Đức Giáo Hoàng Francis đành "hy sinh" Đức Đạt Lai Lạt Ma

18 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 8561)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 19 DEC 2014

RFI 13-12-2014 19:37

Đức Giáo Hoàng không gặp Đạt Lai Lạt Ma để tránh phật lòng Trung Quốc

Thụy My, Huê Đăng

image178
Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ không gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma nhân "Hội nghị các giải Nobel hòa bình" - REUTERS

Theo tin báo chí, “Hội nghị các giải Nobel Hòa bình” lần thứ 14 sẽ được diễn ra ở Roma. Dù rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma có mặt ở Roma để tham dự Hội nghị nói trên, nhưng sẽ không có một buổi hội kiến giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thông tín viên Huê Đăng cho biết thêm chi tiết.

Huê Đăng : Trước hết tôi xin phép tóm tắt sơ lược về buổi Hội nghị: trong ba ngày 12, 13 và 14/12/2015 tại Roma diễn ra “Hội nghị lần thứ 14 của những nhân vật đã được trao giải Nobel về hòa bình”. Như ta đã biết là Hội nghị này đúng ra đã phải được tổ chức hồi tháng 9 ở thành phố Cape Town ở Nam Phi, nhưng do sự phản đối của công luận trong việc chính quyền Nam Phi đã không cấp thị thực nhập cảnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Do vậy, dự định tổ chức ở Nam Phi đã bị hủy bỏ và sau đó Hội nghị đã được dời sang Roma. Theo chương trình, Hội nghị sẽ hội thảo về các khả năng để phòng chống lại các mối đe dọa chiến tranh và bạo lực tình dục, về các sáng kiến để gìn giữ hòa bình ổn định, đặc biệt là nhấn mạnh đến vai trò của các cơ chế tổ chức quốc tế.

Khác với trường hợp của Nam Phi, chính phủ Ý đã không hề đặt ra vấn đề nhập cảnh đối với Đức Đạt Lai Lạt Ma, thậm chí các lực lượng dân chủ tiến bộ của Ý đã hoan nghênh sự có mặt của các vị Nobel về hòa bình.

Nhưng sáng hôm qua, 12/12/2015, các mạng truyền thông đã đưa tin rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã từ chối không gặp gỡ Đức Đạt Lai Lạt Ma. Theo báo chí thì từ mấy tuần trước Tòa thánh Vatican đã nhận được yêu cầu của phái đoàn Tây Tạng để có được một buổi hội kiến giữa Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhưng sau khi xem xét điều nghiên, phía Tòa thánh Vatican đã từ chối buổi gặp gỡ.

RFI : Vì những lý do gì mà Đức Giáo Hoàng đã từ chối gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma ? Trong khi Tòa thánh Vatican vẫn luôn luôn đề cao tinh thần liên tôn giáo như một trong những đường lối của Tòa thánh ?

Huê Đăng : Theo báo chí, quyết định từ chối hội kiến giữa Đức Giáo Hoàng và Đức Đức Đạt Lai Lạt Ma là bởi vì Tòa thánh Vatican không muốn “can thiệp vào quan hệ xung đột giữa Đức Đạt Lai Lạt Ma và chính quyền Trung Quốc”, tức là Tòa thánh đã chấp nhận áp lực đến từ phía chính quyền Bắc Kinh vốn xưa nay vẫn liên tục áp lực lến tất cả các chính phủ trên thế giới để các chính phủ này “cô lập” Ngài.

Vẫn theo báo chí Ý, nguồn tin trên cũng đã được phía Tòa thánh Vatican xác nhận. Điều đáng chú ý là cũng chính vì áp lực của chính phủ Trung Quốc mà Nam Phi hồi tháng 9 đã từ chối cấp thị thực nhập cảnh cho Đức Đạt Lai Lạt Ma và do đó “Hội nghị lần thứ 14 của những nhân vật đã được trao giải Nobel về hòa bình” đã phải di dời từ Cape Town sang Roma.

Điều này khẳng định một lần nữa chính sách gây áp lực của chính quyền Bắc Kinh lên bất cứ một chính phủ nào, một cơ quan nào, một tổ chức nào để tìm cách cô lập Đức Đạt Lai Lạt Ma và bóp nghẹt những yêu cầu tự do dân chủ của người Tây Tạng.

Thực ra, chuyện Trung Quốc gây áp lực lên các chính phủ không phải là điều gì mới mẻ, trong quá khứ cũng đã từng xẩy ra với một số chính phủ, nhưng cái mới mẻ lần này là chính Trung Quốc gây áp lực lên Tòa thánh Vatican, vốn là một cơ chế tôn giáo có tính toàn cầu chứ không phải là một chính phủ của một quốc gia, và nhất là Vatican vẫn luôn luôn đề cao tinh thần liên tôn giáo.

RFI : Các mạng truyền thông có đưa ra nhận xét nào về nguyên nhân vì sao mà Tòa thánh Vatican đã chấp nhận áp lực của Trung Quốc ?

Huê Đăng : Có chứ. Theo tin báo chí, hiện nay Tòa Thánh Vatican và chính quyền Bắc Kinh đang trong vòng đàm phán để có thể tiến đến một khả năng thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Bắc Kinh và Vatican. Một trong những tín hiệu cho thấy là đàm phán đang có những kết quả như hai bên mong muốn là hồi hè vừa rồi chính phủ Bắc Kinh đã đồng ý cho chuyên cơ chở Đức Giáo Hoàng từ Roma sang công du ở Nam Hàn được quyền bay trên không phận của Trung Quốc, điều mà từ xưa đến nay chưa bao giờ xẩy ra.

Và cũng chính lần đó Đức Giáo Hoàng từ trên chuyên cơ đã lập tức gởi điện thư đến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình để chúc mừng “nhân dân Trung Quốc”. Cũng vẫn theo các nguồn tin báo chí thì hiện nay từ phía chính quyền Bắc Kinh đã đề ra với Vatican hai “phương án” để giải quyết vấn đề “tấn phong Giám mục”, vì như ta đã biết là cho đến nay ở Trung Quốc các Giám mục không do Tòa thánh trực tiếp tấn phong, mà do “Hội đồng Giám mục của Giáo hội yêu nước Trung Quốc” đảm nhận.

Phương án thứ nhất là các ứng cử viên vào chức Giám mục sẽ được các giáo phận tuyển chọn thông qua các thủ tục “dân chủ” hiện hành ở Trung Quốc, sau khi các giáo phận nhận được sự đồng ý của Hội đồng Giám mục của Trung Quốc (tức là của Giáo hội yêu nước), và sau khi danh sách ứng cử viên đã được thông báo cho các cơ quan quản lý về tôn giáo của Trung Quốc, và cuối cùng các ứng cử viên giám mục sẽ được tấn phong chỉ sau khi có sự chấp thuận của Tòa Thánh Vatican.

Phương án thứ hai là Trung Quốc sẽ đệ lên Tòa Thánh tên của hai ứng cử viên. Và nếu Vatican không đồng ý “phê chuẩn” bất cứ người nào thì Trung Quốc sẽ phải lập lại quá trình lựa chọn từ đầu để tìm kiếm hai ứng cử viên mới.

Theo một số nguồn tin thì các cuộc đàm phán, vốn đã bắt đầu từ năm 2006, và theo dự tính là có thể sẽ kết thúc đàm phán vào khoảng đầu năm 2015 sắp tới. Và nếu quan hệ sẽ được thiết lập trong thời gian ngắn sắp tới, thì có nghĩa là Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ đi vào lịch sử với việc đưa hàng tỉ con chiên Trung Quốc lạc lõng trở về lòng Giáo hội. Mục tiêu cực kỳ lịch sử … nên Đức Giáo Hoàng đành phải "hy sinh" Đức Đạt Lai Lạt Ma.

Dalai Lama: 'Tôi sẽ là người cuối'

BBC 17 tháng 12 2014

image180
Dalai Lama là lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng

Lãnh đạo tinh thần của người Tây Tạng, Đức Dalai Lama, nói với BBC ông cho rằng có thể mình sẽ là người cuối cùng giữ cương vị này.

Tuy nhiên ông nói cũng là điều tốt nếu như truyền thống nhiều thế kỷ nay dừng ở "một vị Dalai Lama được nhiều người tôn kính".

Ông cũng cho rằng Anh quốc đã nhẹ tay với Trung Quốc quanh các vụ biểu tình mới đây vì lý do tài chính.

Ông nói: "Túi tiền của họ ít nhiều đang trống rỗng, vậy nên họ quan trọng việc quan hệ chặt với Trung Quốc vì lý do tiền bạc".

Dalai Lama mới đây đã bị Đức Giáo hoàng từ chối tiếp khi ông tới tham dự một cuộc họp dành cho những người đoạt giải Nobel Hòa bình tại Rome.

Vatican giải thích đây là vì "tình hình tế nhị" với Trung Quốc.

'Trách nhiệm đạo đức'

Phát biểu trên chương trình Newsnight của BBC, Đức Dalai Lama nói cộng đồng quốc tế cần nỗ lực hơn để khuyến khích dân chủ tại Trung Quốc.

"Trung Quốc rất muốn tham gia nền kinh tế toàn cầu."

"Họ cần được hoan nghênh, nhưng thế giới tự do cũng có trách nhiệm đạo đức đưa Trung Quốc tới dân chủ vì chính lợi ích của Trung Quốc."

Dalai Lama đã chuyển sang sống lưu vong tại Ấn Độ năm 1959 sau khi quân đội Trung Quốc đàn áp âm mưu nổi dậy ở Tây Tạng.

Bắc Kinh gọi ông là "kẻ chia rẽ", cho dù nay ông cổ suý "con đường ở giữa" với Trung Quốc, tìm kiếm tự trị nhưng không đòi độc lập cho Tây Tạng.

Trong cuộc phỏng vấn đề cập tới nhiều vấn đề, Đức Dalai Lama 79 tuổi thừa nhận có thể ông sẽ không có người kế tục.

"Cương vị Dalai Lama một ngày sẽ chấm dứt."

"Không có bảo đảm gì là sẽ không có một vị Dalai Lama ngu xuẩn trong tương lai. Điều đó sẽ thật đáng buồn. Bởi vậy nên truyền thống nhiều thế kỷ này mà kết thúc với môt vị Dalai Lama được nhiều người quý trọng thì cũng là điều tốt."

Dalai Lama trước đó đã nói ông không có ý định chuyển giao bổn phận chính trị của mình cho một nhân vật được bầu cử lên và đó là vì quyền lợi của người Tây Tạng.

Giáo hoàng từ chối gặp Dalai Lama 

BBC 13 tháng 12 2014
image182 

Vatican và Trung Quốc vẫn mâu thuẫn trong việc điều hành Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc

Đức Giáo hoàng Francis sẽ không gặp lãnh tụ lưu vong người Tây Tạng, Đức Dalai Lama do “tình huống nhạy cảm” với Trung Quốc, Tòa Thánh Vatican thông báo.

Đức Dalai Lama đang có chuyến thăm thành Rome, đã yêu cầu tổ chức cuộc gặp.

Một phát ngôn viên của Vatican nói rằng mặc dù Đức Giáo hoàng “rất coi trọng” ông, yêu cầu của vị lãnh tụ người Tây Tạng đã bị từ chối “vì những lý do hiển nhiên”.

Các phóng viên cho rằng Vatican không muốn gây nguy hiểm tới những nỗ lực cải thiện quan hệ với Trung Quốc.

Công giáo ở Trung Quốc

  • Số người theo Công giáo ở Trung Quốc đông hơn cả thành viên Đảng Cộng sản (khoảng 100 triệu người Công giáo so với 86.7 triệu đảng viên)
  • Các nhà phân tích cho rằng đến năm 2030 số người Công giáo ở Trung Quốc có thể sẽ trở thành lớn nhất thế giới
  • Cơ đốc giáo xuất hiện ở Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7 – nhưng rất nhiều người đã bị buộc phải lén lút hành đạo, và các nhà thờ bị coi là bất hợp pháp
  • Có rất nhiều hạn chế áp dụng lên Giáo hội, chẳng hạn như mọi tòa nhà của Giáo hội hay nhà thờ đều phải được đăng ký với chính quyền, và không được công nhận thẩm quyền của Vatican.

Trung Quốc gọi Đức Dalai Lama là phần tử gây chia rẽ và phản ứng giận dữ khi những nhân vật cao cấp nước ngoài gặp gỡ ông.

Dalai Lama chạy trốn sang Ấn Độ từ năm 1959 sau khi quân đội Trung Quốc nghiền nát một âm mưu nổi dậy ở Tây Tạng.

Ông đang vận động để đạt tới giải pháp “trung dung” hơn với Trung Quốc, tìm kiếm khả năng tự trị thay vì độc lập cho Tây Tạng.

Ông được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1989.

“Giáo hoàng Francis rõ ràng là rất tôn trọng Đức Dalai Lama nhưng ông sẽ không gặp gỡ bất kỳ nhân vật đoạt giải Nobel nào,” một phát ngôn viên Tòa Vatican nói.

Người phát ngôn cũng cho biết thêm rằng Giáo hoàng sẽ gửi thông điệp qua video tới hội nghị.

Thất vọng

Phát ngôn viên của Đức Dalai Lama nói ông “thất vọng trước việc không thể gặp Đức Giáo Hoàng nhưng ông không muốn gây ra bất kỳ bất tiện nào”.

Các nhà phân tích cho rằng Vatican và Trung Quốc có mâu thuẫn trong việc kiểm soát Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc.

Đức Dalai Lama được trao giải Nobel Hòa Bình cách đây 25 năm

Đảng Cộng sản Trung Quốc kiểm soát một cộng đồng chính thống mang tên gọi Hội những người Yêu nước có khoảng 12 triệu người.

Nhưng cũng có một hội khác tồn tại bí mật với số thành viên lớn hơn rất nhiều, chọn trung thành với Đức Giáo hoàng.

Khúc mắc nghiêm trọng trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Vatican là bên nào có tiếng nói quyết định trong việc chỉ định các đức Giám mục.

Một quan chức Tòa Thánh nói quyết định của Giáo hoàng đối với Đức Dalai Lama “không phải vì sợ mà muốn tránh gây thêm khó khăn cho những người vốn đã phải chịu khổ sở”.

Lần cuối Dalai Lama tiếp xúc với Giáo hội là năm 2006 khi ông gặp Đức Giáo hoàng Benedict XVI.

Dalai Lama đang ở Rome, Ý trong một cuộc gặp với các nhân vật được trao giải Nobel Hòa Bình.

Sự kiện này lẽ ra được tổ chức ở Nam Phi nhưng sau đó chuyển về Rome do Nam Phi từ chối cấp thị thực cho Dalai Lama./

Dalai Lama thương tiếc Hòa thượng Trí Tịnh

BBC 1 tháng 4 2014

image184
Đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh trụ trì tại Chùa Vạn Đức, TP Hồ Chí Minh

Lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng gửi thư chia buồn sau khi Đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh viên tịch tại Việt Nam.

Dalai Lama đã gửi thư cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tổ chức Phật giáo chính thống được Đảng Cộng sản công nhận, theo trang web chính thức của Dalai Lama.

Đại lão Hòa thượng Thích Trí Tịnh vốn là Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh, Chủ tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Thư của Dalai Lama viết Ngài cầu nguyện và gửi lời chia buồn đến các Phật tử ở Việt Nam và nước ngoài.

Cho rằng Đại lão hòa thượng đã có “đóng góp quan trọng để quảng bá và gìn giữ kiến thức và văn hóa Phật giáo ở Việt Nam”, Dalai Lama nói cách hay nhất để bày tỏ niềm tôn kính là cố gắng “thực thi thông điệp của Đức Phật về an bình trong tâm, phi bạo lực và nhân ái”.

Đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh qua đời tại Thành phố Hồ Chí Minh hôm 28/3, thọ 98 tuổi.

Đại lão hòa thượng Thích Trí Tịnh là nhân vật lớn của Phật giáo Việt Nam, nhưng cũng có tranh luận về vai trò của ngài sau 1975, khi Việt Nam thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Từ Pháp, cư sỹ Võ Văn Ái, phát ngôn nhân của Cơ quan Thông tin và Phát ngôn của Viện Hóa Đạo thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất nói hòa thượng Thích Trí Tịnh có công lao to lớn đối với nền Phật pháp Việt Nam:

"Ngài đã có một công trình to lớn là dịch tất cả các bộ Kinh lớn của Phật giáo, như bộ Kinh Pháp hoa, Địa tạng... hầu hết các kinh sách lớn, từ tiếng Hán sang tiếng Việt."

image185
Dalai Lama thăm chùa Khánh Anh của Phật giáo Việt Nam ở Evry, ngoại ô Paris năm 2008

Hòa thượng Thích Trí Tịnh, tại miền Nam trước 1975, là một nhân vật lãnh đạo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Dưới chính quyền của Đảng Cộng sản, ngài chấp nhận làm Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 1976.

Năm 1980, ngài giữ cương vị Phó Trưởng ban vận động thống nhất Phật giáo Việt Nam.

Vai trò chính trị?

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam, được sự bảo trợ của Đảng Cộng sản, chính thức ra đời thay thế cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Trong Hội nghị Đại biểu thống nhất Phật giáo toàn quốc được tổ chức vào tháng 11/1981, Hòa thượng Thích Trí Tịnh được bầu làm Thành viên Hội đồng Chứng minh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Trưởng Ban Tăng sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Cũng từ thời điểm đó cho tới nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất không còn được chính quyền thừa nhận.

Người đứng đầu giáo hội này, Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, đã và đang bị giới chức quản chế tại gia ở Thanh Minh thiền viện tại Thành phố Hồ Chí Minh, tuy giới chức Việt Nam bác bỏ.

Cũng từ đó, giáo hội này "không còn duy trì liên hệ nào với Hòa thượng Thích Trí Tịnh", ông Võ Văn Ái cho biết.

28 Tháng Tám 2014(Xem: 7390)
Bà Bùi Thị Minh Hằng , ba năm tù, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 2 năm và anh Nguyễn Văn Minh, 2 năm rưỡi tù giam. Đó là bản án mà chính quyền Việt Nam dành cho ba nhà tranh đấu cho nhân quyền trong phiên xử sơ thẩm vào hôm nay 26/08/2014 tại Đồng Tháp. Công an ngăn chận và bắt đi khoảng 80 người muốn tham dự phiên tòa bị xem là « dàn dựng ».
17 Tháng Tám 2014(Xem: 7380)
Các bản tin quốc tế về buổi họp báo của TNS John McCain và TNS Sheldon Whitehouse ngày 8 tháng 8 ở Hà Nội đã không nêu lên hai điểm quan trọng: cải thiện nhân quyền phải ở mức căn bản và tiến trình phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam mang tính cách tiệm tiến, tuỳ thuộc mức cải thiện nhân quyền. Một số bản tin Việt ngữ cũng phạm thiếu sót vì lấy tin từ các bản tin quốc tế.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 7433)
HOA THỊNH ĐỐN - Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal hôm Thứ Ba đã tuyên bố việc ông nhận “đỡ đầu” cho một người tù nhân lương tâm Việt Nam đó là Mục sư Nguyễn Công Chính qua “Dự Án Bảo Vệ Tự Do” (Defending Freedoms Project) của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos thuộc Quốc Hội Hoa Kỳ.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 7619)
Các nhà hoạt động đại diện cho 10 tổ chức xã hội dân sự độc lập trong nước đang có mặt tại Geneva (Thụy Sĩ) để tham dự phiên họp thông qua báo cáo Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát UPR của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc chiều nay 20/6.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 7855)
Trưa thứ Bảy 17/5, trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc và trên phố San Francisco đã có một sự kiện chưa từng xảy ra trong sinh hoạt người Việt ở Bắc California. Đó là cuộc biểu tình do phe Cờ Đỏ tổ chức.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 7700)
Thảo luận cà phê nhân quyền được tổ chức tại Sài Gòn sáng ngày 01/3/2014. Cơ quan công an và an ninh Việt Nam đã không cử người tham dự chính thức một cuộc gặp gỡ 'Cà phê Nhân quyền' do Mạng lưới Blogger Việt Nam tổ chức và công khai Bấm ngỏ lời mời, tuy buổi thảo luận vẫn diễn ra ở Tp HCM, theo đại diện Ban tổ chức.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 7287)
Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry công bố phúc trình thường niên về nhân quyền của Bộ Ngoại giao 27/2/14 tại trụ sở Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong thủ đô Washington
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 7684)
Trong tuần qua Luật Sư Nelson Mandela Nguyên Tổng Thống Nam Phi đã ra người thiên cổ. Ông sinh năm 1918 khi Thế Chiến I kết thúc. Ông tốt nghiệp Trường Đại Học Luật Khoa Nam Phi năm 24 tuổi. Mười năm sau, năm 34 tuổi ông đứng ra phụ trách Đoàn Thanh Niên trong Liên Đoàn Quốc Gia Châu Phi để khởi sự đấu tranh cho độc lập tự do, nhân quyền chống chế độ Kỳ Thị Chủng Tộc.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 8007)
“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (LKT)
17 Tháng Mười Một 2013(Xem: 7401)
Sau thời gian tự ứng cử và thực hiện chiến dịch vận động tranh cử trên trường quốc tế để trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, VN đạt được kết quả như mong muốn vào hôm thứ Ba, 12/11/13. Câu hỏi đặt ra là Đại hội đồng LHQ dựa vào những tiêu chuẩn nào để bầu chọn VN vào danh sách 14 thành viên mới cho nhiệm kỳ 3 trong khi những tổ chức đánh giá nhân quyền độc lập như Human Rights Watch (Theo dõi Nhân Quyền), Amnesty International (Ân xá Quốc Tế), RSF (Tổ chức Phóng viên Không biên giới)…liên tục tỏ ý quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền tại VN.
28 Tháng Mười 2013(Xem: 10301)
Một tổ chức Cao Đài ở Hoa Kỳ đã báo cáo Liên Hiệp Quốc về vụ đàn áp tín đồ Cao Đài ở Xã Bầu Năng, Tây Ninh. “Đây là lần đầu tiên một tổ chức Cao Đài sử dụng thủ tục đặc biệt của LHQ để báo cáo hành động vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng”, Ts. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, nhận định.
01 Tháng Mười 2013(Xem: 9136)
Vào đầu tháng 7 năm 2013, một số tín hữu Công Giáo trên khắp Thế giới đổ về Rome để tham dự lễ trình hồ sơ phong Chân Phước cho Cố Hồng Y Phanxicô Xavier Nguyễn văn Thuận, khởi đầu vào sáng thứ 5 ngày 04 tháng 07 năm 2013 là thánh lễ khai mạc được cử hành dưới hầm đền Thánh Phêrô, nơi có mộ của các cố Giáo Hoàng, thánh lễ chủ tế bởi Đức Giám Mục Võ Đức Minh địa phận Nha Trang và Đức Giám Mục Nguyễn Như Thể, nguyên Giám Mục địạ phận Huế và một số linh mục cùng đồng tế, số giáo dân được mời tham dự khoảng 100 người.
06 Tháng Sáu 2013(Xem: 7626)
Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Ba 4/6 đã nghe điều trần tình trạng nhân quyền ở Việt Nam, trong đó đề cập nhiều tới các vi phạm. Đây là phiên điều trần thứ hai liên tiếp trong chưa đầy một tháng về chủ đề này sau phiên họp tương tự hồi tháng Tư. Phiên điều trần kéo dài hai ngày diễn ra dưới sự điều khiển của dân biểu Chris Smith, ủy viên của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và là chủ tịch Tiểu ban châu Phi, Y tế, Nhân quyền toàn cầu và Các tổ chức quốc tế trực thuộc ủy ban này.
03 Tháng Sáu 2013(Xem: 9217)
Trịnh Kim Tiến đặt vấn đề "công an trị" ở Việt Nam Nói, nói nữa và nói mãi, tất cả sự phản đối dường như vô tác dụng đối với ngành tư pháp và công an Việt Nam trong vấn nạn công an sử dụng bạo lực với người dân.
16 Tháng Năm 2013(Xem: 7737)
Hôm thứ Năm mùng 9 tháng Năm (2013) này, Cộng đồng VN vùng Thủ đô Washington, Maryland và Virginia phối hợp với Tổ Chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản cùng Hệ Thống Đài Truyền Hình SBTN tổ chức Lễ Kỷ Niệm Năm Thứ 19 "Ngày Nhân Quyền Cho VN".
07 Tháng Năm 2013(Xem: 24981)
Hôm qua, 26/04/2013, bà Nguyễn Thị Nhung – mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên, 20 tuổi -, vào trại giam Long An thăm con, bị tạm giam từ cuối tháng 10/2012, để chờ đưa ra xét xử, vì bị cáo buộc « Tuyên truyền chống Nhà nước », sau vụ rải truyền đơn tại khu vực cầu vượt An Sương (Sài Gòn) ngày 10/10/2012, lên án các bất công trong vấn đề đất đai cũng như việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông. Khi gặp con, bà Nhung rất bất ngờ vì thấy nhiều thương tích trên cơ thể con mình.
06 Tháng Năm 2013(Xem: 7863)
Buổi dã ngoại ôn hòa để trao đổi kiến thức về nhân quyền đầu tiên tại Việt Nam sáng 5/5 theo lời kêu gọi của nhóm Công dân Tự do lan truyền trên mạng internet bị chính quyền cản trở, nhiều người tham gia bị lực lượng an ninh bắt giữ và hành hung.
05 Tháng Năm 2013(Xem: 7179)
Trong tuần này, nhiều tổ chức tôn giáo và đoàn thể người Việt hải ngoại từ mọi nơi về thủ đô Washington DC để vận động với hành pháp và điều trần trước Quốc hội về tình trạng nhân quyền và tự do tôn giáo tại Việt Nam. Vũ Hoàng thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với cựu dân biểu Cao Quang Ánh.