Fredrick Douglass: Tấm gương nhân quyền

01 Tháng Sáu 20179:26 CH(Xem: 23771)

VĂN HÓA ONLINE - NHÂN QUYỀN  THỨ  SÁU 02 JUNE  2017


Fredrick Douglass: Tấm gương nhân quyền


Ambassador Ted Osius·Monday, February 27, 2017


image046image047

Fredrick Douglass thời trẻ. Douglas là người Mỹ được chụp ảnh nhiều nhất trong thế kỷ 19.


Frederick Douglass là một thủ lĩnh nhân quyền nổi tiếng trong phong trào đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ và là người Mỹ gốc Phi đầu tiên nắm giữ ví trị cao trong chính phủ Hoa Kỳ. Sinh ra là một nô lệ vào khoảng năm 1818, Douglass được người vợ của chủ nô dạy đọc và viết một cách trái phép. Sau khi thoát khỏi thân phận nô lệ vào năm 1838, Douglass viết ba cuốn tiểu sử và trở thành một nhà hoạt động đấu tranh xóa bỏ chế độ nô lệ nổi tiếng thế giới. Ông trở thành biên tập viên của một tờ báo có tầm ảnh hưởng dành cho người da màu, và được biết đến trên thế giới với vai trò một nhà diễn thuyết, nhà văn có khả năng truyền cảm hứng và đầy sức thuyết phục, và là người đấu tranh chống lại những vấn đề như đạo luật Jim Crow hay việc xử tử bất hợp pháp người da màu.


image045

Sau cuộc Nội chiến, Douglas tiếp tục đấu tranh vì quyền của người da màu cũng như của phụ nữ.


Năm 1860, Douglass hỗ trợ cuộc tranh cử của Tổng thống Lincoln. Ông từng không mấy thiện cảm với Lincoln, nhưng sự tôn trọng của ông với vị tổng thống tăng dần trong thời gian cuộc nội chiến diễn ra. Về sau, Tổng thống Lincoln thường xuyên tham khảo sự tư vấn của Douglass, và dù hai người có nhiều điểm bất đồng, họ có chung suy nghĩ về nhiều vấn đề. Đây là một đoạn trích từ cuốn tự truyện của Fredrick Douglass, cuốn Life and Times of Frederick Douglass - Cuộc đời và Thời đại của Fredrick Douglass.


Sự phản đối và bất bình với cuộc chiến ngày càng dữ dội ở miền Bắc do đây là cuộc chiến bãi nô là hồi chuông cảnh báo Tổng thống Lincoln, và khiến ông lo sợ rằng ông có thể bị ép chấp nhận một nền hòa bình sớm – điều sẽ khiến nhiều người chưa gia nhập hàng ngũ của chúng ta vẫn chìm trong ách nô lệ. Điều ông ấy muốn đó là Bản Tuyên ngôn Giải phóng Nô lệ sẽ sớm được thực thi trong trường hợp có nền hòa bình như vậy.


Ông ấy nói với giọng đầy hối tiếc: “Người nô lệ không đứng về phía chúng ta như tôi đã hy vọng”.


Tôi đáp rằng các chủ nô biết cách giữ những điều đó tránh xa đám nô lệ của họ, và có lẽ rất ít nô lệ biết đến bản Tuyên ngôn của ông ấy.


Ông ấy nói: “Vậy thì, tôi muốn anh tìm cách nào đó để người nô lệ biết đến nó, và đưa họ gia nhập hàng ngũ của chúng ta.


image048

“Sự thật và công lý sẽ không gục ngã. Nỗ lực và sự sáng suốt sẽ chiến thắng.”


Ông ấy nói với lòng nhiệt thành nhất, và có vẻ phiền muộn do nhiều người ở miền Bắc đang ngày càng thiếu kiên nhẫn về cuộc chiến này. Ông ấy nói rằng ông bị cáo buộc kéo dài cuộc chiến vượt khỏi mục tiêu ban đầu, và không thiết lập được nền hòa bình - cái mà ông ấy đáng lẽ có thể thực hiện được. Ông ấy e ngại về hậu quả có thể xảy đến từ những sự than phiền này, song đã bị thuyết phục rằng không có nền hòa bình nào vững chắc và lâu bền nếu không có sự khuất phục tuyệt đối của những kẻ nổi loạn. Điều ông ấy nói vào ngày này thể hiện sự kết án đạo đức sâu sắc đối với chế độ nô lệ hơn những gì tôi đã từng nghe ông nói hoặc viết trước đây. Tôi chăm chú lắng nghe và rất hài lòng, và theo đề nghị của ông, tôi đã tập hợp một nhóm người da màu đi đến các bang nổi loạn, vượt qua các tuyến điểm của quân đội của chúng ta, và truyền tin về sự giải phóng nô lệ, thúc giục họ đứng vào hàng ngũ của chúng ta.


image049

Douglas (giữa) giữ vị trí Đại biện lâm thời tại Cộng hòa Dominica và Tổng lãnh sự tại Cộng hòa Haiti trong các năm 1889-1891.


Ông Lincoln bảo tôi: “Douglass, tôi cũng căm ghét chế độ nô lệ như ông vậy, và tôi muốn chế độ này bị bãi bỏ hoàn toàn”. Nếu không có sự khuất phục tuyệt đối của những kẻ nổi loạn. Ông ấy đã thấy mối nguy của một nền hòa bình sớm, và cũng giống như ông – một người cẩn trọng và thông minh, ông mong ước tìm cách để điều này xảy ra một cách ít nguy hại nhất.


Tôi ấn tượng hơn với sự quan tâm của ông, bởi trước đó, khi dân chúng đòi hỏi hòa bình, ông đã nói rằng mục tiêu của mình là bảo vệ Liên bang, và ông sẽ thực hiện điều này dù có hoặc


Vài ngày sau đó, Douglass gửi thư cho Tổng thống: “tất cả những người mà tôi nói chuyện về chủ đề này đều ủng hộ ý tưởng sáng suốt và nhân từ này. Họ tin rằng mỗi người nô lệ đào thoát khỏi các bang nổi loạn là sự tổn thất đối với cuộc nổi loạn và là thắng lợi của sự nghiệp trung thành. Tôi không cần phải tranh luận[;] khẳng định đó là hiển nhiên. Người da đen chính là gan ruột của cuộc nổi loạn”.


image050

Phu nhân Tổng thống Lincoln, bà Mary Todd, trao tặng cây gậy đi đường nổi tiếng của Lincoln cho Fredrick Douglass sau khi Tổng thống qua đời vào năm 1865.


image046

FREDRICK DOUGLASS (English Version)


image047

Fredrick Douglass as a young man. Douglass was the most photographed American in the 19th century.


Frederick Douglass was a famous human rights leader in the anti-slavery movement and the first African-American citizen to hold a high U.S. government rank. Born into slavery around 1818, Douglass was illegally taught to read and write by his master’s wife. After escaping slavery in 1838, Douglass wrote three autobiographies and went on to become a world-renowned anti-slavery activist. He edited an influential black newspaper and achieved international fame as an inspiring and persuasive speaker and writer tackling such subjects as the Jim Crow laws and the unlawful lynching of black men and women.


In 1860, Douglass backed President Lincoln’s election. He had grudging respect for Lincoln,


image045After the Civil War, Douglass would continue to fight for the rights of blacks, as well as for women.


but it began to grow during the Civil War. The President would often seek Douglass’s counsel, and even though they disagreed on many issues, they found common ground on others.


Here’s an excerpt from Fredrick Douglass’s autobiography, Life and Times of Frederick Douglass:


The increasing opposition to the war, in the North, and the mad cry against it, because it was being made an abolition war, alarmed Mr. Lincoln, and made him apprehensive that a peace might be forced upon him which would leave many still in slavery who had not come to our side. What he wanted was to make his Proclamation as effective as possible in the event of such a peace.


He said in a regretful tone, ‘The slaves are not coming to us as I had hoped.’


I replied that the slaveholders knew how to keep such things from their slaves, and probably very few knew of his Proclamation.


‘Well,’ he said, ‘I want you to set about devising some means of making them acquainted with it, and for bringing them onto our side.’


image048

"Truth and justice shall not fail. Work and wisdom shall prevail."


He spoke with great earnestness, and seemed troubled by the growing impatience in the North about the war. He said he was being accused of prolonging the war beyond its objective, and of failing to make peace, when he might have done so to an advantage. He was afraid of what might come of all these complaints, but was persuaded that no solid and lasting peace could come short of absolute submission on the part of the rebels. He saw the danger of premature peace, and, like a thoughtful and clever man as he was, he wished to provide a way for this to happen that would be as harmless as possible.


I was the more impressed by his consideration because when people clamored for peace before, he had said that his object was to save the Union, and to do so with or without slavery. What he said on this day showed a deeper moral conviction against slavery than I had ever seen before in anything spoken or written by him. I listened with the deepest interest and profoundest satisfaction, and, at his suggestion, agreed to undertake the organizing of a group of colored men to go into the rebel states, beyond the lines of our armies, and carry the news of emancipation, and urge the slaves to come within our boundaries.


image049

Douglass (center) served as chargé d'affaires for the Dominican Republic and consul-general to the Republic of Haiti from 1889-1891.


Mr. Lincoln told me: “Douglass, I hate slavery as much as you do, and I want to see it abolished altogether.”


A few days later, Douglass wrote the President: “all with whom I have spoken to on the subject, agree in the wisdom and benevolence of the idea. They believe that every slave who escapes from the Rebel States is a loss to the Rebellion and a gain to the Loyal Cause. I don’t need to argue[;] the proposition is obvious. The negro is the stomach of the rebellion.”


image050

President Lincoln's wife, Mary Todd, gifted Lincoln's prized cane to Fredrick Douglass after the President's death in 1865.

28 Tháng Tám 2014(Xem: 7822)
Bà Bùi Thị Minh Hằng , ba năm tù, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm và anh Nguyễn Văn Minh, 2 năm rưỡi tù giam. Đó là bản án mà chính quyền Việt Nam dành cho ba nhà tranh đấu cho nhân quyền trong phiên xử sơ thẩm vào hôm nay 26/08/2014 tại Đồng Tháp. Công an ngăn chận và bắt đi khoảng 80 người muốn tham dự phiên tòa bị xem là « dàn dựng ».
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7808)
Các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ cũng phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7850)
HOA THỊNH ĐỐN - Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal hôm Thứ Ba đã tuyên bố việc ông nhận “đỡ đầu” cho một người tù nhân lương tâm Việt Nam đó là Mục sư Nguyễn Công Chính qua “Dự Án Bảo Vệ Tự Do” (Defending Freedoms Project) của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 8059)
Các nhà hoạt động đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước đang có mặt tại Geneva (Thụy Sĩ) để tham dự phiên họp thông qua báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chiều nay 20/6.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 8335)
Trưa thứ Bảy 17/5, trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc và trên phố San Francisco đã có một sự kiện chưa từng xảy ra trong sinh hoạt người Việt ở Bắc California. Đó là cuộc biểu tình do phe Cờ Đỏ tổ chức.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 8176)
Thảo luận cà phê nhân quyền được tổ chức tại Sài Gòn sáng ngày 01/3/2014. Cơ quan công an và an ninh Việt Nam đã không cử người tham dự chính thức một cuộc gặp gỡ 'Cà phê Nhân quyền' do Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức và công khai Bấm ngỏ lời mời, tuy buổi thảo luận vẫn diễn ra ở Tp HCM, theo đại diện Ban tổ chức.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 7732)
Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry công bố phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao 27/2/14 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 8096)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 8460)
“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (LKT)
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 7848)
Sau thời gian tự ứng cử và thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên trường quốc tế để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, VN đạt được kết quả như mong muốn vào hôm thứ Ba, 12/11/13. Câu hỏi đặt ra là Đại hội đồng LHQ dựa vào những tiêu chuẩn nào để bầu chọn VN vào danh sách 14 thành viên mới cho nhiệm kỳ 3 trong khi những tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới)…liên tục tỏ ý quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại VN.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 10784)
Một tổ chức Cao Đài ở Hoa Kỳ đã báo cáo Liên Hiệp Quốc về vụ đàn áp tín đồ Cao Đài ở Xã Bầu Năng, Tây Ninh. “Đây là lần đầu tiên một tổ chức Cao Đài sử dụng thủ tục đặc biệt của LHQ để báo cáo hành động vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, nhận định.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 9701)
Vào đầu tháng 7 năm 2013, một số tín hữu Công Giáo trên khắp Thế giới đổ về Rome để tham dự lễ trình hồ sơ phong Chân Phước cho Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận, khởi đầu vào sáng thứ 5 ngày 04 tháng 07 năm 2013 là thánh lễ khai mạc được cử hành dưới hầm đền Thánh Phêrô, nơi có mộ của các cố Giáo Hoàng, thánh lễ chủ tế bởi Đức Giám Mục Võ Đức Minh địa phận Nha Trang và Đức Giám Mục Nguyễn Như Thể, nguyên Giám Mục địạ phận Huế và một số linh mục cùng đồng tế, số giáo dân được mời tham dự khoảng 100 người.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 8063)
Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba 4/6 đã nghe điều trần tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, trong đó đề cập nhiều tới các vi phạm. Đây là phiên điều trần thứ hai liên tiếp trong chưa đầy một tháng về chủ đề này sau phiên họp tương tự hồi tháng Tư. Phiên điều trần kéo dài hai ngày diễn ra dưới sự điều khiển của dân biểu Chris Smith, ủy viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và là chủ tịch Tiểu ban châu Phi, Y tế, Nhân quyền toàn cầu và Các tổ chức quốc tế trực thuộc ủy ban này.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 9693)
Trịnh Kim Tiến đặt vấn đề "công an trị" ở Việt Nam Nói, nói nữa và nói mãi, tất cả sự phản đối dường như vô tác dụng đối với ngành tư pháp và công an Việt Nam trong vấn nạn công an sử dụng bạo lực với người dân.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 8197)
Hôm thứ Năm mùng 9 tháng Năm (2013) này, Cộng đồng VN vùng Thủ đô Washington, Maryland và Virginia phối hợp với Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản cùng Hệ Thống Đài Truyền Hình SBTN tổ chức Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ 19 "Ngày Nhân Quyền Cho VN".
07 Tháng Năm 2013(Xem: 25578)
Hôm qua, 26/04/2013, bà Nguyễn Thị Nhung – mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi -, vào trại giam Long An thăm con, bị tạm giam từ cuối tháng 10/2012, để chờ đưa ra xét xử, vì bị cáo buộc « Tuyên truyền chống Nhà nước », sau vụ rải truyền đơn tại khu vực cầu vượt An Sương (Sài Gòn) ngày 10/10/2012, lên án các bất công trong vấn đề đất đai cũng như việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Khi gặp con, bà Nhung rất bất ngờ vì thấy nhiều thương tích trên cơ thể con mình.
06 Tháng Năm 2013(Xem: 8339)
Buổi dã ngoại ôn hòa để trao đổi kiến thức về nhân quyền đầu tiên tại Việt Nam sáng 5/5 theo lời kêu gọi của nhóm Công dân Tự do lan truyền trên mạng internet bị chính quyền cản trở, nhiều người tham gia bị lực lượng an ninh bắt giữ và hành hung.
05 Tháng Năm 2013(Xem: 7610)
Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Vũ Hoàng thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với cựu dân biểu Cao Quang Ánh.