NGÀY ĐOÀN KẾT VỚI NHÀ VĂN BỊ CẦM TÙ - VĂN BÚT QUỐC TẾ - THỤY SĨ VÀ VIỆT NAM

17 Tháng Mười Hai 20177:49 CH(Xem: 5287)

VĂN HÓA ONLINE - NHÂN QUYỀN  - THỨ  HAI  18  DEC  2017


NGÀY ĐOÀN KẾT VỚI NHÀ VĂN BỊ CẦM TÙ - VĂN BÚT QUỐC TẾ - THỤY SĨ VÀ VIỆT NAM


Lien Hoî Nhân Quyên Viêt Nam


15/12/2017


Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ


 Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị cầm tù, do Văn Bút Quốc Tế đề xướng, đã được tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Một mới đây, tại thành phố Genève, Thụy Sĩ. Đó là Ngày Vinh danh và Bênh Vực Nhà văn bị Cầm tù. Đó cũng là Ngày Không Quên Gia Đình Thân Nhân của tất cả nạn nhân bao gồm các nhà cầm bút, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, người hoạt động bảo vệ Nhân Quyền, Dân Quyền và Môi Sinh trên thế giới.


            Bất chấp hiểm nguy và sự đối xử tàn bạo, phi nhân, họ đã mạnh dạn hành sử quyền tự do phát biểu và diễn đạt quan điểm. Họ tố cáo những chế độ độc tài, nhũng lạm hoặc các nhóm bạo lực mờ ám, chủ nghĩa xã hội đỏ đen, họ dấn thân tranh đấu cho chính nghĩa dân tộc, cho lẽ phải, tình người và công bằng xã hội.


Năm nay, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã đề nghị và được Ban Chấp hành Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đồng thanh tán trợ : Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị cầm tù còn đặc biệt để tuyên dương, bày tỏ lòng ngưỡng mộ và niềm tưởng nhớ, tiếc thương Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm tiêu biểu cho giới nữ lưu bị sát hại, hoặc bị hành hung, trấn áp, bắt giữ, nhốt tù, biệt giam hay bị bắt cóc đem đi mất tích. Thi hữu Việt Nam đã lập danh sách Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm đó * kèm theo hồ sơ bằng tiếng Anh và tiếng Pháp, phối kiểm với nhiều nguồn tin khả tín khác nhau và thông tri cho Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn Bị Cầm Tù ở Luân Đôn, Anh Quốc.


Trong buổi họp mặt của Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù, thơ, văn, bài viết cùng tiểu sử của Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm* đã được các thi văn hữu đọc lên và giới thiệu, cùng với tiếng đàn vĩ cầm của một nữ nghệ sĩ thân hữu. Nhà thơ Việt Nam nói về trường hợp và tình cảnh của bà Trần Thị Ngabà Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh. Ban tổ chức còn mời được bà Necmiye Alpay, một nhà phiên dịch và ngôn ngữ học, cựu tù nhân, từ Thổ Nhĩ Kỳ qua Thụy Sĩ đến Genève nói chuyện, cùng với nhà thơ kiêm nhà xuất bản Efe Duyan.


Tiếp theo chương trình buổi họp mặt, đặc san Nhà Văn bị Cầm Tù (24 trang) được trao tặng cho từng người hiện diện. Một số bài trích từ đặc san này đã được nhiều người đọc nhờ các cơ sở truyền thông đại chúng tiếng Anh và tiếng Pháp tại nhiều nước ngoài Thụy Sĩ. Nhựt báo độc lập Le Courrier dành gần nửa trang báo đăng bài ‘’Plumes et Paroles Persécutées’’ (Ngòi Bút và Tiếng Nói bị Ngược Đãi) của thi hữu phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại và nhựt báo lớn Tribune de Genève giới thiệu bản văn dưới tựa đề ‘’Paroles et Mots face à l’Intolérance (Tiếng Nói và Từ Ngữ đối đầu với Tính Không Khoan Dung). Văn Bút Quốc Tế, thành viên BCH trung ương, các Ủy Ban Nhà Văn bị Cầm Tù, Nhà Văn vì Hòa Bình, Nhà Văn Phụ Nữ và Ủy Ban Dịch Thuật và Quyền Ngôn Ngữ, và các Trung tâm VBQT đã gởi điện thư cảm ơn và hoan nghênh. Đồng thời xin được chuyển tiếp phổ biến tài liệu của VBTS Pháp thoại, như đăng trong các tờ báo, tập san và trên trang Tin Điện Tử của các Trung tâm VBQT hằng lưu tâm tìm cách giúp đỡ các văn thi hữu bất hạnh cùng gia đình họ đang là nạn nhân của Tội Ác còn được bao che.


Đặc san viết bằng tiếng Pháp, thêm một bản tiếng Anh, gồm có phúc trình về Khóa Họp kỳ thứ 36 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc được biên chép bởi nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt và nữ văn hữu Fawzia Assaad, cựu chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, đại diện Văn Bút Quốc Tế tại trụ sở Âu Châu của Liên Hiệp Quốc. Ngày Nhà Văn bị Cầm Tù và Buổi họp mặt ngày 15 Tháng Mười Một tại Fondation Bodmer ở Genève đã tạo được khá nhiều tiếng vang. Một trong vài thí dụ : đài vô tuyến truyền thanh Thụy Sĩ đã mời Chủ Tịch, Phó chủ tịch và một nữ văn hữu trong ban Chấp hành Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại đến trụ sở của đài để trực tiếp phỏng vấn truyền thanh. Chủ đề gồm có Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù, hoạt động của Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại và lịch sử cùng tổ chức Văn Bút Quốc Tế. 


   *Trong đặc san Nhà Văn bị Cầm Tù có đăng ảnh của Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm sau đây :


* Anna Politkovskaya, nhà báo Nga và nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền, bị sát hại vào ngày 7 Tháng Mười năm 2006 tại Moscou.


* Anabel Flores Salazar, nhà báo Mễ Tây Cơ, mẹ của một em bé mới sinh 15 ngày và một cậu bé 4 tuổi, bị bắt cóc ngày 8 Tháng Hai năm 2016 và qua ngày sau tìm thấy xác trên xa lộ, một túi nhựa trùm kín đầu bà.


* Gauri Lankesh, nhà báo, nhà xuất bản và nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền Ấn Độ, nổi tiếng vì ủng hộ phụ nữ và chống lại hệ thống đẳng cấp và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc. Bà đã bị sát hại tại nhà ở Bangalore vào ngày 5 Tháng Chín năm 2017.


* Daphne Caruana Galizia, nhà báo nước Malte, rất nổi tiếng vì chống tham nhũng và tội ác. Bà đã bị sát hại sau khi chiếc xe của bà bị gài chất nổ ngày 16 Tháng Mười năm 2017.


* Lưu Hà, nhà thơ và nghệ sĩ Trung Hoa, bà vợ góa của nhà trí thức Lưu Hiểu Ba, giải Nobel Hòa Bình, bị cô lập và bị quản thúc tại một địa điểm bí mật kể từ ngày chồng bà chết vì ung thư không được sớm chữa trị trong trại tù cộng sản hồi Tháng Bảy năm 2017.


* Nguyn Ngc Như Qunh, bút hiệu M Nm, tác giả nhựt ký điện tử và nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền Việt Nam, thân mẫu của một cô bé 11 tuổi và một cậu bé 5 tuổi, bà bị kết án 10 năm tù hồi Tháng Sáu năm 2017 vì "tuyên truyền chống nhà nước CS".


* Trn Th Nga, tác giả nhựt ký điện tử và người hoạt động bảo vệ Nhân Quyền Việt Nam, mẹ của 2 cô bé 6 và 4 tuổi, bà bị kết án 9 năm tù hồi Tháng Bảy năm 2017 vì "tuyên truyền chống nhà nước CS".


* Dareen Tatour, nhà thơ Palestine, bị bắt hồi Tháng Mười năm 2015 vì bài thơ bà phổ biến trên YouTube và Facebook. Bị quản thúc tại gia sau ba tháng câu lưu, trong khi chờ xét xử. Bà có thể bị phạt 8 năm tù.


* Pinar Selek, nhà xã hội học và nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ. Bà bị tra tấn trước khi lưu vong ở Pháp. 4 lần bị kết án tù chung thân, 4 lần bị nhốt tù. Sau 20 năm chờ đợi, vào Tháng Giêng năm 2017, công tố viên của Toà Phúc thẩm yêu cầu một bản án tù chung thân.


* Asli Erdoğan, nhà thơ và nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ, bị bắt hồi Tháng Tám năm 2016 và được thả ra vào Tháng Mười Hai năm 2016. Một lệnh tạm tha, nhưng bà có thể bị áp đặt bản án tù chung thân.


* Fatima Naout, nhà văn và nhà báo Ai Cập, bị kết án 3 năm tù từ Tháng Giêng năm 2016 vì "lăng mạ Hồi giáo" trên Facebook. Bà cho rằng nhận xét của cô đã bị hiểu lầm. Bà không nhận tội.


* Razan Zaitouneh, nhà văn, luật sư, nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền Syrie, đồng sáng lập của Trung tâm Tài liệu Vi phạm. Bị bắt cóc ngày 9 Tháng Mười Hai năm 2013 với hai đồng nghiệp, Samira Al-KhaliNazem Al-Hamadi, cùng chồng bà là Wael Hamada. Cho đến nay, biệt tích. Các thủ phạm của vụ bắt cóc vẫn chưa được biết.


* Zehra Doğan, nhà thơ, nhà báo, họa sĩ người Kurde (Thổ Nhĩ Kỳ), bị bắt vào ngày 24 Tháng Ba năm 2017 và bị kết án 2 năm và 9 tháng tù giam. vì "tuyên truyền cho một tổ chức khủng bố".


 Tóm Lược Nội Dung Đặc San Nhà Văn Bị Cầm Tù


Bài viết mở đầu đặc san Nhà Văn Bị Cầm Tù mang tựa đề PLUMES ET PAROLES FACE À L’INTOLÉRANCE, LA HAINE ET LA MORT (NGÒI BÚT và TIẾNG NÓI ĐỐI DIỆN VỚI TÍNH KHÔNG KHOAN DUNG, BẢN CHẤT CĂM THÙ VÀ CÁI CHẾT BẠO HÀNH). Tác giả lưu ý công luận về tấn thảm kịch đau thương và số phận đen tối của những người cầm bút chân chính và lương thiện, cũng như những nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền, Dân Quyền và Môi Sinh. Họ bị đàn áp, hành hạ, tra tấn, tù đày, bắt cóc, đem đi mất tích hoặc giết hại tại nhiều nước trên thế giới. Chế độ độc tài cộng sản ở Bắc Kinh, Hà Nội và Bình Nhưỡng là ba trường hợp điển hình nổi bật hàng đầu, với những trại tù lao động khổ sai cưỡng bức khổng lồ kinh khiếp. Hơn cả một nhà nước quên nguyên tắc pháp trị và thiếu tinh thần dân chủ ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, được coi là khám đường giam nhốt nhà văn và nhà báo lớn nhứt ở Âu Châu nói riêng.


Ngày Nhà Văn Bị Cầm Tù còn được gọi là Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù. Biến cố quan trọng này hàng năm nhắc nhở chúng ta về một thực tế đáng buồn: tình trạng suy thoái của quyền tự do ngôn luận ​​ở nhiều quốc gia. Trung tuần Tháng Chín năm nay, tại Lviv, thủ đô văn hoá nước Ukraine, ‘’Bảo Vệ Sự Thật (Chính Danh) trong thời kỳ Tuyên Truyền (Dối Trá)’’ là chủ đề của Đại hội Thế giới Văn Bút Quốc Tế. Lúc bước vào nhà ga phi trường, các nhà văn đại biểu đã được chào đón bởi các tình nguyện viên trẻ Ukraine cầm những tấm bản viết tên ‘'Oleg Sentsov'’. Nghệ sĩ và nhà làm phim Oleg Sentsov, sinh ở Simferopol, Crimée, bị bắt cóc sau khi thành phố quê hương ông bị ngoại bang thôn tính. Ông bị áp đặt quốc tịch Nga. Chuyển sang lãnh thổ Nga, ông bị kết án 20 năm tù giam sau một phiên tòa thiếu công minh. Ông đang thọ hình tại trại tù Yakutsk, ở tận Sibérie. Một trong những chiếc Ghế trống được dành riêng cho Oleg Sentsov ở Đại hội Văn Bút Quốc Tế.


Giống như Nga, Hoa Kỳ và Trung Cộng cũng là mối quan tâm lớn. Vẫn còn phải xem xét về phương diện tự do ngôn luận, 10 Quyết Nghị đã được thông qua tại Lviv liên quan đến Ukraine, Vénézuela, Mễ Tây Cơ, Thổ Nhĩ Kỳ, Erythrée, Tây Ban Nha, Kazakhstan, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Honduras, Ấn Độ, Việt Cộng, Khu tự trị Tây Tạng, Ouighours, Nội Mông, Hương Cảng và Trung Cộng. Ngoài ra, Đại hội Văn Bút Quốc Tế cũng thông qua hai Quyết Nghị phủ nhận cái gọi là ‘’Tội Phạm Thượng’’ và yêu cầu đình chỉ án phạt tử hình.


Đối diện với quyền lực độc tài và tham nhũng, các nhóm tội phạm có võ trang hoặc chiến tranh, nhà văn và nhà báo chỉ có tiếng nói và từ ngữ. Hàng trăm con người, không phân biệt nam nữ, đã bị đe dọa, sách nhiễu, hành hung, tra tấn, bỏ tù, lưu đày, bắt cóc, giết chết nhưng kẻ sát nhân không bị trừng phạt, hoặc buộc phải sống lưu vong vì những bài viết, hình vẽ hoặc lời nói của họ. Hàng trăm tác giả và các chuyên gia truyền thông đang phải thọ hình nhiều năm trong nhà tù. Các điều kiện giam cầm vô nhân đạo. Bằng chứng là: sau khi thọ hình gần hết 12 năm tù theo bản án, nhà văn Yang Tongyan mới được Trung cộng cho ra khỏi trại giam hồi Tháng Tám 2017 để chữa trị khối u não. Yang Tongyan đã qua đời vào ngày 8 Tháng Mười Một 2017. Một tấn bi thảm kịch thật sự, một tội ác tồi tệ không thể tả khi chủ ngục thuộc bộ máy công an và tòa án, nhứt là những chủ ngục của chế độ cộng sản Bắc Kinh và Hà Nội, chỉ thả tù nhân ngôn luận và lương tâm khi những nạn nhân sắp đến gần cái chết nhứt định. Hồi Tháng Bảy 2017, trước khi Yang Tongyan trút hơi thở cuối cùng, chúng ta - Văn Bút Quốc Tế - đã thất bại trong công cuộc vận động tập thể để trả lại cho người bạn, người anh em cầm bút Lưu Hiểu Ba của chúng ta, một niềm hy vọng của André Malraux, một tia sáng tự do của Paul Eluard và một khoảnh khắc sinh khí và cuộc đời của Victor Hugo và Jacques Prévert - trả lại cho Lưu Hiểu Ba bị ung thư gan hành hạ, vài tuần sau khi cộng sản tạm tha tội chết trong tù.


Chưa hết, xin đừng quên những vụ sát hại hai nữ ký giả Gauri Lankesh ở Ấn Độ và Daphne Caruana Galizia ở Malte, và tác giả nhựt ký điện tử Yameen Rashid ở Maldives, cũng như cuộc thảm sát man rợ nữ ký giả Anabel Flores Salazar ở Mễ Tây Cơ năm trước. Phải coi Thổ Nhĩ Kỳ là nhà tù lớn nhứt đối với các nhà văn và nhà báo. Nhưng các trại tù tập trung khổng lồ kinh khiếp thì hiện hữu ở Trung Cộng, Tây Tạng (bị chiếm đóng), Bắc Hàn (CS) và Việt Nam (CS). Trong năm 2017, ít nhứt có hơn 50 nhà báo và nhà văn đã bị bắn chết, bị ám sát hoặc mất tích : 11 nạn nhân ở Mễ Tây Cơ, 9 ở Syrie, 8 ở Iraq, 4 ở Phi Luật Tân, 2 ở Trung Cộng, 2 ở Ấn Độ, 2 ở Somalie và 2 ở Yémen, một nạn nhân ở A Phú Hãn, 1 ở Bangladesh, 1 ở Miến Điện, 1 ở Ba Tây, 1 ở Colombie, 1 ở Đan Mạch, 1 ở Honduras, 1 Maldives, 1 ở Malte, 1 ở Nga và 1 ở Nam Soudan.


Ngày Đoàn Kết với Nhà Văn bị Cầm Tù còn mang dấu tích Kỷ Niệm và Lòng Biết Ơn. Càng ngày càng có thêm nhiều phụ nữ đứng ra tranh đấu để bảo vệ Nhân Quyền, Dân Quyền và Môi Sinh. Họ trở thành mục tiêu chính để triệt hạ của những chủ trương kỳ thị, cực đoan và bất khoan dung, cũng như chính sách độc tài quân phiệt, phát xít và cộng sản. Cho nên Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại mong muốn bày tỏ lòng tôn kính, quý trọng đối với các nhà văn phụ nữ bị giết hại hoặc ngược đãi và đàn áp trên thế giới. Mười Ba Người Phụ Nữ Dũng Cảm (nêu ra ở trên*) là một phần của Danh Sách sẽ được Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực Nhà Văn bị Cầm Tù bổ sung đầy đủ.


Đối diện với Tính Không Khoan Dung, Bản Chất Căm Thù và cái Chết Bạo Hành, rất mong chúng ta vẫn có thể hòa hợp, gắn bó với nhau, trong sự đa dạng ngôn ngữ và văn hoá. Và cùng nhau nhứt trí, chúng ta hãy thể hiện niềm công phẫn, biểu dương sự đoàn kết với các nhà cầm bút, nhà văn và các chuyên gia truyền thông chống lại Bóng Đen Đe Dọa, sự Đồng Lõa và thói Tự Mãn. Chúng ta hãy cất cao tiếng nói của con người, cho dù bị đập vỡ nhưng vẫn luôn trong sáng, để thắp lên một ngọn nến, cho dù mỏng manh ra sao, để chống lại và vượt qua đêm băng giá, lạnh buốt của mùa đông Dửng Dưng Vô Cảm, của thái độ cúi đầu Im Lặng và lao mình vào Lãng Quên. 


Nguyên Hoàng Bảo Việt


Phó chủ tịch Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoạiỦy Ban Bênh vực Nhà Văn bị Cầm Tù (CODEP/WIPC)

28 Tháng Tám 2014(Xem: 7368)
Bà Bùi Thị Minh Hằng , ba năm tù, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm và anh Nguyễn Văn Minh, 2 năm rưỡi tù giam. Đó là bản án mà chính quyền Việt Nam dành cho ba nhà tranh đấu cho nhân quyền trong phiên xử sơ thẩm vào hôm nay 26/08/2014 tại Đồng Tháp. Công an ngăn chận và bắt đi khoảng 80 người muốn tham dự phiên tòa bị xem là « dàn dựng ».
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7353)
Các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ cũng phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7401)
HOA THỊNH ĐỐN - Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal hôm Thứ Ba đã tuyên bố việc ông nhận “đỡ đầu” cho một người tù nhân lương tâm Việt Nam đó là Mục sư Nguyễn Công Chính qua “Dự Án Bảo Vệ Tự Do” (Defending Freedoms Project) của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 7592)
Các nhà hoạt động đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước đang có mặt tại Geneva (Thụy Sĩ) để tham dự phiên họp thông qua báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chiều nay 20/6.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 7825)
Trưa thứ Bảy 17/5, trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc và trên phố San Francisco đã có một sự kiện chưa từng xảy ra trong sinh hoạt người Việt ở Bắc California. Đó là cuộc biểu tình do phe Cờ Đỏ tổ chức.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 7669)
Thảo luận cà phê nhân quyền được tổ chức tại Sài Gòn sáng ngày 01/3/2014. Cơ quan công an và an ninh Việt Nam đã không cử người tham dự chính thức một cuộc gặp gỡ 'Cà phê Nhân quyền' do Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức và công khai Bấm ngỏ lời mời, tuy buổi thảo luận vẫn diễn ra ở Tp HCM, theo đại diện Ban tổ chức.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 7260)
Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry công bố phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao 27/2/14 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7649)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 7970)
“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (LKT)
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 7364)
Sau thời gian tự ứng cử và thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên trường quốc tế để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, VN đạt được kết quả như mong muốn vào hôm thứ Ba, 12/11/13. Câu hỏi đặt ra là Đại hội đồng LHQ dựa vào những tiêu chuẩn nào để bầu chọn VN vào danh sách 14 thành viên mới cho nhiệm kỳ 3 trong khi những tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới)…liên tục tỏ ý quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại VN.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 10259)
Một tổ chức Cao Đài ở Hoa Kỳ đã báo cáo Liên Hiệp Quốc về vụ đàn áp tín đồ Cao Đài ở Xã Bầu Năng, Tây Ninh. “Đây là lần đầu tiên một tổ chức Cao Đài sử dụng thủ tục đặc biệt của LHQ để báo cáo hành động vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, nhận định.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 9087)
Vào đầu tháng 7 năm 2013, một số tín hữu Công Giáo trên khắp Thế giới đổ về Rome để tham dự lễ trình hồ sơ phong Chân Phước cho Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận, khởi đầu vào sáng thứ 5 ngày 04 tháng 07 năm 2013 là thánh lễ khai mạc được cử hành dưới hầm đền Thánh Phêrô, nơi có mộ của các cố Giáo Hoàng, thánh lễ chủ tế bởi Đức Giám Mục Võ Đức Minh địa phận Nha Trang và Đức Giám Mục Nguyễn Như Thể, nguyên Giám Mục địạ phận Huế và một số linh mục cùng đồng tế, số giáo dân được mời tham dự khoảng 100 người.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 7589)
Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba 4/6 đã nghe điều trần tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, trong đó đề cập nhiều tới các vi phạm. Đây là phiên điều trần thứ hai liên tiếp trong chưa đầy một tháng về chủ đề này sau phiên họp tương tự hồi tháng Tư. Phiên điều trần kéo dài hai ngày diễn ra dưới sự điều khiển của dân biểu Chris Smith, ủy viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và là chủ tịch Tiểu ban châu Phi, Y tế, Nhân quyền toàn cầu và Các tổ chức quốc tế trực thuộc ủy ban này.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 9189)
Trịnh Kim Tiến đặt vấn đề "công an trị" ở Việt Nam Nói, nói nữa và nói mãi, tất cả sự phản đối dường như vô tác dụng đối với ngành tư pháp và công an Việt Nam trong vấn nạn công an sử dụng bạo lực với người dân.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 7704)
Hôm thứ Năm mùng 9 tháng Năm (2013) này, Cộng đồng VN vùng Thủ đô Washington, Maryland và Virginia phối hợp với Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản cùng Hệ Thống Đài Truyền Hình SBTN tổ chức Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ 19 "Ngày Nhân Quyền Cho VN".
07 Tháng Năm 2013(Xem: 24915)
Hôm qua, 26/04/2013, bà Nguyễn Thị Nhung – mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi -, vào trại giam Long An thăm con, bị tạm giam từ cuối tháng 10/2012, để chờ đưa ra xét xử, vì bị cáo buộc « Tuyên truyền chống Nhà nước », sau vụ rải truyền đơn tại khu vực cầu vượt An Sương (Sài Gòn) ngày 10/10/2012, lên án các bất công trong vấn đề đất đai cũng như việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Khi gặp con, bà Nhung rất bất ngờ vì thấy nhiều thương tích trên cơ thể con mình.
06 Tháng Năm 2013(Xem: 7829)
Buổi dã ngoại ôn hòa để trao đổi kiến thức về nhân quyền đầu tiên tại Việt Nam sáng 5/5 theo lời kêu gọi của nhóm Công dân Tự do lan truyền trên mạng internet bị chính quyền cản trở, nhiều người tham gia bị lực lượng an ninh bắt giữ và hành hung.
05 Tháng Năm 2013(Xem: 7151)
Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Vũ Hoàng thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với cựu dân biểu Cao Quang Ánh.