Vua Tự Đức và Nguyễn Trường Tộ

18 Tháng Năm 201612:16 SA(Xem: 15940)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  18  MAY  2016

Vua Tự Đức và Nguyễn Trường Tộ

 

Trường hợp Nguyễn Trường Tộ khá đặc biệt vì ông không phải là một khoa bảng ...nhưng, chúng ta có thể nói đó là một người có kiến thức đúng nghĩa.

«Ông thông minh, học giỏi, nên được truyền tụng là "Trạng Tộ". Thế nhưng, ông không đỗ đạt gì, có thể vì ông là người Công giáo nên không được đi thi, hoặc là ông không muốn đi theo con đường khoa cử» (1)

 image089
Ông không là Tiến sĩ, nhưng tầm nhìn của ông rất xa khi nhận thức được bối cảnh và khuynh hướng vận động chung của thế giới thời bấy giờ, Nguyễn Trường Tộ có những nhận định:

«Ngày nay các nước phương Tây đã bao chiếm suốt từ Tây Nam cho đến Đông Bắc, toàn lãnh thổ châu Phi cho tới Thiên Phương, Thiên Trúc, Miến Điện, Xiêm La, Tô Môn Đáp Lạp, Trảo Oa, Lữ Tống, Cao Ly, Nhật Bản, Trung Quốc và các đảo ở ngoài biển, kể cả Tây châu, không đâu là không bị chẹn họng bám lưng. Nước Nga thì từ Tây Bắc đến Đông Nam gồm tất cả các nước Đại Uyển, Cốt Lợi Cán, Mông Cổ và các xứ ở Bắc Mãn Châu, không đâu là không chiếm đất và nô dịch dân những nơi đó. Ở trên lục địa, tất cả những chỗ nào có xe thuyền đi đến, con người đi qua, mặt trời, mặt trăng soi chiếu, sương mù thấm đọng thì người Âu đều đặt chân đến, như tằm ăn cá nuốt, ở đâu thuận với họ thì phúc, chỗ nào trái với họ thì họa; ai hòa với họ thì được yên, ai cự lại thì dùng binh lực giao tranh; trong thiên hạ không ai dám kháng cự lại họ. Song tất cả đều không được phúc đáp. Đầu năm 1864, ông lại gửi cho đại thần Trần Tiễn Thành một bản điều trần nữa (hiện thất lạc) để thuyết phục Triều đình Huế nên tạm hòa với Pháp và mở rộng bang giao» (2).

Được thế, nhờ ông biết tiếng Pháp. Trong bài "Trần tình" (viết xong ngày 7 tháng 5 năm 1863), Nguyễn Trường Tộ phân trần rằng: lúc bắt đầu khởi hấn (đầu năm 1859, tức lúc quân Pháp chuẩn bị tấn côngthành Gia Định), quân Pháp có mời ông cộng tác, nhưng ông một mực từ chối. Sau khi Đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), ông thấy rằng phải tạm hòa theo đề nghị của Pháp, để dưỡng quân và củng cố lực lượng. Chính vì thế mà Nguyễn Trường Tộ đã nhận làm từ dịch cho Pháp để mong góp phần vào việc hòa đàm.

"Sau khi thôi việc, Nguyễn Trường Tộ đã dồn hết tâm trí vào việc thảo kế hoạch giúp nước. Nhờ sự hiểu biết sâu rộng về các phương diệnchính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật... đến đầu tháng 5 năm 1863, thì ông đã thảo xong 3 bản điều trần gửi lên Triều đình Huế là: "Tế cấp luận", "Giáo môn luận" và "Thiên hạ phân hợp đại thế luận"(3)

Nguyễn Trường Tộ đã gửi liên tiếp ba bản điều trần cho đại thần Trần Tiễn Thành, và hai bản điều trần cho đại thần Phạm Phú Thứ, để nhờ đưa các vấn đề quan trọng lên vua và Triều đình. Hai văn bản gửi cho ông Thứ, vì chưa tìm thấy nên không rõ nội dung. Còn ba văn bản gởi cho ông Thành, thì có thể là các bài: "Góp ý về việc mua và đóng thuyền máy" (cuối 1864), "Góp ý về việc đào tạo người điều khiển và sửa chữa thuyền máy" (tháng 2, 1865) và "Khai hoang từ" (tháng 2, 1866) (4)

Cũng trong thời gian trên, tại nước Nhật đã có sự thay đổi rộng lớn thời Minh Trị Thiên Hoàng (3 tháng 11 năm 1852 – 30 tháng 7 năm 1912).

Từ sự thay đổi trong thời gian đó, Nhật Bản đã dần dần trở thành một cường quốc ở Châu Á. Cũng chính từ sự canh tân đất nước như thế, dù bại trận sau thế chiến thứ hai, ngày nay Nhật vẫn là một trong những cường quốc trên thế giới, ít ra về mặt kinh tế.

Thật ra, tuy sự canh tân được mang tên ông vua Nhật bản, nhưng bối cảnh lịch sử và sự đóng góp của giới quan lại (nhất là của giới trí thức) trước thời Minh Trị, có phần đóng góp quan trọng hơn. Năm 1854, Matthew C. Perry lại mang một hạm đội 9 chiếc tàu chiến, bắt chính quyền Mạc phủ ký một hiệp định buôn bán bất bình đẳng, nhưng chế độ Mạc Phủ trước đó 200 năm, tuy bài ngoại, nhưng vẫn còn giao thương với một số các nước Tây Phương; đặc biệt là Hòa Lan.

Tình trạng Việt Nam lại trái ngược như thế. Việc cấm đạo Thiên chúa khá gắt gao và tuy cũng biết đến các nước Tây Phương khác, nhưng chính sách bế quan tỏa cảng gay gắt hơn nhiều. Đã thế, những đóng góp canh tân, chẳng hạn như trường hợp của Nguyễn Trường Tộ, không được sự quan tâm của triều đình. 

«Nhưng sau khi đệ trình lên cách giải quyết, thì không được thi hành nên ông có lẽ chán nản, và xin về Nghệ An (ngày 10 tháng 4 năm 1866) [20]. Trong bức thư gửi Trần Tiễn Thành (viết từ Nghệ An đề ngày 15 tháng 6 năm 1866), thì tâm trạng của ông lúc bấy giờ khá u uất. Một phần vì ông nóng lòng việc canh tân đất nước, một phần vì thấy vua và một số quan lại bảo thủ hãy còn nghi kỵ mình» (5)

Tuy nhiên, công cuộc vận động của ông vẫn được duy trì một cách nhẫn nại, cho đến năm 1871. Ông mất đột ngột vào năm mới 41 tuổi.

Hòa ước Giáp Thân 1884 hay còn có tên là Hòa ước Patenôtre (Pa-tơ-nốt), là hòa ước cuối cùng nhà Nguyễn ký với thực dân Pháp vào ngày 6 tháng 6 năm 1884 tại kinh đô Huế. Điều 19. Các điều ước quốc tế hiện nay sẽ thay thế các điều ước được ký kết ngày 15 tháng 3, ngày 31 tháng 8 và 23 tháng 11 năm 1874.(6). Với Hòa ước này, Việt Nam càng lúc càng chịu sự đô hộ nặng nề hơn của Pháp. 


Một trí thức vì căm phẫn với triều đình, tìm cách chống lại nhà vua đến nỗi bị xử chết (Cao Bá Quát) đến một trí thức (dù không bằng cấp cao) nhưng quan tâm đến vận mệnh của đất nước nên đã tìm đủ cách để triều đình làm một cuộc thay đổi, cho kịp đà phát triển ...mỗi người một cách thế; nhưng nói cho cùng, đó mới chính là thái độ rất đáng được kính trọng của kẻ sĩ. Còn những Tiến sĩ "Nổ" thời buổi ngày nay, không biết có xứng danh là một kẻ sĩ, hiểu theo cách như hai trường hợp được kể đến như thế không?!...


Đặng Quang Chính

On Tuesday, 17 May 2016, 10:01, "tran lien plavenice@yahoo.com [DienDanCongLuan]" <DienDanCongLuan@yahoogroups.com> wrote:

"Ông Nguyễn Trường Tô đuoc Vua Tự Đức cử sang Pháp. Sau khi quan sát các tiến bộ khoa học , phát triển kinh tế, quân đội của nước văn minh nhất Âu Châu thời bấy giờ  , ông về nước và viết bản điều trần gồm bảy điểm dâng lên vua Tự Đức , đề nghị vua phải cho thi hành ngay để canh tân đất nước .-- tránh cho đất nước  khỏi sự đô hộ của Thực Dân Pháp sau này".

 

«Ông thông minh, hc gii, nên được truyn tng là " Trng T ". Thế nhưng, ông không đ đt gì, có th vì ông là người  Công  giáo nên không được đi thi, hoc là ông không mun đi theo con đường khoa c  »

 

 Than ôi , Vua Tự Đức có nghe đâu ...!!

01 Tháng Ba 2015(Xem: 10744)
Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 11133)
Có những điều không thể ngờ, hay không thể tin mà có thể xảy ra. Ví dụ chúng tôi có tạp chí Vấn Đề số 52 – số bị tịch thu - ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề như sau:
30 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11840)
Điều làm du khách không khỏi ngạc nhiên là nhiều hạng mục cổ của các di tích này bị phá đi và xây mới lại. Không gian đỉnh Yên Tử những ngày này trở nên ồn ào bởi hàng loạt công trình dở dang cùng tiếng máy xây dựng vang vọng khắp vùng núi.
23 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 12414)
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 11055)
Xuân Tân Mùi-791-Phùng Hưng (người Đường Lâm-Sơn Tây) dấy binh đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường, làm chủ đất nước, nhân dân tôn là bố cái đại vương Kỷ Mùi-889-Năm sinh Ngô Quyền , anh hùng dân tộc, lãnh đạo cuộc kháng chiến chống nam Hán năm 938, lập nhà Ngô mở đầu giai đoạn quốc gia độc lập
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 20170)
Hồ Trường là một thi phẩm nổi tiếng của nhà cách mạng Nguyễn Bá Trác vào đầu thập niên hai mươi. Tác giả người làng Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, từng theo Cụ Phan Bội Châu trong phong trào Đông Du và hưởng ứng phong trào Đông Kinh của Cụ Phan Chau Trinh. Từng làm quan dưới triều Nguyễn, Ông cũng là nhà biên khảo cho Phủ Toàn Quyền Đông Dương và là chủ bút ( phần Hán Văn) của tờ Nam Phong Tạp Chí do Phạm Quỳnh sáng lập.
24 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16085)
Hát Quan Họ là một lối Hát Thơ rất đặc thù nổi tiếng vùng Kinh Bắc ( gồm Bắc Ninh và Bắc Giang). hay còn gọi là Dân Ca Quan Họ. Hằng năm cứ dip Xuân về vào tháng Giêng Âm Lịch là Hội Làng mở các Lễ Hội đầy mầu sắc văn hóa dân gian, trong đó Lễ Hội Lim làng Tiên Du là lễ hội lớn và hoành tráng nhất.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 10446)
Chiều 27-9, ông Nguyễn Đức Kiếm - phó giám đốc bảo tàng tỉnh Nghệ An cho biết, bảo tàng đã tổ chức trao thưởng của UBND tỉnh cho ông Nguyễn Văn Bình (ngụ ở xóm 9, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) - người đã có công phát hiện và giao nộp 2 khẩu súng thần công cho bảo tàng.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 10637)
(Dân trí) - Ngày 6/10, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) cho biết chiếc xe kéo của vua Thành Thái đang làm một số thủ tục, chuẩn bị được đưa về cố hương.
01 Tháng Mười 2014(Xem: 11794)
Dân ca Ví, Giặm là “thổ sản” độc đáo trong kho tàng dân ca Nghệ Tĩnh, thể hiện đậm nét bản sắc riêng của con người xứ Nghệ. Hát Ví, hát Giặm đã tồn tại hàng trăm năm nay trong đời sống nhân dân xứ Nghệ, được lưu truyền qua nhiều thế hệ cho đến ngày nay.
08 Tháng Chín 2014(Xem: 14740)
Doãn Quốc Sỹ là một nhà văn, nhà giáo nổi tiếng tại miền Nam Việt Nam từ trước 1975. Ông đã dậy học tại các trường Trung học như Nguyễn Khuyến (Nam Định) Chu Văn An (Hà Nội) Trần Lục (Sài Gòn). Làm Hiệu trưởng trường Trung học Hà Tiên, Giáo sư trường Trung học Hồ Ngọc Cẩn, Giáo sư trường Đại học Văn khoa Sài Gòn và Đại học Sư phạm Sài Gòn Giữa thập niên 60, ông du học tại Hoa Kỳ về ngành Giáo dục và trở về nước dậy học cho tới 1975.
28 Tháng Tám 2014(Xem: 10707)
Một giá hầu bóng đang cử hành giá “Quan lớn Tuần Tranh” tại đền ngã Năm Sàigon. Khởi động cho giá hầu là ban nhạc Cung Văn gồm đàn nguyệt, đàn đáy, phách, trống chầu, trống con, sáo, ngâm hát những bài ca vinh danh vị tướng “Trấn thủ Lưu đồn” trong lịch sử Việt Nam.
21 Tháng Tám 2014(Xem: 12516)
Trước mắt tôi là sưu tập Văn Nghệ số 40 ra 3-1953. Lúc này cơ quan Hội văn nghệ đang đóng ở rừng Việt Bắc. Nhân cái chết của Stalin, tạp chí của Hội ra một số đặc biệt, không chỉ Tố Hữu mà nhiều tác giả khác có bài liên quan tới sự kiện này.
07 Tháng Tám 2014(Xem: 11250)
Nhân câu chuyện bầu chọn, đề cử và chỉ định cán bộ tại Việt Nam trước Đại hội Đảng Cộng sản dự kiến vào năm 2016 đang thu hút sự chú ý của dư luận, BBC Tiếng Việt xin giới thiệu một số trích dẫn lịch sử liên quan đến chế độ quan tước và thế tập thời phong kiến để bạn đọc tham khảo:
20 Tháng Ba 2014(Xem: 11831)
Kể từ ngày 20 tháng Ba cho đến 20 tháng Năm năm 2014, Viện Lưu trữ Quốc Gia (Archives Nationales) tổ chức cuộc triển lãm với tựa đề ‘‘Quan hệ Việt-Pháp qua bốn thế kỷ’’. Sau khi được trưng bày ở Hà Nội và Sài Gòn, nay cuộc triển lãm được đưa sang Paris, trong khuôn khổ chương trình Năm Việt Nam tại Pháp.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 12336)
Chùa Hương (Hà Nội), đến hẹn lại lên, sau Tết Nguyên đán Canh Dần 2010, chỉ trong duy nhất cái ngày khai hội thôi, đất Phật đã đông đến kỷ lục: 6 vạn lượt khách/ngày! Bên cạnh tắc đường, trộm cắp, chèn ép khách..., nạn xả thịt thú rừng diễn ra ngang nhiên và kinh hoàng.
23 Tháng Hai 2014(Xem: 10001)
Dưới đây là bài nói chuyện có ghi âm của Ls Lâm Lễ Trinh trong buổi giới thiệu sách “Tuyết Xưa, Viết về Văn học” của Gs Trần Ngọc Ninh ngày 29.9.2002 tại Viện Việt Học, Intitute of Vietnamese Studies, ở số 15355 Đại lộ Brookhurst, Westminster, Californie