50 năm TC xây dựng lộ trình bá chủ biển Đông

26 Tháng Năm 201412:00 SA(Xem: 15182)

50 năm TC xây dựng lộ trình bá chủ biển Đông

image032

Chủ Nhật, ngày 25/5/2014 - 03:00

Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước.

Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.

Giàn khoan 981 nằm trong bàn cờ lớn

. Phóng viên: Thưa ông, biển Đông nằm ở đâu trong sách lược phát triển quốc gia của TQ?

image033
 

+ PGS-TS Alexander L. Vuving: Từ khi mới ra đời, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã để mắt tới biển Đông. Trên các bản đồ chính thức của TQ, muộn nhất là từ những năm 1970 luôn có đường lưỡi bò. Trong kế hoạch “thoát ra biển lớn” của TQ, ngay từ những năm 1980 đã nhắc đến hai chuỗi đảo ngoài khơi Tây Thái Bình Dương che chắn con đường vươn ra biển lớn của TQ. Biển Đông nằm trong chuỗi đảo thứ nhất, chạy dài từ quần đảo Nhật Bản, qua Đài Loan, Philippines cho đến Indonesia. Hơn thế nữa, đây còn là con đường hàng hải huyết mạch của châu Á và thế giới chạy từ Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca và biển Đông.

Hiện nay, khoảng một nửa lượng vận tải biển của thế giới, 1/3 lượng dầu mỏ chuyển qua đường biển trên toàn cầu đi qua khu vực eo Malacca và biển Đông. Trong tương lai, với sự dịch chuyển của trục kinh tế thế giới sang châu Á, lượng hàng hóa thông qua biển Đông càng có tỉ trọng lớn hơn. Nhìn vào dòng thông thương của châu Á có thể thấy ai muốn làm bá chủ châu Á trước hết phải giành quyền bá chủ biển Đông.

. Để làm bá chủ trên biển, TQ sử dụng những yếu tố nào để xây dựng chiến lược hành động của mình?

+ Trong nhiều thập niên qua, Mỹ gần như giữ vai trò lãnh đạo ở châu Á. Một trong những điều kiện giúp Mỹ giữ được vai trò này là nhờ sự thống trị của hải quân Mỹ trên các vùng biển Tây Thái Bình Dương, trong đó có biển Đông. Nay TQ muốn vươn lên hất cẳng Mỹ thì trước hết phải giành được quyền bá chủ biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, nếu trực diện hất cẳng Mỹ thì TQ chưa đủ sức.

Vì thế TQ phải tận dụng điểm yếu của Mỹ và điểm mạnh của bản thân. TQ cho rằng điểm mạnh của mình là có yêu sách lãnh thổ, đó cũng là điểm yếu của Mỹ vì về nguyên tắc Mỹ phải đứng trung lập trong các tranh chấp lãnh thổ giữa các nước khác. Đây là lý do khiến TQ “dở chiêu trò” bằng cách sử dụng tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng để thực hiện tham vọng độc chiếm biển Đông và biển Hoa Đông.

image034

Giàn khoan 981 tạo ra tiền lệ nguy hiểm, giúp TQ leo lên các nấc thang mới để chiếm lĩnh các vùng biển khác trên biển Đông.

Tận dụng “khoảng trống” để đi từng bước một

. Nhìn một cách tổng thể, đâu là lộ trình của chiến lược bá chủ trên biển của TQ?

+ Chiến lược của TQ có những nấc thang khác nhau. Tuy nhiên, không thể sắp xếp lộ trình này theo thứ tự thời gian, không gian được. Mức độ cao thấp, ưu tiên của các nấc thang phải dựa vào thời cơ cùng các điều kiện cụ thể. Khi có thời cơ và điều kiện, TQ sẽ tiến hành các hành động mấu chốt.

Cụ thể, TQ ra sức chiếm giữ các đảo nổi và chìm; thiết lập tổ chức chính quyền, đưa dân ra sinh sống, tăng cường hoạt động kinh tế địa phương; hạ đặt các cấu trúc, vật thể cố định để chiếm giữ các vùng biển không có đảo; xây dựng các vị trí chiếm giữ thành những căn cứ phục vụ quân sự và kinh tế; ban hành các lệnh cấm (ví dụ cấm đánh bắt cá), các quy định (như vùng nhận dạng phòng không, vùng đánh bắt cá…) để khẳng định kiểm soát chủ quyền; đưa ra các loại tàu thuyền, đặc biệt là tàu chấp pháp, kể cả tàu cá của dân ra chiếm lĩnh mặt nước; tăng cường các hoạt động nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đường lưỡi bò.

. Từ trước đến nay, TQ đã tận dụng những thời cơ, điều kiện cụ thể nào?

+ Điều kiện quan trọng chính là hải quân. Khi TQ bước vào giai đoạn hiện đại hóa từ cuối những năm 1970, hiện đại hóa hải quân là một ưu tiên trong tổng thể kế hoạch của TQ.

TQ còn tận dụng thời cơ để thay đổi thế trận trên biển bằng cách chiếm giữ thêm các vị trí trên biển Đông mỗi khi thời thế tạo ra những khoảng trống quyền lực trong khu vực. Điển hình như vào năm 1956, khi Pháp rút khỏi Đông Dương, trong đó có quần đảo Hoàng Sa, TQ đã lợi dụng lúc chính quyền Việt Nam chưa ra tiếp quản chủ quyền của mình được đã đưa quân vào chiếm đóng trái phép cụm đảo phía đông quần đảo Hoàng Sa. Suốt từ đó đến nay, TQ luôn ý thức được tầm quan trọng của việc khẳng định chủ quyền và bất kể khi nào có thời cơ là ra tay chiếm hữu các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1974, khi Ngoại trưởng Mỹ Kissinger “đi đêm” với TQ, nhất là sau khi Quốc hội Mỹ ra luật cấm Mỹ can thiệp quân sự vào Đông Dương, TQ ngay lập tức chớp thời cơ chiếm tiếp cụm đảo phía tây của quần đảo Hoàng Sa Việt Nam từ tay chính quyền Sài Gòn.

Năm 1988, sau khi Liên Xô cắt giảm viện trợ cho Việt Nam và Gorbachov chuyển sang chính sách hòa giải với TQ, TQ liền đưa quân ra chiếm một lúc sáu đảo có vị trí quan trọng ở quần đảo Trường Sa.

. Hiện kế hoạch thực hiện mưu đồ bá chủ của TQ đang đi đến đâu? 

+ Thời gian qua, lợi dụng tình hình Mỹ khó khăn về kinh tế, phải cắt giảm dữ dội ngân sách quốc phòng, đồng thời chính quyền Obama chủ trương “mềm mại” với TQ, TQ liền tăng cường lấn lướt nhiều quốc gia láng giềng.

Một mũi tiến công của TQ ở biển Đông trong giai đoạn này là chiếm các bãi đá ngầm trong vùng kiểm soát của Philippines. Tuy TQ chưa thành công trong việc đặt chân lên bãi Cỏ Rong và đẩy Philippines ra khỏi bãi Cỏ Mây nhưng TQ đã giành quyền kiểm soát bãi Scarborough trên thực tế.

Một mũi tiến công khác là giành quyền kiểm soát trong vùng đặc quyền kinh tế ven biển miền Trung Việt Nam. Các sự kiện lớn trong quá trình này là vụ TQ cắt cáp thăm dò dầu khí của Việt Nam năm 2011; TQ mời thầu chín lô dầu khí ngoài khơi miền Trung Việt Nam 2012; mới nhất là giàn khoan 981 trái phép.

Cần nhấn mạnh rằng, 981 là một nấc thang quan trọng. TQ gọi giàn khoan 981 là lãnh thổ quốc gia di động. Họ sử dụng nó như một vũ khí chiến lược có tầm quan trọng không khác gì các loại tàu chiến, máy bay hay tên lửa nhằm hiện thực hóa tham vọng của mình. Việc này tạo ra tiền lệ nguy hiểm giúp TQ leo lên các nấc thang mới để chiếm lĩnh các vùng biển khác trên biển Đông.

ĐỖ THIỆN

 

TS Đỗ Sơn Hải, Học viện Ngoại giao Việt Nam:

Tận dụng 981 làm chất “kết dính” ASEAN

Trong thời gian qua, TQ ứng xử theo kiểu ASEAN nói cứ nói, TQ làm cứ làm. Việt Nam cũng đã ra sức đấu tranh ngoại giao, trong đó tận dụng sức mạnh chung ASEAN. Tuy nhiên để hiệu quả hơn, tôi nghĩ ngoài những gì đã làm trong thời gian qua, Chính phủ Việt Nam cần chủ động tổ chức hoặc thông qua tài trợ quốc tế để tổ chức các cuộc hội thảo quốc tế về vấn đề xâm phạm lãnh thổ của TQ. Hội nghị Bộ trưởng ASEAN 2014 lần đầu tiên trong hơn hai thập niên qua thành công trong việc đưa ra tuyên bố về biển Đông. Bởi lẽ đa phần các nước ASEAN quan ngại về hành động có tính khiêu khích của TQ. Ngoài ra cũng cần phải kể đến nỗ lực ngoại giao của Việt Nam (bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng). Sự thống nhất của ASEAN trong vấn đề hết sức gai góc này đang mở ra một giai đoạn mới, có thể là động lực giúp ASEAN xây dựng thành công ba cộng đồng theo đúng thời hạn vào năm 2015.

ThS Trương Minh Huy Vũ, Đại học KHXH&NV, NCS tại CHLB Đức:

Thuyết phục Mỹ cùng đồng minh của Mỹ

Quan điểm của Mỹ tại biển Đông là nhất quyết bảo vệ tự do hàng hải tại khu vực. Vì lẽ đó, lá bài “giàn khoan” của TQ nếu có những tác động tiêu cực đến tự do hàng hải của khu vực thì Mỹ sẽ phản ứng để chống lại. Và có thể thấy những phản ứng này qua tuyên bố của các quan chức Mỹ từ Phó Tổng thống Joe Biden đến Ngoại trưởng John Kerry.

Tuy nhiên, Mỹ sẽ không có thêm nhiều hành động trên thực địa cho đến khi tình hình còn chưa leo thang đến mức xung đột vũ trang. Như trường hợp bãi đá ngầm Scarborough với Philippines, một đồng minh của Mỹ tại Đông Nam Á năm 2012. Việc TQ sử dụng những tàu cá với chiêu bài dân sự đã hạn chế Mỹ tham gia trực tiếp bảo vệ lợi ích Philippines. Nhưng nhìn kỹ vấn đề, cái Mỹ muốn đứng trên lợi ích của nước họ là một khu vực biển Đông hòa bình và ổn định được quản lý bằng luật pháp quốc tế chứ không ưu tiên hỗ trợ hay ủng hộ nước nào (dù có là đồng minh) bằng các biện pháp quân sự.

Để tận dụng sức mạnh Mỹ trong trường hợp này, hợp tác quốc phòng có thể thực hiện qua “những bước đi nhỏ”. Một là Mỹ sẽ hỗ trợ Việt Nam trong kỹ thuật quốc phòng, đặc biệt ngay cả trong lĩnh vực chia sẻ tình báo và hình ảnh vệ tinh. Hai là nếu Việt Nam thúc đẩy liên kết chặt chẽ hơn với các đồng minh quân sự của Mỹ tại khu vực, những nước cũng đang bị TQ đe dọa chủ quyền, một kiểu “liên minh mềm mang đặc tính đa phương” sẽ xuất hiện. Trong cơ chế này, Mỹ có thể cung cấp các hỗ trợ quân sự thông qua trung gian là hai nước Đông Bắc Á (Nhật Bản) và Đông Nam Á (Philippines) đang có xu hướng đứng cùng chiến tuyến với Việt Nam.

12 Tháng Tám 2014(Xem: 17400)
Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 18136)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 20079)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 18027)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17872)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.
27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17362)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16320)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16475)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15301)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17863)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15169)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22601)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17326)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15563)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 15110)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16759)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16325)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17575)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16682)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19645)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.