Bắc Kinh hoán đổi quân đội đồn trú ở căn cứ Chữ Thập, Subi và Vành Khăn

24 Tháng Chín 20219:09 SA(Xem: 5175)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG-HOA ĐÔNG - THỨ SÁU 24 SEP 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bắc Kinh hoán đổi quân đội đồn trú ở Chữ Thập (Yongshu Reef/ Fiery Cross Reef), đảo Subi (Zhubi Reef) và đảo Vành Khăn (Meiji Reef/ Mischief Reef)

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

24/9/2021
(tổng hợp)


Một hoạt động quân sự bất thường của Bắc Kinh vừa diễn ra tại ba căn cứ/đảo nhân tạo có vị trí chiến lược ở vùng biển Trường Sa/nam Trường Sa là đảo Chữ Thập (Yongshu Reef/ Fiery Cross Reef), đảo Subi (Zhubi Reef) và đảo Vành Khăn (Meiji Reef/ Mischief Reef) gần sát đảo lớn Palawan của Philippines hôm 16/9/2021.

image008

Lần đầu tiên Chiến khu miền Nam đã dùng tới vận tại cơ hạng nặng tối tân nhất của Trung cộng là Y-20 để vận chuyện binh sĩ và quân trang quân dụng vũ khí.


Trọng tâm của hoạt động này được coi là hoán đổi các đơn vị đồn trú cũ, trong thời gian qua đã hoàn thành nhiệm vụ, và nay, thay thế các đơn vị quân đội mới với nhiệm vụ mới.  


Kể từ năm 2013, Tập Cận Bình tận dụng phản ứng chậm của Mỹ ở Biển Đông, đã lệnh cho công binh và đội quân khoa học kỹ thuật quân sự, gấp rút bồi đắp các bãi đá ngầm ở vùng biển Trường Sa biến thành 7 đảo nhân tạo có mạng lưới liên hoàn, thiết lập hạ tầng cơ sở, trang bị khí tài quân dụng các đảo nhân tạo thành các căn cứ hỏa lực, phục vụ cho chiến lược bành trướng “giành dân chiếm biển”, đồng thời chuẩn bị chiến tranh.


image006Hải đồ minh họa trận liệt ở vùng biển trường sa của Văn Hóa Online.


Các phi trường chiến thuật dã chiến ở Chữ Thập, Subi và Vành Khăn không chỉ giới hạn cho các chiến đấu cơ phản lực lên xuống, mà nay trở thành sân bay cơ hữu cho oanh tạc cơ chiến lược hay vận tải cơ hạng nặng như Vận tải cơ khổng lồ Y-20 (mật danh Kunpeng - Chim Bằng).


Y-20 được Bắc Kinh giới thiệu tại triển lãm hàng không Chu Hải năm 2006, có khả năng chuyên chở hàng trăm binh sĩ và khí tài quân dụng như xe tăng, đại pháo v,v…Với tầm bay dài xuyên biên giới, Y-20 là vũ khí vận tải chiến lược để tập trận hoặc tham gia trận chiến.


Theo các chuyên gia không quân, Y-20 dài 47 m, sải cánh 45 m, trọng lượng rỗng 100 tấn. Máy bay sử dụng 4 động cơ Soloviev D-30KP-2, cho phép bay hành trình với tốc độ 920 km/h, tầm bay 4.500 đến hơn 10.000 km tùy tải trọng. Thông số về tải trọng hàng hóa của chiếc máy bay chưa được tiết lộ, nhưng nhiều nguồn tin quân sự cho rằng Y-20 có thể chở theo 66 tấn hàng. (1)


image008Vận tải cơ khổng lồ Y-20 của Trung cộng. Ảnh CNN


Hôm 21/9/2021, trang Global Times của Trung Quốc cho biết trong hai hoạt động riêng biệt gần đây ở Biển Đông, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã điều động máy bay vận tải cỡ lớn Y-20 tới các bãi đá ngầm để thực hiện nhiệm vụ vận chuyển quân nhân và tiến hành các cuộc tập trận đổ bộ trong điều kiện phức tạp. (2)


Trang này dẫn thông tin từ Hạm đội Nam Hải của PLA đăng tải trên tài khoản mạng xã hội của họ hôm 18/9/2021 cho biết: “Chở theo các cựu chiến binh đồn trú tại các đảo và đá ngầm ở quần đảo Nam Sa ở Biển Đông, một số máy bay vận tải loại mới của Không quân PLA đã cất cánh từ các sân bay trên các đảo Chữ Thập (Yongshu Reef/ Fiery Cross Reef), đảo Subi (Zhubi Reef) và đảo Vành Khăn (Meiji Reef/ Mischief Reef) hôm 16/9/2021 và quay trở về đất liền Trung Quốc.”


Các chuyên gia nhận định trên trang Global Times rằng hoạt động trên cho thấy “khả năng của PLA trong việc bảo đảm an toàn và ổn định trong khu vực” cũng như cho thấy PLA có thể “củng cố các đảo và đá ngầm ở Biển Đông trong các nhiệm vụ phản ứng nhanh”.


Chiều ngày 23/9/2021, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết phía Việt Nam “luôn theo sát tình hình ở Biển Đông.” Bà Hằng nói:


“Tôi xin nhấn mạnh một lần nữa, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, pháp lý để khẳng định Hoàng Sa - Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam theo luật pháp quốc tế. Hoạt động này của Trung Quốc đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm luật pháp quốc tế, trái với thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, gia tăng quân sự hóa, đi ngược lại Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) cũng như nỗ lực của các nước trong việc đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiện nay”. (2)


Giới quan sát cho rằng, sự việc Bắc Kinh điều động vận tải cơ hạng nặng từ lục địa Trung Quốc bay ra ba căn cứ Chữ Thập, Subi và Vành Khăn để chở các binh sĩ cũ đồn trú trở về lục địa, và thay thế tân binh với khí tài mới, thực chất là gia tăng cường độ quân sự, phù hợp với “tình hình chiến sự mới” ở Trường Sa - South China Sea, sẵn sàng ứng chiến với mọi tình huống.


Đặc biệt, vào thời điểm hiện nay, theo như lời bà Hằng, Trung cộng và ASEAN đang nỗ lực tiến tới hội nghị đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử thực chất và hiệu quả ở Biển Đông (COC).


Một trong những điểm thảo luận của hội nghị về COC, dự đoán, các nước ven biển South China Sea trong đó hai quốc gia quan trọng hàng đầu là Việt Nam, Philippines sẽ có những tiếng nói khác biệt hay đồng thuận ở Biển Đông liên quan đến chiến lược tàu ngầm AUKUS của Liên minh Tam cường Mỹ, Anh Úc.


Lý Kiến Trúc

(1)   Tham khảo https://www.baogiaothong.vn/may-bay-y-20-trung-quoc-pho-dien-nang-luc-khi-tap-tran-kavkaz-20-voi-nga-d479574.html

Theo VOA 23/9/2021.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 15690)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14738)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 15027)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17478)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 15037)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15647)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 14812)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17085)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 15855)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 15972)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 16636)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17461)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16732)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 17992)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16614)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22097)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
13 Tháng Ba 2014(Xem: 16391)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16236)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162406)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19146)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.