Thừa dịp mặt trận Ukraine-Nga: Bắc Kinh “ngư ông thủ lợi” hay sẽ tấn công Trường Sa/Đài Loan/Philippines? (*)

16 Tháng Hai 20227:31 SA(Xem: 4127)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ TƯ 16 FEB 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


BIỂN ĐÔNG-ĐÀI LOAN-PHILIPPINES


Thừa dịp mặt trận Ukraine-Nga: Bắc Kinh “ngư ông thủ lợi” hay sẽ tấn công Trường Sa/Đài Loan/Philippines?

image025

Gs Carlyle Thayer: Chiến tranh Nga-Ukraine có thể khiến Việt Nam nhượng bộ Trung Quốc ở Biển Đông


RFA 15/2/2022


image028Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Nga Putin

Reuters/RFA edited


Giáo sư Carlyle Thayer, nhà quan sát chính trị Việt Nam lâu năm phân tích ảnh hưởng của một cuộc xung đột quân sự tiềm tàng giữa Nga và Ukraine đến quốc gia Đông Nam Á. 


Mặc dù nằm cách xa lục địa Châu Âu, tuy nhiên, theo nhận định của chuyên gia người Úc thì Việt Nam sẽ gánh chịu hậu quả tai hại một khi chiến tranh giữa hai nước thuộc Liên Xô cũ xảy ra. 


Trả lời phỏng vấn của Đài Á châu Tự do, Giáo sư Carlyle Thayer bình luận rằng cuộc xâm lược của Nga nhắm vào Ukraine sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam theo hai khía cạnh, kinh tế và an ninh. 


Về khía cạnh kinh tế, vị giáo sư từ trường đại học New South Wale cho rằng chương trình phát triển kinh tế của chính phủ ông Phạm Minh Chính sẽ rất có thể bị “trật bánh”, một khi chiến tranh nổ ra, ông nói thêm:


Chúng ta đang nói đến khả năng về một cuộc xung đột giữa những nền kinh tế lớn nhất thế giới, với Hoa Kỳ và Châu Âu liên minh chống lại Nga, và nếu Trung Quốc quyết định ủng hộ Nga thì chắc sẽ dẫn đến thảm hoạ. Và với Việt Nam thì đó là viễn cảnh tồi tệ nhất có thể xảy ra. 


Việt Nam phụ thuộc vào nền kinh tế, an ninh, và sự ổn định toàn cầu. Nếu những điều đó bị gián đoạn thì sẽ làm trật bánh chiến lược kinh tế của Việt Nam, cụ thể là tham vọng đưa nước này trở thành quốc gia có thu nhập cao hơn.


Nguyên nhân của việc này theo giáo sư Thayer là vì nếu Nga xâm lược Ukraine thì sẽ bị phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế nặng nề, bất cứ nước nào làm ăn với Nga sẽ đều bị cấm vận lây, do vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và xứ sở bạch dương. 


Và nếu ông Tập Cận Bình quyết định sát cánh với Putin trong cuộc đối đầu với phương Tây thì thiệt hại mà Việt Nam phải hứng chịu sẽ còn nặng nề hơn nữa, vì nền kinh tế toàn cầu sẽ bị đảo lộn, mà nước này lại phụ thuộc vào việc xuất và nhập khẩu, cũng như sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu. 


image031Binh lính Nga tập trận cùng Belarus hôm 12/2/2022. Ảnh: Reuters


Ngoài khía cạnh kinh tế, Việt Nam cũng sẽ phải đối diện với thách thức về mặt an ninh một khi chiến tranh nổ ra ở Châu Âu, theo giáo sư Carlyle Thayer. 


Nếu một cuộc khủng hoảng xảy ra ở Ukraine, Trung Quốc sẽ có khả năng triển khai và đạt được nhiều hơn những điều mà họ muốn. 


Tuy nhiên, liệu Trung Quốc có muốn mở một cuộc tấn công trên Biển Đông hay không, hay là họ sẽ cho Việt Nam thấy sự thay đổi về mặt tình hình thực tế, khi mà Hoa Kỳ sẽ không thể đóng vai trò quyết định ở khu vực nữa vì cuộc khủng hoảng ở Ukraine, hay nói cách khác là Việt Nam sẽ không thể dựa vào Mỹ để đối phó với Trung Quốc. 


Nếu vậy thì Việt Nam sẽ phải nhượng bộ thêm và để Trung Quốc làm chủ tình hình, cũng như tránh đối đầu.


Mặc dù chính quyền của Tổng thống Biden vừa mới công bố Chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương mới, trong đó nhắm đến việc củng cố an ninh ở khu vực, và vận dụng mọi nguồn lực để răn đe các động thái hung hăng cũng như chống lại các nỗ lực đe doạ đến hoà bình và sự ổn định ở khu vực. 


Trong chiến lược này thì Trung Quốc được cho là đối tượng chính mà Hoa Kỳ nhắm đến. 


Tuy nhiên, Giáo sư Thayer cho rằng một cuộc chiến tranh ở Châu Âu sẽ trì hoãn việc triển khai chiến lược này, và sẽ khiến các nỗ lực tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương bị ảnh hưởng. 


Về phần Chính phủ Việt Nam, chuyên gia người Úc cho rằng lựa chọn là rất hạn chế trong việc tiếp cận cuộc khủng hoảng ở Đông Âu, ông nói:


Tôi nghĩ rằng Việt Nam sẽ chọn cách kêu gọi đối thoại và thiết lập hoà bình, và vì lợi ích của mình nên Việt Nam sẽ không chỉ trích Nga. 


Rõ ràng là Việt Nam sẽ ở vào trong thế khó. Ngoài ra thì Trung Quốc cũng sẽ tỏ ra ủng hộ những việc làm của nước Nga, nên Việt Nam cũng sẽ không muốn khiêu khích Trung Quốc.


Đứng trước những thách thức có thể sẽ xảy đến, theo giáo sư Carlyle Thayer, thì Việt Nam không hề mong muốn một cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine sẽ xảy ra. 


(*) Tựa do VHO đặt

06 Tháng Tám 2015(Xem: 13260)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14420)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14069)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15645)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14668)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14551)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15286)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19510)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14266)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 17877)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13380)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13541)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13570)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13328)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)