BBC - thứ ba, 27 tháng 5, 2014
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981
Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết.
Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
Vào lúc này Trung Quốc vẫn chưa có bình luận về vụ việc.
Bắc Kinh và Hà Nội đang dính vào tranh chấp ngày càng căng thẳng trên Biển Đông.
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 ra vùng biển mà Việt Nam nói là thuộc chủ quyền của họ ở gần Quần đảo Hoàng Sa mà hai nước hiện đang tranh chấp.
Vụ việc này xảy ra chỉ cách giàn khoan 17 hải lý, theo truyền thông Việt Nam.
Việc Trung Quốc từ chối dời giàn khoan đã dẫn đến các cuộc biểu tình chống Trung Quốc khiến ít nhất hai người chết và một số xí nghiệp bị đốt cháy.
Các nhà lập pháp Việt Nam đang chuẩn bị kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế về vụ giàn khoan và các vụ đâm tàu, theo truyền thông của nước này.
Hôm thứ Hai ngày 26/5, Tân Hoa Xã đăng bài xã luận bằng tiếng Anh cáo buộc Việt Nam muốn ‘khuấy động và thổi bùng việc khoan bình thường của giàn khoan Hải Dương 981’.
“Hà Nội nên biết rằng việc khoan như vậy trong vùng biển này là quyền chủ quyền của Trung Quốc theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển,” tác giả Dương Trạch Vỹ, một giáo sư luật, viết trong bài xã luận.
“Việt Nam nên ngừng lập tức bất kỳ hành động ngăn trở nào và phải nhận hậu quả tương ứng và trách nhiệm quốc tế cho sự khiêu khích của mình,” bài xã luận nhận định.
Nhật Bản đã kêu gọi bình tĩnh. Người phát ngôn Chính phủ Nhật Yoshihide Suga được các hãng thông tấn dẫn lời nói: “Điều quan trọng là các nước có liên quan nên kiềm chế không có các hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng và các nước nên hành động điềm tĩnh tuân thủ luật pháp quốc tế.”/
++++++++++++++++++
Thứ năm, 29/05/2014
Gặp gỡ ký giả trở về từ điểm nóng Hoàng Sa
Nhà báo Vũ Hoàng Lân, Phố Bolsa TV, tường thuật tại điểm nóng giàn khoan Hải Dương 981, gần quần đảo Hoàng Sa, trên boong tàu Cục Kiểm Ngư (18/5/2014)
24.05.2014
Căng thẳng đối đầu giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc xung
quanh khu vực giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa có
phần hạ giảm khi Việt Nam chuyển hướng thôi đáp trả các vụ tấn công và phun vòi
rồng của phía Trung Quốc.
Ký giả Vũ Hoàng Lân từ California, sáng lập viên chương trình PhoBolsaTV, người
vừa tham gia các chuyến đi thực tế ra thăm Trường Sa (ngày 18 đến 27 tháng 4)
và Hoàng Sa (ngày 17 đến 20 tháng 5), chia sẻ những gì anh tận mắt chứng kiến
sau hai cuộc hải trình đặc biệt này trên Tạp chí Thanh Niên đài VOA hôm nay.
Vũ Hoàng Lân: Tôi đi chung tàu với một nhóm viên chức của Cục
Kiểm Ngư Việt
Trà Mi: Anh thấy khoảng cách giữa tàu Việt
Vũ Hoàng Lân: Các vị đó nói thời gian đầu khoảng 3-4 hải lý
thì mới bị xua đuổi, bây giờ thì cách 5-7 hải lý thì đã bị xua đuổi rồi. Khi
một tàu Việt
Trà Mi: Trong chuyến hải trình từ ngày 17 đến 20 tháng 5,
anh có chứng kiến những vụ việc nào đáng tiếc xảy ra giữa đôi bên không?
Vũ Hoàng Lân: Không thấy chuyện gì xảy ra giữa đôi bên trong
thời gian đó cả vì tàu này không tới đủ gần để thấy điều đó. Đúng ngày 17 tháng
5 tôi có nghe có tàu bị tông vào, nhưng tôi không trực tiếp nhìn thấy. Họ nói
rất rõ ràng rằng tàu Việt
Một trong nhiều tàu Kiểm Ngư Việt
Trà Mi: Qua trao đổi với ngư dân và cảnh sát biển ở đó,
anh ghi nhận cảm xúc, phản ứng, tâm tư tình cảm của họ như thế nào?
Vũ Hoàng Lân: Mình nói chuyện nhiều với mấy người kiểm ngư,
cảnh sát biển trên khu vực đó, họ cho biết thấy rất khó khăn với chủ trương
không phản trả lại ở thời điểm hiện nay. Họ nói Trung Quốc vào đất nước Việt
Nam, xua đuổi tàu Việt Nam ngay trong đất nước Việt Nam mà họ vẫn phải chấp
nhận bỏ chạy chứ không đánh trả lại là điều rất khó khăn đối với họ. Tôi có
tiếp xúc với một tàu của ngư dân bị Trung Quốc tông vào gây thiệt hại nhiều do
thuyền trưởng Trương Văn Hải ở Đà Nẵng làm thuyền trưởng. Ông ấy nói yêu cầu
phải có thêm sự trợ giúp từ phía các lực lượng của Việt
Trà Mi: Với tình hình anh mô tả, tại hiện trường cho thấy
ưu thế hoàn toàn thuộc về phía Trung Quốc, họ quyết tâm bảo vệ hoạt động của
giàn khoan, bất khả xâm phạm. Phía Việt
Không có một động thái nào chứng tỏ Trung Quốc sẽ nhượng
bộ...Mình nghĩ một cách khách quan là Việt
Vũ Hoàng Lân
Vũ Hoàng Lân: Đó là chiến lược hiện nay Việt
Trà Mi: Có vẻ giải pháp cuối cùng cho Việt
Vũ Hoàng Lân: Không có một động thái nào chứng tỏ Trung Quốc
sẽ nhượng bộ trong vụ này. Mình nghĩ một cách khách quan là Việt
Trà Mi: Anh có cảm nhận thế nào từ những gì mắt thấy tai
nghe tại hiện trường?
Vũ Hoàng Lân: Tôi nghĩ cần cố gắng làm sao đừng để xảy ra
chiến tranh vì nếu có chiến tranh sẽ rất lỗ lã về phía Việt
Trà Mi: Mình không nói tới mức manh động, mà nói tới khả
năng có mức cứng rắn hơn những gì Việt
Vũ Hoàng Lân: Tôi hỏi chuyện họ, tôi không thấy họ có bất cứ
một giải pháp nào.
Ngư dân từ Đà Nẵng kể chuyện bị tàu cá có vỏ sắt của Trung Quốc đâm bể tàu gỗ.
Trà Mi: Tiếp xúc với giới chức và người dân Việt
Vũ Hoàng Lân: Cả dân lẫn nhà nước lần này đều phản đối hành
động của Trung Quốc. Cái đó quá rõ ràng, ai cũng thấy. Khác nhau là ở cách biểu
hiện ra. Người dân tẩy chay hàng hóa, nhà máy, và khách hàng Trung Quốc. Khách
sạn thì không tiếp người Trung Quốc..v.v..Nhà nước rõ ràng không có chủ trương
làm như vậy. Hậu quả của việc đó bắt đầu tác động lên vấn đề làm ăn buôn bán ở
đây. Ở Bình Dương nhà máy Trung Quốc, Đài Loan bị đập phá bây giờ hàng ngàn
người không có công ăn việc làm ở Bình Dương.
Trà Mi: Khi anh ra Trường Sa, anh ghi nhận được những gì?
Vũ Hoàng Lân: Chuyến đi Trường Sa và chuyến đi Hoàng Sa hoàn
toàn khác nhau. Hoàng Sa thì Trung Quốc lấy từ năm 1974 rồi, bây giờ họ xây cất
dữ dội rồi. Trường Sa thì hiện nay Việt Nam gần như chủ đạo trong vấn đề chủ
quyền ở khu vực đó, với 21 đảo gồm 9 đảo nổi và 11 đảo đá ngầm. Những chuyến
đưa người, kể cả người Việt ở hải ngoại, ra Trường Sa để thăm hỏi nằm trong chủ
trương mà Việt Nam muốn làm để khẳng định chủ quyền ở vùng đất đó.
Trà Mi: Ra Trường Sa, anh thấy cộng đồng người Việt sinh
sống, làm ăn ở đó thế nào?
Vũ Hoàng Lân: Người Việt ở đó sống giống như quân đội vậy:
chồng đi đánh cá, vợ vào phụ các công việc trong các doanh trại của hải quân.
Những đảo lớn thì như vậy. Những đảo nhỏ quá, nhất là những đảo đá ngầm, thì ở
đó chỉ có quân sự thôi.
Trà Mi: Tình hình ở Trường Sa có gặp khó khăn gì từ phía
Trung Quốc không?
Vũ Hoàng Lân: Trường Sa thì không có khó khăn gì với Trung
Quốc trừ đảo Gạc Ma mà Trung Quốc đã đánh chiếm từ năm 1988. Trung Quốc đã tập
trung vào đó xây dựng. Chuyến vừa rồi đi qua, tôi thấy Trung Quốc bắt đầu húc
cát lên đổ cho đảo đó to ra để làm sân bay. Việt
Trà Mi: Mật độ dân cư ở đó thế nào? Sự hiện diện quân sự,
đồn bốt ở đó có nhiều không?
Vũ Hoàng Lân: Cái đó thì vô kể. Có thể nói những đảo đó là khu
quân sự. Cho tới thời điểm này quân sự ở đây rất chặt. Giao thông hào chạy khắp
đảo, đặc biệt là khu ven biển giao thông hào bọc xung quanh. Ngoài biển họ dựng
có những cái cọc gọi là cọc chống đổ bộ, chỉ chừa một đường để tàu chạy thẳng
vào trong đảo thôi. Nói chung vấn đề quân sự rất chặt chẽ trên mấy đảo đó. Mỗi
đảo có khoảng 7 hộ dân. Chia sẻ thêm, không phải về điều mình nhìn thấy mà về
điều mình cảm nhận: Trường Sa-Hoàng Sa là vấn đề hết sức phức tạp. Mình nghĩ,
chính quyền Việt
Trà Mi: Xin cảm ơn anh đã dành thời gian cho Tạp chí Thanh
Niên VOA trong cuộc trao đổi hôm nay.
Một số hình ảnh từ chuyến đi của ký giả Vũ Hoàng Lân:
Cán bộ Cục Kiểm Ngư Việt
Nhà báo Vũ Hoàng Lân, Phố Bolsa TV, phỏng vấn Chính trị viên tàu Cảnh sát biển CSB 8001
Ngư dân tự sửa chữa tàu cá sau khi bị tàu cá có vỏ sắt của Trung Quốc đâm bể.