VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ HAI 17 JAN 2022
Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com
Mẫu hạm USS Carl Vinson đến Biển Đông, Hải quân Tầu tập trận gần Hoàng Sa, Dân quân biển bủa vây Trường Sa
13/01/2022 1 Thanh Niên Online
Thông tin từ một tổ chức của Trung cộng cho rằng Mỹ đã điều nhóm tác chiến Hàng không Mẫu hạm và nhóm chiến hạm đổ bộ chở trực thăng đến Biển Đông để tập trận.
Hàng không Mẫu hạm USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ hoạt động ở Thái Bình Dương. DVIDS
Tờ South China Morning Post ngày 13.1 đưa tin Mỹ đã điều một nhóm tác chiến Hàng không Mẫu hạm và một nhóm tàu đổ bộ chở trực thăng đến Biển Đông, nơi Trung cộng điều Mẫu hạm Sơn Đông đến tập trận cách đây 2 tuần.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson và chiến hạm USS Essex (lớp Wasp) cùng các tàu hộ tống đã đi vào khu vực phía nam Biển Đông vào tối 11.1.2022, theo Tổ chức Sáng kiến Thăm dò tình hình chiến lược ở Biển Đông (SCSPI) thuộc Đại Học Bắc Kinh (Trung Quốc).
Hải quân Mỹ chưa thông báo về kế hoạch, nhưng dự báo 2 nhóm tác chiến lớn trên có thể hoạt động cùng nhau.
Mỹ công bố nghiên cứu mới phản đối yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ từng điều 2 nhóm tác chiến Mẫu hạm tập trận cùng lúc tại Biển Đông vào tháng 7.2020 và tháng 2.2021. Vào tháng 10.2021, nhóm tác chiến Mẫu hạm USS Carl Vinson tham gia tập trận chung với Mẫu hạm chở trực thăng JS Kaga của Nhật Bản trong khu vực.
Đợt điều động mới nhất diễn ra chỉ vài tuần sau khi Hải quân thuộc Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tập trận với 2 Mẫu hạm, trong đó có một tàu ở Biển Đông.
Theo Hải quân Mỹ, nhóm tác chiến USS Carl Vinson tuần trước đã ở Biển Celebes giữa Philippines, Indonesia và Malaysia, với 9 phi đoàn thuộc Không đoàn tàu sân bay số 2, trong đó có một chiếc F-35C.
Nhóm này gồm tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Lake Champlain và 5 tàu khu trục lớp Arleigh Burke.
Nhóm chiến hạm USS Essex đã hoàn tất sứ mệnh 3 tháng rưỡi tại Trung Đông vào tuần trước và đi qua eo biển Malacca từ Ấn Độ Dương hồi cuối tuần, trên đường đến tham gia tập trận.
Đi cùng USS Essex còn có vận tải hạm đổ bộ USS Portland và vận tải hạm đổ bộ USS Pearl Harbor.
Hải quân Trung cộng tập trận gần Hoàng Sa
16/01/2022 0 Thanh Niên Online
Một số thông báo được đăng trên website của Cục Hải sự Trung cộng (MSA) cho thấy Trung cộng tập trận ở Biển Đông trong 2 ngày gần đây và sắp tập trận ở vịnh Bắc bộ.
Chiến hạm Trung cộng trong một cuộc tập trận. Chụp màn hình chinamil.com.cn
Theo thông báo đăng ngày 13.1.2022 nói rằng một cuộc tập trận diễn ra ở Biển Đông từ ngày 14-15.1. Kết quả đối chiếu các tọa độ giới hạn khu vực tập trận được nêu trong thông báo cho thấy khu vực này nằm giữa đảo Hải Nam của Trung Quốc và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Ngoài ra, thông báo đăng ngày 14.1 cho hay một cuộc tập trận sẽ diễn ra tại vịnh Bắc Việt từ 8 giờ đến 18 giờ ngày 18.1. Kết quả đối chiếu tọa độ được nêu trong thông báo cho thấy khu vực tập trận dường như nằm ở vùng biển thuộc phía Trung Quốc trong vịnh Bắc Việt.
Hai cuộc tập trận trên có thể là 2 cuộc tập trận đầu tiên của Trung cộng ở Biển Đông trong năm 2022.
Bộ Ngoại Giao Việt Nam lên tiếng về công bố của Mỹ về các vấn đề ở Biển Đông
Trong năm 2021, Trung cộng tiến hành hoặc lên kế hoạch ít nhất 51 cuộc tập trận ở Biển Đông, theo các thông báo được đăng trên website của MSA. Trong đó có ít nhất 21 cuộc tập trận ở vịnh Bắc Việt và ít nhất 1 cuộc tập trận ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, diễn ra từ ngày 6-10.8.2021.
Vào ngày 5.8.2021, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc Trung Quốc thông báo tập trận ở bắc Biển Đông, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định Trung Quốc đang vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao VN Lê Thị Thu Hằng
Dân quân biển Trung cộng bủa vây Trường Sa
15/01/2022
Ảnh tư liệu: Biểu tình bên ngoài đại sứ quán Trung cộng ở Hà Nội phản đối Bắc Kinh đưa giàn khoan đến vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam, ngày 11/05/2014. AP - Chris Brummitt
Thụy My
The Economist nhận định « Trung Quốc không thể muốn làm gì thì làm » tại Biển Đông, trong lúc các quốc gia Đông Nam Á đang ngày càng lo ngại về người láng giềng khổng lồ hung hăng. Tại đảo quốc cộng sản Cuba, Bắc Kinh đóng vai trò chủ chốt trong việc cắt internet để dập tắt biểu tình.
Chiến thuật vùng xám trên Biển Đông
Tranh chấp chủ quyền Biển Đông đã có từ nhiều thập niên, nhưng chỉ mười năm qua, khi Trung Quốc tham lam yêu sách hầu hết vùng biển này, tình hình trở nên căng thẳng. Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough nằm trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines, sau đó đào đắp một cách quy mô các rạn san hô ở Trường Sa tạo nên những đảo nhân tạo được quân sự hóa.
Các nhà ngoại giao và nhà phân tích cho rằng mục tiêu lâu dài là cắm rễ sâu vào Biển Đông và xa hơn nữa, nhằm giữ chân người Mỹ trong các cuộc xung đột. Nhưng mục tiêu trước mắt là thống trị cả về chính trị, kinh tế lẫn quân sự. Các căn cứ quân sự được sử dụng để chơi trò « vùng xám » để cưỡng bức, tuần duyên, dân quân biển, tàu khảo sát thay phiên nhau quấy nhiễu láng giềng.
Tháng 3/2021, khoảng 200 tàu đánh cá giả hiệu tràn ngập Đá Ba Đầu, nơi Việt Nam và Philippines đều tuyên bố chủ quyền. Hiện nay mỗi ngày đều có 300 tàu dân quân biển hiện diện xung quanh các đảo ở Trường Sa. Trung Quốc thách thức các hoạt động dầu khí của Indonesia lẫn Malaysia, đưa giàn khoan đến EEZ và thềm lục địa của hai nước này. Bắc Kinh đe dọa các công ty dầu khí ngoại quốc để họ hủy bỏ liên doanh với Việt Nam và các nước khác, đưa củ cà rốt « cùng khai thác » ra nhử. (theo RFI)