Nguyễn Giang: Tiếng trống đồng Đông Sơn ở Indonesia

01 Tháng Mười 201312:00 SA(Xem: 12185)
image053

Nguyễn Giang

bbcvietnamese.com

Cập nhật: 10:08 GMT - thứ ba, 24 tháng 9, 2013

Hai năm trước, khi đến thăm Bảo tàng Quốc gia Malaysia ở Kualar Lumpur, tôi đã thấy nhà rông, cồng chiêng và cột nhà mồ như ở Tây Nguyên, Việt Nam và hiểu rằng văn minh Đông Nam Á cổ đã trải rộng thế nào ở châu Á lục địa.

Nhưng tuần qua, khi vào Bảo tàng Quốc gia Indonesia giữa thủ đô Jakarta thì tôi khá ngạc nhiên khi thấy bốn chiếc trống đồng Đông Sơn (Dongson kettledrum) trưng bày ở đó trong phần về di sản văn hóa nước này.

Với các hình mặt trời và cả chim Lạc giống hệt như ở trống ở Bảo tàng Lịch sử tại Hà Nội, trống đồng tại Indonesia, mà họ gọi là gendang, đã được tìm thấy ở các đảo xa ngoài Thái Bình Dương.

Một trong số đảo đó là East Nusa Tengarah (cách TPHCM 2600 km đường chim bay), nơi người ta tìm được một chiếc trống đồng năm 1828.

Nhưng ngoài ba trống đồng có hình người chèo thuyền, chim và thú như trống ở Việt Nam, chiếc thứ tư có hoa văn dạng khác hẳn, cho thấy một sự dịch chuyển, biến đổi về văn hóa trống đồng.

Ngoài khu vực đồng bằng sông Hồng, hàng trăm chiếc trống thuộc nhiều giai đoạn khác nhau đã được tìm thấy ở Nam Trung Hoa, Lào, Thái Lan, và tất nhiên là ở các hải đảo.

Ở đây tôi không muốn đi vào câu chuyện của giới khảo cổ rằng trống đồng đã có ở đâu, ai làm ra...mà chỉ muốn chia sẻ một chút cảm nghĩ về thái độ nhìn lịch sử của người Indonesia.

Giống và khác

image054

Gốm sứ Việt Nam đã đến Indonesia qua nhiều thế kỷ và đóng góp vào văn hóa ở đây

Như câu chuyện trống đồng Indonesia cho thấy, hiện còn rõ dấu tích của một nền văn minh bản địa đã trải rộng từ vùng lục địa Đông Nam Á sang các hải đảo, trước khi hai dòng văn minh lớn khác là Trung Hoa và Hồi giáo ập đến.

Tại Bảo tàng Quốc gia Indonesia, người ta viết rõ rằng quốc gia mà nay có gần 250 triệu dân, là do người chủng Mongoloid từ châu Á lục địa ra và các nhóm Melanesian và Austronesian từ vùng hải đảo tới mà thành.

Sự giao lưu, hòa trộn này có trùng hợp với truyền thuyết '50 con lên rừng, 50 con xuống biển' ở Việt Nam?

Lời thuyết minh cũng nói chừng 6000 năm trước, các nhóm từ lục địa bắt đầu thống lĩnh các đảo mà người Indonesia gọi chung là Nusantara, lập ra các quốc gia sau đó theo Ấn giáo và Phật giáo, trước khi đạo Hồi tràn đến.

Ở thời kỳ tiền Hồi giáo tại Indonesia hay trước Khổng giáo ở Việt Nam, hẳn các tộc người bản địa có trao đổi văn hóa mạnh mẽ, liên tục, nếu không nói là cùng chung nhiều yếu tố từ ngôn ngữ, ăn mặc đến thờ cúng mà các hình trên trống đồng chỉ là một biểu hiện còn thấy được.

Và cứ thể mà suy ra thì nhóm Việt (Kinh) ở Việt Nam hiện nay không phải nhóm thừa kế duy nhất về văn hóa từ đại gia đình Đông Nam Á đó.

Nhưng người Việt vì ở tuyến đầu chống lại sức ép từ Phương Bắc, dù giữ được độc lập đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán sâu rộng hơn hẳn các dân tộc Đông Nam Á khác và phần nào tiếp nhận cả tư duy độc tôn kiểu Hán.

Trái lại, tác động của Trung Quốc đến các đảo Indonesia xa xôi chưa bao giờ mạnh như ở Đông Dương mà chỉ là một trong nhiều dòng văn hóa du nhập vào đây.

Chữ Hán cũng xuất hiện trên các đồ tế tự nhập vào Indonesia bởi người gốc Hoa nhưng sắc dân này cũng thường bị đồng hóa vào các nhóm Phật giáo bản địa và ngôn ngữ Hán chưa bao giờ có vị trí gì cao, theo lời giới thiệu ở Bảo tàng Quốc gia Indonesia.

Bên cạnh dấu ấn từ Ấn Độ và thế giới Hồi giáo luôn rất mạnh và rõ rệt, Bảo tàng này cũng ghi nhận bốn dòng văn hóa ảnh hưởng đến nghệ thuật gốm sứ của họ: Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Thái Lan.

image055

Hình chim Lạc trên một chiếc trống đồng Indonesia

Điều này hẳn làm người Việt Nam cảm thấy tự hào nhưng cũng khiến bạn tự hỏi vì sao trong cách trình bày về lịch sử, trong người Việt luôn có xu hướng không rộng rãi và bao dung bằng người Indonesia.

Người Việt thường thích nhấn mạnh đến sự riêng biệt, độc tôn của mình mà làm nhẹ đi nguồn gốc chung với nhiều dân tộc khác dù trên thực tế văn hóa chỉ lớn được qua sự tiếp thu, hội nhập và giao lưu.

Không độc quyền

Sau khi giành độc lập, người Java đông nhất tại Indonesia (hiện có 100 triệu) tự nguyện không chọn tiếng Java mà chấp nhận dùng tiếng Bahasa Indonesia, gốc Mã Lai làm ngôn ngữ quốc gia để thống nhất 300 dân tộc khác nhau trên hàng nghìn hòn đảo.

Nhưng dù dùng chung Bahasa Indonesia, các nhóm sắc tộc Indonesia ngày nay vẫn có quyền học tiếng mẹ đẻ của mình ở trường đến hết tiểu học.

Còn ở Việt Nam, nước chính thức có trên 50 nhóm sắc tộc, tiếng Kinh chiếm ví trí độc tôn trong mọi lĩnh vực của đời sống văn hóa, xã hội và các ngôn ngữ thiểu số có nguy cơ bị mai một, thậm chí biến mất trong tương lai.

Tính bao dung của Indonesia còn nổi bật lên khi nhìn vào báo chí và hệ thống chính trị.

Dù 86% dân số theo Hồi giáo, các đạo khác Phật, Thiên Chúa giáo...có vị trí được công nhận trong hiến pháp nước cộng hòa.

image056

Các nhà báo Indonesia quan tâm nhiều đến Việt Nam

Hiện nay, đôi khi vẫn có va chạm giữa tín đồ Hồi giáo phái Sunni và thiểu số phái Shia nhưng đây không phải là đề tài cấm kỵ và báo chí nói đến nó liên tục.

Từ sau khi ông Suharto sụp đổ năm 1998, sau một thời 'tập sự dân chủ', nay Indonesia đã có một nền chính trị đa nguyên khá sôi động, và năm 2014 sẽ có kỳ bỏ phiếu khép lại hai nhiệm kỳ của Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono.

Đến Jakarta trước năm bầu cử cả quốc hội và tổng thống nên tôi được nghe các nhà báo ở đây bàn thảo rất nhiều về các ứng viên tiềm năng, các đảng khác nhau, về chuyện tham nhũng, chuyện kinh tế, giao lưu khu vực và cơ hội của Indonesia.

So với nhiều nơi khác ở châu Á, tôi thấy các nhà báo bạn không chỉ cởi mở, trẻ trung, thạo tiếng Anh mà còn rất quý Việt Nam.

Không ít biên tập viên, phóng viên đã từng sang Việt Nam dự các sự kiện thể thao, chính trị ASEAN, và trận đá bóng Cup AFF giữa Việt Nam và Thái Lan tuần rồi cũng trở thành chủ đề bàn tán của các đồng nghiệp trong văn phòng BBC Indonesia ở Jakarta vào sáng hôm sau.

Ngồi ăn bánh chưng chay với các bạn Indonesia, cũng thứ bánh bằng gạo nếp, nhân đỗ xanh, quấn lá chuối nhưng gói mỏng hơn bánh ở Việt Nam, tôi cảm được sự tương đồng văn hóa vẫn còn từ một thời kỳ xa xưa với xứ sở và con người ở đây.

Nhưng hai xã hội này có vẻ đang chọn hay con đường khác nhau.

Indonesia đã và đang thể hiện vai trò đàn anh trong ASEAN, là cầu nối giữa Thế giới Hồi giáo và các cường quốc Phương Tây và có tham vọng thành nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới vào năm 2030.

Việt Nam cũng đang nỗ lực đóng một vai trò quan trọng về an ninh vùng nhưng còn thiếu tham vọng ở tầm khu vực cho xứng đáng với số dân và khao khát của giới trẻ.

Trở lại chuyện trống đồng, người Indonesia đang tự hào rằng trên đảo Selayar của họ hiện có chiếc trống đồng Đông Sơn, cũng thuộc loại Heger I, 'to nhất thế giới'.

image057

Indonesia coi trọng quan niệm di sản văn hóa mở

Tranh cãi ai kế thừa cái gì ở thời kỳ chưa hình thành quốc gia dân tộc, như cuộc tranh luận Việt - Trung rằng đâu là cái nôi của trống đồng, dễ trở nên vô nghĩa nếu ta tiếp thu tinh thần vươn ra biển xa của các chủ nhân trống đồng hàng nghìn năm trước.

To lớn nhưng vẫn bao dung trong đa dạng là tinh thần Indonesia ngày nay.

Có thể vì thái độ với quá khứ hẹp hơn các quốc gia hải đảo nên Việt Nam chưa thể 'lướt sóng' ngoài đại dương được?/

 

Nét Việt trong văn hóa đa đảo Indonesia

BBC Cập nhật: 11:25 GMT - thứ năm, 26 tháng 9, 2013

image058

 

Jakarta ngày nay là một thủ đô đang vươn lên trời cao, biểu hiện của một nền kinh tế phát triển mạnh nhưng cũng nhiều vấn đề như nạn kẹt xe, ô nhiễm không khí và quá tải cơ sở hạ tầng.

image059

Indonesia rất đa dạng về văn hóa. Dưới lớp sơn Hồi giáo là các con sóng giao lưu Đông Tây, lục địa, hải đảo qua nhiều thế kỷ đến hàng nghìn hòn đảo hợp thành quốc gia 240 triệu dân.

image060

image061

Gốm sứ Việt Nam cũng có mặt tại Bảo tàng Quốc gia Indonesia ở Jakarta, bên cạnh các tác phẩm Trung Hoa, Nhật Bản, Thái Lan như một phần di sản chung của nước chủ nhà.

image062

Nền văn hóa bản địa đã tiếp thu rất nhiều đợt du nhập và hoa văn, họa tiết trên chiêng trống, đồ tế tự, điêu khắc ghi lại ảnh hưởng của Ấn Độ, Trung Hoa, Ả Rập.

image063

Một góc trưng bày đồ gốm Đông Nam Á có nguồn gốc từ Thái Lan với hình rồng khác với rồng Trung Quốc hay Việt Nam.

image064

Một trong số dấu tích đó là trống đồng Đông Sơn, được tìm thấy ở các đảo như East Nusa Tenggara và Selayar của Indonesia.

image065

Phù điêu mang mầu sắc Nam Á tại Indonesia.

image066

Từ hàng nghìn năm trước, các tộc người chủng Mongoloid từ châu Á lục địa và các nhóm Melanesian và Austronesian từ vùng hải đảo đã hòa trộn hợp thành người Indonesia.

image067

Ngay tại một khu vườn ngoại ô Jakarta, bạn có thể gặp tượng vũ nữ kiểu Ấn Độ nhưng ôm trống như trống cơm ở Việt Nam.

image068

Thuyền độc mộc là phương tiện giao thông cổ xưa của các bộ lạc sống trên hàng chục nghìn hòn đảo nay hợp thành quốc gia Hồi giáo đông dân nhất thế giới.

image069

Sự đa dạng, phong phú về hình thức là biểu hiện nổi bật nhất của bức tranh văn hóa Indonesia xưa và nay.

image070

Indonesia cũng ghi nhận ảnh hưởng của văn hóa châu Âu do người Hà Lan đưa đến. Nhưng ngày nay, Indonesia chủ yếu dùng tiếng Anh để giao lưu, hội nhập và tác động của Hoa Kỳ mạnh hơn nhiều so với Hà Lan./

01 Tháng Ba 2015(Xem: 10753)
Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 11142)
Có những điều không thể ngờ, hay không thể tin mà có thể xảy ra. Ví dụ chúng tôi có tạp chí Vấn Đề số 52 – số bị tịch thu - ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề như sau:
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11850)
Điều làm du khách không khỏi ngạc nhiên là nhiều hạng mục cổ của các di tích này bị phá đi và xây mới lại. Không gian đỉnh Yên Tử những ngày này trở nên ồn ào bởi hàng loạt công trình dở dang cùng tiếng máy xây dựng vang vọng khắp vùng núi.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12420)
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11061)
Xuân Tân Mùi-791-Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương Kỷ Mùi-889-Năm sinh Ngô Quyền , anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20177)
Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16098)
Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10462)
Chiều 27-9, ông Nguyễn Đức Kiếm - phó giám đốc bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, bảo tàng đã tổ chức trao thưởng của UBND tỉnh cho ông Nguyễn Văn Bình (ngụ ở xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - người đã có công phát hiện và giao nộp 2 khẩu súng thần công cho bảo tàng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 10645)
(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 11804)
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 14748)
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông đã dậy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dậy học cho tới 1975.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 10722)
Một giá hầu bóng đang cử hành giá “Quan lớn Tuần Tranh” tại đền ngã Năm Sàigon. Khởi động cho giá hầu là ban nhạc Cung Văn gồm đàn nguyệt, đàn đáy, phách, trống chầu, trống con, sáo, ngâm hát những bài ca vinh danh vị tướng “Trấn thủ Lưu đồn” trong lịch sử Việt Nam.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12523)
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 11259)
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11840)
Kể từ ngày 20 tháng Ba cho đến 20 tháng Năm năm 2014, Viện Lưu trữ Quốc Gia (Archives Nationales) tổ chức cuộc triển lãm với tựa đề ‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’. Sau khi được trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn, nay cuộc triển lãm được đưa sang Paris, trong khuôn khổ chương trình Năm Việt Nam tại Pháp.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 12347)
Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.