Afghanistan War: Mỹ chọn nhầm lãnh đạo bất tài, tham nhũng, hèn nhát, bỏ chạy; Kabul thua là phải

22 Tháng Tám 202110:09 SA(Xem: 5243)

VĂN HÓA ONLINE –BIỂN ĐÔNG HOA ĐÔNG – CHỦ NHẬT 22 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Afghanistan War: Mỹ chọn nhầm lãnh đạo bất tài, tham nhũng, hèn nhát, bỏ chạy; Kabul thua là phải (*)


Nhìn gương Tổng thống Park Chung Hee, Nhật hoàng Hirohito và Đài Loan.

image011

Việt Nam, thất bại của Mỹ nhưng Afghanistan là thảm bại của Joe Biden


21/08/2021


image013Một em bé được người thân không thể di tản giao phó cho lính Mỹ qua bức tường kẽm gai ở phi trường Kabul, Afghanistan ngày 19/08/2021. Ảnh cắt từ video trên mạng xã hội. via REUTERS - OMAR HAIDARI


Thụy My


Sự kiện hiếm hoi trong mùa nghỉ hè: các tuần báo kỳ này đều dành trang bìa và hồ sơ chính cho Afghanistan.


Ảnh bìa của L’Express là hình vẽ biểu trưng cho lá cờ Mỹ, phía trên là một khuôn mặt đàn ông râu xồm của phiến quân Taliban, chạy tựa « Afghanistan, thất bại của Mỹ ». Tấm ảnh những người đàn ông đầu quấn khăn, cầm súng chiếm trọn trang nhất của L’Obs với dòng tít « Những chiến binh Taliban mới ».


Có đến ba tuần báo chọn màu đen làm nền để nói về sự kiện chấn động đáng buồn này. Le Point với ảnh nhỏ một thủ lãnh Taliban, đặt câu hỏi « Ai sẽ chận được quân Hồi giáo ? », Courrier International với hình minh họa các phiến quân, nhận định « Afghanistan : Thời của Taliban ». Cũng một màu đen tang tóc với dòng chữ trắng thật to « Thảm bại của Biden », trang bìa tuần báo Anh The Economist ghép bốn tấm ảnh những người Afghanistan đổ xô chạy theo chiếc phi cơ Mỹ trên phi đạo.


Afghanistan: Từ « giới hạn không thể chấp nhận » đến « lằn ranh đỏ »


L’Express nhắc lại hình ảnh tòa tháp đôi World Trade Center, chỉ trong vài phút đã biến thành một đống sắt vụn và tro bụi, vẫn còn ám ảnh 20 năm sau các vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín. Vài tháng trước đó là cảnh tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan bị Taliban phá hủy, những phụ nữ bị cấm đi học và làm việc theo một chủ thuyết cổ lỗ thời Trung Cổ.


Tổng thống Pháp thời đó là Jacques Chirac đã nhấn mạnh trong bài diễn văn đáng nhớ ở Washington hôm 19/09/2001: «Trong xã hội khoan dung và cởi mở của chúng ta, với các quyền tự do đã giành được sau nhiều thế kỷ, cần phải kiên quyết vạch ra giới hạn giữa những gì có thể và không thể chấp nhận được». Phương Tây bừng tỉnh, chưa đầy ba tuần sau những kẻ chủ mưu bị truy lùng trên những vùng núi Afghanistan. Sau 5 năm ngự trị, chế độ Taliban sụp đổ ngày 13/11/2006 khi lực lượng Liên minh phương Bắc tiến vào Kabul. Các nước dân chủ thở phào nhẹ nhõm, nhưng trước mặt là cả một đất nước phải tái thiết.


Hai mươi năm sau, Taliban quay lại Kabul đánh dấu thất bại của phương Tây. Không phải là do thiếu phương tiện, cả một núi đô la đã đổ vào cho một chính quyền lỏng lẻo và một quân đội tệ hại. Nhưng Afghanistan cách xa Washington đến 11.000 km, và Ben Laden đã đền tội. Giới hạn giữa những gì có thể chấp nhận và không thể chấp nhận bị co giãn, gợi nhớ đến « lằn ranh đỏ » mà Barack Obama đã dựng lên với Syria và quên đi vài tháng sau đó. Tổng thống hiện nay Joe Biden, người luôn hô rằng America is back (Nước Mỹ đã quay lại) sẽ mang một vết nhơ không thể xóa nhòa : trách nhiệm về việc triệt thoái khỏi Afghanistan.


Những hình ảnh khác lại hiện ra: những chiếc trực thăng vần vũ trên nóc tòa đại sứ Mỹ như ở Sài Gòn năm 1975, hàng ngàn người Afghanistan tràn vào phi trường Kabul, người phương Tây vội vã di tản, quân Taliban chễm chệ tại Dinh tổng thống. Ông Joe Biden thì đang chuẩn bị hội nghị thượng đỉnh các quốc gia dân chủ vào tháng 12 tới. Nhưng để làm gì ?


Hỗn loạn di tản : Sự kiện đáng buồn nhân 20 năm vụ khủng bố 11 tháng Chín


L’Express cũng cho rằng thất bại của Joe Biden càng cay đắng, vào lúc gần đến ngày kỷ niệm các vụ khủng bố 11 tháng Chín. Khi ấn định ngày rút quân là 11/09 rồi sau đó nhích lên 30/08, Biden muốn gởi đi một thông điệp mạnh mẽ: Hoa Kỳ lật sang trang mới sau cuộc chiến dài nhất trong lịch sử, được tung ra sau vụ tấn công của Al Qaida năm 2001. Nhưng sự sụp đổ nhanh chóng của Afghanistan là một đòn hết sức nặng nề, thất bại này có nguy cơ làm hoen ố cả nhiệm kỳ Biden. Các đối thủ của Mỹ như Trung Quốc, Nga nhân đó có thể mở rộng ảnh hưởng, như đã làm tại những nơi bị phương Tây bỏ rơi. Rõ ràng dịp kỷ niệm 20 năm ngày 11 tháng Chín là quá đáng buồn !


Courrier International trích dịch bài viết của CNN, kênh truyền hình vốn luôn bênh vực ứng viên đảng Dân Chủ và đả kích Donald Trump kịch liệt trong cuộc bầu cử tổng thống 2020, nhưng lần này nói thẳng «Biden phải chịu trách nhiệm cho thất bại».


Bài viết nhắc lại một hình ảnh khác: quân Hồi Giáo cầm lái những chiếc xe Mỹ, ca khúc khải hoàn trước một quân đội được Hoa Kỳ huấn luyện nhưng đã buông súng đầu hàng. Đó là những gì đã diễn ra ở Irak sau khi quân Mỹ rút đi vào cuối năm 2011. Ba năm sau, tổ chức Nhà Nước Hồi Giáo (Daech, IS) đã ở cửa ngõ Bagdad và kiểm soát nhiều thành phố lớn Irak. Chính Joe Biden, lúc đó là phó của Obama, đã thương lượng về việc rút quân.


Năm 2021 Biden với tư cách tổng thống, là người duy nhất phải chịu trách nhiệm trong việc triệt thoái khỏi Afghanistan. Đại sứ Zalmay Khalilzad, người phụ trách đàm phán với Taliban còn gây áp lực để chính phủ Afghanistan phải thả 5.000 tù nhân của phe Hồi Giáo và những người được phóng thích lập tức lại tham gia phong trào. Đối với thánh chiến quốc tế, chiến thắng của Taliban cũng quan trọng như của IS tại Irak và Syria. Nhiều ngàn quân thánh chiến có thể sẽ đổ vào Afghanistan để được huấn luyện quân sự, hợp với 10.000 phiến quân đã có mặt tại Afghanistan thuộc 20 nhóm thánh chiến nước ngoài, trong đó có Al Qaida và IS.


Mỹ có cần phải triệt thoái hoàn toàn khỏi Afghanistan ?


Có cần thiết phải triệt thoái toàn bộ khỏi Afghanistan hay không ? CNN nhấn mạnh, chắc chắn là không ! Tại Irak vẫn còn 2.500 lính Mỹ, tương đương với quân số ở Afghanistan vào đầu năm nay. Hồi tháng Bảy, Joe Biden đã thỏa thuận được với chính quyền Irak để lại số quân nhân này với tư cách « nhân viên không tác chiến». Lẽ ra ông có thể áp dụng tương tự với Afghanistan, nhưng Biden đã không làm. Bài báo được đăng hai ngày trước khi Taliban chiếm Kabul, đã dự báo điều này, và quy hẳn trách nhiệm cho Biden.


Trả lời phỏng vấn của L’Express, triết gia Pháp nổi tiếng Bernard-Henri Lévy nhấn mạnh, tại Hàn Quốc đang có 30.000 lính Mỹ trú đóng, ở Nhật Bản là 55.000 và ở Đức cũng tương đương. Thế nên đừng nói rằng «dư luận đã chán nản» và sự hiện diện của 2.500 quân nhân Mỹ ở Afghanistan là gánh nặng không thể chịu đựng được ! Và đáng buồn nhất là phương Tây thực ra không thất bại ở Afghanistan, đất nước này đã bắt đầu thay đổi theo hướng dân chủ, hình thành xã hội dân sự.


Về chi phí của cuộc chiến Afghanistan, L’Express cho biết Mỹ đã chi đến 2.261 tỉ đô la, nhưng nếu tính cả lãi phải trả cho nhiều năm sau và những chi phí khác, số tiền lên đến mức khổng lồ 6.500 tỉ đô la! Trong khi Việt Nam Cộng Hòa dũng cảm chiến đấu nhưng bị Quốc Hội Mỹ từ chối quân viện năm 1975.


Trong bài «Biden phải trả giá», L’Obs dẫn lời cựu cố vấn an ninh quốc gia Anthony Cordesman cho rằng khởi đầu là từ Donald Trump, và cả Trump lẫn Biden đều sẵn sàng chấp nhận cái giá khi rút quân. Tuy nhiên, Mỹ và đồng minh đã đánh giá thấp Taliban, nên đây là thất bại của các nhà ngoại giao, chuyên gia quân sự, chuyên gia tình báo. Nhưng Eliot Cohen, cựu cố vấn của bà Condoleezza Rice gay gắt hơn với nhận xét, Biden luôn cay cú vì tự cho rằng có năng lực quản lý hơn Barack Obama, nên muốn chứng tỏ với Obama thế nào là một tổng tham mưu trưởng quân đội tài giỏi.


Afghanistan: Món quà của Biden cho Bắc Kinh


Le Point nhận định đây là «Món quà của Biden cho Bắc Kinh»: thất bại Afghanistan cũng là chiến thắng của Trung Quốc độc tài trước các chế độ dân chủ tự do.


Mười bốn năm sau khi Sài Gòn rơi vào tay quân cộng sản Bắc Việt, bức tường Berlin sụp đổ và Hoa Kỳ ra khỏi chiến tranh lạnh trong vinh quang. Thế nên theo tờ báo, cần phải thận trọng về các bài học Afghanistan về lâu về dài. Nhưng trước mắt, phải nhìn nhận rằng Joe Biden đã dâng lên trên một chiếc mâm bạc món quà chiến lược cho Bắc Kinh, với quyết định quan trọng đầu tiên trong chính sách quốc tế. Đối với một tổng thống coi sự đối địch với Trung Quốc là nền tảng cho chính sách đối ngoại, hệ quả hết sức thảm hại.


Gần đến kỷ niệm 20 năm các vụ khủng bố ngày 11 tháng Chín, sự quay lại của Taliban là sự trả thù của Oussama Ben Laden. Thủ lãnh Al Qaida có mục tiêu «phá hủy huyền thoại bất khả chiến bại của Mỹ» - theo thủ bút của ông ta mà đội biệt kích tiêu diệt Ben Laden năm 2011 đã tịch thu, và điều này đã đạt được.


Khi rút khỏi Afghanistan một cách hỗn loạn như thế, Washington để lại đất diễn cho Pakistan - đồng minh lâu đời của Taliban ; cho Iran, vốn coi chống Mỹ là mục đích hàng đầu ; cho Nga có thể đóng vai trọng tài ở Trung Á. Và nhất là Trung Quốc, đã trải thảm đỏ đón Taliban, coi đây là cơ hội cho việc mở rộng hành lang kinh tế nối Tân Cương với cảng Gwadar của Pakistan trên biển Ả Rập, trái tim của Con đường tơ lụa mới. Khi ánh sáng tự do đã tắt tại Afghanistan, đó là cả một dự án nắm lại vị trí lãnh đạo các quốc gia dân chủ trước Trung Quốc đang bị lung lay.


Biden «không hối tiếc», nhưng các đối tác của Mỹ thì tiếc nuối


«Tôi không hối tiếc về quyết định của mình» - Joe Biden khẳng định hôm 10/08/2021. Nhưng những ai trông cậy vào sức mạnh Mỹ để tự vệ trước Trung Quốc hoặc Nga, thì tất nhiên phải tiếc nuối: Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Ukraina, Ba Lan, các nước vùng Baltic…


Trong bài « Rút chạy và ô danh », tác giả Sara Daniel trên L’Obs mỉa mai, vâng, Biden không hề hối tiếc, dù Lịch sử sẽ lưu lại rằng đúng 20 năm sau các vụ khủng bố ngày 11/09, Taliban đắc thắng quay lại Kabul. Không hối tiếc gì khi 100.000 người Afghanistan đã chết, 6.000 quân nhân phương Tây đã ngã xuống mảnh đất ấy, cả ngàn tỉ đô la đã đổ ra, đồng minh bị bỏ rơi… 


«Người Afghanistan phải chiến đấu cho đất nước họ» - Joe Biden nói. Xu hướng thu mình lại đã có từ khi Barack Obama nuốt lời với Pháp, không can thiệp vào Syria, nhưng người ta không hình dung được mức độ hiện nay: mạnh ai nấy tự lo thân. Biden từ chối so sánh, nhưng rõ ràng là những gì diễn ra ở Kabul cũng giống như ở Sài Gòn - những chiếc trực thăng quá tải di tản những người Mỹ cuối cùng, bỏ lại phía sau hàng rào hàng ngàn người Việt đã tin vào họ. Không, Biden không hối tiếc gì cả!


Tổng thống Mỹ có vô sự sau thất bại ở Afghanistan ?


« Liệu Biden có thể bình an vô sự ra khỏi cuộc khủng hoảng Afghanistan hay không ? » - L’Express đặt câu hỏi. Sau bảy tháng cầm quyền, Joe Biden có thể tự khoe rằng đã chấm dứt những lộn xộn của người tiền nhiệm, tiêm chủng được trên 70% dân số, kinh tế khởi sắc, kế hoạch to lớn về hiện đại hóa cơ sở hạ tầng có cơ hội được thông qua…Nhưng sự tháo chạy thảm hại khỏi Kabul là một đòn nặng nề cho hình ảnh của tổng thống. Như New York Times, tờ báo luôn bênh vực đảng Dân Chủ, đã tóm tắt : « Ông Biden sẽ được lưu lại trong lịch sử, dù đúng dù sai, như người đã lãnh đạo một giai đoạn cuối nhục nhã ở Afghanistan ».


Phe Cộng Hòa không bỏ lỡ cơ hội đả kích sự bất tài của tổng thống Biden : « Một thảm họa lịch sử », « Bàn tay ông ta đã nhuốm máu »… Và những con diều hâu Cộng Hòa kêu gọi Hoa Kỳ tiếp tục cuộc chiến. Nhiều chính khách Dân Chủ cũng tố cáo việc di tản quá muộn màng các cộng sự Afghanistan, trong khi có hẳn nhiều tháng để cấp visa cho họ. Ryan Crocker, đại sứ Mỹ tại Afghanistan dưới thời Obama cho đây là « vết nhơ không thể xóa được trong nhiệm kỳ Biden ».


Hiện hãy còn quá sớm để biết công luận sẽ đánh giá như thế nào. Hồi cuối tháng Bảy, một thăm dò cho biết 55% ủng hộ việc rút quân. Nhưng những hình ảnh đau lòng ở Kabul, và bạo lực có thể tăng lên trong những ngày tới, sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tỉ lệ tín nhiệm của ông Biden.


Taliban nuốt lời, nhưng Biden vẫn thực hiện thỏa thuận rút quân


The Economist không ngần ngại gọi thẳng đây là « Thảm bại của Biden ». Nếu những tay tuyên truyền của Taliban phải viết kịch bản về sự sụp đổ của Hoa Kỳ sau 20 năm đưa quân vào Afghanistan, họ không thể đưa ra những hình ảnh nào bi thảm hơn thế. Những người Afghanistan tuyệt vọng chạy theo chiếc phi cơ vận tải Mỹ trên đường băng, leo lên thiết bị hạ cánh của máy bay và tất nhiên là rơi xuống tử vong.


Hoa Kỳ đã chi ra hơn 2.000 tỉ đô la, trên 2.400 quân nhân Mỹ tử trận chưa kể người Afghanistan, và dù đời sống khá hơn so với thời Mỹ mới đổ quân, Afghanistan nay phải làm lại từ đầu. Taliban thừa hưởng nhiều loại vũ khí mà Mỹ đã hào phóng viện trợ cho quân đội Afghanistan, Biden đã giúp Taliban điều mà phiến quân chỉ có được trong mơ : sở hữu được không lực. Đành rằng Afghanistan khó thể trở thành một Thụy Sĩ, và mục đích ban đầu xóa căn cứ địa Al Qaida đã đạt được, nhưng Mỹ vẫn có thể rút lui trong trật tự.


Những người bênh vực Biden cho rằng trách nhiệm thuộc về người tiền nhiệm Donald Trump đã ký thỏa thuận rút quân mà không buộc Taliban phải chấp nhận ngưng bắn. Tuy nhiên, theo The Economist, ông Biden không việc gì phải làm theo thỏa thuận này, nhất là khi phía Taliban không tuân thủ những gì đã ký kết. Nhưng ông nhất định muốn triệt thoái trước ngày 11/09 mang tính biểu tượng, bất chấp những nguy cơ đã thấy trước.


Từ Sài Gòn tới Kabul, Biden đều muốn nhanh chóng rút lui


Trong bài « Từ Sài Gòn tới Kabul: Thất bại của Mỹ ở Afghanistan có ý nghĩa gì với thế giới », The Economist coi đây là một bước ngoặt.


Việc người Mỹ chạy khỏi Kabul cũng như ra khỏi Sài Gòn năm 1975 là thời điểm quan trọng về địa chính trị: siêu cường hùng mạnh nhất thế giới bị kẻ thù yếu hơn đánh bại. Trong cả hai trường hợp, với Việt Nam Joe Biden còn là thượng nghị sĩ, còn với Afghanistan đã trở thành tổng thống, Biden đều muốn rút đi nhanh chóng, thậm chí còn không muốn giúp di tản người Việt. Một nghiên cứu về Việt Nam của Rand Corporation công bố năm 1978 nhận định « Mỹ rút, mất đi sức mạnh Không quân, cắt giảm viện trợ... không tai hại bằng tác động tâm lý của việc không còn được người Mỹ coi là xứng đáng để cứu vãn ».


Phương Tây đứng trước lựa chọn khó khăn: tiếp tục viện trợ, nhìn nhận chế độ Taliban hay không, chưa kể làn sóng di dân sẽ phải đối phó. Hoàn cầu Thời báo đắc chí đe dọa «điềm báo cho tương lai Đài Loan». Tuy nhiên Đài Loan, Úc, Nhật Bản đều cho rằng Afghanistan là Afghanistan, còn đối với nước mình thì khác.


Nhìn chung trước mắt, niềm tin vào Mỹ có lung lay và các địch thủ của Washington vỗ tay hoan nghênh. Nhưng về lâu về dài, tuần báo Anh tỏ ra lạc quan. Chưa đầy 15 năm sau thất bại của cuộc chiến Việt Nam nhằm ngăn chận làn sóng cộng sản, Hoa Kỳ thắng được chiến tranh lạnh, trở nên không đối thủ. Và bốn thập niên sau, cựu thù Việt Nam trở thành đối tác thân thiết của siêu cường mà họ đã chiến thắng, đây có thể là điều an ủi cho Mỹ.


(*) Tựa của VHO


Mỹ: Ông Ghani “không còn là nhân vật quan trọng ở Afghanistan”


HOÀN ĐỨC

20/8/2021


(PLO)- Ngày 18-8, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman nói rằng ông Ashraf Ghani, người đã từ chức tổng thống Afghanistan và rời khỏi đất nước khi Taliban tiến vào Kabul, đã “không còn là nhân vật quan trọng ở Afghanistan”, theo hãng thông tấn Anadolu.


Ngày 18-8, Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Wendy Sherman nói rằng ông Ashraf Ghani, người đã từ chức tổng thống Afghanistan và rời khỏi đất nước khi Taliban tiến vào Kabul, đã “không còn là nhân vật quan trọng ở Afghanistan”, theo hãng thông tấn Anadolu.


Ngày 17-8, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cũng cho rằng ông Ghani “không còn là một nhân tố quan trọng ở Afghanistan”. Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho rằng vẫn chưa có sự chuyển giao quyền lực chính thức ở Kabul nên vẫn nhắc tới ông Ghani với tư cách tổng thống Afghanistan.


image015Ông Ashraf Ghani trong bài phát biểu qua Facebook khi tị nạn ở UAE.
Ảnh: REUTERS


Sau khi vội vã rời Afghanistan hôm 15-8, ông Ghani đã xin tị nạn ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Ông Ghani cũng cho biết ông đang đàm phán riêng để có thể trở về nước. UAE cho biết đồng ý cho ông Ghani tị nạn vì lý do nhân đạo.


Tại Afghanistan, Taliban đang đối thoại với cựu tổng thống Hamid Karzai và nhà đàm phán của chính quyền Kabul - ông Abdullah nhằm xây dựng một chính phủ mới.  HOÀN ĐỨC


Đài Loan nói Trung Quốc ‘mơ bắt chước Taliban’


image017Nguồn hình ảnh, Carl Court/Getty Images. Bà Thái Anh Văn tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Đài Loan.
21/8/2021

image019Nguồn hình ảnh, Getty Images. Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu


Ngoại trưởng Đài Loan hôm thứ Bảy 21/8 cáo buộc Trung Quốc muốn "bắt chước" Taliban, nói rằng Đài Loan sẽ không cúi đầu trước Bắc Kinh.


Sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ Afghanistan do Mỹ hậu thuẫn đã làm dấy lên cuộc tranh luận sôi nổi ở Đài Loan về việc liệu Đài Loan chịu chung số phận trước một cuộc xâm lược của Trung Quốc hay không.


Truyền thông nhà nước ở Trung Quốc đăng bài nói số phận của Kabul cho thấy Đài Loan không thể tin tưởng vào Washington.


Viết trên Twitter ngày 21/8/2021, Ngoại trưởng Đài Loan Joseph Wu bày tỏ cảm ơn Hoa Kỳ vì đã ủng hộ Đài Loan.


"Cảm ơn vì đã tôn trọng mong muốn và lợi ích tốt nhất của người dân Đài Loan. Bao gồm dân chủ và tự do khỏi chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa độc tài và tội ác chống lại loài người."


"Trung Quốc mơ ước bắt chước Taliban, nhưng tôi xin nói thẳng: Chúng tôi có ý chí và phương tiện để tự vệ."


Đạo luật Quan hệ Đài Loan được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979 không đảm bảo khả năng bảo vệ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan trong trường hợp bị tấn công.


Nhưng luật này có một điều khoản kêu gọi cung cấp vũ khí cho Đài Loan để phòng thủ: "Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Đài Loan các thiết bị và dịch vụ quốc phòng với số lượng có thể cần thiết để cho phép Đài Loan duy trì đủ khả năng tự phòng thủ."


Cố vấn an ninh quốc gia của Biden, Jake Sullivan, khi hỏi về Đài Loan trong tuần này, đã gọi đây là một "câu hỏi khác về cơ bản trong bối cảnh khác" đối với Afghanistan.


"Chúng tôi tin rằng cam kết của chúng tôi đối với Đài Loan vẫn mạnh mẽ như trước đây", ông ta nói, mà không nói rõ điều đó có nghĩa là gì.


Mỹ chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan vào năm 1979 và chuyển sang công nhận Trung Quốc đại lục.


image021Nguồn hình ảnh, EPA. Joe Biden


Trong một cuộc phỏng vấn được ABC News phát sóng hôm thứ Năm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã được hỏi về tác động của việc Mỹ rút quân khỏi Afghanistan.


"Chúng tôi đã giữ mọi cam kết. Chúng tôi có cam kết vững chắc với Điều 5 rằng nếu ai xâm lăng hay chống lại đồng minh Nato, chúng tôi sẽ phản ứng. Cũng thế với Nhật, Hàn Quốc, cũng thế với Đài Loan."


Nhưng một quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: "Chính sách của chúng tôi đối với Đài Loan không thay đổi."


Ông ta nói thêm: "Mối quan hệ quốc phòng của Hoa Kỳ với Đài Loan được dẫn dắt bởi Đạo luật Quan hệ Đài Loan (TRA) trong 40 năm qua và dựa trên đánh giá về nhu cầu quốc phòng của Đài Loan và mối đe dọa do Trung Quốc gây ra."


image023Tháng 7/1961, trước 20.000 sinh viên Đại học Seoul, Tổng thống Park Chung Hee nói:
"Toàn dân Nam Hàn phải thắt lưng buộc bụng trong 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống còn. Làm thế nào trong vòng 10 năm chúng ta tạo được một nền kinh tế đứng đầu Đông Á, và 20 năm sau chúng ta trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới. Chúng ta sẽ bắt thế giới phải ngưỡng mộ chúng ta! Hôm nay có thể một số đồng bào bất đồng ý kiến với tôi. Nhưng xin những đồng bào ấy hiểu cho rằng Tổ Quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân! Tôi không muốn mị dân! Tôi sẽ cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ. TÔI SẼ ĐEM BẮN BẤT CỨ KẺ NÀO ĂN CẮP CỦA CÔNG DÙ CHỈ 1 ĐỒNG! Tôi sẵn sàng chết cho lý tưởng đã đề ra.''

image024Nhật hoàng Hirohito. Giữ ngôi Thiên hoàng lâu nhất trong lịch sử (từ năm 1926 đến 1989), cuộc đời của Nhật hoàng Hirohito gắn liền với những biến động lớn lao của đất nước Mặt trời mọc. Nhật hoàng Hirohito là cháu nội của “Người vĩ đại” Minh Trị. Ông lên ngôi vào năm 1926, lấy niên hiệu là Chiêu Hòa.


image025Tư lệnh tối cao Lực lượng Đồng minh Đại tướng Douglas MacArthur và Nhật hoàng Hirohito. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Nhật Bản hoang tàn bởi bom đạn, phần đông dân số rơi vào cảnh đói ăn trầm trọng. 30% dân số không có nhà ở, 66 thành phố chính bị tàn phá nặng nề.


Là linh hồn của nước Nhật, Nhật hoàng kêu gọi người dân “hãy vững lòng tin vào đất nước thần minh bất diệt, ý thức về trách nhiệm nặng nề trên con đường dài trước mắt. Hãy cùng nhau góp hết sức cống hiến cho công cuộc xây dựng tương lai. Hãy tôi luyện tính trung thực, tinh thần cao cả, hãy làm việc hết mình để có thể nâng cao vinh quang của quốc gia và theo kịp đà tiến bộ của thế giới”. 


Nhận được sự trợ giúp to lớn về kinh tế của Mỹ cùng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ với mức tăng trưởng trung bình lên đến 9%/năm (1955-1973). Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ vào năm 1968. Cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục tôn vinh "Thần kỳ Nhật Bản". (theo Thu Hằng BBC)
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 15691)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14738)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 15032)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17481)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 15038)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15647)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 14814)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17086)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 15855)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 15975)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 16637)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17462)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16736)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 17993)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16614)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22099)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
13 Tháng Ba 2014(Xem: 16391)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16238)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162410)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19149)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.