Trần Nhu: "Văn Hóa Đình Làng"

12 Tháng Giêng 201610:40 CH(Xem: 10805)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 13 JAN 2016

Trần Nhu

 Đầu  Năm mới 2016, tác giả xin cầu chúc quý vị làm truyền thông và các bạn mạnh khỏe sống trong trí tuệ. Nhân dịp này xin gửi tới quý vị bài “ VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG” rất mong được phổ biến rộng rãi.

 

image023

VĂN HÓA ĐÌNH LÀNG

Tổng quan

 

 (Văn hóa Đình làng là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cộng đồng cùng với biểu hiện của dân tộc đã sản sinh ra hàng ngàn đời để thích ứng với hoàn cảnh cũng như những nhu cầu của đời sống tâm linh và đòi hỏi sinh tồn.

*Đình là không gian mở rộng,  không phải là ngôi nhà  bị vây kín bởi những bức tường và những khung cửa sổ luôn luôn bịt chặt,  văn hóa Đình của mọi thành phần xã hội, mọi tín đồ tôn giáo như luồng gió tự do thổi vào ngôi Đình . Nhưng Đình  không bị cuốn đi bởi bất cứ một tôn giáo nào. Nó mở mang trí óc và tâm hồn Lạc Việt.

*Văn hóa Đình là tất cả các hình thái thờ phụng tiền nhân của nghệ thuật, tình yêu đất nước và suy niệm về lịch sử, những thứ mà trong sự tồi tệ cũng như trải qua bao nhiêu thế kỷ đã khiến cho con người trở nên ít bị nô dịch hơn.)

 

Nội hàm

Việc xây dựng Đình Làng để bảo tồn văn hóa Việt trên quê hương mới

 

 Để giữ gin di sản văn hóa Việt trên quê hương mới cộng đồng người Việt cần xây dựng ngôi Đình. Không có ngôi đình thờ cúng tiền nhân cộng đồng sẽ dần tan dã băng hoại! Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc hơn bốn ngàn năm Việt Nam nhiều phen mất nước  nhưng không mất làng. vì thế lấy lại được nước. Làng Việt được gắn kết với một nơi thờ phụng linh thiêng vừa gần gũi đó là Đình làng. Cây đa, giếng nước mái Đình là một trong những thành tố làm nên văn hóa Việt. 

 

Đình còn là một dấu ấn vàng son của mỹ thuật truyền thống dân tộc. Từ đó đã phản ánh biết bao vấn đề thuộc lịch sử, văn hóa, những tập tục, mối ứng xử đa chiều đối với vũ trụ và thế giới nhân sinh. Từ đình mọi luật lệ được tỏa về các con dân của làng xã, mà hạt nhân tâm linh chính là các vị anh hùng dân tộc  – ông vua tinh thần của quần chúng là Thành Hoàng của làng.

Đồng thời là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, nơi các hoạt động văn hóa cộng đồng được tổ chức và cũng là nơi tạo nguồn cảm hứng cho người dân sáng tạo nên các giá trị văn hóa . Không gian văn hóa đình làng Bắc bộ xưa do cộng đồng làng xã tạo dựng nên, xuất phát từ nhu cầu, niềm tin và ước vọng của người Việt. Với ý nghĩa đó, đình làng là trung tâm văn hóa, là bảo tồn nếp sống về văn hóa làng của người Việt Nam, là kho báu hết sức phong phú đặc biệt là điêu khắc Việt Nam trong lịch sử. Điêu khắc cũng tồn tại ở chùa, đền, các kiến trúc tôn giáo khác, nhưng không ở đâu nó được biểu hiện hết mình như ở Đình. Điêu khắc ở đình làng không những là nguồn tài liệu để nghiên cứu lịch sử Mỹ thuật Việt Nam, mà còn là nguồn tài liệu để nghiên cứu đời sống ngày thường cũng như tâm hồn của người nông dân Việt Nam.

 

Về sinh hoạt, biểu tượng đặm nét nhất lễ hội thường được tổ chức vào ngày sinh hoặc ngày mất của thần được thờ. Lễ hội gắn với truyền thống lịch sử (sự tích thần đánh giặc, lập làng, dạy nghề), gắn với lễ nghi nông nghiệp (lễ rước nước). Tế thần là hoạt động diễn lễ của hội tế để biểu thị lòng biết ơn của dân làng đối với thần, mong thần tiếp tục phù hộ cho đân làng mạnh khỏe, được mùa . Lễ vật tế thần là cỗ tam sinh (trâu, bò, dê hoặc lợn) là những sản phẩm nông nghiệp, là lễ vật kỷ niệm. Ví dụ đình Lưu Kiếm – Thủy Nguyên – Hải Phòng, xưa Trần Hưng Đạo qua đó chuẩn bị trận Bạch Đằng, dân làng chỉ kịp dâng cỗ “quá lộ” có cơm và cá, sau  này khi tế thần ở đình  cũng có lễ vật “quá lộ”. Đình làng Hương Trầm có bánh chưng, bánh giày cúng Lang Liêu . Nhân dân thường hem kiệu Ngọc Lộ hoặc kiệu Bát Cống trong lễ rước thần. Đặc biệt thường có con ngựa gỗ đi theo kiệu thần. Con ngựa gắn liền với cuộc sống đời xưa trong chinh chiến, đi lại và đã đi vào hoạt động tâm linh.

 

Hội đình mang lại niềm vui cho mọi người, mang tiết lễ. Trong hội diễn lại nhiều trò như giết giải cứu công chúa, hoặc gần với sự tích, gần với nông nghiệp (Vua Hùng đi săn), các tiết mục văn nghệ, trò chơi dân gian: đu quay, đánh vật…Đình làng là một kiến trúc to lớn nhất làng, nơi dung hội giữa đạo và đời, để con người tiếp cận với đấng thiêng liêng, song không bị đánh mất mình như ở một số tôn giáo và tín ngưỡng khác. Nó không phải là kiến trúc của Nho, Phật, lão, hay bất kể một tôn giáo nào đã từng tồn tại trên đất Việt, nó chỉ là nó, một sản phẩm độc đáo, không có bất cứ đâu.

 

Hình ảnh cái Đình đã in sâu trong tâm khảm người nông dân Việt, luôn luôn được nhắc nhở đến. Các nhà văn hóa Pháp trước đây đã sớm nhận thấy, như P.Giran viết: “Cái Đình là nơi thờ thần bảo hộ mỗi làng, chính là trung tâm đời sống công cộng của đoàn thể; chính ở đấy có những hội đồng kỳ mục, chính ở tại đấy họ giải quyết các vấn đề hành chính và tư pháp nội bộ; chính ở tại đấy có những cuộc tế lễ, tóm lại tất cả hành vi sinh hoạt xã hội Việt Nam đều diễn ra ở đây. 

“Thần bảo hộ hay Thành hoàng đại biểu linh động tổng số những kỷ niệm chung, những nguyện vọng chung. Ngài hiện thân cho tục lệ, luân lý và đồng thời sự thưởng phạt trừng giới; chính Ngài thưởng phạt khi nào dân làng có người phạm lệ hay tôn trong lệ làng. Sau cùng Ngài còn là hiện thân đại diện cho cái quyền tối cao bắt nguồn và lấy hiệu lực ở chính xã hội nhân quần. Hơn nữa Ngài còn là môi giới của tất cả phần tử của đoàn thể, Ngài kết thành khối, như là một thứ nhân cách tinh thần mà tất cả thuộc tính cốt yếu đều có thấy ở mỗi cá nhân
” (P.Giran, Magie et religions Annamites, 1918 trang 334-335). Và J.Y.Claeys cũng viết: “ Chắc hẳn qua cái Đình người ta có thể nghiên cứu chắc chắn hơn cả về những tập tục nhiều khi rất phức tạp, thường là cảm động; luôn luôn mới lạ, biểu lộ đặc trưng đời sống tinh thần của xã thôn Việt Nam”. (J.Y.Claeys, Introduction à l’étude l’Annam et du Champa, Hanoi 1934)

 

Nhìn chung, văn hoá đình Việt Nam có tính hoàn toàn độc lập của một cộng đồng xã hội biết tổng hợp dung hòa mọi nền văn hóa khác thành một nét văn hóa riêng cho dân tộc mình, trong ấy, yếu tố chủ yếu vẫn là thờ cúng những người có công với xã hội, người anh hùng dựng lập nước và bảo vệ đất nước.

Ở miến Bắc thời Cải Cách Ruộng Đất, ĐC SVN dưới chỉ đạo của cố vấn Trung cộng đình làng gần như bị xóa sổ! Chúng đập phá đình chùa, miếu mạo và các văn chỉ, được thực hiện trong một kế hoạch quy mô có tính toán trên cả nước, gồm cả mở những chiến dịch đào mồ mả tổ tiên trong đó có nhiều vị anh hùng dân tộc.

 

Tới thời kỳ “mở cửa”,(1) trong bài ký sự “Tiếng kêu cứu một vùng văn hóa”, Ông Võ Văn Trực, một đảng viên kỳ cựu, đã mô tả nỗi kinh hãi, đau xé ruột gan khi thấy những di tích văn hóa như đình chùa miếu mạo, các nhà thờ họ ở khắp quê ông bị đập phá, cùng với những chiến dịch đào bới mồ mả tổ tiên, do đám thanh niên mới lớn lên trong thời kỳ Cải Cách Ruộng Đất, vào thời kỳ chúng sửa soạn bước vào thế giới thù nghịch, ngay chính đối với ông cha mình! Về việc phá hoại các đình chùa, một chuyên gia Ba Lan đã phát biểu: “Hiếm có một đất nước như Việt Nam, làng nào cũng có đình chùa, miếu mạo, là một mặt biểu hiện của nền văn hiến dân tộc. Lạ thay, Nền văn hiến ấy đang bị hủy hoại[1].” Cũng là Cộng Sản, nhưng người Cộng Sản Ba Lan không u tối cuồng tín như Hồ Chí Minh và đám lãnh đạo Đảng Cộng Sản VN. Sự đập phá ấy diễn ra từ trong lòng thủ đô Hà Nội, nơi Hồ Chí Minh và những người lãnh đạo Đảng đang sống. Nó lan ra toàn quốc, ở Nghệ An, thời kỳ “cởi trói” cho văn nghệ sĩ năm 1987, một cán bộ văn hóa của tỉnh nói mỉa mai rằng: “Về cơ bản, tỉnh nhà đã phá xong những di tích lịch sử[2]”. Đó là lời nói của một cán bộ Cộng Sản làm công tác văn hóa.

 

Trước năm 1945 ở Miền Bắc, làng nào cũng có đình chùa, miếu mạo. Sau 1945, dù trải qua chiến tranh, hàng vạn ngôi chùa, Đình Làng với di sản vô giá, bị đập phá tan tành, nhiều pho tượng hay đồ tế lễ, văn tự trong Đình Làng được lưu truyền từ thời nhà Lý, nhà Trần, nhà Lê và Nguyễn vẫn còn nguyên vẹn. Trong thời gian Cải Cách Ruộng Đất, đình chùa, miếu mạo và các cổ vật ấy bị phá sạch vì đó là tàn dư của phong kiến.

Sau khi Liên Xô và khối các nước cộng sản Đông Âu sụp đổ nhà cầm quyền cho phục hồi nhưng rất nham nhở…Mặc dù họ nhận được nhiếu khoản viện trợ quốc tế như (năm 1993) đến nay, các Chính phủ và tổ chức phi chính phủ nước ngoài đã tài trợ cho Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế gần 8 triệu USD để trùng tu hệ thống Di tích cố đô Huế.

Gần đây, Quỹ hỗ trợ quốc tế của UNESCO tài trợ chương trình "Nâng cao năng lực quản lý khu di sản Huế" giai đoạn 2014-2015 với tổng số tiền 29.930 USD; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (Quỹ Đại sứ về Bảo tồn văn hóa Hoa Kỳ-AFCP), thông qua Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Thành phố Hồ Chí Minh tài trợ 2 dự án "Bảo tồn phục chế các án thờ ở Triệu Tổ Miếu-Đại Nội, Huế" giai đoạn 2013-2014; và dự án "Bảo tồn, tu bổ di tích Triệu Tổ Miếu (phần Tiền điện) tại Khu Di sản thế giới Hoàng thành Huế với tổng số tiền gần 730.000 USD.

Những khoản tiền viện trợ khổng lồ này một phần không nhỏ vào túi cán bộ.

 

Trở lại chuyện Đình Làng.

Ai cũng biết Đình Làng là nơi cất giữ gần như toàn bộ gia sản văn hóa của Tổ Tiên, đồng thời là nguồn sử liệu vô giá.

Do đó, Đình Làng đã được các học giả, sử gia, nhà nghiên cứu xã hội nhìn nhận tính chất đặc biệt đa dụng cả về tôn giáo lẫn xã hội, luật pháp, tư pháp, lập pháp, du hí, kinh tế, quan hôn, tang lễ v.v… Chỉ Việt Nam mới có.

Sau sự biến cố 1975, thì hàng triệu người phải từ bỏ quê hương, với mái chùa, sân đình, người thân, xóm làng thân thương, để tìm đến một phương trời mới, có được sự sống tự do, dù nơi đó không phải là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Trong đó, có quí Thầy, quí Cô cũng như quí vị chức sắc tín hữu các tôn giáo, quí nhân sĩ trí thức các giới.v.v…Đă xây dựng đươc hàng trăm ngôi  chùa ở hải ngoại, nhưng chưa ai tính chuyện xây dựng một ngôi Đình dù đã trải qua thời gian 50 năm.

 

Ở Việt Nam đã có chùa là phải có đinh { Đình-Chùa}

Từ xưa đến nay, người dân Việt Nam vẫn thường  gọi chung đình chùa, nhưng trên thực tế, đình và chùa không cùng một ý thức văn hóa. Chùa là nơi chỉ  thờ Phật và các vị Bồ Tát, ít nhiều có ảnh hưởng văn hóa Phật giáo đến từ Ấn Độ, Trung Hoa. Còn đình là của cộng đồng làng xã Việt Nam. Đình có thể thờ tất các vị anh hùng dân tộc, còn nhà thờ và chùa chỉ thờ Chúa và Phật, nhà thờ cũng như chùa khép cửa với dân ngoại đạo, còn Đình mở cửa cho tất cả tôn giáo, Đinh mở cửa cho mọi thành phần dân tộc. Đình là biểu hiện sinh hoạt của người Việt Nam, nơi “cân bằng” phép tắc của cuộc sống cộng đồng, nơi khai diễn những nét tài năng, tư duy của dân làng, nhất là về tín ngưỡng, nơi để thờ thần Thành Hoàng làng, người có công với dân, cứu nước, giữ nước hoặc giúp dân nghề nghiệp sinh sống.

Nhìn quanh đình làng, ta sẽ thấy lòng tri ân, trọng nghĩa, trọng tài, ”uống nước nhớ nguồn” của người Việt Nam. Tuy đình là của dân làng, nhưng thần không hẳn là người của làng. Hơn nữa, người Việt Nam thừa hưởng nhiều tín ngưỡng cổ sơ, nguyên thủy, nên thờ và tôn kính rất nhiều vị thần như: thần núi, thần biển, thần nước (thần Tản Viên)… ở Phù Ninh (Phú Thọ) thờ thần Đá Trắng, vùng đồng bằng thờ thần cá, thần rắn… Tất cả những tín ngưỡng ấy, các thế hệ dân Việt Nam tiếp nối nhau tạo thành một nền vǎn hoá đình, một nền vǎn hóa hỗn hợp, đa dạng, có mặt nhiều thành phần tôn giáo khiến cho đình trở thành một tập thể siêu thần, thành một sức mạnh vô hình, tạo một niềm tin, một niềm hy vọng, một sức mạnh vô hình của làng xã cộng đồng Việt Nam.

Trong cái đình ấy, tất cả sinh hoạt tinh thần và vật chất công cộng đều tập trung chung quanh cái “nhà chung” gọi là Đình làng, dù phe phái nào, dù là kình chống nhau thì những ngày lễ hội họ cũng đến lễ vị thần bảo hộ làng, như nhà văn hóa Pháp P.Giran đã viết: “Hơn nữa Ngài còn là môi giới của tất cả phần tử của đoàn thể, Ngài kết thành khối, như là một thứ nhân cách tinh thần mà tất cả thuộc tính cốt yếu đều có thấy ở mỗi cá nhân.

 

Trong bối cảnh hiện nay. Đối với cộng đồng người Việt ở hải ngoại phương hướng giữ gìn văn hóa không gì bằng ngôi đình. Nó là chất keo gắn bó cộng đồng là nơi thờ phụng Quốc Tổ và các vị anh hùng dân tộc. Nơi tổ chức các ngày lễ hội…( không phải thuê chỗ) Nơi sinh hoạt văn hóa đa chiều: Tổ chức hội thảo, trình diễn văn nghệ, ra mắt sách vv…

Nếu mọi người dân cùng chung tay góp sức tham gia trực tiếp vào công tác xây dựng ngôi đình,  đóng góp mỗi người một viên gạch, thì di sản lịch sử vân hóa mới thực sự sống trong lòng cộng đồng người Việt trên quê hương mới trong sự biến đổi của nó qua lịch sử, đặc biệt là sự biến đổi trong thời kỳ văn hóa và hội nhập trong Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. khi nền kinh tế toàn cầu diễn ra, ở mỗi đất nước, tuy mức sống khác nhau, nhưng hình ảnh thế giới mọi nơi đều đang biến đổi theo một xu hướng chung. Và điều làm nên sự khác biệt đó là những di sản văn hóa mà ẩn chứa trong đó là tinh thần dân tộc, bản lĩnh dân tộc. Và các thế hệ trẻ  sẽ am hiểu và yêu mến di sản mà cha ông đã để lại, qua đó có ý thức chung tay giữ gìn và phát huy những giá trị di sản này nhiều hơn nữa. Di sản lúc đó mới thực sự song hành cùng đời sống của cộng đồng người Việt ở hải ngoại.

Ý nguyện của tác giá quá lớn chăng?

Không. Đã có hàng trăm ngôi chùa được xây dựng bởi lòng haỏ tâm của Phật tử bằng tài thao lược của các sư ông, có vị có hai chùa, mỗi chùa có giá vài triệu Mỹ Kim. Vậy hàng trăm ngàn người hào tâm đó lẽ nào làm ngơ trước cảnh Tổ tiên và các vị anh hung dân tộc, như Bà Trưng, bà Triệu…của họ không có nơi hương khói!!!

”uống nước nhớ nguồn” Các vị uống nước nguồn nào?

 Quốc Tổ Hùng Vương, Đức Phật, Chúa Je Su?

 

Sự thật ở nhiều  tiểu bang Hoa Kỳ có người Việt sinh sống đông đúc, tôi cũng chỉ thấy họ  xây chùa để thờ Phật,  xây nhà thờ để thờ Chúa. Cả hai nơi này đều không có chỗ trú cho Quốc Tổ Hùng Vương và các vị anh hùng dân tộc của họ! Thành ra các Ngài vẫn trong cảnh không nơi hương khói!  Khi hậu duệ của các Ngài nhiều người sống trong những biệt thự sang trọng và nhà nào cũng có bàn thờ Phật, thờ Chúa.. Ở đây, Quốc Tổ bị loại ra một cách tự nhiên, phải chăng vì Ngài không thiêng?

Bi kịch văn hóa là tiếng khóc của con người khi đối mặt với sự thật!

 Bi kịch Quốc Tổ Hùng Vương và các vị anh hùng dân tộc không nơi phụng thờ hương khói hầu nhu ở  các tiểu bang có người việt sinh sống đông đúc …Ngay ở San Jose, nhiều vị anh hùng dân tộc cùng với đồ tế lễ bị nhét trong kho chứa đồ,  Đức Trần Hưng Đạo Tạm trú trong Gara Ôtô – nhà Phật tử Nguyễn Hữu Lục, từ khi ông Lục qua đời Ngài không con nơi hương khói nữa! Tượng Đức Bình Định Vương Lê Lợi .cũng trong cảnh màn trời gió bụi!

Tôi xin lỗi vì đã như thế này trước quý vị và các bạn, tôi cũng muốn nói rằng:

 

Hầu hết người dân Mỹ gốc Việt đều không hình dung rằng có ngày họ sẽ không còn thấy những ngày kỷ niệm các vị anh hùng dân tộc nữa! Bởi mối lo của các vị  hoạt động cộng đồng và các chính trị gia, đảng phái là  những vấn đề lý tưởng cao xa có  Sức hút trước mắt cùng với những ồn ào chống cộng …Dĩ nhiên là quan trọng và phải đạo, nhưng bảo tồn văn hóa cô kết cộng đồng về một mối cũng không kém phần quan trọng.

Thử hỏi vận mệnh văn hóa đạt vào tay ai? Nếu không đặt lợi ích lịch sử văn hóa lên trên hết, thì trước sau các danh xưng ấy cũng sẽ bị mờ nhạt  dần và rồi nó sẽ mất đi, khi đã mất đi rồi thì  đảng phái  và các hội đoàn đến cả chùa chiền sẽ khó mà có thể còn ở chỗ đấy!

Không bao lâu nữa đâu, tất cả sẽ biến đi! Có đáng sợ không?

Như là nói đến nỗi sợ hay không, nỗi sợ hay không sợ, thì bây giờ chúng ta phải đặt vấn đề “bản chất” nó như vậy, và các vị phải đối mặt với sự thật…

Các quý vị nghĩ sao?

Theo tôi nghĩ, đã đến lúc cần có một lộ trình rõ ràng cho việc xây dựng một ngôi Đình Làng San Jose, để  gìn giữ văn hóa  Đình làng ở đây không chỉ mang giá trị tâm linh, tín ngưỡng mà còn mang giá trị văn hóa cao. Thể hiện bản sắc riêng của đất Việt. Một  trong những việc cần làm để bảo tồn truyền thống văn hóa Việt đó chính Đình là cái sẽ còn lại khi tất cả những cái khác bị quên đi, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả bài học lịch sử.

Sau chót, nhân dịp đầu năm 2016, cầu Quốc Tổ độ cho quý vị bình tâm./

Trân trọng

TN

13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 9840)
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 9274)
08 Tháng Sáu 2015(Xem: 10650)
01 Tháng Ba 2015(Xem: 10706)
Làng Mai là một mô hình thiền học phật giáo Việt Nam thành công ở nước Pháp, quốc tế, mặc dù chưa được hoàn toàn thừa nhận ở Việt Nam do các lý do khác nhau, theo một nhà nghiên cứu sử học đương đại và văn hóa tôn giáo tại Pháp.
12 Tháng Hai 2015(Xem: 11091)
Có những điều không thể ngờ, hay không thể tin mà có thể xảy ra. Ví dụ chúng tôi có tạp chí Vấn Đề số 52 – số bị tịch thu - ở xứ Mỹ này khi mà 43 năm về trước trên số 53 đăng lời cáo lỗi cùa Ban Chủ trương nguyệt san Vấn Đề như sau: