đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc trong thời đại mới, thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển thịnh vượng của khu vực và thế giới. Hai Đảng và nhân dân hai nước rất vui mừng về những thành quả này.


* Trích nguyên văn từ:


https://nhandan.vn/tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc-ve-viec-tiep-tuc-day-manh-va-lam-sau-sac-hon-nua-quan-he-doi-tac-hop-tac-chien-luoc-toan-dien-viet-nam-trung-quoc-post722756.html


image005Bản đồ 21 thực thể và 33 điểm Việt Nam đóng quân chiếm giữ sau năm 1975. Tài liệu của VHO.


Nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ở Quốc hội VN: "4 vấn đề về Biển Đông"


https://www.nhatbaovanhoa.com/a10081/tt-nguyen-tan-dung-phat-bieu-o-quoc-hoi-vn-4-van-de-ve-bien-dong-


Ngày 25/11/2015, TT Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ở Quốc hội VN: "4 vấn đề về Biển Đông"; Văn Hóa Online trích nguyên văn:


“Việt Nam chúng ta khẳng định có đủ căn cứ về pháp lý và lịch sử khẳng định rằng quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.Đến năm 1974, cũng Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trong sự quản lý hiện tại của chính quyền Sài Gòn, tức là chính quyền Việt Nam Cộng Hòa.


“Chính quyền Sài Gòn, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã lên tiếng phản đối, lên án việc làm này và đề nghị Liên hợp quốc can thiệpVấn đề thứ ba, quần đảo Trường Sa, năm 1975 giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc thì Hải Quân chúng ta đã tiếp quản 5 hòn đảo tại quần đảo Trường Sa, đó là đảo Trường Sa, đảo Song Tử Tây, đảo Sinh Tồn, đảo Nam Yết và đảo Sơn Ca, năm đảo này do quân đội của chính quyền Sài Gòn chính quyền Việt Nam Cộng hòa đang quản lý chúng ta tiếp quản.

“Sau đó với chủ quyền của chúng ta, chúng ta tiếp tục mở rộng thêm lên 21 đảo, với 33 điểm đóng quân (outpost (1). Ngoài ra chúng ta còn xây dựng thêm, 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính để khẳng định chủ quyền của chúng ta ở vùng biển này, vùng biển trong phạm vi mà 200 hải lý thuộc thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của chúng ta.

Trong khi đó ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc cũng đã chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipines chiếm 9 đảo, Malaixia chiếm 5 đảo, còn Bruney có đòi hỏi chủ quyền trên vùng biển nhưng không có chiếm giữ đảo nào.


image010Ngày 22/4/2014, theo lời mời chính thức của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao VN, ông Nguyễn Thanh Sơn, nhà báo Lý Kiến Trúc từ California về Việt Nam đã đi thăm quần đảo Trường Sa. Ảnh trên, ông Nguyễn Thanh Sơn và nhà báo Lý Kiến Trúc ngồi trên cano đang tiến vào một hòn đảo giữa biển Trường Sa. Ảnh tài liệu của VHO.


image012Ngày 19/4/2014, nhà báo Lý Kiến Trúc phát hiện cột đá cao gần 3 mét có những hàng chữ khắc trên trên chóp bia đá: VIỆT NAM CỘNG HÒA QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA – Hàng dưới khắc: “Quần đảo Trướng Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy, phái bộ Quân sự quan sát nghiên cứu đến viếng quần đảo này ngày 22 tháng 8 năm 1956 dưới sự hướng dẫn của Hải quân Việt Nam.”


image014Ngày 24/4/2014, nhà báo Lý Kiến Trúc đi thăm một trong 15 nhà giàn ở khu vực bãi Tư Chính được xây dựng sau 1975. Ảnh tài liệu của VHO.


image016Bản đồ Biển Đông và lưỡi bò 9 đoạn do Trung Quốc tự vẽ. Tài liệu của VHO.
23 Tháng Ba 2023(Xem: 4044)
19 Tháng Giêng 2023(Xem: 4547)