Hoa Kỳ quyết can dự mạnh mẽ hơn, ủng hộ Asean trước Trung Quốc?

15 Tháng Sáu 20208:32 SA(Xem: 6801)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG BIỂN HOA ĐÔNG - THỨ HAI 15 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Hoa Kỳ quyết can dự mạnh mẽ hơn, ủng hộ Asean trước Trung Quốc?


BBC 14/6/2020

image004

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Biển Đông, với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là một trong những vùng biển có tranh chấp nhất về chủ quyền


Công thư gần đây của Hoa Kỳ gửi Liên Hiệp Quốc (LHQ) chứng tỏ Washington muốn đẩy tranh chấp Biển Đông giữa Trung Quốc và các nước lên nghị trình hàng đầu thời gian tới, theo một bình luận từ Philippines.


Hôm 1/6/2020, Đại sứ Mỹ tại LHQ Kelly Craft đã yêu cầu lưu hành công thư như một văn bản chính thức gửi đến tất cả thành viên LHQ và Hội đồng Bảo an.


Công thư này để sự đáp lại công hàm CML/14/2019 của phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ ngày 12/12/2019.


Tin cho biết trong thư, Hoa Kỳ nói họ phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông.


"Mỹ yêu cầu Trung Quốc một lần nữa tuân thủ các quy định quốc tế về tuyên bố chủ quyền như đã nêu trong Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), thực thi phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông và ngừng các hành động khiêu khích trong khu vực", Đại sứ Mỹ nói trong thư.


Thời điểm lá thư của Hoa Kỳ


Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla, giảng viên Trường Luật, Đại học Philippines (University of the Philippines College of Law) , nói với BBC News Tiếng Việt rằng thời điểm lá thư của Hoa Kỳ rất quan trọng.


Ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS) 1982, đã ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.


Ban đầu phán quyết này được một số người hy vọng có thể mở đường tiến tới giải quyết các tranh chấp về quyền đối với các vùng biển ở Biển Đông.


image005

Bản quyền hình ảnh Reuters Image caption Đại diện của Mỹ tại LHQ, Đại sứ Kelly Craft


Tuy nhiên, bà Jacqueline Joyce F. Espenilla chỉ ra rằng tình hình từ 2016 đến gần đây đã nhạt đi.


"Xung lực từ phán quyết tòa 2016 nói chung giảm đi, một phần không nhỏ vì chính phủ tổng thống Duterte không muốn dùng thắng lợi của Philippines do nguyên nhân kinh tế và chính trị."


"Vẫn thỉnh thoảng có va chạm, đa số là với Việt Nam quanh quần đảo Hoàng Sa, Indonesia ở quần đảo Natuna, và mọi nước có tranh chấp ở Biển Đông đều kiên quyết trong tuyên bố của họ."


"Tuy nhiên, ưu tiên vừa qua chủ yếu nhằm cố gắng có Bộ Quy tắc ứng xử."


Nhưng bà Jacqueline Joyce F. Espenilla nói sau khi phái đoàn thường trực Trung Quốc tại LHQ gửi công hàm ngày 12/12/2019, tình hình trở nên khác đi.


"Công hàm Trung Quốc lập tức thúc đẩy phản ứng ngoại giao của Việt Nam, Philippines và thú vị là cả Indonesia, vốn là nước thường tránh liên quan."


Ngày 12/12/2019, Malaysia có Công hàm số HA 59/12 liên quan đến Đệ trình về thềm lục địa mở rộng của mình tại Biển Đông lên Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS).


Cùng ngày, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/14/2019 tại LHQ phản đối Đệ trình trên của Malaysia.


Ngày 6/3/2020, Philippines gửi liên tiếp Công hàm số 000191-2020 để phản đối Công hàm CML/14/2019 của Trung Quốc và Công hàm số 000192-2020 để phản đối Đệ trình của Malaysia.


Ngày 23/3/2020, Trung Quốc gửi Công hàm số CML/11/2020 phản đối Philippines.


Ngày 2/4/2020, Tổng thư ký LHQ cho lưu hành công hàm số 22/HC-2020 của Phái đoàn thường trực Việt Nam để phản đối các yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông thể hiện trong hai công hàm số CML/14/2019 và Công hàm số CML/11/2020.


Ngày 10/4/2020, Phái đoàn Việt Nam tiếp tục gửi Công hàm số 24/HC-2020 đề cập Công hàm ngày 12/12/2019 của Malaysia và Công hàm số 25/HC-2020 đề cập các Công hàm ngày 10/4/2020 của Philippines.


Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Một đầm sen ở Hà Nội


'Sự quay lại mạnh hơn của Hoa Kỳ'


Về công thư ngày 1/6/2020 của Hoa Kỳ, bà Jacqueline Joyce F. Espenilla quan tâm việc nó xảy ra cùng lúc, khi ngày 2/6, Philippines đã đình chỉ việc hủy Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng, cơ sở pháp lý cho sự hiện diện của quân đội Mỹ tại nước này.


"Hoạt động của Manila mở đường cho sự quay lại mạnh hơn của Hoa Kỳ trong vùng."


"Lá thư của Mỹ ra dấu là họ một lần nữa tập trung vào Biển Đông, gửi thông điệp cho Đông Nam Á rằng Washington ủng hộ chống lại sự hung hăng của Trung Quốc."


Nhìn rộng hơn, bà Jacqueline Joyce F. Espenilla nhấn mạnh cáo buộc về sự hung hăng của Trung Quốc trên biển được đặt vào bối cảnh căng thẳng chung với Hoa Kỳ.


"Đó là một phần trong danh sách than phiền về tình báo, tấn công mạng, thương mại bất công, và cáo buộc về Covid-19."


"Khi gửi thư cho LHQ, Hoa Kỳ thực tế đã đặt tranh chấp Biển Đông trở lại sân khấu chính trị, trong lúc thế giới trở nên thù địch hơn với Trung Quốc," bà Jacqueline Joyce F. Espenilla nói.


'Trung Quốc muốn tận dụng sự biết ơn'


Trong khi đó, từ Đại học Quốc gia Úc, Giáo sư Leszek Buszynski giải thích vì sao Trung Quốc gần đây lại gửi các công hàm lên LHQ.


"Có vẻ như Trung Quốc muốn tận dụng sự biết ơn trong Đại hội đồng LHQ, sau khi đã gửi khẩu trang chống virus corona cho các nước, sau dự án Vành đai - Con đường, hỗ trợ kinh tế cho châu Phi và các nước như Lào, Campuchia."


"Bằng cách này, họ muốn vô hiệu hóa phán quyết của Tòa năm 2016, nói rằng yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý."


Giáo sư Leszek Buszynski đang nghiên cứu về Biển Đông, và là chuyên gia về an ninh châu Á.


Giáo sư Leszek Buszynski dự đoán Trung Quốc hy vọng LHQ sẽ thông qua một nghị quyết ủng hộ Bắc Kinh về Biển Đông.


"Tôi không nghĩ Trung Quốc sẽ đạt được nghị quyết đó, vì Đại hội đồng LHQ có nhiều tiếng nói khác nhau, không phải tất cả đều biết ơn Trung Quốc."


'Sự phản đối chính thức rõ nhất của Mỹ'


Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla, giảng viên Trường Luật, Đại học Philippines, nhận xét công thư của Mỹ gửi LHQ là rất đặc biệt.


"Có lẽ lá thư là sự phản đối chính thức rõ nhất của Mỹ về đòi hỏi của Trung Quốc trên Biển Đông."


"Tôi nhấn mạnh chữ Chính thức, vì trước đây Mỹ cũng đã phản đối lập trường của Trung Quốc phi chính thức khi đưa tàu đi vào vùng tranh chấp."


"Lá thư của Đại sứ Kelly Craft nêu lại một số điểm trong phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa trọng tài về Biển Đông, đây là việc Mỹ chưa từng làm."


Bà Jacqueline Joyce F. Espenilla chỉ ra rằng với việc ra quan điểm rất gần với Việt Nam, Philippines…Washington "thực tế là đang bộc lộ sức nặng ảnh hưởng đằng sau các nước".


"Nó có thể khuyến khích các nước nhỏ khẳng khái hơn trong việc phản bác sự hung hăng của Trung Quốc, lập một mặt trận đoàn kết."


"Phần lớn sự bạo gan của Trung Quốc xuất phát từ việc họ lợi dụng được sự mất đoàn kết trong vùng," bà nói. (theo BBC)
29 Tháng Chín 2014(Xem: 17430)
Vào ngày mai, 29/09/2014, cuộc tập trận mang tên Phiblex 2014 huy động gần 5.000 binh sĩ Mỹ và Philippines sẽ chính thức khai mạc, cho dù đã bắt đầu trong thực tế từ hai ngày qua. Phiblex là một cuộc tập trận đổ bộ thường niên giữa quân đội Philippines và lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ. Cuộc tập trận được mở ra trong bối cảnh Manila đang tăng cường các cuộc tập trận chung với Mỹ, cũng như đang thắt chặt thêm quan hệ quốc phòng với các nước khác, nhằm chống lại sức ép từ Bắc Kinh trên vấn đề Biển Đông.
25 Tháng Chín 2014(Xem: 20678)
Trong bài phỏng vấn được đăng tải bởi hãng tin Đức Deutsche Welle vào ngày 19/9 vừa qua, nhà phân tích Gregory Poling của trung tâm CSIS cho rằng các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang xây ở Trường Sa khiến vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc “trở nên khó khăn hơn, nếu không muốn nói là không thể” giải quyết được.
23 Tháng Chín 2014(Xem: 19891)
Trả lời báo chí vào hôm nay, 18/09/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác định rằng cuộc họp thượng đỉnh hôm nay giữa Thủ tướng Ấn với Chủ tịch Trung Quốc tại New Delhi không loại trừ bất kỳ hồ sơ tế nhị nào, « kể cả những vấn đề mới nhất ».
21 Tháng Chín 2014(Xem: 19999)
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Trần Công Trục, cựu trưởng Ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng việc Trung Quốc đang tiến hành xây dựng trên các bãi cạn thuộc Quần đảo Trường Sa là ‘hành động, âm mưu cực kỳ nguy hiểm’.
18 Tháng Chín 2014(Xem: 22440)
Việt Nam là đối tác trụ cột trong chính sách ‘Hướng Đông’ của Ấn Độ và mục tiêu của New Delhi là muốn giúp Việt Nam xây dựng tiềm lực để trở thành một quốc gia mạnh trên Biển Đông, một chuyên gia về chính sách quân sự của Ấn Độ nhận định với BBC.
14 Tháng Chín 2014(Xem: 18875)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
09 Tháng Chín 2014(Xem: 19096)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
07 Tháng Chín 2014(Xem: 19499)
Ngày 19 tháng 1 năm 1973 tại Paris, hiệp ước đình chiến chiến tranh Việt Nam đã được 4 bên: Mỹ, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam ký kết, “từ thời gian đó cho tới gần đây, nước Mỹ vẫn giữ thái độ đứng ngoài mọi tranh chấp giữa hai nước cộng sản Việt Nam và Trung Quốc. Vùng Biển Đông là địa bàn tranh chấp giữa hai nước cộng sản.”
04 Tháng Chín 2014(Xem: 17508)
HQ-571 gọi là “tàu khách” nhưng kích thước và vóc dáng được thiết kế như một tàu hải quân vận tải. Tàu có chiều dài 71 mét; chiều rộng 13,2 mét; tầm hoạt động 25.000 hải lý với thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm, có khả năng bảo dưỡng cho gần 200 khách với chế độ ăn uống ngày 3 bữa khá thịnh soạn, giường ngủ thoải mái, sạch sẽ, máy lạnh thoáng mát.
02 Tháng Chín 2014(Xem: 16423)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8/2014 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ. Hai hệ thống truyền thông hàng đầu của hai nước đều đưa tin về sự kiện tối quan trọng, quyết định về vận mệnh của Biển Đông trong những ngày sắp tới, tuy có khác nhau về đôi chữ. Dù mới chỉ mang tính “nguyên tắc”, nhưng thái độ của “Sứ thần” Lê Hồng Anh tạo ra cảm giác ông chỉ có việc “Tán thành” và “Thừa nhận”! (chữ trong Công hàm PVĐ 1958).
31 Tháng Tám 2014(Xem: 16530)
Ông Lê Hồng Anh đi “Sứ” Bắc Kinh từ ngày 26 đến 27/8 trong tư cách Đặc phái viên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tức là thay mặt đảng CSVN đến thảo luận với đảng CSTQ.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 16889)
Việt Nam xác nhận ba nguyên tắc "chỉ đạo phát triển" quan hệ Việt - Trung đạt được trong chuyến thăm Bắc Kinh của ông Lê Hồng Anh.
24 Tháng Tám 2014(Xem: 18286)
Chiếc máy bay chiến đấu J-11 lần này là của đơn vị không quân Trung Quốc đóng ở Hải Nam. Đây cũng là chiếc đã có những cuộc tiếp cận khá gần với máy bay Mỹ trong đợt tháng 3 đến tháng 5-2014.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 17816)
(Dân trí) - Trang mạng của Cục hải sự Trung Quốc (msa.gov.cn) ngày 20/8 đưa tin Trung Quốc tiến hành diễn tập bắn đạn thật trong thời gian 2 tuần tại Vịnh Bắc Bộ, từ 20/8-3/9.
17 Tháng Tám 2014(Xem: 15593)
Ảnh phải góc trên: Đại tướng Martin Dempsey Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ nói về tự do hàng hải và tự do theo ai của VN. Ảnh phải: Súng phòng không trên nóc nhà giàn DK1 cắm mốc trên thềm lục địa VN bảo vệ quyền chủ quyền . Ảnh trái: Biển, đảo và tài nguyên đáy biển Trường Sa do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp.
12 Tháng Tám 2014(Xem: 17162)
Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
10 Tháng Tám 2014(Xem: 17966)
Tiến sỹ Việt nói Việt Nam không nên chỉ thấy đảo mà không thấy biển Một trong những nhà quan sát Việt Nam có uy tín nói Hà Nội không nên có quan điểm quá cứng rắn về Hoàng Sa và Trường Sa, điều mà ông xem là không đảm bảo lợi ích tối đa cho Việt Nam.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 19887)
Hôm qua, Cục Hải sự quốc gia Trung Quốc ra thông báo số 0168 – năm 2014 với nội dung: Kể từ 12h00 ngày 01-8 lệnh cấm đánh bắt cá tại khu vực biển Đông sẽ chính thức kết thúc, tất cả tàu cá thuộc các tỉnh duyên hải như Hải Nam, Quảng Tây, Quảng Đông được phép ra khơi đánh bắt cá.
06 Tháng Tám 2014(Xem: 17825)
Một tướng lãnh Việt Nam tuyên bố Hà Nội sẽ dùng tàu ngầm, máy bay và các loại vũ khí hiện đại để bảo vệ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp với Trung Quốc. Truyền thông nhà nước Trung Quốc trích thuật tin tức báo chí Việt Nam nói rằng Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Chính ủy Quân Khu 7, đã tuyên bố như vậy hôm thứ 7 (01-08-2014) tại lễ ra mắt Câu lạc bộ Vì Hoàng Sa, Trường sa thân yêu.
31 Tháng Bảy 2014(Xem: 17698)
Ông Phạm Văn Đồng ký công hàm cách đây 60 năm Trong tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa, cho đến năm 1954 cơ sở pháp lý của Việt Nam có thể mạnh hơn của Trung Quốc, nhưng sau đó thì chủ quyền Việt Nam có một đôi gót chân Achilles.