Nhân quyền VN tối tăm đầu năm 2015

12 Tháng Hai 20157:57 CH(Xem: 7776)

NHAN QUYỀN  - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 13 FEB 2015

3 nhà hoạt động VN bị phạt tù về cáo buộc chống phá nhà nước

image085

Cô Lê Thị Phương Anh bị phạt 12 tháng tù. (Ảnh: chuacuuthe.com)

Ba nhà hoạt động Việt Nam đã bị tuyên các án tù tới một năm rưỡi hôm nay về cáo trạng có những hoạt động chống phá nhà nước, theo lời luật sư biện hộ, trong vụ đàn áp mới nhất chống giới bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

Pháp tấn xã hôm thứ Năm dẫn lời Luật sư Trần Thu Nam, nói rằng Toà án tỉnh Đồng Nai đã kết tội hai ông Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung và cô Lê Thị Phương Anh là đã “lạm dụng các quyền tự do, xâm hại các lợi ích nhà nước.”

Ông Phạm Minh Vũ là bị cáo duy nhất bác bỏ cáo trạng này. Ông bị tuyên án tù 18 tháng, ông Đỗ Nam Trung bị tuyên án 14 tháng tù, và cô Phương Anh 12 tháng tù, theo lời luật sư Nam.

Trong 3 nhân vật này, cô Lê Thị Phương Anh là người được nhiều người biết tiếng, cả trong tư cách là một nhà hoạt động tích cực chống Trung Quốc, và là người hay lên tiếng chỉ trích chính quyền, đặc biệt trong các vấn đề về chính sách đối ngoại.

VOA 12.02.2015 Nguồn: AFP, DPA

++++++++++++++++++++++++++

Trà Mi-VOA

Thứ năm, 12/02/2015 

Blogger Nguyễn Quang Lập được ‘tại ngoại hầu tra’

image086

Nhà văn Nguyễn Quang Lập, chủ trang blog Quê Choa, bị bắt tại nhà riêng ở TP HCM hôm 6/12/2014.

Thân nhân của blogger Nguyễn Quang Lập cho biết sau hơn 2 tháng bị tạm giam và khởi tố theo điều 88, hôm nay 10 tháng 2, ông Lập đã được tại ngoại hầu tra

Theo phúc trình về Tình hình Nhân quyền Toàn cầu năm 2015, do Human Rights Watch công bố hôm nay, thành tích nhân quyền của Việt Nam vẫn rất yếu kém

Thân nhân của blogger Nguyễn Quang Lập cho biết, sau hơn hai tháng bị tạm giam và khởi tố theo điều 88 về tội Tuyên truyền chống nhà nước, hôm nay, 10/2, ông đã được tại ngoại hầu tra.

Bà Hồ Thị Hồng, vợ của nhà văn Nguyễn Quang Lập cho VOA Việt Ngữ biết, chồng bà đã tự bắt taxi để đi về nhà.

Bà Hồng nói thêm rằng bà và con cái cảm thấy “quá mừng” khi ông Lập được tại ngoại ngay trước Tết Nguyên đán. Bà cho biết:

“Anh Lập nhà tôi vừa mới được tại ngoại. Anh ấy được về nhà lúc 10 rưỡi. Sức khỏe yếu thì họ cho ra tại ngoại, nhưng mà vẫn bị điều tra. Chưa được ra hẳn đâu. Anh về, thấy sức khỏe thấy cũng bình thường, gầy hơn một tí thôi. Anh ấy kể là họ cũng đối xử tốt”.

Trên Facebook cá nhân, tiến sỹ Jonathan London từ Đại học Thành Thị Hong Kong viết:

“Chúc mừng Nguyễn Quang Lập, chúc mừng Việt Nam đã lên tiếng, chúc mừng ai trong chính quyền đã sửa sai (dù muộn hơn hai tháng). Hy vọng sự kiện rất tiếc này sẽ được ghi nhận là lần cuối cùng một người yêu nước phải chịu những điều kiện như này”.

Đây được coi là lần đầu tiên một blogger có tiếng nói trái chiều với nhà nước được cho tại ngoại trong khi bị điều tra và xét xử.

Hiện chưa rõ tình trạng của một blogger khác cũng bị bắt trong khoảng thời gian trước khi ông Lập bị câu lưu, đó là blogger Hồng Lê Thọ.

Anh Lập nhà tôi vừa mới được tại ngoại. Anh ấy được về nhà lúc 10 rưỡi. Sức khỏe yếu thì họ cho ra tại ngoại, nhưng mà vẫn bị điều tra. Chưa được ra hẳn đâu...

Bà Hồ Thị Hồng, vợ nhà văn Nguyễn Quang Lập.

Ông Lập, chủ trang blog Quê Choa, bị bắt tại nhà riêng ở TP HCM hôm 6/12 năm ngoái. Việc bắt giữ nhà văn là thành viên của nhiều tổ chức văn hóa thuộc nhà nước xảy ra một tuần sau khi ông Thọ, chủ trang blog ‘Người Lót Gạch’, cũng bị bắt giam để điều tra về tội ‘Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều 258 Bộ Luật hình sự.

Sau đó, nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, đã lên tiếng kêu gọi Hà Nội thả hai blogger này. Ủy ban Bảo vệ Ký giả Quốc tế cũng đã kêu gọi Việt Nam “chấm dứt việc sử dụng các đe dọa pháp lý để bịt miệng các blogger độc lập” cũng như “bảo vệ quyền tự do báo chí ghi trong hiến pháp”.

Cuối năm ngoái, cổng thông tin công an Sài Gòn đăng tin rằng blogger Nguyễn Quang Lập đã “khai nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình và xin được hưởng khoan hồng, sớm được tại ngoại”.

“Ông Lập cam kết từ bỏ hoạt động vi phạm pháp luật để tập trung vào lĩnh vực văn học nghệ thuật, phục vụ xã hội", thông báo của công an có đoạn.

Tuy nhiên, bà Hồ Thị Hồng phản bác điều này trong một cuộc phỏng vấn với VOA Việt Ngữ sau đó./

Blogger Hồng Lê Thọ được cho tại ngoại điều tra

image087
Blogger Hồng Lê Thọ, chủ nhân trang blog Người Lót Gạch.

 

Trà Mi-VOA

VOA 11.02.2015

Thêm một blogger tại Việt Nam được ra khỏi trại giam hôm nay để chuyển sang giai đoạn tại ngoại điều tra.  

Vị giáo sư Việt kiều Nhật này được trả về nhà lúc 10h sáng ngày 11/2, theo nguồn tin từ giới hoạt động nhân quyền trong nước.

Chủ nhân trang blog Người Lót Gạch được cho tại ngoại chỉ một ngày sau khi nhà văn Nguyễn Quang Lập, tác giả blog Quê Choa, cũng được thay đổi từ ‘bắt tạm giam’ sang hình thức ‘quản thúc tại gia’ trong khi tiếp tục quá trình điều tra.  

Giáo sư Thọ và nhà văn Lập bị bắt giam cách nhau chỉ 1 tuần, lần lượt vào ngày 29/11 và 6/12 năm ngoái vì bị cáo buộc viết và đăng bài chống đối nhà nước.

Có một điều thú vị chúng ta cần nhận ra là cả hai ông Thọ và Lập dù bị điều 258 và thậm chí là điều 88, nhưng chỉ nằm trong trại giam để phục vụ điều tra hơn 2 tháng thôi thì được tại ngoại điều tra...Tôi cho đây là một hiện tượng khá đặc biệt.

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.

Cả hai điều luật này đều bị giới bảo vệ nhân quyền quốc tế lên án là có nội dung mơ hồ nhằm trấn áp quyền tự do ngôn luận của công dân.

Tối 11/2, VOA Việt ngữ liên lạc gia đình blogger Hồng Lê Thọ để hỏi thăm tình hình, nhưng không được bắt máy. Giới hoạt động trong nước cho biết công an đang tăng cường giám sát xung quanh nơi cư trú của hai blogger Thọ và Lập, ngăn chặn các cuộc thăm viếng.

Luật sư Hà Huy Sơn, người từng tham gia các vụ án liên quan đến điều luật 88 và 258, nhận xét việc hai ngòi bút này lần lượt được cho tại ngoại sau hơn 2 tháng bị giam cầm là một động tác ‘giảm nhẹ’:

“Tôi nghĩ việc được tại ngoại có thể được xem như là một cái gì đó được giảm nhẹ đối với họ. Tất nhiên, tại ngoại có lợi hơn về mặt sức khỏe lẫn tinh thần và cũng là một dấu hiệu giảm nhẹ vụ án đi. Chuyện họ có được đình chỉ điều tra hay không, tôi cũng không biết được. Theo quy trình Luật Tố tụng Hình sự quy định, giai đoạn điều tra tối đa là 4 tháng, nhưng người ta có thể gia hạn thêm 2 lần nữa, mỗi lần là 2 tháng. Tức là thời gian, theo luật, có thể rất là dài. Còn nếu người ta muốn đình chỉ vụ án thì cũng nhanh thôi.”

Một ngòi bút từng được đình chỉ điều tra về các bài viết bị xem là chống phá nhà nước hồi năm 2012, tiến sĩ kinh tế Phạm Chí Dũng, cho rằng trường hợp của blogger Hồng Lê Thọ và Nguyễn Quang Lập là một tín hiệu ‘đặc biệt’:

“Có một điều thú vị chúng ta cần nhận ra là cả hai ông Thọ và Lập dù bị điều 258 và thậm chí là điều 88, nhưng chỉ nằm trong trại giam để phục vụ điều tra hơn 2 tháng thôi thì được tại ngoại điều tra. Theo tôi được biết, có hy vọng sẽ không xúc tiến quá trình quá trình tố tụng hình sự, nghĩa là có hy vọng hai ông sẽ không phải ra tòa, mà chỉ tại ngoại hầu tra một thời gian, như trường hợp của tôi năm 2012 được đình chỉ điều tra hay trường hợp của blogger Hương Trà năm 2011. Tôi cho đây là một hiện tượng khá đặc biệt.”

Chúng ta từng chứng kiến một số tù nhân tuyệt thực đến chết trong trại giam mà nhà nước không hề quan tâm, chứng tỏ lý do sức khỏe [tù nhân] không phải là điều quá nặng lòng đối với nhà nước. Đó chỉ là một cái cớ để thả người mà thôi. Chắc chắn việc này liên quan đến vấn đề TPP...

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng.

Truyền thông nhà nước nói blogger Nguyễn Quang Lập được tại ngoại hầu tra vì lý do sức khỏe nhưng chưa thấy nhắc tới lý do blogger  Hồng Lê Thọ được về nhà hôm nay.

Tuy nhiên, nhà phân tích-bình luận chính trị được nhiều người biết đến Phạm Chí Dũng cho rằng việc hiếm thấy này xuất phát từ nguyên nhân ‘đối ngoại’ giữa lúc Việt Nam đang tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế với nỗ lực gia nhập Hiệp định Thương mại Tự do Xuyên Thái Bình Dương TPP:

“Chúng ta từng chứng kiến một số tù nhân tuyệt thực đến chết trong trại giam mà nhà nước không hề quan tâm, chứng tỏ lý do sức khỏe [tù nhân] không phải là điều quá nặng lòng đối với nhà nước. Đó chỉ là một cái cớ để thả người mà thôi. Chắc chắn việc này liên quan đến vấn đề TPP. Thời điểm bắt hai ông Thọ và Lập chưa có tín hiệu gì liên quan đến TPP. Đến đầu năm 2015, trong những cuộc họp báo chính thức của tân đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Ted Osius, đã nói một cách lạc quan về TPP rằng TPP đang rất gần với người Việt Nam. Điều đó cho thấy khi Nhật và Mỹ đã thống nhất tháo gỡ được hàng rào khó khăn về xe hơi và thịt bò thì có thể tháng 3 này TPP sẽ được thông qua chính thức, trong đó Việt Nam cũng được hưởng lợi, để đến tháng 5, tháng 6 Quốc hội Mỹ thông qua  quyền đàm phán nhanh cho chính phủ Mỹ. Lúc đó có thể thông qua một cách nhanh chóng TPP cho Việt Nam. Cơ hội nhận TPP có lợi hơn nhiều so với việc giam giữ tù nhân lương tâm mà lại bị quốc tế lên án.”

Tôi nghĩ việc được tại ngoại có thể được xem như là một cái gì đó được giảm nhẹ đối với họ. Tất nhiên, tại ngoại có lợi hơn về mặt sức khỏe lẫn tinh thần và cũng là một dấu hiệu giảm nhẹ vụ án đi. Chuyện họ có được đình chỉ điều tra hay không thì không biết được.

Luật sư Hà Huy Sơn.

Nhà báo tự do Phạm Chí Dũng cho rằng trong năm 2015 đánh dấu nhiều sự kiện đáng chú ý bao gồm kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao Việt-Mỹ, có nhiều khả năng sẽ có thêm tù nhân lưong tâm tại Việt Nam được phóng thích:

“Có hy vọng trong năm 2015 này, nhà nước Việt Nam có thể tính toán cách nào đó trong việc đối thoại TPP, rồi đối thoại FTA với Liên minh Châu Âu, chuyến đi của Tổng thống Obama đến Việt Nam đánh dấu 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao, đối tác chiến lược với Mỹ mà Việt Nam đang rất cần mà có thể là đối tác chiến lược với Anh nữa. Cho nên, họ có thể mở hơn, mà một trong những động tác mở hơn là thả tù nhân lương tâm nhiều hơn con số 14 người của năm 2014. Năm nay, tôi hy vọng có thể thả nhiều hơn số đó. Nhưng nhiều hơn số đó vẫn chưa phải là tỷ lệ lớn so với trên 200 tù nhân lương tâm mà nhà nước Việt Nam đang giam giữ hiện nay bao gồm cả dân oan./

28 Tháng Tám 2014(Xem: 7378)
Bà Bùi Thị Minh Hằng , ba năm tù, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm và anh Nguyễn Văn Minh, 2 năm rưỡi tù giam. Đó là bản án mà chính quyền Việt Nam dành cho ba nhà tranh đấu cho nhân quyền trong phiên xử sơ thẩm vào hôm nay 26/08/2014 tại Đồng Tháp. Công an ngăn chận và bắt đi khoảng 80 người muốn tham dự phiên tòa bị xem là « dàn dựng ».
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7367)
Các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ cũng phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7420)
HOA THỊNH ĐỐN - Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal hôm Thứ Ba đã tuyên bố việc ông nhận “đỡ đầu” cho một người tù nhân lương tâm Việt Nam đó là Mục sư Nguyễn Công Chính qua “Dự Án Bảo Vệ Tự Do” (Defending Freedoms Project) của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 7606)
Các nhà hoạt động đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước đang có mặt tại Geneva (Thụy Sĩ) để tham dự phiên họp thông qua báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chiều nay 20/6.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 7849)
Trưa thứ Bảy 17/5, trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc và trên phố San Francisco đã có một sự kiện chưa từng xảy ra trong sinh hoạt người Việt ở Bắc California. Đó là cuộc biểu tình do phe Cờ Đỏ tổ chức.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 7689)
Thảo luận cà phê nhân quyền được tổ chức tại Sài Gòn sáng ngày 01/3/2014. Cơ quan công an và an ninh Việt Nam đã không cử người tham dự chính thức một cuộc gặp gỡ 'Cà phê Nhân quyền' do Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức và công khai Bấm ngỏ lời mời, tuy buổi thảo luận vẫn diễn ra ở Tp HCM, theo đại diện Ban tổ chức.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 7277)
Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry công bố phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao 27/2/14 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7669)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 7999)
“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (LKT)
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 7395)
Sau thời gian tự ứng cử và thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên trường quốc tế để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, VN đạt được kết quả như mong muốn vào hôm thứ Ba, 12/11/13. Câu hỏi đặt ra là Đại hội đồng LHQ dựa vào những tiêu chuẩn nào để bầu chọn VN vào danh sách 14 thành viên mới cho nhiệm kỳ 3 trong khi những tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới)…liên tục tỏ ý quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại VN.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 10287)
Một tổ chức Cao Đài ở Hoa Kỳ đã báo cáo Liên Hiệp Quốc về vụ đàn áp tín đồ Cao Đài ở Xã Bầu Năng, Tây Ninh. “Đây là lần đầu tiên một tổ chức Cao Đài sử dụng thủ tục đặc biệt của LHQ để báo cáo hành động vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, nhận định.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 9125)
Vào đầu tháng 7 năm 2013, một số tín hữu Công Giáo trên khắp Thế giới đổ về Rome để tham dự lễ trình hồ sơ phong Chân Phước cho Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận, khởi đầu vào sáng thứ 5 ngày 04 tháng 07 năm 2013 là thánh lễ khai mạc được cử hành dưới hầm đền Thánh Phêrô, nơi có mộ của các cố Giáo Hoàng, thánh lễ chủ tế bởi Đức Giám Mục Võ Đức Minh địa phận Nha Trang và Đức Giám Mục Nguyễn Như Thể, nguyên Giám Mục địạ phận Huế và một số linh mục cùng đồng tế, số giáo dân được mời tham dự khoảng 100 người.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 7618)
Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba 4/6 đã nghe điều trần tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, trong đó đề cập nhiều tới các vi phạm. Đây là phiên điều trần thứ hai liên tiếp trong chưa đầy một tháng về chủ đề này sau phiên họp tương tự hồi tháng Tư. Phiên điều trần kéo dài hai ngày diễn ra dưới sự điều khiển của dân biểu Chris Smith, ủy viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và là chủ tịch Tiểu ban châu Phi, Y tế, Nhân quyền toàn cầu và Các tổ chức quốc tế trực thuộc ủy ban này.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 9211)
Trịnh Kim Tiến đặt vấn đề "công an trị" ở Việt Nam Nói, nói nữa và nói mãi, tất cả sự phản đối dường như vô tác dụng đối với ngành tư pháp và công an Việt Nam trong vấn nạn công an sử dụng bạo lực với người dân.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 7732)
Hôm thứ Năm mùng 9 tháng Năm (2013) này, Cộng đồng VN vùng Thủ đô Washington, Maryland và Virginia phối hợp với Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản cùng Hệ Thống Đài Truyền Hình SBTN tổ chức Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ 19 "Ngày Nhân Quyền Cho VN".
07 Tháng Năm 2013(Xem: 24967)
Hôm qua, 26/04/2013, bà Nguyễn Thị Nhung – mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi -, vào trại giam Long An thăm con, bị tạm giam từ cuối tháng 10/2012, để chờ đưa ra xét xử, vì bị cáo buộc « Tuyên truyền chống Nhà nước », sau vụ rải truyền đơn tại khu vực cầu vượt An Sương (Sài Gòn) ngày 10/10/2012, lên án các bất công trong vấn đề đất đai cũng như việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Khi gặp con, bà Nhung rất bất ngờ vì thấy nhiều thương tích trên cơ thể con mình.
06 Tháng Năm 2013(Xem: 7857)
Buổi dã ngoại ôn hòa để trao đổi kiến thức về nhân quyền đầu tiên tại Việt Nam sáng 5/5 theo lời kêu gọi của nhóm Công dân Tự do lan truyền trên mạng internet bị chính quyền cản trở, nhiều người tham gia bị lực lượng an ninh bắt giữ và hành hung.
05 Tháng Năm 2013(Xem: 7172)
Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Vũ Hoàng thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với cựu dân biểu Cao Quang Ánh.