‘Bằng chứng của TQ vô giá trị’

18 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 19603)

image009
HQ-571 đang neo đậu tại vùng biển Trường Sa gần khu vực đảo Gạcma là nơi đã diễn ra việc hải quân Trung cộng tàn sát 64 chiến sĩ VN và bắn chìm 01 tàu vận tải. Cũng trên con tàu này, các tăng sĩ Phật giáo VN, Bộ Tư lệnh Hải quân VN, Hạm trưởng HQ-571, các sĩ quan chỉ huy và thủy thủ, hàng trăm Việt kiều các quốc gia đã long trọng cử hành Lễ Tưởng Niệm các chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1974, các liệt sĩ Gạcma 1988. Buổi lễ kết thúc bằng các vòng hoa, vàng mã, đèn hoa đăng thả trôi nổi về hướng iển Gạcma. Ảnh trên: Vận tải hạm HQ-571.
Ảnh Văn Hóa

 ‘Bằng chứng của TQ vô giá trị’

BBC - thứ hai, 16 tháng 6, 2014

image010

Bản đồ này được cho là do phía Việt Nam in

Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.

Hôm Chủ nhật ngày 8/6, trang chủ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã có bài viết lên án Việt Nam ‘quấy nhiễu’ hoạt đông của giàn khoan Hải Dương 981 đính kèm với một loạt bằng chứng mà họ cho rằng cho thấy ‘Chính phủ Việt Nam đã công nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa’.

Bắc Kinh lâu nay vẫn một mực cho rằng không tồn tại tranh chấp ở quần đảo mà họ gọi là Tây Sa này và vẫn luôn cự tuyệt đàm phán với Việt Nam.

Vùng biển đặt giàn khoan theo Bắc Kinh lập luận thì gần với quần đảo ‘Tây Sa thuộc chủ quyền của họ’ hơn rất nhiều so với bờ biển Việt Nam.

‘Việt Nam công nhận’

Các bằng chứng mà Bắc Kinh mới đưa ra bao gồm công hàm của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng công nhận Tuyên bố về Lãnh hải của Trung Quốc vào năm 1958 trong đó khẳng định ‘Tây Sa’ và ‘Nam Sa’ là ‘lãnh thổ của Trung Quốc’.

Ngoài ra còn có bản chụp Tập bản đồ Thế giới do Cục Đo đạc Bản đồ, cơ quan in bản đồ chính thức của Chính phủ Việt Nam trực thuộc Phủ thủ tướng, xuất bản năm 1972, trong đó hai quần đảo Hoàng Sa và Trường theo cách gọi của Trung Quốc là 'Tây Sa' và 'Nam Sa'.

Một bằng chứng khác là một đoạn được cho là trích trong sách Địa lý lớp 9 do Nhà Xuất bản Giáo dục của miền Bắc phát hành năm 1974 có ghi: "Vòng cung từ các đảo Nam Sa, Tây Sa đến các đảo Hải Nam... làm thành một bức trường thành bảo vệ lục địa Trung Quốc'.

"Nhà nước thống nhất khác hoàn toàn với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó không phải là nhà nước của một miền. Trách nhiệm của nó khác hẳn với trách nhiệm của nhà nước một miền."

Tiến sỹ Nguyễn Nhã

Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn dẫn phát ngôn của Thứ trưởng Ngoại giao Ung Văn Khiêm của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với Đại biện lâm thời Trung Quốc Lý Chí Dân vào năm 1956 rằng ‘căn cứ vào những tư liệu của Việt Nam và xét về mặt lịch sử, quần đảo Tây Sa và quần đảo Nam Sa là thuộc về lãnh thổ Trung Quốc’.

Trung Quốc còn lập luận rằng từ trước năm 1974, các đời Chính phủ Việt Nam (Bắc Việt) ‘không hề có bất cứ dị nghị gì đối với chủ quyền quần đảo Tây Sa của Trung Quốc’ và rằng họ là bên ‘phát hiện, khai thác, kinh doanh và quản lý sớm nhất’ đối với quần đảo này từ thời Bắc Tống (960 - 1126)

“Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đã nuốt lời cam kết của mình, đưa ra yêu sách lãnh thổ đối với quần đảo Tây Sa của Trung Quốc, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc luật pháp quốc tế về 'cấm nuốt lời cam kết' và nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế,” Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết.

‘Suy diễn’

Tuy nhiên, trao đổi với BBC hôm thứ Năm 12/6/2014, Tiến sỹ Nguyễn Nhã, một nhà nghiên cứu của Việt Nam, nói rằng những ‘chứng cứ’ này của Trung Quốc ‘không có giá trị pháp lý quốc tế’ mà chỉ có tác dụng về ‘tâm lý’ và ‘chính trị’.

“Học giả Trung Quốc khi thì nói thời Minh, khi thì nói thời Tống, có khi nói đời Đường, có khi nói đời Hán,” ông nói, phản bác lập luận của Trung Quốc nói rằng họ quản lý Hoàng Sa tờ thời Bắc Tống.

image011

Trung Quốc hiện đang kiểm soát và phát triển quần đảo Hoàng Sa

“Tất cả chứng cứ họ đưa ra hoàn toàn mang tính suy diễn thôi,” ông nói thêm.

Khi Đề đốc Lý Chuẩn của tỉnh Quảng Đông đời nhà Thanh ra đảo cắm cờ tuyên bố chủ quyền hồi năm 1909 thì họ cho rằng quần đảo này là ‘đất vô chủ’, theo Tiến sỹ Nguyễn Nhã.

“Tuy nhiên, nó đâu có vô chủ,” ông phản bác.

“Họ viện cớ là tại sao năm 1909 họ hành động như thế thì không ai phản đối,” ông nói.

“Đến năm 1921 khi chính quyền phía nam của Trung Quốc quyết định sáp nhập Hoàng Sa vào Hải Nam thì chính quyền Pháp lúc đó mới quan tâm và dư luận báo chí Đông Dương và Pháp quốc mới lên tiếng phản đối.”

“Không phải phản ứng trễ là mất chủ quyền,” ông nói, “Sau khi chính quyền Quảng Đông khảo sát và cắm cờ chủ quyền thì Cách mạng Tân Hợi nổ ra năm 1911 họ cũng đâu có quan tâm?”

Về các bằng chứng của Trung Quốc nói rằng Chính phủ Bắc Việt thừa nhận chủ quyền Hoàng Sa của họ, Tiến sỹ Nhã nói: “Dù Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có nói gì, làm gì đi chăng nữa, đó chỉ là đối sách về ngoại giao và chính trị lúc đó thôi.”

‘Tính chất pháp lý khác’

image012

Trung Quốc cáo buộc Việt Nam quấy nhiễu hoạt động 'thăm dò bình thường' của họ

“Hiệp định Geneva (năm 1954 về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương) đã quy định rất rõ rằng Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chính quyền phía nam quản lý,”

Ông Nhã cho rằng Trung Quốc là một bên ký Hiệp định Geneva nên chỉ cần ‘sử dụng Hiệp định Geneva’ để phản bác lập luận của Trung Quốc ‘là đủ’.

“Họ (Chính phủ Bắc Việt) có tuyên bố bất cứ cái gì thì không liên quan đến từ bỏ chủ quyền. Họ có trách nhiệm pháp lý đâu mà từ bỏ?” ông nói.

"Theo luật pháp quốc tế, một khi điều gì đã được ghi ra văn bản chính thức của Nhà nước thì không thể nói lại. Tuy nhiên, cũng chính cái Chính phủ đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc vào năm 1958 nay lại trắng trợn phủ nhận và thách thức chủ quyền của Trung Quốc."

Trương Quốc Thổ, trưởng khoa Đông nam Á tại Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến

Ông cũng phân tích chính quyền nước Việt Nam thống nhất hiện nay có ‘tính chất pháp lý khác hẳn’ chính quyền ở Bắc Việt trước đây vốn đã có những hành động thừa nhận ‘chủ quyền’ của Trung Quốc.

“Nhà nước thống nhất khác hoàn toàn với nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó không phải là nhà nước của một miền. Trách nhiệm của nó khác hẳn với trách nhiệm của nhà nước một miền,” ông nói.

“Chính quyền thống nhất này khẳng định chủ quyền (đối với Hoàng Sa và Trường Sa) tức là tiếp tục kế thừa những gì của chính quyền miền Nam Việt Nam quản lý,” ông nói thêm.

Tờ Hoàn cầu Thời báo hôm 10/6 dẫn lời ông Trương Quốc Thổ, trưởng khoa Đông nam Á tại Đại học Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, nói:

"Theo luật pháp quốc tế, một khi điều gì đã được ghi ra văn bản chính thức của Nhà nước thì không thể nói lại.

"Tuy nhiên, cũng chính cái Chính phủ đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc vào năm 1958 nay lại trắng trợn phủ nhận và thách thức chủ quyền của Trung Quốc.”
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 18324)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 19668)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 18609)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 21883)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 26267)
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 21769)
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay. Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 17732)
(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 16609)
Việt Nam hiện đang kiểm soát một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật ngày 8/6 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 17670)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 16709)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 17087)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 19449)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 17078)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 17988)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 16874)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 19198)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 17927)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 18144)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 18778)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 19682)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.