Thần Hổ và hai Cọp biển Mỹ-Hoa vờn nhau ngoài Biển Đông

10 Tháng Hai 20228:06 SA(Xem: 4133)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ NĂM 10 FEB 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


CHÂU Á ĐẠI DƯƠNG RẬP RÌNH


Thần Hổ và hai Cọp biển Mỹ-Hoa vờn nhau ngoài Biển Đông

image020

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

Giao thừa 01/1/2022 Âm lịch (01/2/2022 DL)


Hổ ẩn sơn trung mao tận bạch

Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng


image021“Thần Hổ” - tranh Ngọc Cường 2021.


Chuyện xưa


Ngày xửa ngày xưa, có câu chuyện kể từ đời này sang đời nọ. Trong khu rừng nguyên thủy thăm thẳm có đôi vợ chồng chúa sơn lâm trú ngụ, thường quanh quẩn ở ngôi chùa phong rêu ẩn hiện trong hang đá huyền bí, cửa hang lộ thiên thấu cảm tầng mây hữu sắc vô không, tan rồi hợp theo vầng nhật nguyệt. Cạnh chùa có dòng thác bạc từ khe đổ xuống rì rào. Vợ chồng chúa sơn lâm đói thì ăn trái, khát thì uống nước thác đổ, từ hoàng hôn đã phục dưới mái hiên chùa. Dân làng lên chiêm bái Phật quen mặt Hổ, sinh lòng thân thương gọi vợ chồng chúa sơn lâmông bà Hổ chùa thác đổ.


Khi ráng chiều buông xuống và mây trắng kéo về tụ trên đầu núi là lúc ông bà Hổ chùa thác đổ nằm phục bên nhau dưới mái chùa tựa như hồn nhiên mong chờ che chở, âm thanh của dòng thác như dòng chảy bất tận thời gian điểm lúc tiếng kinh tiếng kệ, tiếng chuông tiếng mõ của Sư Cụ khoan thai vọng vào không gian u tịch. Sư Cụ trụ thế ngôi chùa cổ tự lúc nào, Cụ từ đâu đến, bao nhiêu hạ lạp, không ai biết, chắc từ thời Sư còn rất trẻ. Như chuyện cổ tích, ngoài trăm tuổi Sư Cụ ngồi kiết già quy tiên hóa về cửa Việt Phật. Người ta đồn rằng xá lợi Sư Cụ bất hoại nhưng gặp thời nước ta nổ cơn binh biến chống quân xâm lược, bọn ma quỷ đốt phá chùa chiền làm nơi sinh hoạt, xá lợi Sư Cụ được mật pháp dời đi chôn dấu.  


Những đêm khuya ngồi quanh bếp lửa, dân làng truyền tụng ông bà Hổ này rất lành, nhất là không khi nào xuống núi phá phách của cải xóm làng, có dạo còn đánh nhau tơi bời với bọn ác thú mon men mò đến.


Dạo ấy chùa ta nghèo lắm, làng ta cũng nghèo. Miếng ăn tấm áo khó khăn. Nhưng được cái là người mộ đạo vẫn một lòng viếng chùa cúng dường tam bảo. Sư trụ trì chỉ ăn rau xanh hoa quả do đàn chim thả vương vãi quanh chùa và uống nước thác đổ, ngày đêm ngài chăm chút khói hương tỏa thơm bát ngát. Hỏi nhang ở đâu mà Sư sưởi ấm nhân gian. Sư nói lấy trầm hương trên đỉnh non thần mà quấn thành chất vô lượng đốt lên cúng Phật, lấy nhựa từ cây hạt trần lá già kim lục làm lửa điện quang soi sáng kinh thư. Cứ đến ngày rằm vằng vặc trăng tròn thì phát lộc cho vợ chồng Hổ và những kẻ tâm thành chí nguyện vượt biển leo đèo lội suối đến vái bà chúa Mẫu Thượng Ngàn.  


Tưởng chừng như ông bà Hổ chùa thác đổ ngày đêm trầm tư chánh niệm ở tuổi xế chiều tự tại với ngôi chùa công đồng tứ phủ; nhưng đùng một cái, khu rừng bỗng dội lên những âm thanh cuồng nộ, những tiếng gào thét gầm gừ rống lên của loài cọp hung tàn tràn đến …


Một đám thằng Cọp xám lông xù đầu lãnh lù lù từ phường âm hiểm lao xuống. Xác tướng nó trông to béo lực lưỡng nhưng lòng dạ ti tiện, vì bản chất máu của nó chỉ muốn ăn tươi nuốt sống. Ngày xưa trong thời giảng pháp Sư Cụ đã dạy, phàm lệ, chúng sinh có các hạng người sống trong đời trần tục, một hạng được học ở trường vương đạo, một hạng được học ở trường bá đạo, còn hạng xuất thân từ lớp vô đạo thì chớ coi thường nó.


Thằng Cọp xám lông xù dẫn theo đám lâu la đi đến đâu mùi hôi thối bay ra nồng nặc tới đó. Bọn nó hùng hổ tràn vào đất đai chùa không ngừng gầm rú. Một thằng cọp xám đen phóng leo lên mái chùa giật xập hoa lá trái cây. Nó đang lên cơn thù hận chuyện do chính nó dựng lên. Nó đang thèm máu loài người và sự thật hiền lương. Nó lục lọi tìm mùi thịt sống. Nó sùng sục đi tìm người trong ngôi chùa nhỏ đang vượt núi vượt biển bất kể mạng sống đi tìm dược thảo linh đơn.


Nhác thấy linh tượng Nam Hải Quan Thế Âm Bồ Tát cao bằng đầu người đứng trước sân chùa, một thằng cọp xám đội lốt nam mô ăn cắp vác đi biến mất. Nhác thấy bà Hổ mượt mà yếu đuối đang run rẩy nép vào bệ thờ, thằng cọp thủ lãnh nhảy vồ tới, giương cặp răng nanh nhọt hoắt đỏ lòm, ngoác to cổ họng khạc lửa hung tợn vào bà Hổ và ban thờ Phật. Ông Hổ nghe tin báo dữ vội vã quay về. Trận đánh sinh tử giữa ông Hổ chùa thác đổ và Cọp xám lông xù kéo dài ngày này qua ngày nọ làm rung chuyển xóm làng và khu rừng nguyên sinh. Hậu quả của trận âm ỉ quyết chiến là ngôi chùa đơn sơ bị bọn cọp gian ác tàn phá tan hoang. Vợ con ông Hổ thất lạc ly tán. Nhưng ông Hổ vẫn bình tĩnh tung ra những chiêu thức võ học bí truyền thân như điện ảnh hữu hoàn vô do Sư Cụ tâm truyền, vung ra những cái tát như trời giáng. Trống đồng phương nam tùng tùng trợ chiến năng lượng sấm sét, sóng thần biển đông dưới chân núi dâng lên cuồn cuộn, từng con cọp xám bàng hoàng bừng tỉnh, chủ tướng cọp xám lông xù cắp đuôi trốn biệt.


Từ đó ông Hổ chùa thác đổ thanh tịnh diện bích nghe kinh hóa thành Thần Hổ. Từ đó, tục lệ dân ta thường có bình phong tạc Thần Hổ tọa trước cửa đình làng làm khiên giáp chống loài ác thú.


image022Bình phong Thần Hổ trước cửa Đình thần xã Hưng Long huyện Chơn Thành tỉnh Bình Phước. Nguồn Vũ Tâm


image023image024Chùa thác đổ thâm sơn cùng cốc ở khu rừng núi nguyên sinh tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang. Xung quanh là ít cây trầm hương non còn sót lại sau những đợt truy lùng tàn phá của bọn lâm tặc ngậm ngải tìm trầm.  Ảnh trích từ video của Lý Kiến Trúc quay năm 2016.


Chuyện nay


Kể chuyện ngày xưa tưởng cũng bàn ngang đến chuyện ngày nay.


Ngày nay có hai con cọp biển xuất hiện ở biển Đông. Biển Đông nước Việt phân biệt với biển Tây Phi Luật Tân và vùng biển của các nước ven biển.


Biển Đông nước ta bao gồm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Từ lâu lắm đã có người ở sinh nhai bằng nghề chài lưới.


Khoảng hai chục năm nay. Một con cọp biển xuất từ lục địa phương Bắc, một con cọp biển xuất xứ từ đảo lớn phương Tây. Gọi nó là cọp biển vì chúng cải tạo thành những Hàng không Mẫu hạm, những chiến hạm tân kỳ trang bị pháo hạm tên lửa dẫn đường, ngầm dưới thì có vô số kình ngư lỗ đen, v.v… Chủ nhân của các loài cọp biển đó là ông chủ xứ Cờ Hoa và ông chủ xứ Cờ đỏ. Hai ông chủ cọp biển tân kỳ này vừa chơi với nhau vừa gặm nhau đốp chát từng miếng.


Tính từ năm 2010 khi bà Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố quyền tự do hàng hải là “lợi ích quốc gia” của Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Trung Nam Hải Vương Nghị đùng đùng nổi giận hùng hổ tuyên bố rằng “lợi ích cốt lõi” của biển nam Trung Hoa là lịch sử từ thời cổ đại, không những ở biển Đông mà còn bao trùm bằng đường lưỡi bò 9 đoạn mà bấy lâu nay chính Google map quốc tế đã vẽ-ghi biển South China Sea trên giấy trắng mực đen.


Cọp biển Mỹ tỏ ra là tay anh hùng hảo hớn, huy động đoàn cọp biển đồng minh trợ thủ cho các hoạt động Tự do hàng hải, và Sự hiện diện thường trực, và Bảo vệ an ninh tuyến đường thương mại thu nhập đôla khổng lồ ở vùng biển rộng 3,5 triệu km2, vốn là mắt xích của chiến lược Indo-Pacific. Một điểm ghi nhận là từ khi nổ ra cuộc cạnh tranh địa chính trị quân sự và kinh tế chiến lược, các phe đều muốn tránh các hành động đơn phương có nguy cơ gây thêm căng thẳng hay sự cố ngoài ý muốn. Nhưng thực tế trên thực địa không hẳn như vậy.


Âu cũng là bản chất của loài cọp tranh mồi, khi vờn nhau chán chê, máu hăng lên, chúng thường tát nhau thẳng tay. Cú tát của loài cọp được định lượng bằng sức mạnh bản thân của nó. Con này có cơ bắp già dặn lực lưỡng - cú tát thường khiến địch thủ xiểng niểng; con kia đang sức lớn, trẻ trung, hung hãn - cú tát độc chiêu thường nhắm vào chỗ hiểm địch thủ.


Năm 2013, trang web Hải quân Quân Giải phóng Trung Quốc cho hay Hàng không Mẫu hạm (VHO gọi tắt là Mẫu hạm) Liêu Ninh đã rời cảng Đại Liên Thanh Đảo cùng hai khu trục hạm và hai hộ vệ hạm vượt qua eo biển Cao Hùng-Luzon tiến vào biển Đông, liên tục tập trận giương oai.


image025Hạm đội Mẫu hạm Liêu Ninh của Trung cộng tập trận ở biển Đông năm 2016.


Ngày 01/5/2014, xuất phát từ căn cứ Tam Á-Hải Nam, trong một hoạt động qua mắt dễ dàng tình báo an ninh hàng hải, Trung Quốc đã đưa giàn khoan khổng lồ HD-981 thuộc loại tối tân nhất và 3 tàu dịch vụ dầu khí, di chuyển từ Tây Bắc đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) xuống vùng biển phía Nam. Với sự yểm trợ hùng hậu của cả trăm tàu hải giám, tàu chiến và máy bay, 16h ngày 2/5, giàn khoan Hải Dương 981 đã thả trôi tại toạ độ 15.2958 vĩ bắc - 111.1206 kinh Đông, phía nam đảo Tri Tôn, sâu vào trong thềm lục địa của Việt Nam 80 hải lý, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý, cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý.


image026Ngày 1 tháng 5 năm 2014, giàn khoan HD-981 (dấu đỏ trên hải đồ) của Bắc Kinh, loài cọp biển có móng đào sâu đáy biển tiến xuống miền nam trụ ở vùng biển đặc quyền kinh tế Việt Nam ngoài khơi Quảng Ngãi Lý Sơn. Cọp biển HD-981 khuấy động an ninh hàng hải và các tập đoàn dầu khí quốc tế đang hợp đồng khai thác các mỏ dầu khí trong thềm lục địa VN; đồng thời tận dụng yếu tố xung đột che mắt dư luận, trong lúc sư đoàn công binh của Bắc Kinh cật lực đào vét các bãi san hô ngầm ở vùng biển Trường Sa bồi đắp lên 7 đảo nhân tạo. Hải đồ minh họa. 


image027
Nhà báo Lý Kiến Trúc ngồi trên nhà giàn DKI/18 bãi Phúc Tần tháng 4 năm 2014 quan sát vùng biển Trường Sa, khu vực biển là nơi mà hai con cọp biển “tát” nhau nhiều năm qua; xa xa là vận tải hạm HQ-571 đang neo đậu ở vùng biển quốc tế.


Tháng 11 năm 2017, Tổng thống xứ Cờ Hoa Donald Trump bay đến tận Đà Nẵng rao truyền chiến lược Indo-Pacific. Vài tháng sau, cọp biển Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson đến trụ ở vịnh Đà Nẵng, nhìn thẳng ra quần đảo Hoàng Sa của VN chỉ cách bờ khoảng 200 hải lý.


image028Mẫu hạm nguyên tử USS Carl Vinson đến trụ ở vùng biển Đà Nẵng. Một lính thủy đứng ở quân cảng Tiên Sa xa xa là Mẫu hạm Vinson hôm 05/3/2018. Ảnh tài liệu.


Ngày 21/03/2021, hơn 200 tàu cá thực sự là đoàn dân quân biển của Trung Quốc án ngữ khu vực biển đá Ba Đầu trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ Philippines.


image029Các con cọp biển nhỏ được cho là lực lượng dân quân biển của Trung cộng hiện diện tại bãi đá Ba Đầu biển Tây Philippines. Ảnh: REUTERS


Tiếp tục chiến lược Indo-Pacific thời Tổng thống Trump, Tổng thống Joe Biden triển khai tối đa hỏa lực hải quân ở biển Đông phối hợp với các lực lượng hải quân đồng minh.


Ngày 26/7/2021, Hàng không Mẫu hạm tối tân nhất của Ăng Lê (loài cọp biển đồng minh của Mỹ) - HMS Queen Elizabeth từ Ấn độ Dương thông qua eo biển Malacca đến quân cảng Changi-Singapore. Ở Changi, Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd James Austin quan sát “đường hành quân của HMS Queen Elizabeth” tiến vào Biển Đông, biển Tây Phi Luật Tân và tiến lên vùng biển bắc.


image030Đường hành quân của Mẫu hạm “cọp biển” HMS Queen Elizabeth tiến vào khu vực biển Hoàng Sa biển Đông và căn cứ Hải Nam, biển Tây Phi Luật Tân và tiến lên biển bắc. Hải đồ minh họa của VHO.


Ngày 17-22/1/2022, liên quân Mẫu hạm tác chiến Mỹ - Nhật tập trận gồm chiến hạm tấn công đổ bộ của Mỹ và Mẫu hạm trực thăng JS Hyuga của Nhật tại vùng biển Philippines.


Buồn thay, hôm 24/1/2022, vận xui đầu năm cho phương Tây trong cuộc hành trình về phương Đông, cánh chim F-35C (nanh vuốt của cọp biển) đã rớt xuống biển sâu trong lúc đáp xuống Mẫu hạm cọp biển USS Carl Vinson đang hoạt động ở vùng biển South China Sea.


Người ta dựng lên võ đài cho hai con cọp biển choảng nhau. Lúc thì ở biển Hoa Đông, eo biển Đài Loan, lúc thì ở biển Tây Philippines, lúc thì ở biển Đông Việt Nam.


Trước đây khá lâu, bổn báo Văn Hóa Online đã viết một bài tựa đề Ai chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa, người đó làm chủ Biển Đông.


Theo giới quan sát, hỏa điểm ở biển Đông Việt Nam là Hoàng Sa, nơi mà 74 chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến với hải quân Tầu cộng ngày 19/1/1974. Anh hồn của họ sẽ lôi cuốn một trận hải chiến khác sẽ diễn ra tại đây để báo thù; tuy nhiên cũng không thể bỏ qua vùng biển Trường Sa, nơi mà 64 hải quân công binh đã hy sinh ở đá Gạc Ma và quan trọng nhất là sự hiện diện nguyên trạng của hơn 20 đảo đá Việt Nam đang bám trụ xác lập chủ quyền vùng biển.


image031Nanh vuốt F-35 của hải quân Mỹ. Ảnh: U.S. Air Force.


Diễn biến thực tế


Ngày 15 đến 17/12/2021, đại diện của lực lượng không quân và hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã có cuộc họp trực tuyến về vấn đề hàng hải quân sự và giảm thiểu rủi ro va chạm giữa lực lượng Mỹ và Trung Quốc, kể cả ở Biển Đông.


Ngày 30/12/2021, Trung Quốc đưa ra "giải pháp cơ bản" để ngăn ngừa rủi ro quân sự là Mỹ nên ngừng các hoạt động của họ ở các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.


Còn Bộ Tư lệnh Ấn Độ -Thái Bình Dương của Mỹ tuyên bố rằng MMCA đóng vai trò như một “hàng rào bảo vệ” để giảm nguy cơ đụng độ quân sự trên không và trên biển, đồng thời giúp hai nước quản lý cạnh tranh một cách có trách nhiệm.


Hiệp định Tham vấn Hàng hải Quân sự (MMCA) được ký để tăng cường an toàn hàng hải quân sự và giảm thiểu rủi ro va chạm giữa lực lượng Mỹ và Trung Quốc, kể cả ở Biển Đông.


Ngày 12/01/2022, Hoa Kỳ công bố một tài liệu mang tựa đề “Ranh Giới Trên Biển - Limits in the Seas”, với số thứ tự 150 kèm theo tiểu tựa “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa: Các yêu sách hàng hải tại Biển Đông” là một công trình nghiên cứu dài 47 trang do Cục Đại Dương và Các Vấn Đề Môi Trường và Khoa Học Quốc Tế thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ công bố.  


Bản Thông cáo kết luận: “Với việc công bố bản nghiên cứu mới nhất này, Hoa Kỳ một lần nữa kêu gọi Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa điều chỉnh các yêu sách hàng hải của mình sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế như đã được phản ánh trong Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, tuân thủ phán quyết về Biển Đông ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng Tài (Thường Trực La Haye), và chấm dứt các hoạt động cưỡng chế và trái pháp luật trên Biển Đông.”  (theo RFI).


Giáo sư Ngô Vĩnh Long đang giảng dạy ở Đại học Maine có bài phân tích bản báo cáo mới nhất của Hoa Kỳ trong số báo Tết này.


image032Móng vuốt khu trục hạm tàng hình mang tên lửa dẫn đường được xem là thiết kế chiến hạm tối tân nhất của Hải quân Mỹ. Naval.


image033Chủ tịch Tập Cận Bình đích thân tới căn cứ Tam Á trên đảo Hải Nam dự lễ hạ thủy cùng lúc một tàu ngầm nguyên tử, một khu trục hạm và một chiến hạm đổ bộ. Nguồn: Xinhua


Tạm kết


Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở vùng biển South China Sea, hai con cọp biển khổng lồ thế giới đang ra sức giương cao móng vuốt “tát” nhau để tranh quyền và lợi.


Kịch bản cuối cùng về biển South China Sea có khả năng nổ ra một trận quyết chiến trong năm Nhâm Dần 2022 hay không còn tùy thuộc vào sự kềm chế hay trong các thương thảo đi đêm của các nhà ngoại giao.


Có thể sẽ có một cuộc nổ súng cục bộ (hay va chạm chết người) để tạo điều kiện ắt có và đủ cho các bên phải ngồi vào đàm phán trong một hội nghị quốc tế gồm Hoa Kỳ (và đồng minh), Trung Quốc và các nước ven biển South China Sea, đặc biệt là Việt Nam và Philippines là hai quốc gia tiếp cận biển rộng lớn-dài nhất, hiện có những đòi hỏi sống còn về Biển và Luật biển Quốc tế liên quan đến quốc gia biển của họ. 


Dù đang khốn khổ vì nạn giặc dịch Covid-19 cả nước và nền kinh tế gia đình meo mốc, dân Việt ta cứ yên vị chịu đựng như đỉnh ba chân xem hai con cọp biển ngoài South China Sea còn tát nhau dài dài.


Từ đời nhà Gia Tĩnh thuộc Minh triều có lưu truyền cuốn Tử vi Đẩu số Toàn thư do Tiến sĩ La Hồng Tiên biên soạn (1), lời tựa đầu nói Tử vi Đẩu số Toàn thư là của tác giả Hi Di Trần Đoàn; vì muốn biết trên đời đều có mệnh số nên tiên sinh La Hồng Tiên đã tới tận núi Hoa Sơn chỗ ông Hi Di Trần Đoàn đắc đạo để thuận thụ cái lý của số mệnh huyền vi ảo diệu …; nhưng đó là chuyện tử vi ở bên Trung Quốc, thế còn Mệnh số biển Đông nước Việt ta sẽ ra sao trong năm Nhâm Dần?


Sấm Trạng Trình lưu truyền có câu:


Hổ ẩn sơn trung mao tận bạch

Kình ngư hải ngoại huyết lưu hồng

Kê minh ngọc thụ thiên khuynh bắc
Ngưu xuất lam điền nhật chính đông
Nhược đãi ưng lai sư tử thượng
Tứ phương thiên hạ thái bình phong
. (2)


Qua bài khai bút Nhâm Dần thưa chuyện cùng bạn đọc, tác giả với niềm tin sắt đá anh linh các bậc tiền nhân truyền cho con cháu phải giữ gìn tấc đất tấc biển nước Việt trong đó có Thần Hổ phù trợ năng lượng mưu lược, tác giả hân hoan cẩn báo những người có tuổi Hổ dũng mãnh, nhất là đấng mày râu (trai Nhâm), qua năm Quý Mão, tức là năm Mèo, sẽ có thêm Mèo (gái Quý) - thật là vui nhà vui cửa.  


Lý Kiến Trúc


Nam California Tết Nguyên Đán Nhâm Dần 2022


Email: lykientrucvh@gmail.com

  1. Trang 33 Tử vi Đẩu số Toàn thư Vũ Tài Lục bình chú.
  2. Tác giả không chắc Sấm này, xin các bậc cao minh chỉ giáo.
13 Tháng Ba 2014(Xem: 16529)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16333)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162557)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19276)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 19637)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16804)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14931)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15250)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14332)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 15081)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 15084)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17551)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14899)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 14964)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16318)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15815)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14396)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15412)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15960)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15640)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.