Tàu khựa điều 6 chiến hạm, trên 100 tàu các loại, 4 chiến đấu cơ bảo vệ HD-981/ Song tử Đông “nhớ” Song tử Tây / Những nhà báo lính đầu tiên đến Trường Sa

11 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 15791)

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc cần rút giàn khoan về

(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.

image019
Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel tại cuộc họp báo ở Trung tâm Hoa Kỳ tại Hà Nội vào ngày 8/5 vừa qua.

Tuyên bố trên của ông Daniel Russel được đưa ra trong cuộc họp báo qua điện thoại từ Trung tâm báo chí tại Tokyo (Nhật Bản) của Bộ Ngoại giao Mỹ vào chiều ngày 10/6, với sự tham của nhiều nhà báo ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Cuộc họp báo được tổ chức sau khi ông Russel vừa tham dự một loạt cuộc họp với các quan chức của ASEAN tại Yangon, Myanmar, trong đó vấn đề an ninh, tình hình Biển Đông nằm trong những vấn đề được thảo luận.

Trả lời cho câu hỏi liên quan đến căng thẳng hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông, ông Russel cho rằng các bên tuyên bố chủ quyền cần phải giải quyết tranh chấp qua một tòa án quốc tế.

“Tôi đã nhấn mạnh trong các cuộc họp…về quan điểm của chúng tôi rằng cả hai bên, Việt Nam và Trung Quốc cần phải làm giảm leo thang căng thẳng. Cả hai bên cần phải kiềm chế và phải đảm bảo được hành xử an toàn cũng như đảm bảo cho hoạt động của các tàu của họ được an toàn”, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ cho biết.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ yêu cầu Trung Quốc phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các tàu hộ tống trên Biển Đông về để tạo không gian cho ngoại giao nhằm làm giảm căng thẳng.

Nhắc lại quan điểm Mỹ không đứng về phía bên nào trong các tranh chấp lãnh thổ, ông Russel cho hay: “Trung Quốc phải rút giàn khoan .. nhằm tạo không gian cho tiến trình ngoại giao để giải quyết căng thẳng”.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đưa ra quan điểm trên sau khi Bộ Ngoại giao Trung Quốc trước đó đã ra một thông cáo dài, lý giải chủ quyền của mình trên Hoàng Sa, dựa trên bằng chứng lịch sử, ví dụ như các cuộc thám hiểm của hải quân nước này từ xa xưa cùng các bản đồ cổ.

Mặc dù không đứng về phía bên nào trong vụ việc, ông Russel nhấn mạnh Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với Hoàng Sa từ rất lâu. Hơn nữa Việt Nam cũng đã và đang phát triển các trữ lượng dầu lửa và khí đốt trong một khu vực đã được chính thức tuyên bố là Vùng đặc quyền kinh tế tính từ bờ biển của Việt Nam.

Trong khi trước đó, tại diễn đàn an ninh khu vực Đối thoại Shangri-La ở Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cũng cáo buộc Trung Quốc “gây bất ổn, có hành động đơn phương” trên biển.

Tìm thỏa thuận tạm thời, không chiếm thêm đảo

Ông Russel cũng kêu gọi các quan chức ASEAN và Trung Quốc tìm kiếm một thỏa thuận tạm thời, theo đó các bên không chiếm thêm các đảo hiện chưa có nước nào quản lý ở trên Biển Đông.

“Có rất nhiều thông tin về các hoạt động trên Biển Đông, như bồi đắp đất…và hoạt động xây dựng quy mô các tiền đồn vượt xa những gì một người biết cư xử coi là duy trì nguyên trạng”, ông Russel nhấn mạnh.

Trong những ngày qua, giới chức Philippines nhiều lần bày tỏ lo ngại về hoạt động của Trung Quốc quanh các bãi ngầm ở Trường Sa và có thể hoạt động này là nhằm biến bãi ngầm thành đảo nhân tạo và xây dựng một đường băng cùng một căn cứ quân sự trên đó.

Ông Russel cho rằng cam kết tạm thời phải nhất quán với Tuyên bố chung về ứng xử giữa các bên trên Biển Đông (DOC) năm 2010 giữa ASEAN và Trung Quốc.

Kêu gọi Trung Quốc đối mặt với Philippines ở tòa án

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Russel cũng kêu gọi Trung Quốc tận dụng “cơ hội quan trọng” của tòa án quốc tế vào tuần trước, theo đó cho Trung Quốc hạn chót vào ngày 15/12 tới để đệ trình bằng chứng nhằm chứng minh cho tuyên bố chủ quyền của mình trong vụ kiện của Philippines.

“Điều này…mở cánh cửa nhằm loại bỏ một số mơ hồ liên quan đến tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, những mơ hồ đã đẩy căng thẳng và bất ổn ở khu vực gia tăng”, ông Russel cho biết qua điện thoại với các phóng viên từ Hồng Kông.

Tòa án trọng tài thường trực ở The Hague Hà Lan hồi tuần trước cho biết cho Trung Quốc 6 tháng nhằm trả lời cho vụ kiện “đường lưỡi bò” do Philippines khởi xướng vào tháng 3 vừa qua. Tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tái khẳng định họ từ chối tham gia vụ kiện. Trung Quốc cũng từ chối bất kỳ giải pháp quốc tế nào đối với các tranh chấp lãnh thổ và kêu gọi đàm phán song phương với từng nước, mà theo giới phân tích là nhằm dễ bề giành thế “thượng phong”, bắt nạt trước các nước hơn.

Vũ Quý

+++++++++++++++++++

VOA Thứ Tư, 11/06/2014

Việt-Trung tố cáo nhau đưa tàu võ trang ra khu vực giàn khoan
 image020

Trợ lý ngoại trưởng Hoa Kỳ Daniel Russel

Trà Mi-VOA

Việt Nam và Trung Quốc tố cáo đối phương đưa tàu võ trang ra khu vực giàn khoan 981 mà Bắc Kinh đặt trong vùng biển Hà Nội có tuyên bố chủ quyền giữa lúc Mỹ yêu cầu đôi bên nên rút hết tàu ra khỏi điểm nóng này.

Việt Nam nói tuần này Trung Quốc điều động thêm 2 tàu chiến nữa, nâng tổng số tàu chiến của Bắc kinh tại thực địa hiện nay lên thành 6 chiếc cùng với trên 100 tàu các loại và 4 máy bay quân sự để bảo vệ giàn khoan, xua đuổi tàu Việt Nam.

Trung Quốc nói cáo buộc của Việt Nam ‘hoàn toàn sai trái’ và tố cáo ngược lại rằng Hà Nội gửi tàu võ trang tới quấy phá các lực lượng chấp pháp của Bắc Kinh và hoạt động thương mại bình thường của giàn khoan 981.

Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hoa Xuân Oánh, khẳng định Bắc Kinh không gửi tàu quân sự tới điểm nóng mà đôi bên tranh chấp.

Bà Hoa nói vì phía Việt Nam cứ tiếp tục các hành vi gây rối, cản trở bằng võ lực và bất hợp pháp nên Bắc Kinh phái tàu chính thức của chính phủ ra để bảo vệ an ninh tại hiện trường, chứ không hề gửi tàu quân sự tới đây.

Ngược lại, người phát ngôn Bộ Ngọai giao Trung Quốc nói Việt Nam đã huy động rất nhiều tàu võ trang tới cản phá hoạt động của giàn khoan, một cáo buộc mà Hà Nội lâu nay bác bỏ. 

Kể từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan 981 vào khu vực, Việt Nam nhiều lần khẳng định chỉ đưa tàu dân sự ra tuyên truyền, yêu cầu Trung Quốc rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Cục trưởng Cục Kiểm ngư Việt Nam nói với VOA Việt ngữ hơn 30 tàu chấp pháp của Việt Nam trên thực địa bao gồm tàu của lực lượng Kiểm ngư và Cảnh sát biển đều là tàu dân sự không võ trang, và rằng Việt Nam theo đuổi giải pháp đấu tranh ôn hòa, không sử dụng võ lực để đáp trả các hành vi gây hấn của Trung Quốc.

Ngoài ra, giới chức Việt Nam khẳng định Việt Nam cũng không huy động lực lượng giám sát trên không như Trung Quốc để tránh gia tăng va chạm làm leo thang căng thẳng.

Cục trưởng Nguyễn Ngọc Oai:

‘Quan điểm của Việt Nam là đấu tranh bằng con đường ngoại giao để Trung Quốc thấy đó là chủ quyền Việt Nam. Chúng tôi thể hiện kiên quyết bảo vệ chủ quyền thông qua đàm phán, chứ không dùng võ lực, theo đúng Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển 1982, Thỏa thuận cấp cao Việt-Trung, và Tuyên bố Ứng xử Biển Đông DOC. Chúng tôi chỉ dùng tàu và các lực lượng chấp pháp trên biển để xua đuổi, cản phá để Trung Quốc rút lui. Chúng tôi không có bất cứ hành động nào, kể cả hành động nhỏ nhất như Trung Quốc nói là sử dụng vòi rồng.’

Vẫn theo giới chức Cục Kiểm ngư, phía Việt Nam cũng không tăng cường lực lượng trên thực địa vì khả năng có hạn.

Đại sứ Việt Nam tại Liên hiệp quốc hôm qua kêu gọi Bắc Kinh rút lui giàn khoan để tạo môi trường đàm phán giải quyết tranh chấp.

Ông Lê Hoài Trung cho hãng thông tấn AP biết rằng Trung Quốc từ chối tham gia đối thoại và nhất quyết khẳng định không có vấn đề tranh chấp ở đây vì khu vực xung quanh giàn khoan thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

Đại sứ Việt Nam nói sự khước từ của Bắc Kinh không chịu thảo luận là khiêu khích và ‘gây quan ngại sâu sắc.’

Ông Trung nói dù cho tới nay vẫn kiềm chế, nhưng Việt Nam, như mọi quốc gia khác, giữ quyền tự vệ.

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh người dân Việt Nam luôn mong muốn hòa bình và quan hệ hữu nghị với Trung Quốc sau nhiều thập niên chiến tranh.

Hoa Kỳ lên tiếng yêu cầu đôi bên Việt-Trung rút hết tàu bè và Trung Quốc đưa giàn khoan ra khỏi khu vực có tranh chấp ở Biển Đông để tạo điều kiện ngoại giao, xoa dịu căng thẳng. 

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel, ngày 10/6, nói vấn đề nằm ở chỗ thái độ hành xử chứ không phải quyền tuyệt đối và một phần của vấn đề bố trí giàn khoan là việc này được thực hiện giữa lúc căng thẳng đang gia tăng tiếp sau hàng loạt các vụ va chạm khác trên biển.

Dù Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp Biển Đông, nhưng ông Russel lưu ý rằng Việt Nam nhận chủ quyền Hoàng Sa đã từ lâu và hơn nữa Việt Nam lâu nay đã phát triển các hoạt động dầu khí tại khu vực mà Hà Nội nói thuộc vùng đặc quyền kinh tế ngoài bờ biển Việt Nam.

Hoa Kỳ nhiều lần khẳng định việc uy hiếp, đe dọa dùng võ lực để thăng tiến các đòi hỏi chủ quyền là hành động không thể chấp nhận.

Ông Russel cũng khuyến khích các bên nhanh chóng đạt tiến bộ về một Bộ Quy tắc Ứng xử vì một giải pháp ôn hòa cho Biển Đông, sự ổn định cho khu vực, và an ninh hàng hải quốc tế./

++++++++++++++++++++

image021

Trên ngọn hải đăng đảo Song Tử Tây nhìn xuống (đảo cao từ 4-6 mét, cao nhất quần đảo Trường Sa) nhìn về hướng Bắc, sát bờ đảo là ngôi chùa to lớn bệ vệ; cách bờ khoảng trăm mét là lô cốt phòng thủ do Hải quân VNCH xây trước năm 1975; xa xa hơn nữa là đảo Song Tử Đông cách khoảng 1,5 hải lý mờ mờ hiện ở chân trời, đảo này hiện do hải quân Philippines chiếm giữ. Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại đảo Song tử Tây hôm Chủ nhật 8/6/2014 mục đích “giao lưu hữu nghị và mở rộng quan hệ thân thiện giữa hai nước’ và sự kiện này là ‘bằng chứng cho thấy tranh chấp không cản trở hợp tác thực chất’. Ảnh VH

image023
 Những chấm tròn đỏ trên hải đồ quần đảo Trường Sa là các hòn đảo “Hải Trình 3” đã đến thăm. Ảnh Wikipedia-tư liệu của VH

+++++++++++++++++++++

Thứ ba, 10/6/2014 | 18:13 GMT+7

Trung Quốc tiếp tục dịch chuyển Hải Dương 981

Giàn khoan Hải Dương 981 hạ đặt trái phép trên vùng biển Việt Nam hôm nay có dấu hiệu dịch chuyển không ổn định về hướng đông - đông nam, theo báo cáo của Cục Kiểm ngư.

Các tàu kiểm ngư trong ngày hôm nay vẫn kiên trì bám trụ hiện trường giàn khoan, đồng thời tổ chức hoạt động đấu tranh với cường độ cao. Tàu cá Việt Nam tiếp tục khai thác thủy sản, đấu tranh đòi ngư trường. Theo quan sát của lực lượng kiểm ngư, giàn khoan có dấu hiệu di chuyển không ổn định theo hướng đông - đông nam. Đây là lần thứ ba Trung Quốc thực hiện việc dịch chuyển giàn khoan, hai lần trước là vào ngày 27/5 ngày 3/6.

image025
Giàn khoan được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong hơn một tháng qua trên vùng biển Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Đông.

Trong khi đó, với sự hỗ trợ của hai tàu hải cảnh, khoảng 43 tàu cá trung Quốc hung hăng vây ép, chủ động vượt lên trước và chạy máy lùi vào tàu cá của ngư dân. "Các tàu của Trung Quốc thực hiện hành động này để tạo hiện trường giả là tàu cá Việt Nam đâm vào sau tàu Trung Quốc khi đang khai thác ở ngư trường truyền thống quanh khu vực giàn khoan", đại diện Cục Kiểm ngư nhận định.

Tại khu vực giàn khoan, các tàu của Trung Quốc tổ chức thành từng nhóm cách giàn khoan từ 7 đến 8 hải lý và từ 9 đến 11 hải lý nhằm ngăn cản và sẵn sàng đâm va, phun vòi rồng vào tàu Việt Nam.

Lực lượng Trung Quốc duy trì khoảng 119 tàu, trong đó có 38 tàu hải cảnh, 13 tàu vận tải, 19 tàu kéo, 43 tàu cá và 6 tàu quân sự bố trí bảo vệ giàn khoan. Các tàu quân sự được Trung Quốc bố trí xung quanh giàn khoan theo chiến thuật hai tàu ở phía đông; phía tây hai tàu (một tàu có số hiệu 756) và phía nam hai tàu (số hiệu 842 và 839). Bên cạnh đó, còn có ba máy bay trinh sát Y-8 hoạt động tại khu vực giàn khoan ở độ cao khoảng 300 đến 500 mét và một máy bay chiến đấu hoạt động tại khu vực.

image026

Các tàu cá Trung Quốc đang lao ra chèn ép, ngăn cản một tàu cá của ngư dân Việt Nam, không cho hoạt động trên ngư trường truyền thống. Ảnh: Canhsatsbien.vn.

Hương Thu

++++++++++++++++++++++

Thứ sáu, 2/5/2014 | 00:00 GMT+7

Những nhà báo lính đầu tiên đến Trường Sa

Trường Sa năm 1975 trơ trọi chỉ vài bóng cây và những lùm sâm đất. Chim hải âu, ó biển, mòng biển chen chúc đi trên cát, gặp người chẳng buồn bay. Trứng chim la liệt, phải vừa đi vừa tránh...

image027

Bộ đội luyện tập ở Trường Sa những ngày đầu sau giải phóng. Chim và ó biển lúc này nhiều vô kể. Ảnh: Khắc Xuể.

Hà Nội, sáng 2/5/1975, số báo ra đỏ rực tin chiến thắng. Cả toà soạn báo Quân đội nhân dân sốt ruột dõi theo tin bài gửi về từ mặt trận. Cánh phóng viên không được đi, phải ở nhà “gác gôn” ngẩn ngơ vì không được ra trận. Khắc Xuể cũng thế. Nhưng đến “phút 90”, chàng phóng viên trẻ bất ngờ được Tổng biên tập Nguyễn Đình Ước gọi lên, đưa cho tờ giấy giới thiệu: "Giấy có chữ ký của Trung tướng Lê Ngọc Hiền, Phó tổng tham mưu trưởng QĐND Việt Nam. Ngày mai, cậu đi Sài Gòn ngay".

Trưa 3/5/1975, sân bay Tân Sơn Nhất hừng hực nắng. Khắc Xuể xuống máy bay, lò dò hỏi mãi mới về tới cơ quan đại diện Tổng cục Chính trị ở gần cầu Thị Nghè. Lúc này, cấp trên mới cho biết, anh sẽ cùng phóng viên Nguyễn Thắng tham gia đoàn công tác của Bộ Tổng tham mưu ra kiểm tra quần đảo Trường Sa. Ngày N, giờ G, phải có mặt ở Cam Ranh để nhận nhiệm vụ.

Từ Sài Gòn ra Cam Ranh dài hơn 500 cây số. Hai phóng viên trẻ chạy sang gặp Bộ chỉ huy tiền phương thì được trả lời là tự xoay xở bởi không có xe. Chợt nhớ, bên Quân chủng Không quân đã tiếp quản sân bay, Xuể chạy sang “xem có mượn được cái xe máy nào không?”. Lục lọi, anh tìm thấy một chiếc Kawasaki 250 phân khối. Dù chưa từng đi xe máy, Xuể vẫn cắm chìa, nổ máy, rồi cùng Nguyễn Thắng lên đường. Trưa 5/5/1975, họ đến Quân cảng Cam Ranh.

image028

Giải phóng quần đảo Trường Sa (ảnh do Khắc Xuể chụp tại đảo Song Tử Tây tháng 5/1975, bên cột mốc chủ quyền do Việt Nam Cộng hoà lập).

Đêm mùa hè biển lặng, 3 con tàu trong bộ dạng tàu cá rời quân cảng Cam Ranh. Ngoài Khắc Xuể và Nguyễn Thắng, một phóng viên Báo Hải quân cũng tham gia đoàn công tác. 

Quá nửa đêm thì một cơn dông ập đến. Sóng, gió ngày càng dữ dội, ba con tàu mất liên lạc với nhau. Chiếc tàu Xuể đi chết máy, phải thả trôi trên biển. May mắn là có tàu của Liên Xô xuất hiện, lai dắt vào bờ.

Tất cả ngủ một đêm ngon giấc, tờ mờ sáng hôm sau lại tiếp tục lên đường. Lần này, ngoài 3 tàu cá còn có thêm tàu Trùng Khánh của đoàn 125 hải quân chỉ huy, dẫn đường. Điểm đảo đầu tiên đoàn dừng chân là Song Tử Tây, cũng là đảo đầu tiên được giải phóng rạng sáng 4/4. Sau Song Tử Tây, đoàn tiếp tục hành trình tới Nam Yết, An Bang, Trường Sa Lớn… và cuối cùng là Sơn Ca - hòn đảo được giải phóng sau cùng vào ngày 29/4.

Là phóng viên ảnh, Khắc Xuể miệt mài bắt tay vào công việc. Những bức ảnh chụp ở Song Tử Tây được cho là khá nhất, tốt nhất với nhiều hình ảnh sinh động như: Bộ đội thao tác bắn cối 60, phất cờ giải phóng…đã trở thành những hình ảnh biểu tượng của giải phóng Trường Sa.

image030

Lính đặc công trên đảo Trường Sa năm 1975. Ảnh: Khắc Xuể.

Sau này, còn một số đợt phóng viên ra Trường Sa những năm đầu sau giải phóng nên xuất hiện thêm nhiều hình ảnh chụp bộ đội Trường Sa “thuở ban đầu”. Nhưng theo ông Xuể, có thể phân biệt đâu là những ảnh do ông chụp vào tháng 5/1975 bởi có tới “ba lớp ảnh” bộ đội Trường Sa ngày đầu giải phóng. Lớp ảnh thứ nhất là hình ảnh anh em mặc quần áo bộ binh đội, đội mũ cối do Khắc Xuể chụp tháng 5/1975. Lớp ảnh thứ hai do ông Bằng Lâm chụp có hình ảnh bộ đội mặc áo trắng hải quân. Lớp ảnh thứ ba ông Vũ Đạt, cũng là cựu phóng viên Báo Quân đội nhân dân ra Trường Sa vào khoảng những năm 1978-1980 chụp lại với dụng ý không quên chiến công của bộ đội đặc công nên có nhiều hình ảnh chiến sĩ đội mũ sắt.

Trường Sa ngày quân đội Sài Gòn đồn trú còn khá hoang sơ. Ông Xuể kể rằng, cây cối cũng ít. Ở Song Tử Tây chỉ có chừng mươi cây dừa, không có bàng vuông, phong ba như bây giờ. Cây sâm đất khá nhiều, mọc kín đảo Trường Sa Lớn. Ở Nam Yết có dừa, bàng vuông… An Bang, Sinh Tồn gần như không có cây cối. Các công trình trên đảo chủ yếu là hầm, công sự phủ cát, gác tôn. 

image032

Khắc Xuể (giữa) - tại đảo Nam Yết tháng 5/1975.

Cây cối thưa vắng nhưng bù lại đảo rất nhiều chim. Chim hải âu, ó biển, mòng biển nhiều vô kể. Chúng chen chúc đi trên cát, gặp người chẳng buồn bay. Trứng chim la liệt, phải vừa đi vừa tránh kẻo vỡ…

Hôm tới đảo An Bang, thấy chim ó biển đậu rất nhiều, nhìn dễ thương, ông Xuể đưa tay “chào”. Nào ngờ, chú ó biển mổ mạnh vào tay khiến máu tuôn xối xả. Vích trên đảo cũng rất nhiều, chúng lên đẻ trứng ngay trên các bãi cát. Thực phẩm mang theo không nhiều nên nguồn thức ăn chính của lính vẫn là trứng chim, thịt vích. Nước uống cũng thiếu, lại hầu như không có rau. Nhưng rồi, mọi người đều động viên nhau vượt qua, vì đồng đội bám đảo đã và sẽ phải chịu đựng cuộc sống như thế lâu dài. (Nhà báo Khắc Xuể ký tặng lên lá cờ Tổ quốc, gửi tới bộ đội Trường Sa.

Chuyến công tác kéo dài hơn 10 ngày là dịp để đoàn khảo sát, hoạch định những vấn đề phòng thủ, giữ vững quần đảo tiền tiêu của Tổ quốc. Ông Xuể và ông Thắng đã hoàn thành nhiệm vụ chụp ảnh, thu thập tư liệu. Tuy nhiên, có viết bài không, có đăng báo không? Câu trả lời là không làm gì cả, chờ lệnh của trên.

Gần ngày thành lập quân đội năm ấy, ông Xuể mới được phép viết một bài về trận đánh chiếm đảo Sơn Ca. Sang năm 1976, trong một loạt ký sự 5 kỳ mang tên “Sóng gió trên những đảo tiền tiêu” do hai phóng viên Nguyễn Thắng và Hà Đình Cẩn viết chung, câu chuyện Trường Sa mới được nhắc đến chi tiết hơn nhưng không nói rõ địa danh từng đảo, chỉ mang một địa danh ước lệ: “Đảo Bão Tố”. Những bức ảnh của Khắc Xuể chụp xuất hiện rải rác, dù hiếm khi nó được chú thích rõ ràng gắn với hai chữ “Trường Sa”.

Với ông Xuể, dù là nhà báo đầu tiên ra chụp ảnh Trường Sa nhưng để có được những bức hình đó cho riêng mình, cũng không hề đơn giản. “Khi về đất liền, trong số 14 cuộn phim đã chụp, tôi bàn giao lại cho cấp trên 10 cuốn. Nghĩ mình là nhà báo mà “trắng tay”, tôi xin giữ lại 4 cuộn với lý do ảnh “không quan trọng”. Còn bài viết về Trường Sa, tôi chỉ viết một bài về trận đánh đảo Sơn Ca và một bài về chiếc xe máy Kawasaki”, ông Xuể tiếc nuối./

Nguyên Minh - Trường Giang

01 Tháng Ba 2015(Xem: 19299)
Bãi Cỏ Rong, một vùng được cho là có tiềm năng dầu khí khả quan, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, ở phía tây đảo Palawan. Từ năm 2010, chính quyền Manila đã trao quyền thăm dò vùng Bãi Cỏ Rong cho Forum Energy PLC, một tập đoàn Anh-Philippines, và vào giữa năm ngoái đã gia hạn quyền này cho đến giữa tháng Tám 2016. Vấn đề được đặt ra trong thời gian gần đây, là chính Forum Energy đã mở thương thuyết với tập đoàn dầu khí Nhà nước Trung Quốc CNOOC về khả năng đồng khai thác khu vực.
26 Tháng Hai 2015(Xem: 15991)
Mạnh ai nấy chiếm! Hồn ai nấy giữ!: "Song song với tầm ảnh hưởng chuỗi đảo bờ tây Thái Bình Dương,Trung Quốc gia tốc chiếm đóng, cải tạo các bãi đá Trường Sa thành căn cứ hậu cần, hỏa điểm"
23 Tháng Hai 2015(Xem: 16050)
Biển Đông sẽ không nổ ra chiến tranh do không nước nào muốn chiến tranh kể cả Mỹ trong lúc này. Lý do: con đường hải lưu quốc tế vẫn đang êm đềm, tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, vị trí chiến lược Đông Nam Á chưa ngã ngũ, chính sách "xoay trục về Châu Á"của Mỹ mới bắt đầu và quan trọng nhất, Trung Quốc, cường quốc số 1 ở Châu Á đang trong giai đoạn hiện đại hóa hải không quân, ít ra phải vài năm nữa để họ có đủ sức mạnh xác quyết đường chín vạch bao trùm biển nam Trung Hoa và biển Đông; nhưng trước mắt, vì "Biển Đông và Lợi ích địa An ninh - Chính trị - Kinh tế của Trung Quốc", họ phải ra tay ... cướp, chớp thời cơ.
18 Tháng Hai 2015(Xem: 31087)
Mây, nước, trời, bình minh trên đảo Trường Sa Lớn nhìn từ ngoài khơi biển Đông - Từ HQ-571 Trường Sa cập bến đảo Trường Sa Lớn nhìn thấy ngay "Ủy ban Hành chánh" Trường Sa Lớn. - Dân chúng sống trên đảo trường Sa Lớn ra đón chào khách đến thăm - Trẻ em sanh đẻ trên đảo Trường Sa Lớn thật ngoan. - Chỉ có trên quần đảo Trường Sa mới có loài cây Phong ba Bão táp.
17 Tháng Hai 2015(Xem: 16041)
Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, một trong những nội dung công việc mà cơ quan này sẽ thực hiện trong năm 2015 là đề án tổng thể về đầu tư kết cấu hạ tầng và hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc mở đường bay hàng không dân sự ra quần đảo Trường Sa.
10 Tháng Hai 2015(Xem: 17496)
Chuyên gia về dầu khí hồi tháng 8 phát hiện một trữ lượng khí lớn ở giếng Lăng Thủy 17 - 2. Tổng công ty Dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) hôm qua cho biết trên trang web, giàn khoan Hải dương 981 mới đây phát hiện một mỏ khí nước sâu lớn cách đảo Hải Nam khoảng 150 km về phía nam.
05 Tháng Hai 2015(Xem: 14272)
Philippines lên tiếng phản đối Trung Quốc sau khi một tàu tuần duyên của Bắc Kinh đâm húc gây hư hại 3 tàu cá và đe dọa tính mạng ngư dân Philippines trong khu vực tranh chấp ở Biển Đông.Vụ va đụng hôm 29/1 tại bãi cạn Scarborough là sự cố mới nhất liên quan đến các tranh chấp chủ quyền giữa đôi bên. XEM THÊM: Mục Hoàng Sa - Từ kênh đào Suez tới kênh đào Kra.
01 Tháng Hai 2015(Xem: 14118)
“Tranh chấp ở Biển Đông không phải là một cuộc tranh giành năng lượng”, Shi Yinhong, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Nhân Dân ở Bắc Kinh và là cố vấn cho Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cho biết. "Đây là một cuộc tranh chấp vùng biển và không có thỏa hiệp giữa các nước tuyên bố chủ quyền chồng lấn".
27 Tháng Giêng 2015(Xem: 15690)
Ngoại trưởng các nước Đông Nam Á tề tựu về Malaysia trong hai ngày tới dự kiến sẽ trao đổi quan điểm về bối cảnh thực thi Tuyên bố Ứng xử của các bên ở Biển Đông.Thông tấn xã Bernama của Malaysia hôm nay dẫn lời Ngoại trưởng Datuk Seri Anifah Aman cho hay bên cạnh đó các nhà ngoại giao hàng đầu của ASEAN dự kiến cũng sẽ tham vấn về việc thành lập Bộ Quy tắc Ứng xử Biển Đông DOC.
25 Tháng Giêng 2015(Xem: 14873)
Ngoại trưởng Phiilippines Albert del Rosario hôm thứ Năm (22/1) cho biết nước này đang tìm kiếm mối quan hệ "đối tác chiến lược"với Việt Nam, ngoài Mỹ và Nhật Bản, trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc đang gia tăng.
22 Tháng Giêng 2015(Xem: 17519)
Đảo đá Chữ Thập cách Sàigon 630km, Gạc Ma cách Sàigon 800km, cách Manila 890 km, miền tây Malaysia 490 km, Kuala Lumpur 1.500 km, đó là những hải cứ có vị trí chiến lược tối quan trọng ở vùng biển phía nam Việt Nam.
20 Tháng Giêng 2015(Xem: 19667)
Giàn khoan khổng lồ của Trung Quốc xuất phát từ Hải Nam đang di chuyển về hướng nam, men theo thềm lục địa VN đi tới cửa khấu Singapore, tiến vào eo biển Malacca, tới Ấn Độ dương. Trên dường đi, HD-981 sẽ băng ngang qua các nhà giàn khu vực biển DKI hiện do Hải quân VN đóng chốt.
18 Tháng Giêng 2015(Xem: 15880)
Về tranh chấp Biển Đông, Trung Quốc đã thay đổi chiến lược đối với Việt Nam một cách tích cực hơn chủ yếu là vì sợ gặp phải sự kháng cự của Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng cần lưu ý rằng, Trung Quốc không có khả năng từ bỏ tham vọng bành trướng lãnh thổ, và Trung Quốc có thể sử dụng chính sách mới này như một cách hoãn binh cho đến khi họ đủ mạnh để giải quyết vấn đề Biển Đông theo cách riêng của họ.
15 Tháng Giêng 2015(Xem: 21178)
Tháng Tư, 2014, HQ-571 Trường Sa đang thực hiện cuộc hải trình thăm viếng những hòn đảo quê hương thuộc vùng biển Trường Sa, bỗng nhiên có con chim lạ màu đen tuyền không biết từ hướng nào bay đến đậu khá lâu trên đỉnh cột hải đăng con tàu. Vị trí nơi con tàu đang di chuyển là vùng biển mênh mông không có đảo nào cận kề. Ảnh VH
13 Tháng Giêng 2015(Xem: 17848)
Có đến 50.000 tàu cá Trung Quốc đang sẵn sàng cho “điệp vụ” này. Ngay trước mắt, Hải Nam- tỉnh có diện tích rộng nhất giáp biển Đông - đã có tới 9.000 tàu đánh bắt xa bờ chuẩn bị ồ ạt ra khơi . Từ năm 1999, hàng năm Trung Quốc đều tự ban hành lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông, nơi Trung Quốc tự cho là thuộc chủ quyền của mình - nuốt trọn 80% diện tích biển Đông, bất chấp phản ứng của Việt Nam và các nước xung quanh khu vực.
11 Tháng Giêng 2015(Xem: 16331)
Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc CNOOC loan báo vừa phát hiện thêm một mỏ dầu khí nước sâu nữa ở Biển Đông. Thông cáo tối ngày 6/1 cho hay tập đoàn dầu khí quốc doanh này tìm thấy trữ lượng dầu khí cỡ trung bình tại giếng Lăng Thủy 25-1.
08 Tháng Giêng 2015(Xem: 16722)
Đài truyền hình TW Trung Quốc (CCTV) ngày 5-1 cho biết gần đây có báo đưa tin Trung Quốc thử nghiệm thành công robot tự động “Hải Yến” tại một khu vực biển nước sâu 1.500m ở biển Đông. Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng “Hải Yến” có thể hoạt động dưới độ sâu 1.500m và khả năng di chuyển lên đến 1.000km, liên tục trong 30 ngày. TIN LIÊN QUAN - Căn cứ Trung Quốc ở đảo Chữ Thập
04 Tháng Giêng 2015(Xem: 16744)
Chiến sĩ Hải quân đồn trú trên đảo Len Đao chào tiễn phái đoàn HQ-571 đến thăm đảo. Len Đao là một trong 3 đảo nửa nửa chìm: Gạc Ma-Cô Lin-Len Đao có vị trí chiến lược trọng yếu trung tâm quần đảo Trường Sa. Trung cộng đã chiếm Gạc Ma năm 1988 sau khi bắn cháy 2 tàu vận tải HQVN và tàn sát 64 thủy thủ. TC muốn chiếm nốt Cô Lin và Len Đao nhưng các sĩ quan và thủy thủ VN quyết giữ được.
28 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17399)
Càng ngày nhận thức chung của khu vực và thế giới đều thấy rằng, vấn đề tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông không phải là câu chuyện riêng của Trung Quốc, của quan hệ song phương giữa Trung Quốc với VN hay các nước ASEAN, mà là câu chuyện có ý nghĩa chiến lược toàn cầu, nơi lợi ích quốc gia của họ ngày càng gắn chặt với hòa bình và ổn định ở Biển Đông.
25 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23954)
Một trong nhiều cách bảo vệ biển Đông, cuộc chiến thầm lặng của "đặc công biển" là một cuộc chiến không khoan nhượng dưới lòng biển cả. Trong cuộc đối đầu nửa kín nửa hở gữa Việt Nam và Trung Quốc trong vụ giàn khoan HD-981 xâm nhập bất hợp pháp thềm lục địa VN, đặc công biển được cho là đơn vị có công lớn trong việc đẩy lùi HD-981. Tờ “Chính sách ngoại giao” Mỹ cho rằng, nếu Trung-Việt xảy ra xung đột ở Biển Đông, lực lượng đặc công nhái sẽ là “đối thủ khó chơi” của Trung Quốc.